Kỹ thuật Sử dụng GAI NGẮN

hungvotdoc

Thượng Tá
Không biết cú tiếp thêm xoáy có tác dụng với xoáy ngang như thế nào nhỉ?
Vợt dọc rất thuận tay cho cú đẩy FH nương theo chiều xoáy ngang (side spin), em hay dùng cú này. (Mai mượn được cây Primorac có mặt gai công của @songphaisock đánh thử vài tuần mới được)

Còn về việc tiếp thêm xoáy đối với xoáy xuống - giống như có bạn than thở đánh gai giật không được- vấn đề là lúc giật bạn tiếp xúc với bóng lúc bóng đang lên-ở điểm cao nhất-hay đang xuống?
Tại vao cú vẫy cổ tay trên bàn lại thành công mà giật moi lại rúc lưới?
he he, em chỉ mới đọc lý thuyết mà "tạm hiểu" vấn đề này nhưng chưa thành thục nên nhờ những người có kinh nghiệm hơn trình bày tiếp vấn đề ạ !
Biết lý thuyết là thế nhưng từ lý thuyết đến thực tế là cả một vấn đề. Vấn đề ở đây là phải có ý thức tập luyện. mình không tập bài bản nên chỉ tập qua các trận đấu. Nhưng vì là thi đấu nên tâm lý sợ mất điểm - không mạnh dạn tập luyện, đặc biệt là với những quả giao bóng xoáy xuống, không dám tập hất, moi (tiếp thêm xoáy) để gây khó đối phương mà cứ gò cho an toàn. Gặp đối thủ cao hơn một chút họ đánh cho mất bóng. Mà đã ít dùng, ít tập thì thỉnh thoảng sử dụng lại hay hỏng (tiếp xúc bóng không tốt). Hay hỏng nên lại không dám dùng cứ thế vòng tròn luẩn quẩn. Đợt này phải quyết tâm tập - không sợ thua (hehe)!
 

archer

Đại Tá
Mai thi Anh Văn, em thi A1 mà, giờ này học hành chi nữa, cần vợt xoay xoay muốn chạy ra CLB quận đoàn 7 đánh vài cê mà sợ mệt người sáng ngủ quên thôi :confused:
Thi tốt nhé em, ĐH dễ ợt ấy mà, tập trung đi, thi xong tha hồ oánh! :)
 

Tackebong

Trung Uý
:confused: Chính thức nghiện gai công sau 1 buổi thử nghiệm dù chỉ biết giao xoáy xuống nặng gần ra khỏi bàn để bên kia đẩy lại cho bạt.
Bạt nhiều quá giờ ê cả tay.
Giờ nhiều đao quá, chỉ sợ loạn đao, tẩu hỏa giống @songphaisock thì lại khổ :D

Anh @hungvotdoc có thử quả tiếp thêm xoáy khi đối phương giật xoáy lên về phía mình chưa (bóng trả lại xoáy xuống). @songphaisock nó demo cho em vài quả thấy lạ quá @_@
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
:confused: Chính thức nghiện gai công sau 1 buổi thử nghiệm dù chỉ biết giao xoáy xuống nặng gần ra khỏi bàn để bên kia đẩy lại cho bạt.
Bạt nhiều quá giờ ê cả tay.
Giờ nhiều đao quá, chỉ sợ loạn đao, tẩu hỏa giống @songphaisock thì lại khổ :D

Anh @hungvotdoc có thử quả tiếp thêm xoáy khi đối phương giật xoáy lên về phía mình chưa (bóng trả lại xoáy xuống). @songphaisock nó demo cho em vài quả thấy lạ quá @_@
@Tackebong: Lạ quá ở chỗ nào, đường bóng trả lại ra sao, kỹ thuật cú đánh như thế nào? bạn nên cho nhận xét đánh giá để cùng chia sẻ cho mọi người.
@hungvotdoc: Vào trao đổi cho topic được xôm đi.
 

Thanh Trà

Thượng Tá
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG GAI NGẮN CÓ HIỆU QUẢ

1. Cần phải có cái đầu “hiếu chiến”
Tinh thần của lối chơi gai ngắn cần được xác lập là lối đánh gây nhiều áp lực, sử dụng nhiều cú đánh có tính chất công và các đòn tấn công làm chủ đạo trong trận. Nếu không, thì gai ngắn sẽ không phải là vũ khí phù hợp với bạn. Về cơ bản, bạn phải ôm bàn để tấn công, nếu đối công xa bàn thì đối thủ sử dụng mút láng sẽ có lợi thế áp đảo bạn bằng những cú giật mạnh và xoáy nhiều. Hạn chế tối thiểu việc gò bóng, chiến thuật là giành lấy tấn công trước hoặc tạo dựng cho thế công của mình.

2. Chiến thuật "Mèo vờn Chuột"
Sử dụng cú hất/ giật tiếp xoáy đẩy đối thủ ra xa khỏi bàn. Khi đối thủ từ khoảng cách trung bình giật bóng sang, hãy sử dụng cú chặn mềm (tương tự cú bỏ nhỏ) để kéo họ vào gần bàn. Khi họ vào gần bàn, lại thực hiện cú bạt kéo để đẩy họ ra xa... Với chiến thuật này trong nhiều tình huống là khá hiệu quả.

