--------------CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN
CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp
29. Phát triển cú giật bóng.
Nếu bạn muốn phát triển một cú giật bóng tốt (một cú đánh xoáy lên nặng, thực hiện bằng thuận tay hoặc trái tay), bạn cần phải làm hai việc: tìm hiểu nó một cách đúng đắn (tức là cần phải có một huấn luyện viên), và thực hành nó. Vì cú giật là 1 cú đánh chiếm ưu thế trong bóng bàn, nên cách tốt để phát triển việc chơi bóng là cần phát triển trò chơi của bạn xung quanh nó (cú giật – ND). Một cách tuyệt vời để làm điều này là rất đơn giản: giao bóng xoáy xuống ngắn, và (giả sử đối thủ đẩy nó dài trở lại) tiếp theo cú giao bóng bằng một cú giật. Bạn sẽ có được thói quen giật bóng, và cú giật của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
1. Bác NTBB ơi, do là văn tây nói và dịch ra tiếng Việt, nên khi đọc xong tôi cũng chưa xác định rõ được ý trọng tâm của cái gọi là “Phát triển giật bóng” trong thủ thuật là ở chỗ nào.CÁC THỦ THUẬT TRONG BÓNG BÀN
CHỦ ĐỀ THỨ 3: CÁC THỦ THUẬT TRONG LOẠT ĐÁNH QUA LẠI - Tiếp
29. Phát triển cú giật bóng.
Nếu bạn muốn phát triển một cú giật bóng tốt (một cú đánh xoáy lên nặng, thực hiện bằng thuận tay hoặc trái tay), bạn cần phải làm hai việc: tìm hiểu nó một cách đúng đắn (tức là cần phải có một huấn luyện viên), và thực hành nó. Vì cú giật là 1 cú đánh chiếm ưu thế trong bóng bàn, nên cách tốt để phát triển việc chơi bóng là cần phát triển trò chơi của bạn xung quanh nó (cú giật – ND). Một cách tuyệt vời để làm điều này là rất đơn giản: giao bóng xoáy xuống ngắn, và (giả sử đối thủ đẩy nó dài trở lại) tiếp theo cú giao bóng bằng một cú giật. Bạn sẽ có được thói quen giật bóng, và cú giật của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.
- “Giữa” cái gì không có, mà lại có giải thích thêm trong ngoặc....
• Giao bóng dài vào giữa (chỗ khuỷu tay cầm vợt của đối phương), và tiếp theo với một cú đánh mạnh trở lại ngay vị trí giữa đó.
- Xoáy ngang chậm nhưng dài: Chậm ở đây là nói về xoáy hay nói về tốc độ bóng?...
• Các cú giao bóng xoáy ngang chậm nhưng dài, khi chơi với một đối thủ không biết giật, thì thường đặt bạn vào các cú tấn công ngắn.
----------------------1. Bác NTBB ơi, do là văn tây nói và dịch ra tiếng Việt, nên khi đọc xong tôi cũng chưa xác định rõ được ý trọng tâm của cái gọi là “Phát triển giật bóng” trong thủ thuật là ở chỗ nào.
- Về tổng thể, tôi mang máng thấy bài nói là: Vì nó là một cú đánh ưu thế, nên cần được tăng cường sử dụng trong trận?
- Trong ví dụ, lại chỉ đưa ra cụ thể của cách triển khai giật sau quả giao xoáy ngắn và để cải thiện cú giật.
Vì vậy, xin được hỏi bác, trong thủ thuật này, ý của nó là:
- Tăng cường sử dụng giật trong trận, hay
- Thực hiện áp dụng/triển khai cú giật sau quả giao xoáy ngắn ?
2. Mới đọc được bài cuối, lướt qua topic thấy hay quá nên quay lại từ đầu, nhưng nhiều quá mà tjan chưa sẵn. Tuy nhiên, ngay tại bài số #3 và #4 tôi cũng mạo muội góp ý với bác để chỉnh sửa tu từ thêm phần Việt hóa cho người đọc dễ lĩnh hội được.
