boll_boll
Moderator
Chào mọi người, sau một thời gian sử dụng dòng cốt vợt mới của Leoviz sản xuất trong năm 2013 bao gồm Garnet Extreme, Garnet KC có cấu trúc Kevlar Carbon và Liberty có cấu trúc toàn gỗ, mình mới bắt đầu viết lại cảm nhận về dòng sản phẩm trên. Cảm nhận ban đầu của mình về dòng sản phẩm mới của HC rất tốt, có thể nhận thấy sự khác biệt về thiết kế, chất lượng và cả giá thành so với dòng sản phẩm đầu tiên là Ruby, Amber , Opal. Thiết kế bắt mắt hơn, công nghệ được cải tiến hơn, chất lượng được nâng cao hơn cho thấy HC đã cố gắng rất nhiều trong việc phát triển sản phẩm của mình nhằm đem đến cho người tiêu dung sản phẩm có công nghệ nổi bật, thiết kế đẹp, giá thành phù hợp.
Trong 3 cây mới ra của Leoviz, mình thích nhất là cây Garnet KC vì nó mỏng nhất (5.5mm), có mặt ngoài là limba và được gia cố them 2 lớp Kevlar Carbon. Mình đoán rằng nó sẽ hợp với lối đánh của mình và hợp với mút Tàu nên quyết định chọn nó làm cây vợt chính trong 2 tuần trở lại đây. Bài review này sẽ là cảm nhận khách quan nhất của mình về cốt vợt Leoviz Garnet KC, một sản phẩm được C.ty Hỏa Châu cho ra mắt trong khoảng đầu tháng 8 năm nay.
Ở đợt sản phẩm này, Hỏa Châu đã mạnh tay thay đổi cấu trúc, kiểu dáng sản phẩm của mình, điều đầu tiên dễ thấy nhất đó chính là hộp đựng vợt. Đợt này Hỏa Châu sử dụng chung 1 kiểu hộp dành cho 3 sản phẩm. Hộp vợt bằng bìa cứng được in vân giả gỗ, so với hộp của “người tiền nhiệm” Ruby, Amber, Opal thì không hầm hố bằng, tuy nhiên khá cứng cáp và gọn nhẹ, thong tin chính trên hộp vợt chủ yếu giới thiệu về thương hiệu Leoviz. So với hộp của đợt sản phẩm trước, cá nhân mình thích hộp của đợt này hơn vì khá gọn nhẹ và thiết kế trang nhã phù hợp với sản phẩm được đựng trong nó. So với hộp của những hãng bóng bàn khác như BTY, Donic, TSP, Stiga,…chất liệu giấy làm hộp của Leoviz không khác biệt cho lắm.
Đó mới chỉ là hộp, quan trọng nhất của bài review hôm nay là cốt vợt Garnet KC. Thiết kế của Garnet KC bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên với màu sắc xám nhạt + đen là chủ đạo của cán vợt, trên mặt vợt có in hình đôi cánh lồng phía ngoài thanh gươm toát lên sự nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng đầy tính sát khí. Chắc đó cũng chính là thông điệp của HC gửi đến chúng ta về đặc tính của cây Garnet KC – mềm mại trong phòng thủ, sắc bén khi tấn công.
Cán cầm của Garnet KC khá tròn và không quá dài, điều đặc biệt là cán đã được nhà sản xuất xử lý bằng lớp keo chống thấm, cảm giác mịn, bám tay chứ không trơn. Với lớp keo chống thấm này màu sắc của cán vợt sẽ giữ được lâu hơn, không bị mồ hôi tay làm bẩn.
Mica tên của vợt khá nổi bật, ở đợt hàng này HC dùng 2 tấm mica cho 2 bên mặt vợt. Ở dưới cán có đóng 1 tấm mica dạng lục giác có hình chú sư tử Leo đặc trưng cho thương hiệu Leoviz.
Eo vợt được HC bo rất bé, mục đích nhằm cho vợt cân bằng hơn, không bị nặng đầu và eo vợt sâu giúp moi móc trên trái dễ hơn rất nhiều. Có một điều mình không thích lắm là cạnh vợt ở eo vợt rất sắc, cầm vợt chơi khoảng 15p thì phải buông ra vì cạnh vợt cứa vào tay. Để dễ chịu hơn, mình dùng giấy nhám mài nhẹ ở các cạnh vợt, có lẽ do lô hàng sản phẩm mới nên HC có sai sót. Chắc lô hàng sau HC sẽ mài sẵn các cạnh ở eo vợt để cầm vào thoải mái hơn.
