Chẳng có gì là lỗi thời cả, chỉ có cái quan điểm của ông là lỗi thời thôi. Vợt dọc bây giờ phát triển kĩ thuật đều như vợt ngang rồi. Đừng nói cú trái vợt dọc không uy lực và biến hóa, nếu muốn biết thì cứ ra chịu banh cho ông @long thủ giật xem chịu nổi mấy trái.Liệu quả trái của ông anh có đeu đuoc tăm tắp như vợt ngang được ko? Uy lực và biến hoá như vợt ngang được ko? Lỗi thời rồi, trẻ tuổi nên học cầm ngang.
b so trên cơ với dưới cơ thì biết bao h mới so đc hết? như Xuxin và MaLong còn có trận thắng trận thua nữa làĐấy là ngững người trên cơ đánh với dưới cơ, chứ cứ ngang cơ trở lên là vợt dọc đuoi, người đanh vợt dọc khó lên nhanh bằng vợt ngang lắm, chậm tiến hơn.
Thôi, kệ cho bác ấy "lẩm bẩm" 1 mình đi, đôi co làm gì nữa.b so trên cơ với dưới cơ thì biết bao h mới so đc hết? như Xuxin và MaLong còn có trận thắng trận thua nữa là
Liệu quả trái của ông anh có đeu đuoc tăm tắp như vợt ngang được ko? Uy lực và biến hoá như vợt ngang được ko? Lỗi thời rồi, trẻ tuổi nên học cầm ngang.
Các "cao thủ" hai trường phái "ngang", " dọc" tranh luận như vầy khả năng là không có hồi kết. Bạn chủ thớt chắc cũng choáng - chẳng biết thế nào mà lần! Do vậy tôi đi thẳng vào câu hỏi của bạn chủ thớt theo sự hiểu biết của mình như sau (tôi là người chơi vợt dọc ngay từ đầu): Cách cầm vợt dọc và ngang chắc bạn biết rồi. Cầm vợt ngang bạn có thể chơi đều hai bên mặt vợt phải và trái. Còn cầm vợt dọc thì lại chia 2 trường phái vợt dọc:Xin chào các bác trong diễn đàn. Em là 1 người mới chơi bóng bàn, vì mới là người chơi bóng bàn nên em cũng chưa tìm hiểu được nhiều về các kỹ-chiến thuật cơ bản, nên kinh nghiệm, kỹ thuật,.. còn rất non kém. E được biết trong bóng bàn có 2 phong cách cầm vợt khác nhau là vợt ngang và vợt dọc, vậy các bác có thể cho em biết ưu điểm và nhược điểm của từng loại? So sánh với nhau thế nào ạ?... Em xin cảm ơn.
vâng, đúng là chẳng biết thế nào mà lần, e chơi bóng bàn cũng chẳng có thầy thợ gì, ra CLB thì cũng có mấy người trong Clb chỉ cho, được ít nào hay ít đấy, cũng mò mẫm tìm hiểu thôi các anh ah. E thiết nghĩ cái gì cũng có 2 mặt của nó cả, không gì là hoàn hảo hết, thôi thì mình thích và đam mê thì chơi vậy, nên em đã quyết định chơi vợt dọc đánh kiểu 2 mặt. Bây giờ em xin ý kiến các bác 1 cái nữa là tìm cốt vợt để đánh vợt dọc, em cảm ơn!Các "cao thủ" hai trường phái "ngang", " dọc" tranh luận như vầy khả năng là không có hồi kết. Bạn chủ thớt chắc cũng choáng - chẳng biết thế nào mà lần! Do vậy tôi đi thẳng vào câu hỏi của bạn chủ thớt theo sự hiểu biết của mình như sau (tôi là người chơi vợt dọc ngay từ đầu): Cách cầm vợt dọc và ngang chắc bạn biết rồi. Cầm vợt ngang bạn có thể chơi đều hai bên mặt vợt phải và trái. Còn cầm vợt dọc thì lại chia 2 trường phái vợt dọc:
- vợt dọc một càng (vợt dọc truyền thống) - chỉ chơi một mặt phải . Nhật bản, hàn quốc hay chơi kiểu này.
- Vợt dọc hai càng - cũng chơi cả hai mặt vợt như vợt ngang. Trung quốc hiện nay hay chơi kiểu này WangHao, Xuxin...