3. Điều quan trọng là Bạt mạnh, chứ không phải là tạo xoáy nhiều
Kỹ năng đầu tiên cần phải học là bạt xuyên tâm bóng. Di chuyển nhanh về đúng vị trí thuận lợi cho cú bạt. Thu tay chuẩn bị đà, vào bóng đúng thời điểm khi nó lên đến đỉnh kể cả khi bóng đang lên trước khi tới đỉnh. Cú bạt này sẽ tạo ra bóng chuội mà đối thủ sử dụng mút láng thường không ưa thích, ngoài ra đường bóng của cú bạt là có phương vị thấp và có xu hướng lướt trượt khỏi mặt bàn rồi lao đi thẳng đuồn đuỗn rất khó chống đỡ.

4. Cần tăng cường khả năng về kê chặn một cách điêu luyện
Với lối đánh ôm bàn, không phải dễ gì đối thủ nào cũng để cho bạn lúc nào cũng có thể chủ động tấn công được. Điều đó có nghĩa là khi đối thủ giành quyền tấn công trước, đặc biệt sang phía trái tay bạn, thì bạn phải có khả năng phòng thủ sát bàn bằng những cú kê chặn một cách bền bỉ và biến đổi đường bóng làm cho đối thủ mất thế. Vì vậy, kỹ năng kê chặn cũng cần phải được rèn luyện và nâng cao cùng song hành với việc nâng cao kỹ năng bạt xuyên xoáy. Trong kỹ thuật kê chặn, bạn cần phải học và rèn luyện được các kỹ năng: Chặn mềm; Chặn lắc bóng; Chặn tăng lực (đấm bóng); Chặn xoáy ngang (xoa bóng); và Chặn chém. Gai ngắn khi chặn chém sẽ tạo ra được pha bóng rất chuội, nên nó là một vũ khí tuyệt vời để chống lại những đối thủ giật ở cự ly trung bình.

5. Giật, tạo xoáy nhiều bằng gai ngắn cũng rất quan trọng khi cần thiết.
Bằng gai ngắn, bạn có thể giật tiếp tăng thêm xoáy đối lại xoáy xuống. Tuy nhiên, mức xoáy do nó tạo thêm không thể bằng được mức xoáy của mút láng, vì vậy khi sử dụng cú đánh này bạn phải đặt nó trong một chiến thuật cụ thể cho đòn đánh tiếp theo, nếu không thì đừng có dùng nó. Phần lớn những người chơi gai ngắn, sử dụng giật trái tay gai ngắn để chờ tiếp cho cú giật thuận tay với mút láng đầy uy lực; hoặc sử dụng giật thuận bằng gai ngắn để chờ tiếp cho cú bạt thuận cháy bàn bằng gai ngắn (thường đối với vợt dọc). Vì vậy, nếu bạn không có kỹ năng giật tiếp xoáy bằng gai ngắn tức là bạn đã tự hạn chế đi một phần khả năng giành chiến thắng của mình.

6. Cần có kỹ năng giao bóng tốt bằng gai ngắn
Khi có quả giao bóng tốt bằng gai ngắn thì ngoài việc gây khó cho đối thủ không tấn công được ngay, mà nó còn là đường bóng dị không giống thông lệ của quả bóng giao bằng mút láng thông thường vì vậy nó thường làm cho đối thủ nhầm lẫn, gây cho họ phải phân tâm và căng thẳng đầu óc hơn. Các cú giao tung bóng cao bằng gai ngắn dường như rất có hiệu quả, đặc biệt khi đó là một quả giao ngắn, thấp gần lưới vào có những mức độ và phương xoáy khác nhau./.
 

hungvotdoc

Thượng Tá
:confused: Chính thức nghiện gai công sau 1 buổi thử nghiệm dù chỉ biết giao xoáy xuống nặng gần ra khỏi bàn để bên kia đẩy lại cho bạt.
Bạt nhiều quá giờ ê cả tay.
Giờ nhiều đao quá, chỉ sợ loạn đao, tẩu hỏa giống @songphaisock thì lại khổ :D

