Các KỸ THUẬT Sử Dụng GAI DÀI

huyducphamvn

Đại Uý
đã nói đánh gai thì ko có cái niệm tăng độ dài cú đánh, cũng không tăng lực, và nhất là gai thì KHÔNG QUAN TÂM TỚI VIỆC TẠO XOÁY. Gai độ kiểm soát đã quá thấp, không "giữ" được bóng, không bám xoáy vì không có ma sát, do đó đánh dài hơn tỉ lệ vô bàn thấp hơn, rủi ro cao hơn, đó là lý do tại sao Dr. Neubauer không vung tay để đánh, và tại sao ông hạn chế sử dụng cổ tay quá nhiều khi đánh gai dài?
Vào bóng dày hơn và tăng gia tốc: cái này cháu cực kì đồng ý, phải đợi các gai "ôm" sát vào bóng thì độ kiểm soát mới tối đa.
Không được úp vợt là điều tất nhiên.
 

khanhcfc

Thượng Tá
đã nói đánh gai thì ko có cái niệm tăng độ dài cú đánh, cũng không tăng lực, và nhất là gai thì KHÔNG QUAN TÂM TỚI VIỆC TẠO XOÁY. Gai độ kiểm soát đã quá thấp, không "giữ" được bóng, không bám xoáy vì không có ma sát, do đó đánh dài hơn tỉ lệ vô bàn thấp hơn, rủi ro cao hơn, đó là lý do tại sao Dr. Neubauer không vung tay để đánh, và tại sao ông hạn chế sử dụng cổ tay quá nhiều khi đánh gai dài?
Vào bóng dày hơn và tăng gia tốc: cái này cháu cực kì đồng ý, phải đợi các gai "ôm" sát vào bóng thì độ kiểm soát mới tối đa.
Không được úp vợt là điều tất nhiên.


Bạn huyducpha,vn khá hiểu biết về gai đó
 

huyducphamvn

Đại Uý
cháu đã từng tập với khá nhiều học trò của Trần Tuấn Anh B, và bác Tuấn Anh B cũng biết cháu, và hiện tại các chú, các bác vẫn hay tập với cháu. Các chú, các bác ấy rất hay bàn luận với cháu về gai, về cách "chế" gai thành frictionless, về các rơ đánh gai....
 

khanhcfc

Thượng Tá
cháu đã từng tập với khá nhiều học trò của Trần Tuấn Anh B, và bác Tuấn Anh B cũng biết cháu, và hiện tại các chú, các bác vẫn hay tập với cháu. Các chú, các bác ấy rất hay bàn luận với cháu về gai, về cách "chế" gai thành frictionless, về các rơ đánh gai....


Bạn có thể inbox mình cách xủ lý c8 hoặc 388 d-1 thanh super block ko
 

Thanh Trà

Thượng Tá
đã nói đánh gai thì ko có cái niệm tăng độ dài cú đánh, cũng không tăng lực, và nhất là gai thì KHÔNG QUAN TÂM TỚI VIỆC TẠO XOÁY. Gai độ kiểm soát đã quá thấp, không "giữ" được bóng, không bám xoáy vì không có ma sát, do đó đánh dài hơn tỉ lệ vô bàn thấp hơn, rủi ro cao hơn, đó là lý do tại sao Dr. Neubauer không vung tay để đánh, và tại sao ông hạn chế sử dụng cổ tay quá nhiều khi đánh gai dài?
Vào bóng dày hơn và tăng gia tốc: cái này cháu cực kì đồng ý, phải đợi các gai "ôm" sát vào bóng thì độ kiểm soát mới tối đa.
Không được úp vợt là điều tất nhiên.
Rất hoan nghêng bạn huyducphamvn vào trao đổi, góp sức mỗi người một ý để cho chủ đề được phong phú. Nếu chúng ta được các sư phụ và các danh thủ VN sử dụng gai vào chỉ dẫn thì đỡ cho chúng ta phải tự lần mò. Qua mấy bài tham gia, mình thấy bạn rất có ý thức nghiên cứu, sẵn sàng trao đổi và có những chính kiến của mình. Những điều đáng quý đó nên cần được phát huy, để có cơ sở cùng bàn đánh giá thiệt hơn mà lựa chọn ra được các phương án hiệu quả.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng mỗi người hiểu một hướng, có thể làm cho việc trao đổi ko đi sát chủ đề, nên mình muốn được tóm tắt đôi điều về mục tiêu của Topic và vài ý trao đổi như sau:

