Hi cảm ơn chú, đúng vậy cháu cũng chơi phong trào thôi , ham thích môn này từ bé (cảm giác mình cũng hơi có năng khiếu nhưng ko được đào tạo bài bản) đến khi học lớp 12 và học ĐH thì ko có thời gian chơi nữa nên đành bỏ giờ mới chơi lại được khoảng vài tháng, lúc đầu lâu ko cầm vợt đánh ko co cảm giác gì , bây giờ cũng bắt đầu có cảm giác bóng lại . Nên muốn tìm bạn cùng học lại cho nó bài bản. ah chú ơi cho cháu hỏi khi giật quả bóng cắt xoáy xuống cháu vẫn giật lên được nhưng phải mạnh mới lên còn giật nhẹ la vô lưới luôn , mà mạnh thì là giật sát thủ một là mình thắng , hai là họ kê lại thì mình chết luôn ko kịp phản ứng , mà giật thế thì mệt kinh khủng vào séc chỉ giật được séc đầu séc 2 là đuối ko đủ lực vô lưới luôn, chú có cách nào giật nhẹ mà vẫn an toàn ko ạ? hix cháu đánh khi ra tay ko thể hãm lực nhẹ lại được , khi giật cứ phải thả lỏng ra tay mạnh thì mới vô bàn nhưng như vậy hơi khó điều chỉnh bóng đúng 1 vị trí khi tập, khi cháu đánh nhẹ cứ cảm giác ngượng ngượng tay và cứng tay chú ah. Chú có cách nào giúp cháu có thể đánh lúc nhẹ lúc mạnh mà vẫn thấy thoát tay và thoải mái ko ạ? thank Chú út , Chú mà ở ngoài HN cho cháu qua học hỏi chú thì tốt quá.
He he ! Những điều cháu hỏi thì phải cỡ cao thủ mới chỉ vẽ cho cháu được. Chú chơi phong trào, lại là rơ phòng thủ phản công (nghe oai ra phết, hihi !), thường dùng gai bên BH cắt, chặn, gò điểm rơi, gài bóng để tìm cơ hội phản công bằng bạt hoặc giật bằng mút bên FH nên nói về quả giật thì ko phải là ..."sở trường" rồi. Các anh các chị trình cao, chơi rơ tấn công sẽ bày cho cháu.
Nhưng có 1 vài lưu ý chung mà ai đã biết giật cũng đã biết hoặc khi học quả giật bóng xoáy xuống (bóng đến là xoáy xuống) cần phải nắm được để chuẩn bị tinh thần là:
- Bóng xoáy xuống thường bay chậm, chạm bàn thì nảy lên nhẹ và ít lao ra so với bóng xoáy lên, vì thế người giật không thể mượn lực bóng đến khi đánh trả bóng lại. Và chúng ta hay gọi "bóng nặng" là vì thế.
- Vì là xoáy xuống nên khi mình giật là đánh cùng chiều xoáy, nếu mình giật với góc vợt khép + góc vung vợt khép như khi giật bóng xoáy lên thì chắc chắn bóng sẽ tụt lưới, thậm chí sụp ngay đầu bàn bên mình, trừ trường hợp đánh với lực cực mạnh đủ sức phá xoáy của bóng đến và "kéo" được quả bóng qua lưới. Và đây cũng là 1 lý do để nói bóng xoáy xuống... "nặng".
- Giật bóng xoáy xuống thì phải có đà vung vợt dài, thường người giật phải hạ trọng tâm rất sâu (bằng cách cong gối phải và xoay người nghiêng sang phải nhiều), hạ vợt sâu (chứ không ra sau lưng nhiều như khi giật bóng xoáy lên), và quỹ đạo vợt cũng thường dài hơn, góc đánh lớn hơn (đánh lên trên nhiều hơn) ... vì thế sức bỏ ra phải nhiều hơn. Dẫn đến mau mệt. Cháu xem mấy cao thủ khi gặp Joosehuyk đều phải giật cong cả "đít" mới được, nhiều người giật một hồi là ...hết hơi, đánh tụt lưới. Chú thấy có một số cao thủ khi giật liên tiếp vài quả thì lại bỏ nhỏ, thả bóng ngắn 1 quả, hoặc thay vì giật mạnh thì chỉ giật mỏng, moi nhẹ để làm giảm nhịp độ và cường độ lại, đó là 1 cách để hồi sức nhằm "trường kỳ kháng chiến" với mấy đối thủ phòng ngự dai như đỉa.
Đó chỉ là "lý thuyết" và những gì chú thấy khi tham khảo các tài liệu, các video, và xem mọi người đánh bóng ở các CLB. Bản thân chú cũng tập giật và thấy như thế.
Còn trong khi tập, theo chú lúc đầu không nên giật với lực quá mạnh (giật sát thủ như cháu mô tả). Vì lúc này mình đang cần lấy lại cảm giác về nhiều thứ sau một thời gian dài cháu nghỉ không chơi bóng ( tư thế đứng, xoay người lấy đà, vung tay, góc đánh, xác định thời điểm chạm bóng - tức vị trí bóng trên quỹ đạo khi mình chạm bóng, vung vợt theo bóng sau khi chạm bóng, hồi vị...). Nên đánh với lực vừa phải, nhưng động tác phải dứt khoát. Tốt nhất là nếu có máy bắn bóng thì set nó phát bóng xoáy xuống (từ nhẹ đến nặng) và cứ thế mà giật thì rất dễ điều chỉnh động tác. Tập với bạn cùng tập mà mình "giật sát thủ", "một phát ăn luôn" (hoặc "out luôn", hehe !) thì bạn tập sẽ mau chán - trừ trường hợp bạn ấy thích thế để tập ... đỡ bóng giật sát thủ; mà mình cũng không có nhiều bóng đều để tập, rất khó rút kinh nghiệm. Tập với máy, khi đã có cảm giác tốt thì cháu tha hồ muốn giật mạnh nhẹ gì cũng được, vì "bạn cùng tập" không biết "bực mình", hihi !