Anh @hungvotdoc có thử quả tiếp thêm xoáy khi đối phương giật xoáy lên về phía mình chưa (bóng trả lại xoáy xuống). @songphaisock nó demo cho em vài quả thấy lạ quá @_@
Tôi đang bắt đầu tập tiếp thêm xoáy ở quả trả giao bóng xoáy xuống. Trước kia vẫn cắt, gò nhẹ giảm lực cho đối phương đánh hỏng hoặc đánh sang mình chặn tạo hiệu ứng của gai để đối phương hỏng quả 2, quả 3. Tuy nhiên bây giờ đối thủ đã quá quen bóng gai rồi nên họ sẽ giật mất bóng không cho chặn hoặc giật moi cầu vồng an toàn vào vị trí gần người - thế là bí ! Nay đối phương giao bóng sang dài một chút là cố gắng hất, vẩy luôn (tiếp thêm xoáy). Đúng là nói thì dễ mà làm chẳng dễ tẹo nào - vào vợt hơi vội một chút là vào lưới ngay, lực hơi mạnh một chút lại ra ngoài (tiếp xúc kém)...Nói chung phải quyết tâm tập thôi - mà tập là sẽ mất điểm nhiều - Thua (hehe).
Còn đối với trường hợp đối phương giật xoáy lên thì theo tôi nghĩ muốn tiếp thêm xoáy ta phải chặt vợt xuống (giống như em Zou Xin Tong gai dài vậy - tất nhiên động tác có thể ngắn hơn). Tôi cũng đã thử xục vợt xuống (tôi vợt dọc) đối với những quả này bóng sang rất khó. Tuy nhiên mình không đủ trình nên thỉnh thoảng mới được một quả (lại phải tập nhiều !).
Nói chung đối với quả giật xung, gai ngắn (trung) chặn được là tốt rồi. Tuy nhiên hiện nay tôi cũng đang bị bí quả này: bóng đối phương giật moi, xung, cao, vừa lực vào bên trái gần người mình - Tôi (vợt dọc một mặt) chặn toàn bung. Đang tính lùi ra đè đầu bóng xuống mà chưa tập được - mong các ban chỉ giúp! Nhiều đối thủ đánh với mình khó chịu quá liền giở bài này ra là mình bí liền (tất nhiên là sau khi họ phát hiện ra điểm yếu cuả mình và cũng không phải ai cũng sở trường cú đánh đó).
 

hungvotdoc

Thượng Tá
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ SỬ DỤNG GAI NGẮN CÓ HIỆU QUẢ

1. Cần phải có cái đầu “hiếu chiến”
Tinh thần của lối chơi gai ngắn cần được xác lập là lối đánh gây nhiều áp lực, sử dụng nhiều cú đánh có tính chất công và các đòn tấn công làm chủ đạo trong trận. Nếu không, thì gai ngắn sẽ không phải là vũ khí phù hợp với bạn. Về cơ bản, bạn phải ôm bàn để tấn công, nếu đối công xa bàn thì đối thủ sử dụng mút láng sẽ có lợi thế áp đảo bạn bằng những cú giật mạnh và xoáy nhiều. Hạn chế tối thiểu việc gò bóng, chiến thuật là giành lấy tấn công trước hoặc tạo dựng cho thế công của mình.

2. Chiến thuật "Mèo vờn Chuột"
Sử dụng cú hất/ giật tiếp xoáy đẩy đối thủ ra xa khỏi bàn. Khi đối thủ từ khoảng cách trung bình giật bóng sang, hãy sử dụng cú chặn mềm (tương tự cú bỏ nhỏ) để kéo họ vào gần bàn. Khi họ vào gần bàn, lại thực hiện cú bạt kéo để đẩy họ ra xa... Với chiến thuật này trong nhiều tình huống là khá hiệu quả.

3. Điều quan trọng là Bạt mạnh, chứ không phải là tạo xoáy nhiều
Kỹ năng đầu tiên cần phải học là bạt xuyên tâm bóng. Di chuyển nhanh về đúng vị trí thuận lợi cho cú bạt. Thu tay chuẩn bị đà, vào bóng đúng thời điểm khi nó lên đến đỉnh kể cả khi bóng đang lên trước khi tới đỉnh. Cú bạt này sẽ tạo ra bóng chuội mà đối thủ sử dụng mút láng thường không ưa thích, ngoài ra đường bóng của cú bạt là có phương vị thấp và có xu hướng lướt trượt khỏi mặt bàn rồi lao đi thẳng đuồn đuỗn rất khó chống đỡ.

4. Cần tăng cường khả năng về kê chặn một cách điêu luyện
Với lối đánh ôm bàn, không phải dễ gì đối thủ nào cũng để cho bạn lúc nào cũng có thể chủ động tấn công được. Điều đó có nghĩa là khi đối thủ giành quyền tấn công trước, đặc biệt sang phía trái tay bạn, thì bạn phải có khả năng phòng thủ sát bàn bằng những cú kê chặn một cách bền bỉ và biến đổi đường bóng làm cho đối thủ mất thế. Vì vậy, kỹ năng kê chặn cũng cần phải được rèn luyện và nâng cao cùng song hành với việc nâng cao kỹ năng bạt xuyên xoáy. Trong kỹ thuật kê chặn, bạn cần phải học và rèn luyện được các kỹ năng: Chặn mềm; Chặn lắc bóng; Chặn tăng lực (đấm bóng); Chặn xoáy ngang (xoa bóng); và Chặn chém. Gai ngắn khi chặn chém sẽ tạo ra được pha bóng rất chuội, nên nó là một vũ khí tuyệt vời để chống lại những đối thủ giật ở cự ly trung bình.

