HLV ngoại cho Đội tuyển bóng bàn quốc gia: Vẫn chế độ chờ!

nhimpitt

Trung Sỹ
(HNM) - Dự kiến cuối tháng 6 này sẽ có HLV ngoại cùng Đội tuyển bóng bàn quốc gia tham dự Giải vô địch Châu Á tại Busan (Hàn Quốc). Tuy nhiên, đến lúc này, việc xúc tiến thuê HLV ngoại cho đội tuyển vẫn "giẫm chân tại chỗ".


Bóng bàn dù không còn mang lại những vinh quang tột đỉnh ở đấu trường Đông Nam Á hay SEA Games nhưng vẫn là một trong những môn thể thao hấp dẫn, thu hút nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Ý thức được điều này nên Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam khóa V đã sốt sắng cùng Tổng cục TDTT thuê HLV ngoại để nâng tầm đội tuyển. Hơn mười năm trước, với các chuyên gia Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Một thời gian sau đó, tưởng như các HLV nội có thể đảm đương được phần việc của các HLV ngoại nhưng thực tế lại khác hẳn. Chỉ riêng việc "quân anh, quân tôi" đã đủ khiến người ngoài bàn ra tán vào, còn nội tình đội tuyển không phải lúc nào cũng yên ả. Chuyện xô xát giữa Lê Tiến Đạt và Tô Đức Hoàng tại Giải vô địch Đông Nam Á năm 2012 cũng bắt nguồn từ quan điểm "quân anh, quân tôi". Có lẽ, đấy là hệ quả lớn nhất của chuyện trao quyền HLV đội tuyển cho một HLV nội, đang thuộc biên chế một đơn vị nào đó. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở một số đội tuyển quốc gia, như đội tuyển quyền Anh trẻ quốc gia, chức danh HLV trưởng đã được trao cho những HLV tự do. Lập tức, các địa phương lại tạo điều kiện cho VĐV lên đội tuyển. Họ tin rằng những quyết định của HLV trưởng kia sẽ khách quan, không vì mục đích cá nhân mà làm thui chột tài năng của VĐV. Nhưng đi tìm một HLV nội đang hành nghề tự do cho đội tuyển bóng bàn cũng khó. Đến đây, cái tài của HLV lại được đặt lên bàn cân. Nhưng những người xuất sắc trong làng HLV nội lại đang thuộc một đơn vị nào đó rồi. Đưa ai lên nắm quyền HLV trưởng rồi cũng dễ sinh dư luận. Trước đây, HLV Lê Xuân Phong sẵn sàng lên đội tuyển nhưng sau khi để xảy ra sự cố tại Giải vô địch Đông Nam Á thì cánh cửa Đội tuyển quốc gia đã khép lại với HLV này, không biết bao giờ mới "mở" lại. Thậm chí, chuyện tìm trợ lý HLV nội cũng khó chứ chưa kể tới việc tìm HLV trưởng. Một người có trách nhiệm đã nói rằng, khi lên đội tuyển, HLV bị cắt mọi chế độ ở địa phương trong khi thu nhập ở đội tuyển lại thấp hơn, khoảng vài ba triệu đồng. Vì vậy, chẳng ai mặn mà lên đội tuyển. Nói gì thì trách nhiệm cũng phải gắn với quyền lợi.

Sau lần thuê hụt chuyên gia Kim Myong Jun của CHDCND Triều Tiên, Tổng cục TDTT đã hướng tới một trong hai chuyên gia Trung Quốc là Xiao Xai Ke và Liu Wuan Chung. Cách đây 3 tháng, lời mời đã được đưa ra trong đó có chuyện Tổng cục TDTT muốn ký hợp đồng ít nhất là 2 năm. Nhưng các chuyên gia này thường có xu hướng làm việc theo chu kỳ ngắn, khiến họ khó có thể chấp nhận đề nghị của Tổng cục TDTT. Dù vậy, phía Việt Nam vẫn chờ và đến giờ vẫn chưa có bước tiến mới. Một số ý kiến đã cho rằng, có thể mức lương 2.500 USD/tháng mà Tổng cục TDTT đưa ra chưa đủ hấp dẫn các chuyên gia nước ngoài. Mức lương đó chỉ có thể thuê được những HLV làng nhàng (trừ khi HLV đó được cử sang theo thỏa thuận hỗ trợ, hợp tác ở tầm quốc gia). Muốn thuê được các HLV ngoại giỏi cũng ít nhất 4.000 USD/tháng. Nhưng những quy định tài chính khiến Tổng cục TDTT không thể chi nhiều hơn, dù biết rằng "tiền nào, người ấy". "Bài toán" này chỉ có thể trông chờ vào Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam đứng ra kêu gọi các doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ tiền lương cho HLV ngoại đội tuyển quốc gia. Đó cũng là cách làm quen thuộc và có hiệu quả của LĐBĐ Việt Nam - tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động quy củ, chuyên nghiệp nhất Việt Nam hiện nay. Liệu Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có thể làm được điều này?