Vợt dọc có nhược điểm là sải vợt kém hơn vợt ngang tí chút và quả trái kém uy lực hơn ( đối với vợt dọc một càng - còn vợt dọc hai càng thì quả trái có khi còn khó hơn)- Do vậy, phải di chuyển nhiều hơn nếu muốn tấn công bằng mặt phải. Bù lại, vợt dọc lại có ưu điểm là không bị phân tâm vấn đề chuyển mặt vợt, đặc biệt là những đường bóng qua lại nhanh và gần người; Quả đẩy trái bằng mặt phải tuy không mạnh như quả đánh nhưng nhanh, hiểm, gây bất ngờ cho đối phương; Ngoài ra vợt dọc còn dễ dàng có được những cú hất trên bàn rất đa dạng. Với những ưu nhược điểm như vậy thì hiện nay có thể nói số người chơi vợt dọc là thiểu số - kể cả ở trung quốc (trước kia vợt dọc còn gọi là vợt tàu). Ở Việt Nam thì còn hiếm nữa (ở Hải dương một số cây vợt dọc còn lập đội "Sách đỏ" - tức là sắp tuyệt chủng đấy!). Tôi thì ngay từ lúc bắt đầu chơi từ bé (kê phản, bắc que làm lưới...) đã cầm vợt dọc (nhìn ông cậu đi du học Trung quốc về cầm vợt dọc) thấy dê dễ, cầm vợt ngang cứ ngường ngượng thế nào ý - thế là từ đó cứ chơi vợt dọc - Hiện nay tôi cầm vợt dọc có mấu kiểu hàn quốc chơi một mặt FH (cảm thấy dễ cầm hơn vợt dọc cán ngắn Trung quốc). Còn bạn? cứ thử xem có khi lại giống tôi !
Mới chơi vợt dọc thì mua những cốt dọc của DHS như PG7 PG9 dễ đánh mà giá lại rẻvâng, đúng là chẳng biết thế nào mà lần, e chơi bóng bàn cũng chẳng có thầy thợ gì, ra CLB thì cũng có mấy người trong Clb chỉ cho, được ít nào hay ít đấy, cũng mò mẫm tìm hiểu thôi các anh ah. E thiết nghĩ cái gì cũng có 2 mặt của nó cả, không gì là hoàn hảo hết, thôi thì mình thích và đam mê thì chơi vậy, nên em đã quyết định chơi vợt dọc đánh kiểu 2 mặt. Bây giờ em xin ý kiến các bác 1 cái nữa là tìm cốt vợt để đánh vợt dọc, em cảm ơn!
http://bongban.org/threads/bn-thanh-li-cot-vot-doc-yasaka-ma-lin.26940/#post-375238E thiết nghĩ cái gì cũng có 2 mặt của nó cả, không gì là hoàn hảo hết, thôi thì mình thích và đam mê thì chơi vậy, nên em đã quyết định chơi vợt dọc đánh kiểu 2 mặt. Bây giờ em xin ý kiến các bác 1 cái nữa là tìm cốt vợt để đánh vợt dọc, em cảm ơn!
Như vậy là bạn đã giống tôi - nhưng giống có một nửa thôi (hêhê) vì tôi chỉ chơi được một mặt thôi. Đã nhiều lần thử dán mặt trái vào chơi nhưng đều thấy không ổn lại phải quay về kiểu truyền thống (mặt trái vợt của tôi là gỗ sơn đen). Tôi thường nói vui với anh em là chấp đối phương một mặt vợt (hehehe). Thực ra theo suy nghĩ của tôi thì vợt dọc mà chơi 2 mặt thì làm giảm đi phần nào ưu điểm của vợt dọc là không phải phân tâm suy nghĩ chuyển bên phải, bên trái. Nếu mà chỉ dùng mặt trái thi thoảng với những đường bóng ngon ăn thì tôi thấy không đáng phải dán một mặt bên trái làm vợt nặng lên đáng kể (vợt dọc rất cần phải nhẹ). Để vợt dọc 2 mặt đánh đều được như kiểu của Wang HAo thì chắc kỳ công lắm (XuXin dùng mặt trái ít hơn, Ma Lin thì còn ít nữa).vâng, đúng là chẳng biết thế nào mà lần, e chơi bóng bàn cũng chẳng có thầy thợ gì, ra CLB thì cũng có mấy người trong Clb chỉ cho, được ít nào hay ít đấy, cũng mò mẫm tìm hiểu thôi các anh ah. E thiết nghĩ cái gì cũng có 2 mặt của nó cả, không gì là hoàn hảo hết, thôi thì mình thích và đam mê thì chơi vậy, nên em đã quyết định chơi vợt dọc đánh kiểu 2 mặt. Bây giờ em xin ý kiến các bác 1 cái nữa là tìm cốt vợt để đánh vợt dọc, em cảm ơn!