5. Giật, tạo xoáy nhiều bằng gai ngắn cũng rất quan trọng khi cần thiết.
Bằng gai ngắn, bạn có thể giật tiếp tăng thêm xoáy đối lại xoáy xuống. Tuy nhiên, mức xoáy do nó tạo thêm không thể bằng được mức xoáy của mút láng, vì vậy khi sử dụng cú đánh này bạn phải đặt nó trong một chiến thuật cụ thể cho đòn đánh tiếp theo, nếu không thì đừng có dùng nó. Phần lớn những người chơi gai ngắn, sử dụng giật trái tay gai ngắn để chờ tiếp cho cú giật thuận tay với mút láng đầy uy lực; hoặc sử dụng giật thuận bằng gai ngắn để chờ tiếp cho cú bạt thuận cháy bàn bằng gai ngắn (thường đối với vợt dọc). Vì vậy, nếu bạn không có kỹ năng giật tiếp xoáy bằng gai ngắn tức là bạn đã tự hạn chế đi một phần khả năng giành chiến thắng của mình.

6. Cần có kỹ năng giao bóng tốt bằng gai ngắn
Khi có quả giao bóng tốt bằng gai ngắn thì ngoài việc gây khó cho đối thủ không tấn công được ngay, mà nó còn là đường bóng dị không giống thông lệ của quả bóng giao bằng mút láng thông thường vì vậy nó thường làm cho đối thủ nhầm lẫn, gây cho họ phải phân tâm và căng thẳng đầu óc hơn. Các cú giao tung bóng cao bằng gai ngắn dường như rất có hiệu quả, đặc biệt khi đó là một quả giao ngắn, thấp gần lưới vào có những mức độ và phương xoáy khác nhau./.
Đọc bài của bác cái gì cũng thấy đúng - hay thật. Tất nhiên có nhiều cái em chưa thực hiện được - phải tập bác ạ! Cảm ơn bác!
 

Tackebong

Trung Uý
@Tackebong: Lạ quá ở chỗ nào, đường bóng trả lại ra sao, kỹ thuật cú đánh như thế nào?
Sau khi đọc phần tiếp theo của bác thì cháu nghĩ đó là cú CHẶN CHÉM - chặn và nhấn vợt xuống. Bóng trả lại xoáy nặng.

Tôi đang bắt đầu tập tiếp thêm xoáy ở quả trả giao bóng xoáy xuống. Trước kia vẫn cắt, gò nhẹ giảm lực cho đối phương đánh hỏng hoặc đánh sang mình chặn tạo hiệu ứng của gai để đối phương hỏng quả 2, quả 3. Tuy nhiên bây giờ đối thủ đã quá quen bóng gai rồi nên họ sẽ giật mất bóng không cho chặn hoặc giật moi cầu vồng an toàn vào vị trí gần người - thế là bí ! Nay đối phương giao bóng sang dài một chút là cố gắng hất, vẩy luôn (tiếp thêm xoáy). Đúng là nói thì dễ mà làm chẳng dễ tẹo nào - vào vợt hơi vội một chút là vào lưới ngay, lực hơi mạnh một chút lại ra ngoài (tiếp xúc kém)...Nói chung phải quyết tâm tập thôi - mà tập là sẽ mất điểm nhiều - Thua (hehe).
Còn đối với trường hợp đối phương giật xoáy lên thì theo tôi nghĩ muốn tiếp thêm xoáy ta phải chặt vợt xuống (giống như em Zou Xin Tong gai dài vậy - tất nhiên động tác có thể ngắn hơn). Tôi cũng đã thử xục vợt xuống (tôi vợt dọc) đối với những quả này bóng sang rất khó. Tuy nhiên mình không đủ trình nên thỉnh thoảng mới được một quả (lại phải tập nhiều !).
Nói chung đối với quả giật xung, gai ngắn (trung) chặn được là tốt rồi. Tuy nhiên hiện nay tôi cũng đang bị bí quả này: bóng đối phương giật moi, xung, cao, vừa lực vào bên trái gần người mình - Tôi (vợt dọc một mặt) chặn toàn bung. Đang tính lùi ra đè đầu bóng xuống mà chưa tập được - mong các ban chỉ giúp! Nhiều đối thủ đánh với mình khó chịu quá liền giở bài này ra là mình bí liền (tất nhiên là sau khi họ phát hiện ra điểm yếu cuả mình và cũng không phải ai cũng sở trường cú đánh đó).
Với quả xoáy xuống không bạt được, anh thử xoay ngang vợt rồi chọt đầu vợt (thìa) miết vào hông bóng để tạo xoáy ngang. Có thể hơi nghiêng một tí để nâng bóng nặng. Nếu cổ tay a tốt thì thử vừ tiếp thêm xoáy vừa tạo xoáy ngang thử (em chưa làm được)
Với giật moi thì em chịu, bạt hỏng 99% dù bóng rất dễ. :(
 