Mặt vợt có kích thước tiêu chuẩn 157x150, với kích thước này khi dán mút vào vợt sẽ không quá nặng cũng không quá nhẹ, việc bán mút hoặc mua mút 2nd cũng thuận tiện hơn.
Vợt có độ dày 5.5mm với 7 lớp, trong đó lớp limba nằm ở mặt ngoài và liền kề là Kevlar carbon. Limba là loại gỗ khá thông dụng trong việc sử dụng làm lớp ngoài cùng của cốt vợt bóng bàn. Với độ cứng vừa phải nên khả năng bám bóng cao, thời gian lưu bóng lâu hơn so với vợt có mặt ngoài cứng nên tạo xoáy nhiều hơn. Một số cốt vợt thông dụng sử dụng limba ở mặt ngoài như Nittaku Acoustic, Butterfly Innerforce ALC, BTY Mizutani Jun, Stiga Clipper CR,..đều có đặc tính là bám bóng. Cây vợt của mình có lớp Limba khá già, bề mặt được mài nhẵn và xử lý lớp chống tước gỗ.
Thay vì sử dụng Modular Carbon như Ruby của đợt trước, ở đợt này HC dùng “phụ gia” là Kevlar carbon. Đặc tính của Kevlar là rất chắc, bền dưới lực đập, khó kéo đứt, hấp thụ lực nhún rất tốt. Kevlar được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, ứng dụng thông thường nhất của sợi Kevlar là các ứng dụng trong an toàn (chống mảnh vỡ vụn, áo chống đạn, mũ bảo hiểm). Kevlar cũng được dùng khá phổ biến trong việc sản xuất vợt bóng bàn, một số vợt tiêu biểu dùng Kevlar như Nittaku Feruku, Large Spear, Stiga Kevlar Wood,… Đặc tính của những cốt vợt này là đường bóng thấp, chặn bóng dễ dàng vì lớp kevlar đã hấp thụ lực của bóng đến. Sợi carbon thì mọi người đã quá quen thuộc rồi, ứng dụng chủ yếu của sợi carbon trong sản xuất vợt bóng bàn chính là gia tang tốc độ. Việc kết hợp giữa kevlar và carbon nhằm mục đích tăng tốc độ khi tấn công, hãm lực bóng khi phòng thủ, cá nhân mình đánh giá khá cao ứng dụng kevlar carbon cho cốt vợt của HC.
Lần đầu tiên sử dụng, mình dán H3 Pro đời cũ mua tại HC, miếng này mình dùng 5 6 tháng nay rồi, còn sử dụng rất tốt. Bên trái dùng Tenergy 64 1.9mm hàng Nhật xách tay. Combo khi dán xong cầm rất vừa tay, vội vã đem đi đánh thử xem thế nào. Đến CLB, mình thử đánh đều (đôi công)thuận tay, cảm giác bóng vào rất ngọt. Nếu không có nhãn hiệu Leoviz thì chẳng ai tin đây là thương hiệu bóng bàn của VN. Lúc đầu mình nhận thấy vợt đánh khá giống Timo Boll Spirit, tuy nhiên cảm giác vào bóng ngọt hơn, có lẽ do lớp ngoài là limba thay vì koto như của TBS. Thử lùi xa bàn khoảng 1m và giật bóng, bóng bay với vòng cung khá thấp, một phần là do đặc tính của lớp K-C, phần còn lại là do miếng H3 của mình bị mềm vì đánh khá lâu rồi.Bóng bay rất sát lưới, chạm bàn và chuội không nảy lên rất khó chịu. Tuy là vợt có carbon nhưng cảm giác không quá cứng để sử dụng với mút Tàu như H3, cảm giác có hơi cứng khi tiếp xúc bóng so với cốt gỗ, tuy nhiên vấn đề về lực và xoáy được đảm bảo tuyệt đối.