Em nghĩ mỗi trường phái vợt dọc đều có ưu nhược điểm riêng. Sau đây là một ít phân tích của em về hai trường phái vợt dọc là CPEN và JPEN, có gì sai sót mong được mọi người bổ sung và sửa chữa, em không dám múa rìu qua mắt thợ.Như vậy là bạn đã giống tôi - nhưng giống có một nửa thôi (hêhê) vì tôi chỉ chơi được một mặt thôi. Đã nhiều lần thử dán mặt trái vào chơi nhưng đều thấy không ổn lại phải quay về kiểu truyền thống (mặt trái vợt của tôi là gỗ sơn đen). Tôi thường nói vui với anh em là chấp đối phương một mặt vợt (hehehe). Thực ra theo suy nghĩ của tôi thì vợt dọc mà chơi 2 mặt thì làm giảm đi phần nào ưu điểm của vợt dọc là không phải phân tâm suy nghĩ chuyển bên phải, bên trái. Nếu mà chỉ dùng mặt trái thi thoảng với những đường bóng ngon ăn thì tôi thấy không đáng phải dán một mặt bên trái làm vợt nặng lên đáng kể (vợt dọc rất cần phải nhẹ). Để vợt dọc 2 mặt đánh đều được như kiểu của Wang HAo thì chắc kỳ công lắm (XuXin dùng mặt trái ít hơn, Ma Lin thì còn ít nữa).
Cốt vợt dọc thì ít hơn nhiều lần cốt vợt ngang - nên cũng ít sự lựa chọn. Bạn có thể theo sự tư vấn của bạn songphaisock. Còn tôi ban đầu dùng vợt cán dài, rồi cán ngắn, sau nữa là vợt có mấu - loại này cầm cảm thấy chắc chắn, dễ cầm hơn cán ngắn. Thực ra, mấy chục năm cầm vợt thì mình cũng chỉ thay có 4 lần cốt nên cũng khó tư vấn cụ thể cho bạn được. Chúc bạn có sự lựa chọn tốt nhất!
Bài viết phân tích quá đầy đủ về toàn cảnh "vơt dọc" hiện nay - rất hay. Có chăng băn khoăn ở câu "Hầu hết vận động viên vợt dọc hiện đại đều đang tập theo lối đánh CPEN hai mặt mút" vì tôi chưa thấy các cây vợt dọc đỉnh cao của Hàn quốc hay Nhật bản chơi 2 mặt. Mấy cây vợt trẻ Hàn quốc vẫn chơi vợt dọc một mặt.Em nghĩ mỗi trường phái vợt dọc đều có ưu nhược điểm riêng. Sau đây là một ít phân tích của em về hai trường phái vợt dọc là CPEN và JPEN, có gì sai sót mong được mọi người bổ sung và sửa chữa, em không dám múa rìu qua mắt thợ.
-JPEN (Vợt dọc kiểu hàng quốc): Đây là lối đánh phổ biến ở Châu Á mà cụ thể là Nhật Bản và Hàn Quốc, sử dụng loại vợt có hình dạng hơi vuông phần mặt, cán hẹp bề ngang và dài, phần ốp cán phía sau nhô cao nên cầm rất chắc. Vợt JPEN thường chỉ dán một mặt mút hoặc gai bên FH, bên trái sơn hoặc dán decal. Lợi thế của lối đánh JPEN là tấn công nhanh, mãnh liệt và rất chính xác. Thêm một ưu thế như bác @hungvotdoc đã nói đó là không phải suy nghĩ về vấn đề trái phải, JPEN hầu như không có điểm chết bóng vì dù bóng tới bất kì vị trí nào đều có thể đỡ được, đây dường như là điều mà vợt ngang khó có được vì phải phân vân đánh trái hay phải trong những tình huống bóng vào giữa người hay khuỷu tay. Tuy nhiên JPEN cũng có một bất lợi đó chính là càng trái yếu hoặc rất yếu đối với người chơi nghiệp dư, bởi lẽ bên trái của JPEN chỉ có thể gò bóng, chặn bóng điểm rơi mà khó phát lực tấn công được. Đối với vận động vien chuyên nghiệp dù được tập kĩ động tác tấn công bên trái nhưng cũng ít khi sử dụng vì tỉ lệ thành công không cao mà đánh xong lại mất bộ, đối phương phản công xem như mất lợi thế. Tóm lại JPEN là trường phái tấn công một càng bạo lực, nhanh, mạnh, chính xác; thường yếu càng trái nên buộc người chơi phải di chuyển nhiều nếu muốn tấn công liên tục. Tiêu biểu cho trường phái JPEN là Ryu Seung Min, Kim Teak Soo, Ri Choi Guk,...
