Kỹ thuật Sử dụng GAI NGẮN

minhbaohiem

Thượng Sỹ
Rất cảm ơn bác đã ưu tiên em cũng như là các mem chơi vợt dọc một mặt gai công! ViDEO này quá bổ ích. Chỉ tiếc là chắc là cũ quá nên hơi mờ, nhòe một chút bác ạ. Có điều không biết anh chàng này dùng gai ngắn gì mà có vẻ không khó lắm - đối phương đưa đẩy sang rất nhiều bóng. Hay là phải dùng gai dễ để tập quả đánh bác nhỉ ?
Không phải là "anh chàng này" mà đây là Jiang Jialiang - nhà vô địch thế giới 1985 và 1987 đó, năm 1987 chơi gai ngang 1 mặt từng làm gỏi Waldner.

VIDEO này hay nhưng không còn phù hợp lắm vì là dùng bóng 38mm.
 

minhbaohiem

Thượng Sỹ
Không phải là "anh chàng này" mà đây là Jiang Jialiang - nhà vô địch thế giới 1985 và 1987 đó, năm 1987 chơi gai ngang 1 mặt từng làm gỏi Waldner.

VIDEO này hay nhưng không còn phù hợp lắm vì là dùng bóng 38mm.
Hết sức lưu ý Jiang Jialiang dùng gai ngang nên vào bóng muộn. Liu guoliang dùng gai dọc lên vào bóng sớm hơn.
 

minhbaohiem

Thượng Sỹ
Xiaona Shan vô địch giải Đức mở rộng 2014, chơi thìa gai công 1 mặt đó.

Ai bảo gai công với lối đánh 1 mặt lạc hậu nào, vẫn vô địch ầm ầm đó nhỉ.
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Hết sức lưu ý Jiang Jialiang dùng gai ngang nên vào bóng muộn. Liu guoliang dùng gai dọc lên vào bóng sớm hơn.
Lâu lâu mới lại thấy bác minhbaohiem xuất hiện nhỉ? Chẳng hay dạo này bác đang sử dụng loại gai công nào vậy? Về vấn đề gai dọc, gai ngang tôi cũng đã đọc nhiều: nào là ăn xoáy, không ăn xoáy, nào là vợt dọc thì suy luận ngược với vợt ngang vv...Nói chung là mụ cả đầu. Nhưng quả thật trong thực tế vẫn chưa cảm nhận thấy rõ ràng mấy. Hiện nay tôi vẫn dùng song song 2 vợt: một gai dọc, một gai ngang. Nay thấy bác nói: "gai ngang vào bóng muộn, gai dọc vào bóng sớm" thì tôi sẽ phải để tâm lưu ý vấn đề này.
 

minhbaohiem

Thượng Sỹ
Lâu lâu mới lại thấy bác minhbaohiem xuất hiện nhỉ? Chẳng hay dạo này bác đang sử dụng loại gai công nào vậy? Về vấn đề gai dọc, gai ngang tôi cũng đã đọc nhiều: nào là ăn xoáy, không ăn xoáy, nào là vợt dọc thì suy luận ngược với vợt ngang vv...Nói chung là mụ cả đầu. Nhưng quả thật trong thực tế vẫn chưa cảm nhận thấy rõ ràng mấy. Hiện nay tôi vẫn dùng song song 2 vợt: một gai dọc, một gai ngang. Nay thấy bác nói: "gai ngang vào bóng muộn, gai dọc vào bóng sớm" thì tôi sẽ phải để tâm lưu ý vấn đề này.