Mình chuyển sang BH đánh đều thử, bóng cực kì dễ vào bàn và hầu như đánh thế nào cũng vào bàn. Có lẽ do mút và cốt kết hợp “đúng pha” nên cho kết quả như vậy. Quá ngạc nhiên về khả năng đánh BH, mình đưa vợt cho anh bạn hay chơi chung đánh thử, anh ấy cũng ngạc nhiên vì đánh dễ vào bàn quá. Anh ấy đang dùng Long 2 + T64, cũng khá hài long với cú BH trên combo đó, tuy nhiên đánh thử vợt của mình thì anh ấy cũng phải kinh ngạc. T64 rất thích hợp cho rơ chặn đẩy, giật trái. Khi kết hợp với Garnet KC thì càng phát huy được những đặc điểm đó vì tốc độ của Garnet KC nhanh, vợt rất bám bóm. Lùi xa bàn tầm 1m -1,5m giật trái mà bóng cứ vào đều đều, không hề bị thiếu lực.
Gò bóng không bị nhổng cao, bắt ngắn tốt, phòng thủ dễ dàng là những đặc điểm nổi bật tiếp theo của Garnet KC, những đặc điểm đó đều nhờ đặc tính của Kevlar đó chính là hấp thụ lực.
Sau khi khởi động xong, thi đấu vài trận xem thế nào, trong suốt quá trình thi đấu mình chẳng gặp phải sự khó khăn nào khi điều khiển cốt Garnet KC. Thật sự rất dễ làm quen vì tốc độ và cảm giác của Garnet KC khá giống với những dòng vợt quen thuộc như Viscaria, TBS, TMB ALC, Innerforce series,… Với thiết kế khác một chút so với những loại vợt thông thường, Garnet KC khắc phục được một số nhược điểm mà những cây vợt khác mắc phải như nặng đầu, giật trái moi móc trong bàn khó, phát lực không đảm bảo,..
Mình thay mặt H3 Pro bằng mặt vợt cứng hơn một chút - Juic Globe999. Đây là sản phẩm lien doanh giữa Juic (một hãng bóng bàn khá nổi tiếng của Nhật) và Globe của Trung Quốc. Đặc điểm của miếng mút này là độ cứng khá cao, sponge rất đàn hồi (mình nghĩ đã được tuned sẵn trong lúc sản xuất) và có topsheet mid-tacky. Khi dán vào Garket KC, cảm giác bên phải chắc chắn hơn vì mặt Juic cứng và nặng hơn H3 một chút. Sau khi test mình thấy Juic Globe999 đánh với Garnet KC hợp hơn với H3 Pro của mình. Tốc độ của quả giật được tăng lên rõ rệt và quan trọng là mình thấy rất tự tin khi giật. Khả năng phòng thủ bên phải cũng tăng lên vì Juic Globe999 nhanh hơn H3, khi phòng thủ ít phải tác dụng lực để đưa bóng sang phần bàn bên kia. Qua đó mình nghĩ Garnet KC thích hợp với những mút có độ cứng cao một chút như T05, T80, Rasant, Rakza9, H3 Neo >40độ, Acuda S1, S2, Bluefire M1,..
Ở đợt ra mắt cốt vợt lần này, Hỏa Châu có chế độ hậu mãi rất đáng quan tâm đó là bảo hành toàn bộ số cốt vợt thương hiệu Leoviz của cty với thời hạn 1 năm. So với những thương hiệu khác tại VN mình thấy HC bảo hành lâu nhất. Những ai thích gắn bó lâu dài với cây vợt bóng bàn của mình chắc chắn sẽ rất quan tâm vấn đề này.
Qua thời gian test dài và kỹ của mình, mình tóm tắt ngắn gọn những ưu nhược điểm của cốt Garnet KC như sau:
Ưu điểm:
- Thiết kế hiện đại, bắt mắt.
- Chất liệu gỗ tốt, hoàn thiện khá tốt.
- Ứng dụng công nghệ khá mới tại thị trường cốt vợt ở VN.
- Phù hợp với những kỹ thuật bóng bàn hiện đại, dễ kết hợp mút.
- Giá thành phù hợp
- Chế độ hậu mãi dài.