songphaisock

Trung Tá
Bác Thanh Trà và những bạn chơi gai dài khác đã có ai đánh gai ngắn lót cực mỏng chưa. Em đang đánh gai dài 755 lót 0.5mm cắt, chặn ôm bàn tốt, có thể bắn rờ ve bóng ngắn bàn. Nhưng ra xa tí thì bắn không được vì gai dài bắn thiếu lực và không chính xác. Không biết có loại gai ngắn vào vừa có thể kê cắt chặn phản xoáy như gai dài mà lại bắn rờ ve tốt không. Yêu cầu của em thật sự hơi dị và lối đánh của em cũng hơi khác người: vợt dọc fh mút láng bh gai. Em mới chuyển qua đánh gai bh để nhẹ vợt và cũng thêm phần đa dạng cho những cú đánh của mình
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Bác Thanh Trà và những bạn chơi gai dài khác đã có ai đánh gai ngắn lót cực mỏng chưa. Em đang đánh gai dài 755 lót 0.5mm cắt, chặn ôm bàn tốt, có thể bắn rờ ve bóng ngắn bàn. Nhưng ra xa tí thì bắn không được vì gai dài bắn thiếu lực và không chính xác. Không biết có loại gai ngắn vào vừa có thể kê cắt chặn phản xoáy như gai dài mà lại bắn rờ ve tốt không. Yêu cầu của em thật sự hơi dị và lối đánh của em cũng hơi khác người: vợt dọc fh mút láng bh gai. Em mới chuyển qua đánh gai bh để nhẹ vợt và cũng thêm phần đa dạng cho những cú đánh của mình
Không loại trừ lối đánh lờ nhờ kiểu mặt mút xịt và chuội, nhưng lại phù hợp với một số người trong việc gây khó khăn cho đối thủ và tạo dựng thế công cho mình. Nhưng nguyên tắc chung là Gai Ngắn để công mà làm giảm độ dày lớp lót thì làm mất đi tính năng chính của “Gai Công” rồi, trong khi đó mặc dù có giảm mỏng lót cũng không tăng được tính “dị” là bao nhiêu cả.

- Nếu trái vẫn lấy công làm chủ đạo thì dùng gai ngắn, còn khi phải phòng thủ chặn đẩy để có những đường bóng ngắn, trả được nhiều xoáy thì cần phải luyện kỹ năng thôi.

- Nếu trái tay (mặt sau) chủ yếu là để thủ thì việc chọn gai dài như hiện tại của bạn là rất tốt cho chiến thuật của lối đánh tương phản giữa hai mặt.

Đôi khi công bằng gai dài lúc ôm bàn thấy ổn. Chỉ trong một số trường hợp hơi lùi xa bàn (chỉ là đôi khi - chiếm tỷ trọng nhỏ) bạn cảm thấy đuối lực, theo mình có một số phương án sau:
- Chưa công xa tốt bằng gai dài, thay vì công sử dụng quả cắt;
- Sử dụng quả chém mạnh, cú này không khác gì là một cú công;
- Luyện thời điểm phát lực để đánh quả công từ xa bằng gai dài đủ mạnh đến mức có thể, không nhất thiết phải mạnh được như mút láng hoặc gai ngắn. Kể cả khi luyện được, cũng ko nên sử dụng thường xuyên.
 
Last edited:

Thanh Trà

Moderator
Staff member
LÝ DO VÀO BÓNG SỚM KHI BẠT BẰNG GAI NGẮN

Hầu hết những người sử dụng tốt gai ngắn thường bạt bóng khi nó mới ở giai đoạn đang lên (đối với bóng nảy cao) hoặc tại thời điểm khi bóng lên tới đỉnh. Nguyên do là vì bản chất của gai ngắn có cơ chế hoạt động tốt trong giai đoạn sớm này. Và dưới đây là những lý do chính, không nên đánh muộn, cần phải thực hiện cú bạt sớm, bao gồm:

1. Gai ngắn không tạo ra được xoáy nhiều như mặt mút láng, nên đường bóng của gai ngắn thường đi khá thẳng ít vòng cung. Nếu bạn thực hiện cú đánh từ xa khi bóng xuống thấp hơn chiều cao của lưới thì cung đường rơi của bóng chủ yếu là do trọng lực của nó, vì vậy nó làm hạn chế bạn tăng lực trong cú đánh nếu bạn không muốn bóng bay thẳng ra khỏi bàn.

2. Gai ngắn ít chịu phản ứng với xoáy hơn so với mút láng, nên gai ngắn có thể được sử dụng bạt xuyên xoáy rất tốt, trong khi nếu sử dụng mút láng bạt sớm thường bóng sẽ bi bắn bổng ra xa bàn.

3. Tốc độ đường bóng do gai ngắn tạo ra khá nhanh, nhưng cũng không thể bằng mút láng. Vì vậy, nếu bạn bạt ngay ở giai đoạn sớm thì mới làm giảm được thời gian phản ứng của đối thủ. Nếu thực hiện cú đánh gai ở giai đoạn muộn và từ xa, với tốc độ của gai ngắn cũng không gây khó được nhiều cho đối thủ.