Mọi người xem kỹ ở phút 10p08, 12p19 và 15p30 của clip trên có so sánh cách vào bóng của Liu và Jiang (gai dọc và gai ngang đó)

Thanks bạn đã quan tâm tôi đang chơi mặt gai ngang Pistol 2.0 ,
Cốt Nitaku sợi Kevlar đánh gai rất hợp
 

hungvotdoc

Thượng Tá

Mọi người xem kỹ ở phút 10p08, 12p19 và 15p30 của clip trên có so sánh cách vào bóng của Liu và Jiang (gai dọc và gai ngang đó)

Thanks bạn đã quan tâm tôi đang chơi mặt gai ngang Pistol 2.0 ,
Cốt Nitaku sợi Kevlar đánh gai rất hợp
Xin hỏi bác mua Pistol ở đâu vậy ? Bác có thể chụp nghiêng để xem rõ chân gai được không? Xin cảm ơn!
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Tôi mua của Michip Sài gòn. Mặt gai này rất đặc biệt, dán thẳng vào mặt cốt vợt ko cần keo, công thủ tòan diện, bóng lắc rất dị.
Cảm ơn bác! Tôi đã hỏi Michip và đang có hàng (trước đây đã hỏi nhưng không có), chiều chuyển tiền chắc đầu tuần sau có. Tôi định lấy lót 1.6 nhưng không có chỉ còn mỗi 2.0 thôi. Tôi đang sợ 2.0 nảy quá khó khống chế và giảm độ dị. Tôi cũng định lấy luôn miếng gai trung Diamant để thử nhưng chỉ còn lót 1.2 nên lại thôi để lần sau vậy.
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
HÃY TRẮC NGHIỆM ĐỂ TÌM CHO MÌNH MỘT GAI NGẮN PHÙ HỢP

I. PHÂN NHÓM CHI TIẾT CHO GAI NGẮN
Ở bài trước, để dễ hình dung và tiện so sánh đặt tính khác biệt giữa các mặt gai ngắn với nhau, nên đã phân chia thành hai nhóm chính là:
- Mặt nhiều masat tạo được Xoáy Nhiều;
- Mặt ít masat có khả năng bạt Tốc Độ xuyên xoáy.

Tuy nhiên, trong sự chuyển tiếp giữa mặt Xoáy Nhiều và mặt Tốc Độ, còn có một số mặt thuộc nhóm có đặc tính Trung Gian giữa hai nhóm chính nói trên. Vì vậy, để thuận tiện hơn cho việc lựa chọn mặt gai ngắn cho phù hợp, chúng ta có thể chia chi tiết thêm thành ba nhóm và mỗi nhóm có một số mặt điểm hình như sau:

1. Mặt Tốc Độ:
Butterfly: . . . Speedy P.O.; Flarestorm;
Dr.Neubauer: . . Pistol;
Joola: . . . . . Amigo; Staccato; Tango Ultra;
Kokutaku:. . . . Clitter;
Mizuno:. . . . . Mizuno Booster EV;
Nittaku: . . . . Hammond FA;
Tibhar:. . . . . Speedy Soft;
TSP: . . . . . . Spectol;
Yasaka:. . . . . PB-1; Original (T-version.


2. Mặt Xoáy Nhiều:
Butterfly: . . . Challenger Attack; Raystorm;
Friendship/729:. 802-40;
Juic:. . . . . . Patisuma II;
Mizuno:. . . . . Mizuno Booster SA;
Nittaku: . . . . Moristo;
Stiga: . . . . . Clippa;
TSP: . . . . . . Super Spinpips; Tyranno;
Yasaka:. . . . . Extend PO.


3. Mặt Trung Gian:
Andro: . . . . . Logo
Armstrong: . . . Attack 8 (med.)
Dr.Neubauer: . . Leopard.
Nittaku: . . . . Pimplemini (med.).
TSP: . . . . . . Millitall 2 (med.).


II. TRẮC NGHIỆM TÌM RA NHÓM GAI NGẮN PHÙ HỢP
Nếu bạn không biết chắc là mặt gai ngắn thuộc nhóm nào sẽ phù hợp với lối đánh của bạn, hãy thử tự trắc nghiệm sau:
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Tôi mua của Michip Sài gòn. Mặt gai này rất đặc biệt, dán thẳng vào mặt cốt vợt ko cần keo, công thủ tòan diện, bóng lắc rất dị.
Tôi vừa nhận được Pistol 2.0. Nhưng cô bán hàng bảo vẫn phải dùng keo là sao nhỉ? Tôi thấy có lớp bảo vệ, bóc ra thì thấy lót cũng dính dính. không biết có phải quét keo vào cốt không? Bác minhbaohiem đã dùng mặt này rồi cho xin chút tư vấn với - Xin cảm ơn!
 