Nhược điểm:
- Cạnh của eo vợt sắc
- Logo đóng hơi chệch
Với những ưu nhược điểm trên, mình thấy cốt Garnet KC hoàn toàn xứng đáng với giá 1.800.000đ ở hiện tại. Trong tương lai, hy vọng những đợt hàng tiếp theo hoặc những sản phẩm tiếp theo, Hỏa Châu sẽ khắc phục được những nhược điểm và đẩy mạnh các ưu điểm để người chơi bóng bàn ngày càng gắn bó với thương hiệu Việt. Bài review của mình xin kết thúc tại đây, hy vọng với bài review này sẽ giúp những người đang quan tâm dòng cốt vợt Leoviz nói chung và Garnet KC nói riêng có cái nhìn xuyên suốt nhất về sản phẩm mà mình sắp chọn. :zingme40:
/ Dự định trong tháng 9 sẽ có bài review về cốt Leoviz Garnet Extreme, mời mọi người đón xem.:zingme62:
Trong 3 cây mới ra của Leoviz, mình thích nhất là cây Garnet KC vì nó mỏng nhất (5.5mm), có mặt ngoài là limba và được gia cố them 2 lớp Kevlar Carbon. Mình đoán rằng nó sẽ hợp với lối đánh của mình và hợp với mút Tàu nên quyết định chọn nó làm cây vợt chính trong 2 tuần trở lại đây. Bài review này sẽ là cảm nhận khách quan nhất của mình về cốt vợt Leoviz Garnet KC, một sản phẩm được C.ty Hỏa Châu cho ra mắt trong khoảng đầu tháng 8 năm nay.
Ở đợt sản phẩm này, Hỏa Châu đã mạnh tay thay đổi cấu trúc, kiểu dáng sản phẩm của mình, điều đầu tiên dễ thấy nhất đó chính là hộp đựng vợt. Đợt này Hỏa Châu sử dụng chung 1 kiểu hộp dành cho 3 sản phẩm. Hộp vợt bằng bìa cứng được in vân giả gỗ, so với hộp của “người tiền nhiệm” Ruby, Amber, Opal thì không hầm hố bằng, tuy nhiên khá cứng cáp và gọn nhẹ, thong tin chính trên hộp vợt chủ yếu giới thiệu về thương hiệu Leoviz. So với hộp của đợt sản phẩm trước, cá nhân mình thích hộp của đợt này hơn vì khá gọn nhẹ và thiết kế trang nhã phù hợp với sản phẩm được đựng trong nó. So với hộp của những hãng bóng bàn khác như BTY, Donic, TSP, Stiga,…chất liệu giấy làm hộp của Leoviz không khác biệt cho lắm.
Đó mới chỉ là hộp, quan trọng nhất của bài review hôm nay là cốt vợt Garnet KC. Thiết kế của Garnet KC bắt mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên với màu sắc xám nhạt + đen là chủ đạo của cán vợt, trên mặt vợt có in hình đôi cánh lồng phía ngoài thanh gươm toát lên sự nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng đầy tính sát khí. Chắc đó cũng chính là thông điệp của HC gửi đến chúng ta về đặc tính của cây Garnet KC – mềm mại trong phòng thủ, sắc bén khi tấn công.
Cán cầm của Garnet KC khá tròn và không quá dài, điều đặc biệt là cán đã được nhà sản xuất xử lý bằng lớp keo chống thấm, cảm giác mịn, bám tay chứ không trơn. Với lớp keo chống thấm này màu sắc của cán vợt sẽ giữ được lâu hơn, không bị mồ hôi tay làm bẩn.
Mica tên của vợt khá nổi bật, ở đợt hàng này HC dùng 2 tấm mica cho 2 bên mặt vợt. Ở dưới cán có đóng 1 tấm mica dạng lục giác có hình chú sư tử Leo đặc trưng cho thương hiệu Leoviz.
Eo vợt được HC bo rất bé, mục đích nhằm cho vợt cân bằng hơn, không bị nặng đầu và eo vợt sâu giúp moi móc trên trái dễ hơn rất nhiều. Có một điều mình không thích lắm là cạnh vợt ở eo vợt rất sắc, cầm vợt chơi khoảng 15p thì phải buông ra vì cạnh vợt cứa vào tay. Để dễ chịu hơn, mình dùng giấy nhám mài nhẹ ở các cạnh vợt, có lẽ do lô hàng sản phẩm mới nên HC có sai sót. Chắc lô hàng sau HC sẽ mài sẵn các cạnh ở eo vợt để cầm vào thoải mái hơn.
Mặt vợt có kích thước tiêu chuẩn 157x150, với kích thước này khi dán mút vào vợt sẽ không quá nặng cũng không quá nhẹ, việc bán mút hoặc mua mút 2nd cũng thuận tiện hơn.