4. Bạt bóng khi nó lên đến đỉnh sẽ đem lại thuận lợi rất nhiều cho bạn khi thực hiện cú đánh. Vì đây là vị trí cao, nên có một góc đánh nhắm thẳng trực tiếp vào bàn đối thủ, góc đánh này dễ vào bàn nhất, ra lực được mạnh nhất mặc dù đường bóng đi thẳng nhưng cũng không sợ về sự trở ngại của lưới. Rất nhiều cao thủ sử dụng gai ngắn khi thực hiện cú bạt, vào bóng rất sớm ngay lúc nó còn đang lên (chưa tới đỉnh) miễn là khi đạt độ cao trên khỏi lưới. Đây là cú đánh rất hiệu quả làm giảm tối thiểu thời gian phản ứng của đối thủ, nhưng nó cũng đòi hỏi một trình độ cao có một kỹ năng điêu luyện.
 
Last edited:

Tackebong

Trung Uý
LÝ DO VÀO BÓNG SỚM KHI BẠT BẰNG GAI NGẮN

Hầu hết những người sử dụng tốt gai ngắn thường bạt bóng khi nó mới ở giai đoạn đang lên (đối với bóng nảy cao) hoặc tại thời điểm khi bóng lên tới đỉnh. Nguyên do là vì bản chất của gai ngắn có cơ chế hoạt động tốt trong giai đoạn sớm này. Và dưới đây là những lý do chính, không nên đánh muộn, cần phải thực hiện cú bạt sớm, bao gồm:

1. Gai ngắn không tạo ra được xoáy nhiều như mặt mút láng, nên đường bóng của gai ngắn thường đi khá thẳng ít vòng cung. Nếu bạn thực hiện cú đánh từ xa khi bóng xuống thấp hơn chiều cao của lưới thì cung đường rơi của bóng chủ yếu là do trọng lực của nó, vì vậy nó làm hạn chế bạn tăng lực trong cú đánh nếu bạn không muốn bóng bay thẳng ra khỏi bàn.

2. Gai ngắn ít chịu phản ứng với xoáy hơn so với mút láng, nên gai ngắn có thể được sử dụng bạt xuyên xoáy rất tốt, trong khi nếu sử dụng mút láng bạt sớm thường bóng sẽ bi bắn bổng ra xa bàn.

3. Tốc độ đường bóng do gai ngắn tạo ra khá nhanh, nhưng cũng không thể bằng mút láng. Vì vậy, nếu bạn bạt ngay ở giai đoạn sớm thì mới làm giảm được thời gian phản ứng của đối thủ. Nếu thực hiện cú đánh gai ở giai đoạn muộn và từ xa, với tốc độ của gai ngắn cũng không gây khó được nhiều cho đối thủ.

4. Bạt bóng khi nó lên đến đỉnh sẽ đem lại thuận lợi rất nhiều cho bạn khi thực hiện cú đánh. Vì đây là vị trí cao, nên có một góc đánh nhắm thẳng trực tiếp vào bàn đối thủ, góc đánh này dễ vào bàn nhất, ra lực được mạnh nhất mặc dù đường bóng đi thẳng nhưng cũng không sợ nó bay ra ngoài bàn. Rất nhiều cao thủ sử dụng gai ngắn khi thực hiện cú bạt, vào bóng rất sớm ngay lúc nó còn đang lên (chưa tới đỉnh) miễn là khi đạt độ cao trên khỏi lưới. Đây là cú đánh rất hiệu quả làm giảm tối thiểu thời gian phản ứng của đối thủ, nhưng nó cũng đòi hỏi một trình độ cao có một kỹ năng điêu luyện.

Em bắt đầu dùng được cú này, đối thủ giật moi hoặc lob bóng vào là mất bóng ngay. Thường em đánh bóng đang lên, nhất là bóng giật của mút tàu.
Cú bạt xuyên xoáy em vẫn còn nhát tay với những quả cao vừa hoặc thấp hơn lưới 1 tí, chưa canh lực được , toàn thảy bóng ra ngoài, lâu lâu mới vào một quả. :(
 

minhbaohiem

Thượng Sỹ
Tại sao mọi người ko trật tự để nghe hết nội dung bài nhỉ? Nghe kỹ, nghiền ngẫm rồi hãy trao đổi, đừng làm mất hứng người viết. Thanks
 

Tuấn gai

Binh Nhì
"phong thanh" chứ ko phải "phong phanh" bác ạ
ko hiểu sao, chỉ là cảm xúc cá nhân thôi nhé, nhưng từ trước tới giờ e nhìn mấy người đánh gai trông nó rất phi thể thao, xấu xấu bẩn bẩn thế nào ấy, tự dưng đâm ra rất khinh thường, đánh với họ có thua có thắng nhưng ko bao giờ nể ;)
đôi lời chân thật, có gì ko phải tác giả bỏ quá cho :)
Chăc bác hay bị nhũng người hạ thì pải ? khi đã đạt đến trình độ nhất định thì vũ khí chỉ là công cụ hỗ trợ thôi bác ah.
 

ngocson6363

Thượng Sỹ
GAI NGẮN, CÁI LỢI CÁI HẠI LÀ Ở CHỖ NÀO ?