- “Giữa” cái gì không có, mà lại có giải thích thêm trong ngoặc.
- Nói giữa bộ phận nào đó rộng (ví dụ là Bụng) còn thuận, chứ nói giữa chỗ khuỷu tay e chừng chưa thuận.
- Và nếu đúng vào chỗ khuỷu tay cầm vợt, thì trong bbvn người ta thường nói là vào “nách tay thuận” ?
- Xoáy ngang chậm nhưng dài: Chậm ở đây là nói về xoáy hay nói về tốc độ bóng?
- “... đặt bạn vào” thường dùng cho thế bất lợi, nếu là lợi thế sao ko dùng là “tạo điều kiện cho bạn” hoặc tương tự ?
- “cú tấn công ngắn” tôi cũng chưa được rõ, là j vậy?
1. Bác NTBB ơi, do là văn tây nói và dịch ra tiếng Việt, nên khi đọc xong tôi cũng chưa xác định rõ được ý trọng tâm của cái gọi là “Phát triển giật bóng” trong thủ thuật là ở chỗ nào.
- Về tổng thể, tôi mang máng thấy bài nói là: Vì nó là một cú đánh ưu thế, nên cần được tăng cường sử dụng trong trận?
- Trong ví dụ, lại chỉ đưa ra cụ thể của cách triển khai giật sau quả giao xoáy ngắn và để cải thiện cú giật.
Vì vậy, xin được hỏi bác, trong thủ thuật này, ý của nó là:
- Tăng cường sử dụng giật trong trận, hay
- Thực hiện áp dụng/triển khai cú giật sau quả giao xoáy ngắn ?
.....................
- “Giữa” cái gì không có, mà lại có giải thích thêm trong ngoặc.
- Nói giữa bộ phận nào đó rộng (ví dụ là Bụng) còn thuận, chứ nói giữa chỗ khuỷu tay e chừng chưa thuận.
- Và nếu đúng vào chỗ khuỷu tay cầm vợt, thì trong bbvn người ta thường nói là vào “nách tay thuận” ?
...........
----------------------
?????????????????????????????????????? Mình đọc bài của bạn, mình không hiểu bạn viết gì....
Người ta nói "khửu tay" là khửu tay, thì bạn lại đi nghĩ liên hệ tới "nách"/
Trong bóng bàn các thuật ngữ hay sử dụng như : khửu tay, cổ tay, cẳng tay, vai, lườn...
Còn "Xoáy ngang chậm nhưng dài", chậm ở đây là tốc độ bóng (đường bóng đi), chứ xoáy thì ai lại dùng từ chậm. Xoáy thì chỉ dùng từ xoáy ít, xoáy nhiều, xoáy lên, xoáy xuống, xoáy ngang,...chẳng ai lại nói "xoáy chậm"
Vâng cảm ơn bác dù làm một khối lượng đồ sộ, mà bác vẫn quan tâm trao đổi lại với câu hỏi lẻ như vầy, mà rất chi tiết cụ thể.Xin chân thành cảm ơn những góp ý của bác.!
Như ngay từ đầu tôi đã nói, vì trình độ tiếng Anh "amatơ" nên chắc chắn khi dịch, tôi còn mắc nhiều sai sót, rất mong các độc giả cùng góp ý chỉnh sửa.
Riêng phần thắc mắc trên đây của bác (vì bận quá nên tôi chỉ xin trả lời phần này trước, mong bác thứ lỗi), tôi xin giải thích thêm theo cách hiểu của tôi:
- Bài này ý nói: Hiện nay trong bóng bàn thì cú giật là cú đánh chiếm ưu thế hơn cả, nên nếu ai đó muốn cải thiện khả năng chơi bóng bàn của mình thì nên tập trung phát triển lối chơi với việc thường xuyên sử dụng các cú giật. Muốn được như vậy thì trong nhiều cách tập, có 1 cách đơn giản là tập bài "giao bóng ngắn xoáy xuống, đối tác đẩy bóng dài trả lại, và người giao bóng giật bóng ở quả tiếp theo - bóng thứ 3". Tập như vậy thì mình sẽ có thói quen giật bóng và như thế chính là đã cải thiện được lối chơi "giật bóng".