1. Khoang vùng phạm vi của topic:
KỸ THUẬT CÁC CÚ ĐÁNH CƠ BẢN CỦA GAI DÀI
(Gai hợp lệ theo ITTF)
Chủ đề chỉ gói gọn về gai dài "Hợp Lệ Theo ITTF" thôi để tránh miên man quá rộng.
- Cho nên việc chế gai thành ko masat là nằm ngoài của chủ đề này, có thể nhân tiện nói thêm, nhưng ko có tác dụng chứng minh gì cho kỹ thuật của gai dài có masat.

2. Kỹ thuật các cú đánh cơ bản:
Nghĩa là gai dài nó có khả năng sử dụng cho cú đánh nào thì đưa ra thôi, nếu có thể phân tích thêm điều kiện thực hiện, ưu nhược của cú đánh... Mình nghĩ khi đề cập chung về các cú đánh, thì không thể chỉ dựa trên lối đánh riêng của mình để khẳng định gai dài chỉ có/chỉ nên có cú đánh này hay cú đánh kia.

Trong gai dài được ITTF chấp nhận đều phải có và vượt qua một ngưỡng masat nhất định. Hiện nay mức độ masat của mặt gai rất rộng, có một số mặt có masat rất cao có thể cặt nặng gần như gai ngắn và công tốt với động tác công gần như gai ngắn đấy. Mặt gai dài phát triển đa dạng, kỹ thuật hiện đại cũng có khác nhiều so với trước kia. Chính vì vậy, mới có những người thích đương đầu với thách thức là sử dụng gai dài để tấn công như Fukuoka và Zhou Xintong... Các cú công thuận của Zhou nhìn thấy khá dài rộng ko thấy khác với công bằng mút láng. Còn Dr Neubauer thì lại hoàn toàn là câu chuyện khác về gai ko masat, mặc dù hiện nay trong trình diễn gai có masat động tác của ông ta vẫn bị cố tật của việc sử dụng gai ko masat mấy chục năm qua, nay cũng chưa dễ gì thay đổi.

Khi nói: "là gai thì KHÔNG QUAN TÂM TỚI VIỆC TẠO XOÁY" mình e rằng là hơi cứng nhắc, nếu có thể nói là "mục tiêu chính không phải là tạo xoáy nhiều" sẽ hợp lý hơn. Dù là mặt gai dài, nhưng có masat thì sẽ có công dụng về masat chứ nhỉ. Còn "ko quan tâm" thì phải chăng là lối đánh thụ động? Trường hợp cắt đối lại bóng giật không những trả xoáy mà còn tiếp tăng thêm xoáy thì sao? và Gò bóng trên bàn biến đổi mức xoáy bóng trả có phải là những việc tạo xoáy không nhỉ? Còn vệc công lại bóng chuội ở trên thì mình không nói gì về mục tiêu để tạo xoáy như đối với sử dụng mút láng cả, mà chỉ nói (mặt gai ít masat thì động tác đánh làm sao cần tăng được masat) là để có thể kéo được bóng chuội lên được qua lưới bằng cú công thôi mà.

Sơ lược chút ít gọi là trao đi đổi lại để cho Topic sôi động.
 
Last edited:

