Tố chất của nhà vô địch tôi nghĩ rằng Zhang Jike là No1. Ma Long hay Xu Xin những thời điểm quan trọng trong các giải đấu lớn không như Zhang Jike. Với lại, có một điểm cảm nhận của tôi đó là, Zhang Jike rất " cáo giá", những giải không quan trọng, ZJK thường không bung sức mà đánh. Năm 2012 và đặc biệt là năm 2013, tất cả những lời chỉ trích đều nhắm vào ZJK. Tuy nhiên, tại giải WTTC 2013, thực tế cho thấy, Xu Xin thua 4-0 và dễ dàng vượt qua Wang Hao tại trận chung kết. Cũng như giải German Open 2013, Zhang Jike đánh giỡn chơi với Fan ZhengDong. Nhưng vào giải China Trial WTTTC 2014 vừa rồi, xem Zhang Jike đấu với Fan ZhengDong, Ma Long, Zhang Jike đã vượt qua với kết quả vô cùng thuyết phục. Sau đó anh là VĐV đầu tiên của đội tuyển BB Trung Quốc dự WTTTC 2014 tại Nhật Bản.
Theo mình, ZJK sử dụng chiến thuật tâm lý.
== Giai đoạn chưa có tên tuổi, trận nào cũng phải tập trung 100% sức lực để tìm kiếm chiến thắng, rèn luyện bản lĩnh, phát triển tư duy chiến thuật.
== Giai đoạn đã có tên tuổi, chấp nhận thất bại trong những giải nhỏ để tinh thần hưng phấn, khát khao hơn trong những giải lớn. Đó là cách tự tạo áp lực và thử thách cho bản thân. Chứ nếu giải nào cũng đánh hết sức, trận nào cũng phải thắng cho bằng được thì có nhiều cái hại hơn là lợi :
------ 1 là tăng tỷ lệ gặp chấn thương,
------ 2 là trí óc không phát triển toàn diện (1 VDV tầm cỡ cần có tầm nhìn của huấn luyện viên, tinh thần của 1 nhà vô địch và tư duy của 1 nhà thông thái. Vì thế cần phải phân bổ thời gian hợp lý để ngoài tập luyện, thi đấu, còn phát triển thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý thời gian, cảm xúc, làm chủ những cuộc chiến tâm lý cam go)
------ 3 là thắng nhiều sẽ sinh ra tâm lý chủ quan, mất động lực tập luyện.
------ 4 là dành hết giải của người khác thì bị nhiều người ghét, không tập luyện cùng nữa.
Nói chung là có dành cả năm để suy nghĩ thì cũng rất khó để biết được tường tận điều gì đã diễn ra trong đầu những vĩ nhân, những con người vĩ đại.