waa

Đại Uý
Có ai dùng 2 gai công ( có thể giống nhau , có thể khác ) mà chơi hay không ạ, hay cứ truyền thống 1 gai 1 mút rồi xoay vợt... dễ bị tẩu hỏa nhập ma lắm . Còn siêu sao như bác Tuấn Anh B thì 1 công 1 thủ, khó bắt chước quá, tự mình hại mình nhiều .
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Có ai dùng 2 gai công ( có thể giống nhau , có thể khác ) mà chơi hay không ạ, hay cứ truyền thống 1 gai 1 mút rồi xoay vợt... dễ bị tẩu hỏa nhập ma lắm . Còn siêu sao như bác Tuấn Anh B thì 1 công 1 thủ, khó bắt chước quá, tự mình hại mình nhiều .
Tôi đây ! Tôi chơi 1 mặt và chỉ một mà thôi (vợt dọc một mặt) nên cũng như là dùng 2 gai công. Tôi là bất đắc dĩ phải chơi như vậy vì mình chỉ chơi được 1 mặt (Jpen). Ưu điểm: bắt đối thủ phải luôn chịu bóng gai ( vì làm gì có mặt mút), đối thủ nào mà sợ gai thì thua là chắc . Nhược điểm: đối thủ dễ làm quen (vì không đan xen lúc gai lúc mút), không có quả giật mút uy lực... Tóm lại được cái "lọ" thì mất cái " chai". Còn về tiêu chí "hay" thì vô cùng lắm, không phải cứ thay gai vào là lên được trình độ đâu. quan trọng là phù hợp với bản thân mình (về sức khỏe, về lối đánh, khắc phục được điểm yếu nào đó...) Đối với bản thân tôi thì tôi thấy là "hay" vì ít nhất là mình vẫn duy trì được phong độ với vốn kỹ thuật hạn hẹp của mình (không bị xuống bóng do yếu tố tuổi tác, sức khỏe, trình hạn chế...), vẫn có thể tiếp được những đối thủ được cho là "hay" chẳng hạn...Tôi nhớ không nhầm thì trong SG có cao thủ Phương nobita gì đó chơi 2 mặt gai công thì phải - hạng A đấy!
 

waa

Đại Uý
Em cũng thử chơi 1 gai 1 mút rồi, không lật mặt thì tạm ổn nhưng bị ép mút, còn xoay mặt thì thôi rồi, loạn đao pháp ...
Chắc phải học bác hungvotdoc bằng cách dán thêm 1 mặt gai công trái cho khỏi bị ép, mình cứ vẩy trái lung tung, vào 30 % còn hơn bị ép mút .
Mặt gai đánh phải cứ bạt là ăn điểm, không mất sức như giật, nhất là các quả thấp lè tè mà vẫn bạt vào, anh em vỗ tay rầm rầm ! tiếc là chưa thành cao thủ nên chỉ 50 - 50, dù sao cũng làm cho mấy chú xưa nay trên cơ phải dè chừng , còn cứ lật mút mà líp thì bị chận chạy bở hơi tai , còn bị vờn như mèo - chuột .
 

Tackebong

Trung Uý
:eek: Bác cầm ngang hay dọc mà xoay vợt bị loạn đao?
Nếu bác cầm vợt ngang thì học cú BH của Tàu ấy, không cần xoay vợt làm gì :D
Nếu bác cầm vợt dọc thì phải xoay vợt nó mới thú :D
Mình cầm vợt dọc xoay vợt bà con chóng mặt luôn:rolleyes:
 

waa

Đại Uý
Cảm ơn bác chứ giờ mà chuyển sang vợt dọc thì 3 năm nữa mới bằng bây giờ, còn cú trái mà như Jike thì đợi kiếp sau ...
Chắc em theo kiểu ngang 2 gai = dọc 1 gai , múa lung tung cho vui, nhớ dạo mới sang gai công, gặp Tuấn Nam Định bị cu cậu thụt giao bóng mấy phát ngay gai, rụng gai luôn.
 

Bình luận từ Facebook

Top