huyducphamvn

Đại Uý
dạ cháu cũng chỉ muốn trao đổi cho biết thêm thông tin thôi. Kiến thức bao la mà. :)
Cháu cũng rất mê đánh gai, hồi đó xài láng bị người ta đập cho nát bét, giờ xài gai có thể thắng được một số người hạng cao nữa. :) (C đối với cháu là cao rồi :) )
ý cháu nói cũng giống bác/ chú nêu trên đây, gai dài không tạo xoáy nhiều mới đúng hơn. Thật ra nếu gai dài mà đi "moi xoáy" thì người ta đẩy trả lại chỉ có chết. Gai ít xoáy quá mà, vả lại, việc tăng lực khi sử dụng sẽ làm các gai bị uốn cong dẫn tới gẫy gai.
Cháu cũng xài gai có ma sát theo chuẩn ITTF, thường là gai 388D-1, nhưng cháu thấy 1 điều không hay lắm, đó là anti thì trơn lùi, giống gai không ma sát, nhưng sao không cấm? :-?
Mà cháu thấy như anh Joo, từ hồi ảnh đổi sang gai có lót, có ma sát là ảnh đi xuống khá nhiều, so với năm 2003 ảnh xài gai không ma sát thì ăn luôn Ma lin, ăn luôn Ma Long, thế mà giờ ảnh không còn chịu nổi, thật tiếc :( .
Gai ma sát thì chỉ có thể dùng để cắt xa bàn là nhiều, nếu thêm lót thì tốt nhất ra xa bàn mà cắt. Cháu thấy cao thủ Lâm gai mặc dù sử dụng gai nhưng anh này không block nhiều, chủ yếu xài láng để đánh.
Về việc sử dụng gai có ma sát thì cháu hay tham khảo anh Chen Weixing của Áo, gốc Trung Quốc. Có hẳn 1 video anh này hướng dẫn đỡ giao banh bằng gai dài (
), lâu lâu ảnh block nữa, gai ảnh đang xài là Joola Octopus 0,6 mm sponge.
Còn cô Zhou Xintong thì cháu nghĩ lên tới top 30 thế giới như hiện giờ là hết rồi, người ta bắt đầu quen với gai của cô ấy là xong. Giải Japan Open cô ấy chỉ có vô được chung kết đôi nữ thôi, chứ đơn nữ cô ấy bị loại từ vòng đầu rồi.
Nói tóm lại xài gai thì như là cố kết hợp 2 bên mặt vợt âm- dương, công- thủ. Công thì phải mạnh, thủ thì tối đa. Tất nhiên cũng có phản công nhưng đó là lúc thời cơ tốt thì mình mới làm được, còn nghĩ tới chuyện "đánh gai như đánh mút", đôi công bằng gai dài là điều không cần thiết.
Và nhất là xài gai thì xài... ít ít thôi, đừng để người ta quen để người ta đánh mình... gẫy gai :))
Vài dòng suy nghĩ của cháu, mong các bác, các chú góp ý thêm cho vui ạ. :)
 

Thanh Trà

Thượng Tá
VẤN ĐỀ THỨ TƯ
Không tạo được đủ xoáy khi cắt lại xoáy lên


Nếu mặt gai dài của bạn không có độ ôm bám bóng nhiều thì rất khó có khả năng tiếp thêm được xoáy khi cắt đối lại xoáy lên để trả lại một đường bóng xoáy xuống nặng. Chỉ khi bóng giật của đối thủ xoáy lên càng nhiều thì khi bạn cắt mới trả lại được bóng xoáy xuống càng nặng. Vì vậy, với chiến thuật cho lối cắt bằng gai dài là phải tìm cách ép/ hoặc mồi cho đối thủ luôn cung cấp cho mình bóng xoáy lên nhiều. Tùy theo từng tình huống trong trận đấu, trước khi bước vào cuộc đua “đối thủ giật - bạn cắt” thì trước đó việc phải làm để đưa đối thủ vào thế, bạn có thể lựa chọn một trong các cú đánh sau:
- Gò/ hoặc cắt tốt bằng mặt mút láng;
- Đánh bóng chuội thấp và dài…

Nếu mặt gai dài của bạn có khả năng ôm bám bóng tốt, nhưng khi cắt lại bóng giật vẫn thấy không đủ xoáy xuống nặng, thì có thể có vấn đề trong động tác đánh của bạn. Phần lớn là do cú đánh của bạn bị quá gồng hoặc xô đập bóng khi tiếp xúc. Kết cục, làm cho lực tác động vào bóng sẽ có hướng ra phía trước quá nhiều, làm các gai chỉ bị bẹp xuống chứ không được uốn cong cùng một phía để miết ôm vào bóng. Như vậy để điều chỉnh động tác, bạn cần vào bóng êm dịu hơn với vợt xuất phát từ vai trái xuống gần tới gối chân phải. Lưu ý trong động tác này là chủ yếu sử dụng bằng cánh tay ngoài, lấy khuỷu tay làm trục quay và chỉ thêm cổ tay chút ít ngay trước khi kết thúc cú đánh. Hãy để cho các gai tự làm công việc, còn động tác của bạn chỉ là định hướng cho gai mà thôi.
Nếu kết quả vẫn không chuyển biến, thì rất có thể là bạn đã sử dụng một động tác cắt “đúng” cho một mặt vợt “sai” hoặc ngược lại. Một số mặt gai dài chỉ phù hợp với cú cắt miết dưới bóng, hướng đánh đi từ sau ra trước, trong khi đó một số mặt gai dài lại chỉ phù hợp với cú cắt chéo từ trên xuống khi bạn miết vào phía sau quả bóng. Hãy điều chỉnh các góc vợt và hướng đánh khác nhau để tìm ra động tác phù hợp nhất đối với mặt vợt đó.
 

xtung78

Trung Uý
Xin moi cac bac choi gai vao youtobe danh WRM.TV tim trong do co het danh trai, block, danh phai bang gai dai sau do dua ra nhung phan tich dum em voi. day la trang dan toc nen em ko biet ting va chu cua ho
 

xtung78

Trung Uý
thấy có một số bài hay liên quan đến kỹ thuật đánh gai dài, nên tôi xin chuyển tải về Bongban.Org để cùng ACE nghiên cứu học tập.
(Do quỹ Tjan có hạn, nên dịch được đoạn nào thì post lên đoạn đó, mong các bác thông cảm).

KỸ THUẬT CÁC CÚ ĐÁNH CƠ BẢN CỦA GAI DÀI
(Gai hợp lệ theo ITTF)

Sử dụng gai dài là một nghệ thuật, nhưng muốn làm chủ được nó và trở thành một người điêu luyện thì bạn phải tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Để xây dựng nên các cú đánh bằng gai dài thực chất là tìm ra các phương án có thể đối lại một cách hữu hiệu với

A. ĐỐI LẠI VỚI CÁC ĐƯỜNG BÓNG CHUỘI
Ở cùng trình độ trung bình, các đối phương thường đưa sang những đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn và cố gắng không tạo bóng xoáy cho mặt gai có thể dựa vào. Họ chờ đợi bóng bạn trả về là một đường bóng chậm, cao và không có xoáy để có thể ra được một đòn đánh mất bóng. Đây là một chiến thuật thường áp dụng khi chơi với những người sử dụng gai dài còn thiếu kinh nghiệm. Vì kỹ thuật sử dụng gai dài để đối lại bóng chuội là khác rất nhiều so với kỹ thuật sử dụng mút láng. Vậy giải quyết vấn đề này thế nào? Có 2 giải pháp sau:

1. Chém xuống
Nếu đối thủ đửa bóng chuội sang phía gai dài, bạn hãy giữ vợt của bạn mở gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn/sàn, rồi chém kéo vợt chủ yếu theo phương từ trên xuống dưới và có thêm chút ít đưa ra đằng trước. Với cú đánh này, nó sẽ giữ cho bóng không bị bật bổng ra khỏi vợt bạn. Hãy luyện trở thành phản xạ cứ mỗi khi ứng phó với các đường bóng chuội về phía mặt gai của bạn. Kết quả, bạn sẽ trả được bóng sang có một chút xoáy xuống. Khi động tác đã vào khuôn, bạn có thể tạo ra các nhịp điệu nhanh chậm, ngắn dài khác nhau từ động tác của cú đánh này, còn bóng khi trả lại bàn đối thủ nó sẽ bay thấp và khó có thể tấn công mạnh được.

2. Gò bóng
Để đa dạng các cú đánh và có phương án thay đổi, khi bóng chuội sang bạn có thể sử dụng cú gò bằng gai dài.
So với cú chém xuống, cú gò bằng gai dài đối lại bóng chuội thì khó đạt kết quả hơn nhiều. Vì đối với gò lại bóng chuội, bạn cần phải có cảm nhận tiếp xúc bóng tốt và miết vợt làm cho các gai bị uốn cong. Nếu bạn vào bóng không chuẩn và không làm uốn cong được gai thì kết cục bóng sẽ bị bắn ngược lên cao và ra khỏi bàn.
Khi bạn thực hiện được đúng động tác, bóng trả sang sẽ thấp và không có xoáy hoặc có chút ít xoáy xuống, mặc dù nó trông giống như là một cú bóng cắt nặng.

Thay ah.em dang danh gai dai giandragon ve 2 phuong an su ly bong chuoi em danh om ban nen thuong xuyen su dung phuong an 1 nhu thay noi "chem xuong" con phuong an 2 em khong hieu cu cat bong ma uon cong duoc gai co le hoi kho vi bong chuoi rat nhe them ty luc la bay ra ngoai ngay vi bong do thuoc loai khong co luc di. Em xin de xuat 1 cach. su ly nua do la block bong. Dung mat vot day nhe bong doi voi bong chuoi dai, neu dai co luc di nhanh qua nay "ve" cho ho 1 nhat rat da mat day nhe bong qua luoi doi voi bong ngan, qua nay doi khi van bi bay ra ngoai. Em thay doi thu ma dua bong chuoi sang khi danh voi gai la pho bien vay chi co the khac che ho bang diem roi kho thoi. La ngu y cua em thay ah. Xin phep duoc thao luan de nang ky thuat

(Còn nữa)[/QUOTE]
Thay .
 

Thanh Trà

Thượng Tá
Thay ah.em dang danh gai dai giandragon ve 2 phuong an su ly bong chuoi em danh om ban nen thuong xuyen su dung phuong an 1 nhu thay noi "chem xuong" con phuong an 2 em khong hieu cu cat bong ma uon cong duoc gai co le hoi kho vi bong chuoi rat nhe them ty luc la bay ra ngoai ngay vi bong do thuoc loai khong co luc di. Em xin de xuat 1 cach. su ly nua do la block bong. Dung mat vot day nhe bong doi voi bong chuoi dai, neu dai co luc di nhanh qua nay "ve" cho ho 1 nhat rat da mat day nhe bong qua luoi doi voi bong ngan, qua nay doi khi van bi bay ra ngoai. Em thay doi thu ma dua bong chuoi sang khi danh voi gai la pho bien vay chi co the khac che ho bang diem roi kho thoi. La ngu y cua em thay ah. Xin phep duoc thao luan de nang ky thuat.
Bạn ghi chèn vào trong Quote rồi. Nên viết chữ Việt có dấu, mắt đeo kiếng rồi, khó đọc quá!
Bạn chỉnh sửa (edit) lại đi, nhìn cho đỡ rối mắt:
Phần nội dung ý kiến của bạn, mang ra ngoài đoạn trích, đưa xuống cuối cùng sau mã hiệu "QUOTE".
 
Last edited:

Thanh Trà

Moderator
Staff member
Thay ah.
Em đang đánh gai dài giandragon. Về 2 phương án xử lý bóng chuội, em đánh ôm bàn nên thường xuyên sử dụng phương án 1 như thầy nói "chém xuống", còn phương án 2 em không hiểu cú cắt bóng mà uốn cong được gai có lẽ hơi khó vì bóng chuội rất nhẹ thêm tý lực là bay ra ngoài ngay, vì bóng đó thuộc loại không có lực đi. Em xin đề xuất 1 cách. Xử lý nữa đó là block bóng. Dùng mặt vợt đẩy nhẹ bóng đối với bóng chuội dài, nếu dài có lực đi nhanh, quả này "ve" cho họ 1 nhát rất đã, mà đẩy nhẹ bóng qua lưới đối với bóng ngắn, quả này đôi khi vẫn bị bay ra ngoài. Em thấy đối thủ mà đưa bóng chuội sang khi đánh với gai là phổ biến vậy chỉ có thể khắc chế họ bằng điểm rơi ko thôi. Là ngụ ý của em thay ah. Xin phép được thảo luận để nâng kỹ thuật.
Cám ơn sự đóng góp chi tiết và cụ thể trong những tình huống làm phong phú thêm về các động tác, cú đánh, vì Tài Liệu trên như tiêu đề thì mới nêu ra một số kỹ thuật Cơ Bản thôi.

- Về phương án 2:
Ý nhận xét của bạn là rất hay và cũng trùng với ý của Tài Liệu đã nêu, ko có j mâu thuẫn.
Khi nói về Cú Cắt đó nhưng nó nói có ý đây không phải là 1 trong các phương án chính đối lại bóng chuội (là bóng ko xoáy - có thể mạnh, có thể nhẹ), nó chỉ là thêm thắt khi có điều kiện. Đọc kỹ sẽ nắm được tinh thần:
+ Những từ sử dụng ám chỉ là “thêm thắt”, như: Để đa dạng... có thể sử dụng... nhưng khó đạt hiệu quả.
+ Những từ sử dụng ám chỉ là “có điều kiện”, như: ...mặc dù trông nó như một cú cắt nặng (nghĩa là bóng sang phải có lực mới cắt được nặng, khi bóng nhẹ trên bàn thì ngay cả mút láng cũng khó cắt được nặng mà).