Vợt có độ dày 5.5mm với 7 lớp, trong đó lớp limba nằm ở mặt ngoài và liền kề là Kevlar carbon. Limba là loại gỗ khá thông dụng trong việc sử dụng làm lớp ngoài cùng của cốt vợt bóng bàn. Với độ cứng vừa phải nên khả năng bám bóng cao, thời gian lưu bóng lâu hơn so với vợt có mặt ngoài cứng nên tạo xoáy nhiều hơn. Một số cốt vợt thông dụng sử dụng limba ở mặt ngoài như Nittaku Acoustic, Butterfly Innerforce ALC, BTY Mizutani Jun, Stiga Clipper CR,..đều có đặc tính là bám bóng. Cây vợt của mình có lớp Limba khá già, bề mặt được mài nhẵn và xử lý lớp chống tước gỗ.
Thay vì sử dụng Modular Carbon như Ruby của đợt trước, ở đợt này HC dùng “phụ gia” là Kevlar carbon. Đặc tính của Kevlar là rất chắc, bền dưới lực đập, khó kéo đứt, hấp thụ lực nhún rất tốt. Kevlar được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, ứng dụng thông thường nhất của sợi Kevlar là các ứng dụng trong an toàn (chống mảnh vỡ vụn, áo chống đạn, mũ bảo hiểm). Kevlar cũng được dùng khá phổ biến trong việc sản xuất vợt bóng bàn, một số vợt tiêu biểu dùng Kevlar như Nittaku Feruku, Large Spear, Stiga Kevlar Wood,… Đặc tính của những cốt vợt này là đường bóng thấp, chặn bóng dễ dàng vì lớp kevlar đã hấp thụ lực của bóng đến. Sợi carbon thì mọi người đã quá quen thuộc rồi, ứng dụng chủ yếu của sợi carbon trong sản xuất vợt bóng bàn chính là gia tang tốc độ. Việc kết hợp giữa kevlar và carbon nhằm mục đích tăng tốc độ khi tấn công, hãm lực bóng khi phòng thủ, cá nhân mình đánh giá khá cao ứng dụng kevlar carbon cho cốt vợt của HC.
Lần đầu tiên sử dụng, mình dán H3 Pro đời cũ mua tại HC, miếng này mình dùng 5 6 tháng nay rồi, còn sử dụng rất tốt. Bên trái dùng Tenergy 64 1.9mm hàng Nhật xách tay. Combo khi dán xong cầm rất vừa tay, vội vã đem đi đánh thử xem thế nào. Đến CLB, mình thử đánh đều (đôi công)thuận tay, cảm giác bóng vào rất ngọt. Nếu không có nhãn hiệu Leoviz thì chẳng ai tin đây là thương hiệu bóng bàn của VN. Lúc đầu mình nhận thấy vợt đánh khá giống Timo Boll Spirit, tuy nhiên cảm giác vào bóng ngọt hơn, có lẽ do lớp ngoài là limba thay vì koto như của TBS. Thử lùi xa bàn khoảng 1m và giật bóng, bóng bay với vòng cung khá thấp, một phần là do đặc tính của lớp K-C, phần còn lại là do miếng H3 của mình bị mềm vì đánh khá lâu rồi.Bóng bay rất sát lưới, chạm bàn và chuội không nảy lên rất khó chịu. Tuy là vợt có carbon nhưng cảm giác không quá cứng để sử dụng với mút Tàu như H3, cảm giác có hơi cứng khi tiếp xúc bóng so với cốt gỗ, tuy nhiên vấn đề về lực và xoáy được đảm bảo tuyệt đối.
Mình chuyển sang BH đánh đều thử, bóng cực kì dễ vào bàn và hầu như đánh thế nào cũng vào bàn. Có lẽ do mút và cốt kết hợp “đúng pha” nên cho kết quả như vậy. Quá ngạc nhiên về khả năng đánh BH, mình đưa vợt cho anh bạn hay chơi chung đánh thử, anh ấy cũng ngạc nhiên vì đánh dễ vào bàn quá. Anh ấy đang dùng Long 2 + T64, cũng khá hài long với cú BH trên combo đó, tuy nhiên đánh thử vợt của mình thì anh ấy cũng phải kinh ngạc. T64 rất thích hợp cho rơ chặn đẩy, giật trái. Khi kết hợp với Garnet KC thì càng phát huy được những đặc điểm đó vì tốc độ của Garnet KC nhanh, vợt rất bám bóm. Lùi xa bàn tầm 1m -1,5m giật trái mà bóng cứ vào đều đều, không hề bị thiếu lực.