-CPEN (Vợt dọc kiểu Trung Quốc): Đây là loại phổ biến ở Trung Quốc nói chung và ở Việt Nam nói riêng. CPEN sử dụng vợt có hình dáng khá giống với vợt ngang bình thường, tuy nhiên cũng có đôi chút khác biêt: Cán vợt dọc ngắn hơn cán vợt ngang 2cm, dao động trong khoảng 8 - 8.5cm, bản vợt cũng to hơn bình thường, phổ biến là 16x15cm hoặc chênh lệch tùy hãng sản xuất. CPEN lại được chia thành 2 trường phái nhỏ đó là CPEN một mặt mút và hai mặt mút.
+CPEN một mặt mút: Ở loại này tương đối giống với JPEN, tuy tốc độ tấn công và uy lực có giảm sút nhưng có một lợi thế đó là độ ổn định cao do bản vợt to, vùng sweet-spot rộng. CPEN một mặt thường gặp ở những vận động viên sử dụng gai ngắn tấn công vì vợt chỉ có một mặt nên nhẹ, khả năng xoay trở nhanh, tạo ưu thế khi đánh ôm bàn chặn đẩy và bạt. Tương tự như JPEN, CPEN một mặt vẫn yếu trái vì khả năng tấn công bên trái yếu, thậm chí là yếu hơn JPEN vì đánh trái không có phần cán vợt cầm chắc chắn như JPEN. Tiêu biểu là Liu Guoliang, He Zhi Wen, Yoshida Kaii
+CPEN hai mặt mút: Đây là trường phái vợt dọc hiện đại, được phát triển đầu tiên bởi Lưu Quốc Lượng( Liu Guoliang), sau đó được vận động viên người Trung Quốc là Vương Hạo (Wang Hao) tập luyện thành công và trở nên cực kì lợi hại. Loại này sử dụng vợt được dán hai mặt mút hoặc gai như vợt ngang. Với lợi thế càng phải mạnh mẽ, nay khắc phục được điểm yếu càng trái chỉ có thể chặn đẩy và gò bóng như JPEN hoặc CPEN một mặt mút, CPEN hai mặt mút đã có thể tấn công nhanh bằng mặt trái như giật, bạt,... tạo xoáy lên rất tốt. Hầu hết vận động viên vợt dọc hiện đại đều đang tập theo lối đánh CPEN hai mặt mút vì nó không những có được những lợi thế của vợt dọc mà còn khắc phục được điểm yếu về càng trái.Tiêu biểu cho trường phái này là Wang Hao, Xu Xin, Ma Lin...
Ngoài ra, vợt dọc còn có một số lợi thế riêng mà vợt ngang không có được, đó là
+Cú giao bóng xoáy: Do vợt dọc có thể sử dụng cổ tay với góc quay lớn nên cú giao bóng của vợt dọc rất xoáy hoặc cũng chả có xoáy gì nếu như người giao bóng biết cách đánh lừa đối phương. Tuy nhiên người chơi vợt dọc thường tạo ưu thế bằng cách tạo ra những quả giao bóng cực xoáy để đối phương tự hỏng hoặc cũng khó mà tấn công ngay được dù biết được chiều xoáy của quả bóng đang bay tới.
+Cú flick, flip trên bàn: Lợi dụng cổ tay linh hoạt và góc vợt tự do nên vợt dọc có thể tấn công ngay những pha trả bóng ngắn trên bàn. Đây là cú tấn công nhanh, chớp nhoáng gây bất ngờ cho đối thủ, cũng rất dễ để ăn điểm trực tiếp nếu đối phương phản xạ chậm không theo kịp bóng.
Nhìn chung vợt dọc hiện đại đã phát triển lên một tầm cao mới, không còn mạnh phải yếu trái như vợt dọc truyền thống. Đã có những cái tên làm nên lịch sử và ghi danh trên bản đồ bóng bàn thế giới như Liu Guoliang, Kim Teak Soo, Ryu Seung Min, Yoshida Kaii, Wang Hao, Xu Xin, Ma Lin... Và hiện nay vẫn còn những tay vợt dọc xếp hạng hàng đầu thế giới như Xu Xin, Wang Hao, Ma Lin hay Ryu Seung Min mà bất cứ tay vợt nào khi đụng độ đều phải khiếp sợ.
Dạ vâng có vẻ như cách diễn đạt của em chưa bám sát vấn đề, cũng có thể hiểu biết của em còn hạn chế nên nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện. Cây đó của em ngụ ý là các vận động viên trẻ muốn tập vợt dọc thì đều được định hướng lối chơi 2 càng, còn những vận động viên chuyên nghiệp đỉnh cao do họ đã có lối đánh riêng nên rất khó thay đổi. Riêng Hàn Quốc và Nhật Bản thì JPEN đã thành "đặc sản" của họ rồi nên cũng khó thay đổi.Bài viết phân tích quá đầy đủ về toàn cảnh "vơt dọc" hiện nay - rất hay. Có chăng băn khoăn ở câu "Hầu hết vận động viên vợt dọc hiện đại đều đang tập theo lối đánh CPEN hai mặt mút" vì tôi chưa thấy các cây vợt dọc đỉnh cao của Hàn quốc hay Nhật bản chơi 2 mặt. Mấy cây vợt trẻ Hàn quốc vẫn chơi vợt dọc một mặt.
Lấy đâu ra mà lắm người chơi, hạ hoằn lắm mới có 1 người, mà đi đâu cũng như kiểu lạc đàn, sách đỏ như ông anh gì nói ơr trên đấy Khà khàVợt dọc giờ phát triển kinh lắm, như 1 bài viết của em đó, chính C-Pen hiện đại của Wang Hao đã đưa vợt dọc đến cả thế giới, nhiều ngươi chơi lắm đó.
=)) Show hàng Yoshida, YEO, Hao III, Donic, Primorac CPEN liền em )Mới chơi vợt dọc thì mua những cốt dọc của DHS như PG7 PG9 dễ đánh mà giá lại rẻ
Như vậy là bạn đã giống tôi - nhưng giống có một nửa thôi (hêhê) vì tôi chỉ chơi được một mặt thôi. Đã nhiều lần thử dán mặt trái vào chơi nhưng đều thấy không ổn lại phải quay về kiểu truyền thống (mặt trái vợt của tôi là gỗ sơn đen). Tôi thường nói vui với anh em là chấp đối phương một mặt vợt (hehehe). Thực ra theo suy nghĩ của tôi thì vợt dọc mà chơi 2 mặt thì làm giảm đi phần nào ưu điểm của vợt dọc là không phải phân tâm suy nghĩ chuyển bên phải, bên trái. Nếu mà chỉ dùng mặt trái thi thoảng với những đường bóng ngon ăn thì tôi thấy không đáng phải dán một mặt bên trái làm vợt nặng lên đáng kể (vợt dọc rất cần phải nhẹ). Để vợt dọc 2 mặt đánh đều được như kiểu của Wang HAo thì chắc kỳ công lắm (XuXin dùng mặt trái ít hơn, Ma Lin thì còn ít nữa).
Cốt vợt dọc thì ít hơn nhiều lần cốt vợt ngang - nên cũng ít sự lựa chọn. Bạn có thể theo sự tư vấn của bạn songphaisock. Còn tôi ban đầu dùng vợt cán dài, rồi cán ngắn, sau nữa là vợt có mấu - loại này cầm cảm thấy chắc chắn, dễ cầm hơn cán ngắn. Thực ra, mấy chục năm cầm vợt thì mình cũng chỉ thay có 4 lần cốt nên cũng khó tư vấn cụ thể cho bạn được. Chúc bạn có sự lựa chọn tốt nhất!