- Về Block và Ve: Cái này là bạn đã thêm chi tiết trong tình huống cụ thể rất hay. Theo mình nghĩ nó cũng ko phải là một trong những phương án chính, nó chỉ được sử dụng có hiệu quả khi có điều kiện.
Cú Ve này, hay nói cách khác là một cú Công bằng gai, về sau cũng có được đề cập thêm khi nói về Cải thiện thêm khả năng công bằng gai đối với bóng chuội khi có cơ hội (có cơ hội tức là khi có bóng ngon thì mới công, dại gì mà vẫn đi thủ), ở tại bài này: http://www.bongban.org/threads/các-kỸ-thuẬt-sử-dụng-gai-dÀi.25864/#post-361891
Như vậy, chúng ta cùng có điểm chung là có cú công đó và chỉ thực hiện có hiệu quả khi có điều kiện (thống nhất chung rất cao nhì. hehehe).

- Về điểm rơi: Ý đóng góp bổ sung của bạn là rất hay.

Tóm lại, có góp ý tập thể thì sẽ bổ sung được nhiều tình huống, làm cho nội dung phong phú và làm sáng tỏ rõ ràng thêm các vấn đề đã nêu mà nếu ko có thể hiểu sang hướng khác. Mong bạn tích cực tham gia trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm của mình.
 
Last edited:

thaythuydn

Đại Tá
Mình vừa dán xong gai dài Grass D-Tecs tibhar ,đáng BH trên cốt vợt thuần gổ 2 tốc độ combination effect của Dr Neubauer.mình mua lại từ một member trong hội gai Cần thơ,giá chỉ 850 VND rẻ hơn nhiều so với Paddle.com mà KHÔNG SỢ MẤT.mua trên mạng một triệu hơn/50 USD.
Để bớt suy nghĩ động nảo,tiết kiệm mồ hôi - nước mắt và đặc biệt là giảm BIA ,xin các anh chị em đã sử dụng gai này cho biết một chút kinh nghiêm về kỷ thuật.Đa tạ
 

lamtanmai

Thượng Tá
bác Thanh Trà ơi hôm nay cháu định qua CLB Hồng Mai chơi! chiều bác có ở đấy không ạ để cho cháu xin giao lưu vài đường bóng gai với các bác ạ
 

huyducphamvn

Đại Uý
Grass Dtecs cực kì khó sử dụng, cháu đã mượn xài ké của bác Trần Chấp Toàn, anh của bác Tuấn Anh B. Gai này cũng được Manika Batra của Ấn Độ, người vào đến tứ kết Cây Vợt Vàng vừa rồi sử dụng. Cắt thì bóng khó đọc được xoáy, nhưng bù lại mất đi rất nhiều độ kiểm soát, block gần hầu như không được, chỉ có đứng tầm trung, cách bàn khoảng 20 cm thì mới block được. Gai này có ma sát nên bắn reverse được, đẩy, gạt, hất được, banh nhanh. Tốt nhất dán vào cốt thuần gỗ.
 

thaythuydn

Đại Tá
Grass Dtecs cực kì khó sử dụng, cháu đã mượn xài ké của bác Trần Chấp Toàn, anh của bác Tuấn Anh B. Gai này cũng được Manika Batra của Ấn Độ, người vào đến tứ kết Cây Vợt Vàng vừa rồi sử dụng. Cắt thì bóng khó đọc được xoáy, nhưng bù lại mất đi rất nhiều độ kiểm soát, block gần hầu như không được, chỉ có đứng tầm trung, cách bàn khoảng 20 cm thì mới block được. Gai này có ma sát nên bắn reverse được, đẩy, gạt, hất được, banh nhanh. Tốt nhất dán vào cốt thuần gỗ.
Về cách block với gai có friction thì theo Trần t Anh B thì hơi úp vợt khoảng 70 độ,khi chạm bóng giật thì dùng cổ tay liếc hay hất mặt vợt lên một tí thì bóng sẻ qua lưới và chuội xuống Mình đã thử nghiệm với gai friction Soft Alligator thì ok Ngoài ra mình cũng có thể hơi úp mặt vợt đay bóng tới một tí cũng ok.Cám ơn bạn rất nhiều.Nay mai mình sẻ thử kỷ thuật này với gai Grass D Tecs
 

Bình luận từ Facebook

Top