1. Gai ngắn nó có thể bạt xuyên xoáy.
Tận dụng lợi thế này, bạn có thể tạo dựng cơ hội để buộc đối thủ trả bóng chỉ cần cao bằng từ lưới trở lên, thì bạn đã có thể bạt mạnh xuyên tâm bóng. Trong khi thực hiện cú bạt bạn chỉ cần kết hợp thêm việc kéo vợt lên trên một chút, nhằm tạo ra đủ xoáy lên cho đường bóng có vòng cung đi vào bàn là được. Khi sử dụng gai ngắn, bạn luôn luôn cần ở tư thế sẵn sàng khi có bóng cao là bạt. Hãy nhớ rằng, khi bóng không ở độ cao mà có thể ra đòn cháy bàn giành điểm, thì cần phải di chuyển tốt và vào bóng đúng lúc.

2. Gai ngắn rất hữu hiệu cho những cú kê chặn
Do nó ít chịu ảnh hưởng của xoáy đến so với mặt mút láng nên việc kê chặn bằng gai ngắn có hiệu quả hơn. Khi thực hiện động tác chặn, bạn cần mở vợt hơn so với mút láng và đẩy ra phía trước. Bóng trả lại bàn đối thủ thường là bóng chuội. Hơn thế nữa, trong khi thực hiện cú chặn bạn có thể làm thay đổi được các đường bóng trả lại khác nhau, như: xoáy ngang hoặc xoáy xuống cũng như xoáy lên. Đã từng có nhiều người sử dụng gai ngắn để kê chặn nổi tiếng, như: David Zhuang nhiều lần Vô địch Mỹ, Gao Jun xếp hạng 11 Thế giới, và đặc biệt là He Zhi Wen, khi 43 tuổi rồi mà vẫn loại được Werner Schlager đang bảo vệ chức Vô địch Thế giới năm 2005.

3. Gai ngắng sử dụng để trả giao bóng rất tốt.
Tuy nhiên, nếu hy vọng rằng chỉ giơ vợt ra đỡ như gai dài trong khi trả giao bóng thì bạn sẽ thất vọng. Vì gai ngắn vẫn còn chịu ảnh hưởng của xoáy đến khá nhiều, nên bạn cần phải thực hiện các cú trả giao bóng một cách chủ động hơn. Trong nhiều trường hợp, khi đối phương giao xoáy xuống nặng, việc gò của bạn chỉ có tác dụng hãm ngược chiều xoáy, nên bóng trả lại có rất ít xoáy và có thể tạo điều kiện dễ dàng cho đối thủ tấn công bạn.

Hãy ghi nhớ điều này là, gai ngắn rất tốt trong việc tiếp thêm xoáy, nên bạn cần tận dụng khả năng này để áp dụng trong việc trả giao bóng. Thay vì gò lại xoáy xuống, hãy hất/vẩy cổ tay trên bàn. Nếu đối thủ giao bóng đủ dài, thì bạn nên sử dụng cú giật tiếp thêm xoáy của bóng đến, khi bóng trả về đối phương ngoài việc có xoáy lên nhưng cung đường của nó còn thêm phần lắc lư gây sự bối rối lưỡng lự cho đối thủ. Ngoài ra, để đa dạng phương án, bạn có thể sử dụng cú hất kết hợp thêm phần xoáy ngang/ hoặc giật kết hợp thêm phần xoáy ngang, khi đó bạn sẽ đẩy được đối thủ vào thế vật lộn trong việc chống đỡ.

Như vậy, các điểm mạnh của gai ngắn là:
- Bạt xuyên xoáy (phá xoáy);
- Kê chặn hiệu quả; và
- Tiếp tăng thêm xoáy.

Còn điểm yếu của gai ngắn là mức tự tạo xoáy của nó kém nhiều so với mút láng
Để hạn chế nhược điểm này bạn cần có những thay đổi/ điều chỉ lại động tác đánh và vị trí tư thế đánh:
- Thực hiện cú đánh với vợt được mở hơn và động tác đánh về phía trước nhiều hơn;
- Thay vì lùi ra xa chờ bóng thấp để đối giật, bạn cần di chuyển kịp thời về đúng vị trí để đánh vào bóng ngay khi nó nảy lên đến đỉnh cao nhất – bạn không thể để đôi chân của mình được “Lười Biếng”!