Gò bóng không bị nhổng cao, bắt ngắn tốt, phòng thủ dễ dàng là những đặc điểm nổi bật tiếp theo của Garnet KC, những đặc điểm đó đều nhờ đặc tính của Kevlar đó chính là hấp thụ lực.
Sau khi khởi động xong, thi đấu vài trận xem thế nào, trong suốt quá trình thi đấu mình chẳng gặp phải sự khó khăn nào khi điều khiển cốt Garnet KC. Thật sự rất dễ làm quen vì tốc độ và cảm giác của Garnet KC khá giống với những dòng vợt quen thuộc như Viscaria, TBS, TMB ALC, Innerforce series,… Với thiết kế khác một chút so với những loại vợt thông thường, Garnet KC khắc phục được một số nhược điểm mà những cây vợt khác mắc phải như nặng đầu, giật trái moi móc trong bàn khó, phát lực không đảm bảo,..
Mình thay mặt H3 Pro bằng mặt vợt cứng hơn một chút - Juic Globe999. Đây là sản phẩm lien doanh giữa Juic (một hãng bóng bàn khá nổi tiếng của Nhật) và Globe của Trung Quốc. Đặc điểm của miếng mút này là độ cứng khá cao, sponge rất đàn hồi (mình nghĩ đã được tuned sẵn trong lúc sản xuất) và có topsheet mid-tacky. Khi dán vào Garket KC, cảm giác bên phải chắc chắn hơn vì mặt Juic cứng và nặng hơn H3 một chút. Sau khi test mình thấy Juic Globe999 đánh với Garnet KC hợp hơn với H3 Pro của mình. Tốc độ của quả giật được tăng lên rõ rệt và quan trọng là mình thấy rất tự tin khi giật. Khả năng phòng thủ bên phải cũng tăng lên vì Juic Globe999 nhanh hơn H3, khi phòng thủ ít phải tác dụng lực để đưa bóng sang phần bàn bên kia. Qua đó mình nghĩ Garnet KC thích hợp với những mút có độ cứng cao một chút như T05, T80, Rasant, Rakza9, H3 Neo >40độ, Acuda S1, S2, Bluefire M1,..
Ở đợt ra mắt cốt vợt lần này, Hỏa Châu có chế độ hậu mãi rất đáng quan tâm đó là bảo hành toàn bộ số cốt vợt thương hiệu Leoviz của cty với thời hạn 1 năm. So với những thương hiệu khác tại VN mình thấy HC bảo hành lâu nhất. Những ai thích gắn bó lâu dài với cây vợt bóng bàn của mình chắc chắn sẽ rất quan tâm vấn đề này.
Qua thời gian test dài và kỹ của mình, mình tóm tắt ngắn gọn những ưu nhược điểm của cốt Garnet KC như sau:
Ưu điểm:
- Thiết kế hiện đại, bắt mắt.
- Chất liệu gỗ tốt, hoàn thiện khá tốt.
- Ứng dụng công nghệ khá mới tại thị trường cốt vợt ở VN.
- Phù hợp với những kỹ thuật bóng bàn hiện đại, dễ kết hợp mút.
- Giá thành phù hợp
- Chế độ hậu mãi dài.
Nhược điểm:
- Cạnh của eo vợt sắc
- Logo đóng hơi chệch
Với những ưu nhược điểm trên, mình thấy cốt Garnet KC hoàn toàn xứng đáng với giá 1.800.000đ ở hiện tại. Trong tương lai, hy vọng những đợt hàng tiếp theo hoặc những sản phẩm tiếp theo, Hỏa Châu sẽ khắc phục được những nhược điểm và đẩy mạnh các ưu điểm để người chơi bóng bàn ngày càng gắn bó với thương hiệu Việt. Bài review của mình xin kết thúc tại đây, hy vọng với bài review này sẽ giúp những người đang quan tâm dòng cốt vợt Leoviz nói chung và Garnet KC nói riêng có cái nhìn xuyên suốt nhất về sản phẩm mà mình sắp chọn. :zingme40:
/ Dự định trong tháng 9 sẽ có bài review về cốt Leoviz Garnet Extreme, mời mọi người đón xem.:zingme62:
Last edited: