bạn cần chú ý điểm này:
bạn đánh thiên về Off and power, nhưng đánh ôm bàn, trung hay xa bàn ? sẽ có các loại cốt phù hợp cho cự li của bạn
:zingme76:
- Nếu bạn đánh ở cự ly trung xa bàn: thì bạn nên chọn cốt vợt mềm (soft feel) đi kèm với mặt vợt mềm cho cả hai bên, đặc biệt là khi bạn giật nhiều hơn là bạt.
- Nếu bạn đánh ở cự ly cận bàn: thì có thể dùng cốt vợt cứng trung bình (medium feel), kết hợp với mặt vợt mềm cho bên trái tay (bên cắt). Bên phải bạn có thể dùng mặt vợt hơi cứng hơn một chút để tăng sức công phá cho quả giật nhịp nhanh (vì đánh ôm bàn) hoặc là bạn dùng hẳn một mặt vợt cứng cho bên phải nếu bạn bạt nhiều hơn là giật.
Trong cả hai trường hợp trên, bạn nên chọn tốc độ của cốt vợt vào khoảng trung bình (từ ALLROUND cho tới OFF-). Vì bạn đã có tuổi, cốt mềm cho phép bạn tiếp xúc bóng thong thả hơn, tức là hứng bóng vào mặt vợt rồi mới phát lực đi, thời gian lưu bóng lâu hơn, bạn cho phép xử lý tốt nhiều kỹ thuật đa dạng của lối đánh công thủ toàn diện.
:zingme76: Nếu bạn rơi vào trường hợp ít xảy ra hơn, là bạn có lối đánh cận bàn với nhịp độ thật nhanh, gò cắt nhanh, tấn công nhanh : thì bạn nên chọn cốt vợt cứng, tốc độ vừa phải (từ ALLROUND tới OFF-), tốt nhất là loại 7 lớp gỗ. Loại cốt vợt này đồng thời vừa có độ cứng vừa có độ bám bóng tốt phục vụ lối đánh gò cắt nhanh, bắt ngắn, kết hợp tấn công nhanh. Cốt vợt 7 lớp này đi với mặt vợt cứng hay mềm đều được, bạn chọn mặt vợt cho phù hợp với kỹ thuật như tôi đã giải thích ở trên.
---------------------
Cốt vợt cứng hay mềm không có liên quan nhiều đến vấn đề lực mạnh hay yếu. Theo các tư liệu tôi có dịp biết đến thì cảm giác cứng hoặc mềm của cốt vợt liên hệ mật thiết với nhịp đánh nhanh hay chậm, thời gian lưu bóng trên mặt vợt, và cự ly gần bàn hoặc xa bàn. Cốt vợt cứng thường hỗ trợ lối đánh có nhịp nhanh, từ cận bàn đến cự ly trung xa bàn, còn cốt vợt mềm thường phù hợp hơn cho lối đánh ở cự ly trung và xa bàn.
Vấn đề phát lực mạnh hay không chủ yếu là dựa vào kỹ thuật giật bóng, và sự kết hợp tối ưu giữa cốt vợt và mặt vợt để hỗ trợ tốt nhất cho kỹ thuật ấy
Một ví dụ điển hình để bạn tham khảo là sự so sánh về lực trong các pha giật bóng giữa Yoshida Kaii và Ryu Seung Min tại trận bán kết đồng đội WTTC 2008. Yoshida sử dụng cốt vợt 7 lớp rất cứng và Ryu thì dùng cốt một lớp thuộc dòng rất mềm. Hai người này có lối đánh tấn công vũ bão của trường phái vợt dọc truyền thống (chỉ sử dụng một mặt vợt forehand). Ở vòng trước đó, Yoshida đã thắng Chuan Chih-Yuan bằng những pha đối giật rất uy lực (thắng 3-1), nhưng khi gặp Ryu thì Yoshia rõ ràng đã gặp khó khăn quá lớn không thể vượt qua (thua 0-3). Phân tích trận đấu có thể thẩy hỏa lực của Ryu áp đảo hơn hẵn, nhưng một nguyên do khác là Ryu đã áp đặt được lối đánh ở cự ly trung xa bàn sở trường của Hàn Quốc để tranh lợi thế trước Yoshida vốn là một cao thủ của lối đánh tấn công nhanh cận bàn của Trung Quốc (cá biệt Yoshida cũng rất mạnh ở cự ly trung, nhưng so với Ryu thì không thể hơn được). Trường hợp này của Yoshida cũng có thể cho ta thấy một tình huống rất hay về chiến thuật thi đấu lực-đối-lực và cũng như là phù hợp giữa vũ khí với chiến thuật.
Đề cập đến việc phát lực mạnh, bạn cũng nên chú ý đến tốc độ nãy của cốt vợt. Cốt vợt nãy chậm cho phép phát lực tối đa, trong khi cốt vợt nãy hơn thì đòi hỏi tốc độ gập tay phải rất nhanh thì mới phát lực mạnh được, nếu không quả giật bóng đó sẽ bị hỏng vì thiếu độ ma sát. Có nghĩa là cốt vợt nãy chậm hay nhanh cũng không tạo lực mạnh hơn hay yếu hơn, điều cốt yếu nó có phù hợp với kỹ thuật của người sử dụng hay không
Trên đây là một vài điểm cơ bản về cốt vợt, tuy nhiên không có công thức chung cho tất cả mọi người. Nếu bản thân bạn nhận thấy cốt mềm giật bóng vào nhiều hơn ở cự ly trung xa bàn thì bạn cứ dùng cốt mềm, rồi tìm một mặt vợt nào cho phép bạn phát lực mạnh hơn hoặc là tìm đến các cao thủ chuyên nghiệp để trau giồi thêm về kỹ thuật .