Để giao bóng bằng gai ngắn, bạn cũng cần có thời gian để luyện tập, so với việc luyện giao bằng mút láng thì thời gian dành cho việc luyện giao bóng bằng gai ngắn không những chẳng kém mà còn có thể còn phải tốn nhiều hơn đôi chút. Mất công luyện bạn cũng sẽ tạo được bóng xoáy xuống khá nặng – bạn có thể thấy trong các cú giao của Nhà cựu Vô địch Thế giới Lưu Quốc Lượng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng việc thay đổi phương án trong giao bóng sẽ giành được nhiều điểm hơn so với việc tập trung vào chỉ giao xoáy xuống nặng thuần túy.
Bác thanh trà ơi cho hỏi dùng gai ngắn thì dùng với cốt nào là hợp nhất
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
có clip dạy chơi gai ngắn ko bác ơi!!
Videos dạy chơi gai ngắn có đấy, các bác nào đã sưu tầm được lựa chọn post lên cho xôm. Hiện tôi đang giành tjan chú tâm lựa chọn lý thuyết-nguyên lý sao cho thiết thực, nên chưa có thời gian tìm lại các videos và lựa chọn để post lên.
Em bắt đầu dùng được cú này, đối thủ giật moi hoặc lob bóng vào là mất bóng ngay. Thường em đánh bóng đang lên, nhất là bóng giật của mút tàu.
Cú bạt xuyên xoáy em vẫn còn nhát tay với những quả cao vừa hoặc thấp hơn lưới 1 tí, chưa canh lực được , toàn thảy bóng ra ngoài, lâu lâu mới vào một quả. :(
Bạn xem lại mục 1 nhỏ của bài "Gai Ngắn - Cái lợi, Cái hại ở chỗ nào"
http://www.bongban.org/threads/ky-thuat-su-dung-gai-ngan.27219/#post-379856
Có đoạn viết:
"...Trong khi thực hiện cú bạt bạn chỉ cần kết hợp thêm việc kéo vợt lên trên một chút, nhằm tạo ra đủ xoáy lên cho đường bóng có vòng cung đi vào bàn là được..."
Tại sao mọi người ko trật tự để nghe hết nội dung bài nhỉ? Nghe kỹ, nghiền ngẫm rồi hãy trao đổi, đừng làm mất hứng người viết. Thanks
Không sao đâu bác ơi,
Càng làm cho topic sôi động và khuyến khích mọi người chia sẻ, chứ lâu lâu mới tìm được bài hay và thiết thực post lên thì thưa thớt lắm.
Hơn nữa, học và chơi bóng bàn cũng giống như công việc ngoài đời mà: Cần có Kiến thức; Kỹ năng; và Đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, nếu chỉ lý thuyết ko cũng ko ổn. Cần trao đổi thêm nhiều về Kỹ năng và Thái độ phong cách đánh nữa.
 

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Bác thanh trà ơi cho hỏi dùng gai ngắn thì dùng với cốt nào là hợp nhất
Về nguyên tắc chung cũng đã có đề cập trước đấy, là cốt có độ cứng cao và tốc độ lớn. Tuy nhiên, hiện nay trong sử dụng thực tế cứng bao nhiêu, tốc độ lớn bao nhiêu còn phụ thuộc cảm nhận/sở thích cá nhân của mỗi người. Nếu câu hỏi của bạn là muốn biết một tên vợt cụ thể thì cũng khó, trước kia ngoài Bắc chủ yếu cốt vợt là của hãng Butterfly (dùng đánh gai ngắn có thể những cốt cứng như: Sadius; Schlager; Gergely; Primorac), nay còn nhiều hãng nổi tiếng khác đã đến. Mong ai đang sử dụng cốt gì, thì cũng nên đưa thông tin, trao đổi cảm nhận, nhận xét, đánh giá ưu nhược về nó, để có thể phân thành một số nhóm cơ bản phù hợp với các lối đánh hoặc sở thích. Có như vậy, với 1 người cụ thể sẽ biết mình sẽ thích ứng phù hợp với loại cốt vợt nào.

Ở nước ngoài, tôi có thấy một số người đánh gai ngắn hay sử dụng cốt gỗ 7 lớp:
Andro Temper Tech OFF+ (giá chỉ 70$ ~ 1tr400 !)

Tốc độ (Speed): 96
Đ.khiển (Control): 92
Vẫy phật ít (Stiffness: 7.4)
Độ rắn (Hardness): 8.1
Ổn định (Consistency): 9.3
Mặt ngoài Limba (tương đối dịu)
Trọng lượng: 85g.
 
Last edited:

Thanh Trà

Thượng Tá
- Để mong các bạn cùng ủng hộ thấy tính hợp lý và cần thiết thay đổi Giao Diện của Diễn Đàn cho nó ngày càng hiệu quả phục vụ cho các thành viên hơn. Chứ hiện nay các bài viết về Gai ngắn, Gai dài, Anti, Mặt tàu, Cốt vợt Dọc... còn tùy tiện đặt trong các mục khác nhau (do không có chuyên mục dành riêng), nên sau một tjan muốn tìm cũng ko biết ở đầu.
Nếu các bạn thấy đúng, hãy vào:
http://bongban.org/threads/khong-nen-phan-muc-cot-mat-vot-theo-hang-sx.26569/
và post tiếp cho ý kiến chỉnh sửa bổ sung thêm cho nó hoàn thiện (nếu chưa bổ sung kịp thì cứ post thêm 1 bài là nhất trí). Cùng với các post của mình, topic đó sẽ luôn được cập nhật sự nhắc nhở và BQT sẽ thấy đó là ý kiến đông đảo chứ ko phải của 1 cá nhân.
Các bác ơi, BQT đã có chỉnh sửa Giao Diện phần DỤNG CỤ BÓNG BÀN rồi.

1. Giao diện lúc trước là:


2. Nay đã đổi lại là:


3. Nhưng nếu trong mỗi mục có tiểu mục như chúng ta đề đạt (phía dưới)
. . có lẽ sẽ tốt hơn nhiều phải ko các bác?

 

Bình luận từ Facebook

Top