Thân ái !
Bác NTBB ơi đọc bài viết của bác rất hấp dẫn, nhưng để thực hành được không dễ chút nào. Bác có bài nào để e khắc phục việc đánh bóng sớm không? Trong cú giật thuận tay E toàn bị đẩy thân người lên hơi sớm nên tay vào bóng nhiều lúc quăng theo người và vào bóng hơi sớm nên quả giật phải không ổn định. Mong bác chỉ giáo giúp!!!!!!!!!!
Khi cháu mới tập lại, cũng cứ cắm đầu cắm cổ lao vào mà phang bóng ... rồi hụt . Có anh nhắc là đếm nhịp 1, 2 ... rồi "3-đánh" Có lẽ đó cũng là một mẹo hay.Theo kinh nghiệm của mình - gà già hạng ... <F một tí, hihi ! - (và cả từ học được qua các tài liệu của nước ngoài) thì để khắc phục cái "tật" của bạn, trước hết cần tìm ra đúng nguyên nhân đã. Theo mình có thể có mấy nguyên nhân:
- Sợ đánh hụt bóng nên cứ để sẵn vợt, chờ ngay sau bóng, thấy bóng nảy lên từ bàn là ..."quất" luôn. Thành ra quãng đường vung vợt quá ngắn, dẫn đến vợt đến bóng quá ... nhanh (sớm).
- Đứng quá gần bàn - cũng làm khoảng cách từ vợt đến bóng bị ngắn lại.
- Muốn "giết" ngay đối phương nên quả nào cũng muốn ra đòn " quyết liệt", đánh quá mạnh (đồng nghĩa với quá... nhanh).
- Tư thế đứng hơi cao (2 chân ko cong xuống), thành ra tay ở cao, ngang bóng đến (tức gần bóng hơn so với nếu mình chùng chân xuống), do đó quãng đường vung vợt từ vị trí vợt ban đầu đến điểm chạm bóng bị ngắn đi, thành ra dễ đánh vào bóng... sớm.
Để khắc phục, có mấy cách (theo mình thôi nhá):
- Đứng lùi xa ra khỏi bàn một chút (nửa bước đến 1 bước chân nhỏ) so với cũ. Như thế là bạn đã "dãn" cự ly tới bóng được 1 phần.
- Khi chờ bóng (quả đầu tiên) và hồi vị (sau các quả đánh trước đó) cần đứng 2 chân rộng ra 1 chút (khoảng hơn 1 lần rưỡi chiều rộng vai) để trọng tâm được hạ thấp. Như thế tay đã được hạ thấp 1 phần.
- Chùng 2 chân - lại hạ thêm trọng tâm thêm 1 chút nữa (tay xuống thêm tí nữa, tức xa bóng thêm).
- Khi thấy bóng đối phương bắt đầu đánh sang, cứ bình tĩnh nghiêng người qua phải một chút, và tay cầm vợt đưa ra sau 1 chút, duỗi ra (nhưng ko phải là thẳng căng, mà chỉ là duỗi sao cho cánh tay vẫn được thả lỏng và cảm thấy thoải mái). Như thế là vợt đã ở "khá xa" bóng rùi.
Tất cả những cái nói trên sẽ giúp bạn đánh vào bóng "chậm" lại. Cần phân biệt: "chậm" ở đây ko phải là tốc độ vung tay chậm, mà là vì vợt có "quãng đường đi" dài hơn nên thời điểm từ lúc mình bắt đầu đánh vợt đi đến khi nó gặp bóng sẽ được "kéo lùi" lại, thành ra là ... "vừa", không bị sớm.
Bạn thử đi, mình chỉ nói về nguyên lý, còn liều lượng lùi xa so với vị trí cũ mà bạn hay đứng bao nhiêu, người nghiêng qua bao nhiêu, tay hạ bao nhiêu... thì trong quá trình tập bạn sẽ nhận ra và tự điều chỉnh; Mặt khác những cái đó còn phụ thuộc vào tốc độ, quỹ đạo của bóng đến nữa.
Trình còi, nhưng thôi kệ, kinh nghiệm bản thân, biết gì nói nấy. Nhiều khi cái sai của mình lại là bài học cho người nghe, hihi !
Cảm ơn Bác nhiều, e thấy trong 04 nguyên nhân bác đưa ra thì e hay mắc phải là nguyên nhân thứ 2 và 3. Kiểm soát lực và di chuyển là một vấn đề mà phải tập luyện nhiều mới được. Cảm ơn bác, những tài liệu của bác e đọc thấy rất hay!Theo kinh nghiệm của mình - gà già hạng ... <F một tí, hihi ! - (và cả từ học được qua các tài liệu của nước ngoài) thì để khắc phục cái "tật" của bạn, trước hết cần tìm ra đúng nguyên nhân đã. Theo mình có thể có mấy nguyên nhân:
- Sợ đánh hụt bóng nên cứ để sẵn vợt, chờ ngay sau bóng, thấy bóng nảy lên từ bàn là ..."quất" luôn. Thành ra quãng đường vung vợt quá ngắn, dẫn đến vợt đến bóng quá ... nhanh (sớm).
- Đứng quá gần bàn - cũng làm khoảng cách từ vợt đến bóng bị ngắn lại.
- Muốn "giết" ngay đối phương nên quả nào cũng muốn ra đòn " quyết liệt", đánh quá mạnh (đồng nghĩa với quá... nhanh).
- Tư thế đứng hơi cao (2 chân ko cong xuống), thành ra tay ở cao, ngang bóng đến (tức gần bóng hơn so với nếu mình chùng chân xuống), do đó quãng đường vung vợt từ vị trí vợt ban đầu đến điểm chạm bóng bị ngắn đi, thành ra dễ đánh vào bóng... sớm.
Để khắc phục, có mấy cách (theo mình thôi nhá):
- Đứng lùi xa ra khỏi bàn một chút (nửa bước đến 1 bước chân nhỏ) so với cũ. Như thế là bạn đã "dãn" cự ly tới bóng được 1 phần.
- Khi chờ bóng (quả đầu tiên) và hồi vị (sau các quả đánh trước đó) cần đứng 2 chân rộng ra 1 chút (khoảng hơn 1 lần rưỡi chiều rộng vai) để trọng tâm được hạ thấp. Như thế tay đã được hạ thấp 1 phần.
- Chùng 2 chân - lại hạ thêm trọng tâm thêm 1 chút nữa (tay xuống thêm tí nữa, tức xa bóng thêm).
- Khi thấy bóng đối phương bắt đầu đánh sang, cứ bình tĩnh nghiêng người qua phải một chút, và tay cầm vợt đưa ra sau 1 chút, duỗi ra (nhưng ko phải là thẳng căng, mà chỉ là duỗi sao cho cánh tay vẫn được thả lỏng và cảm thấy thoải mái). Như thế là vợt đã ở "khá xa" bóng rùi.
Tất cả những cái nói trên sẽ giúp bạn đánh vào bóng "chậm" lại. Cần phân biệt: "chậm" ở đây ko phải là tốc độ vung tay chậm, mà là vì vợt có "quãng đường đi" dài hơn nên thời điểm từ lúc mình bắt đầu đánh vợt đi đến khi nó gặp bóng sẽ được "kéo lùi" lại, thành ra là ... "vừa", không bị sớm.
Bạn thử đi, mình chỉ nói về nguyên lý, còn liều lượng lùi xa so với vị trí cũ mà bạn hay đứng bao nhiêu, người nghiêng qua bao nhiêu, tay hạ bao nhiêu... thì trong quá trình tập bạn sẽ nhận ra và tự điều chỉnh; Mặt khác những cái đó còn phụ thuộc vào tốc độ, quỹ đạo của bóng đến nữa.
Trình còi, nhưng thôi kệ, kinh nghiệm bản thân, biết gì nói nấy. Nhiều khi cái sai của mình lại là bài học cho người nghe, hihi !