Mối liên hệ giữa lưng và tay

acemjss

Trung Tá
Theo e quan sát thấy nếu giật bóng xoáy xuống. Lưng có nhiệm vụ đưa bóng qua lưới, còn tay có nhiệm vụ tăng lực cho bóng. Không biết thế có phải ko nhỉ?. Tiện thể khuyết điểm của e khi giật bóng xoáy xuống là thiếu lưng (lưng ko cúi, hoặc có cúi nhưng chưa đủ). Em muốn hỏi làm sao để giật bóng xoáy xuống có thể qua lưới và mạnh????
 

NTBB

Super Moderators
Cú giật nói chung và nói riêng là cú giật đối với bóng đến là xoáy xuống mà không có phần hỗ trợ của động tác cúi nghiêng sang bên thuận tay để lấy đà sâu và chân thuận đạp đất nâng hông lên đồng thời xoay lườn sang phía trái tay một chút thì chả khác gì mình ngồi trên ghế mà ném cục đá ra phía trước - không thể ném xa được. Khi mình ngồi trên cái ghế mà ném viên đá thì chỉ có thể chuyển động cánh tay được thôi, còn hông, lưng, lườn gì đều gần như không "giúp" được gì, muốn ném mạnh thì phải "vận lực" vào cánh tay và vì thế ... rất mệt. Nhưng nếu đứng xuống đất và lấy đà ném xem, lại chả bay vèo vèo ấy chứ! (Xem các VĐV ném đĩa hay đẩy tạ thì thấy rõ nhất hiệu quả của động tác xoay lườn).

Trong cú giật bóng cũng vậy. Mình để ý, khi gặp bóng xoáy xuống nặng, nếu mình làm đúng trình tự động tác:
- Hai chân giang rộng phải cỡ gấp 2 lần chiều rộng vai; Cúi nghiêng người qua phải (nếu thuận tay phải), hạ vợt sâu ngang hoặc thấp hơn đầu gối. Đương nhiên với tư thế này thì trọng tâm rơii vào chân phải.
- Quan sát bóng và khi bóng chạm bàn đi lên thì bắt đầu đạp chân phải, nâng hông lên, đồng thời xoay lườn qua trái.
- Tay vung vợt đánh lên với góc mặt vợt khoảng 7-8 mươi độ và góc vung vợt cũng có hướng lên trên là nhiều hơn ra trước.
- Chạm bóng khi bóng đã qua đỉnh của cú nảy từ bàn.
- Vợt kết thúc trước trán và chĩa về phiá mình đánh bóng đi.
- Vai và mặt cũng hướng trực diện với hướng đánh bóng.
- Quá trình giật là chuyển trọng tâm dần từ chân phải sang chân trái
thì bóng rất dễ qua lưới và cong cụp xuống mặt bàn bên kia, bóng có thể có tốc độ không thật cao nhưng nhiều xoáy.

Có 1 vài bạn mình nhìn từ ngoài vào thấy khi giật bóng xoáy xuống thường không hạ vợt đủ sâu, khi giật lại chỉ có cánh tay đánh lên mà thân người gần như không thay đổi so với khi đứng chuẩn bị giật, thiếu cả động tác xoay lườn nên không kéo được bóng xoáy nặng lên được; hoặc là khi lấy đà lại đưa vợt ra sau lưng giống như khi giật bóng xoáy lên, thế là đánh vào bóng bị "dày", bóng ít xoáy, vòng cung quỹ đạo bóng không cong để qua được lưới, thế là ...rúc lưới; hoặc có khi qua lưới nhưng do quỹ đạo bóng khá thẳng nên lại bay ra ngoài mép cuối bàn bên kia.

Ngay mới chiều hôm qua, có bạn Lê ở Thủ Đức biết số đt của mình trên dd và gọi để giao lưu. Mình cắt cho bạn ấy giật (bạn ấy đánh vợt dọc) và lúc đầu toàn rúc lưới. Khi mình nói bạn ấy điều chỉnh 1 chút (như trên) là kết quả khác hẳn ngay. Bạn ấy vốn quen giật bóng xoáy lên, điểm xuất phát vợt cao, đòn đánh ngắn, đánh ra trước nhiều nên khi gặp bóng cắt là "into the net" hết.

Tóm lại, như 1 HLV nổi tiếng của TQ đã nói đại loại: "Bóng bàn là 1 môn thể thao dựa trên những chuyển động có tính chất cung tròn - tức là các cú đánh là 1 chuyển động xoay quanh 1 tâm". Do đó nếu ta tăng bán kính của cú đánh, hoặc tăng tốc độ xoay của thân người và cánh tay cầm vợt thì đều làm tăng tốc độ vợt, đồng nghĩa là làm tăng lực đánh vào bóng. Vì thế khi giật bóng đến xoáy xuống thì rất cần động tác hạ sâu vợt và nghiêng người rồi xoay lườn khi giật lên.
 

Bình luận từ Facebook

Top