Trong khi đó, dù đã "né" nhưng cuối cùng ông Nguyễn Đức Long, phụ trách Bộ môn Bóng bàn Tổng cục TDTT vẫn "được" đưa vào ghế HLV trưởng đội tuyển. Đã có ngay những ì xèo rằng đã định phụ trách bộ môn của Tổng cục TDTT thì không làm HLV Đội tuyển quốc gia sẽ khó mà đảm đương cả "hai vai". Nhưng nhìn đi nhìn lại, chẳng thể kiếm được ai khả dĩ hơn ông Long vì ít nhất ông này đã chứng minh được khả năng chuyên môn, có thể giữ được vai trò độc lập, khách quan trong tuyển chọn VĐV. Hơn nữa, sự xuất hiện của một HLV ngoại ở đội tuyển không biết bao giờ được giải quyết, trong khi SEA Games 27 - sân chơi được bóng bàn Việt Nam kỳ vọng nhất, đang sầm sập đến…

Minh Quang
 

nidex

Binh Nhì
(HNM) - Dự kiến cuối tháng 6 này sẽ có HLV ngoại cùng Đội tuyển bóng bàn quốc gia tham dự Giải vô địch Châu Á tại Busan (Hàn Quốc). Tuy nhiên, đến lúc này, việc xúc tiến thuê HLV ngoại cho đội tuyển vẫn "giẫm chân tại chỗ".


Bóng bàn dù không còn mang lại những vinh quang tột đỉnh ở đấu trường Đông Nam Á hay SEA Games nhưng vẫn là một trong những môn thể thao hấp dẫn, thu hút nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Ý thức được điều này nên Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam khóa V đã sốt sắng cùng Tổng cục TDTT thuê HLV ngoại để nâng tầm đội tuyển. Hơn mười năm trước, với các chuyên gia Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Một thời gian sau đó, tưởng như các HLV nội có thể đảm đương được phần việc của các HLV ngoại nhưng thực tế lại khác hẳn. Chỉ riêng việc "quân anh, quân tôi" đã đủ khiến người ngoài bàn ra tán vào, còn nội tình đội tuyển không phải lúc nào cũng yên ả. Chuyện xô xát giữa Lê Tiến Đạt và Tô Đức Hoàng tại Giải vô địch Đông Nam Á năm 2012 cũng bắt nguồn từ quan điểm "quân anh, quân tôi". Có lẽ, đấy là hệ quả lớn nhất của chuyện trao quyền HLV đội tuyển cho một HLV nội, đang thuộc biên chế một đơn vị nào đó. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ở một số đội tuyển quốc gia, như đội tuyển quyền Anh trẻ quốc gia, chức danh HLV trưởng đã được trao cho những HLV tự do. Lập tức, các địa phương lại tạo điều kiện cho VĐV lên đội tuyển. Họ tin rằng những quyết định của HLV trưởng kia sẽ khách quan, không vì mục đích cá nhân mà làm thui chột tài năng của VĐV. Nhưng đi tìm một HLV nội đang hành nghề tự do cho đội tuyển bóng bàn cũng khó. Đến đây, cái tài của HLV lại được đặt lên bàn cân. Nhưng những người xuất sắc trong làng HLV nội lại đang thuộc một đơn vị nào đó rồi. Đưa ai lên nắm quyền HLV trưởng rồi cũng dễ sinh dư luận. Trước đây, HLV Lê Xuân Phong sẵn sàng lên đội tuyển nhưng sau khi để xảy ra sự cố tại Giải vô địch Đông Nam Á thì cánh cửa Đội tuyển quốc gia đã khép lại với HLV này, không biết bao giờ mới "mở" lại. Thậm chí, chuyện tìm trợ lý HLV nội cũng khó chứ chưa kể tới việc tìm HLV trưởng. Một người có trách nhiệm đã nói rằng, khi lên đội tuyển, HLV bị cắt mọi chế độ ở địa phương trong khi thu nhập ở đội tuyển lại thấp hơn, khoảng vài ba triệu đồng. Vì vậy, chẳng ai mặn mà lên đội tuyển. Nói gì thì trách nhiệm cũng phải gắn với quyền lợi.

Sau lần thuê hụt chuyên gia Kim Myong Jun của CHDCND Triều Tiên, Tổng cục TDTT đã hướng tới một trong hai chuyên gia Trung Quốc là Xiao Xai Ke và Liu Wuan Chung. Cách đây 3 tháng, lời mời đã được đưa ra trong đó có chuyện Tổng cục TDTT muốn ký hợp đồng ít nhất là 2 năm. Nhưng các chuyên gia này thường có xu hướng làm việc theo chu kỳ ngắn, khiến họ khó có thể chấp nhận đề nghị của Tổng cục TDTT. Dù vậy, phía Việt Nam vẫn chờ và đến giờ vẫn chưa có bước tiến mới. Một số ý kiến đã cho rằng, có thể mức lương 2.500 USD/tháng mà Tổng cục TDTT đưa ra chưa đủ hấp dẫn các chuyên gia nước ngoài. Mức lương đó chỉ có thể thuê được những HLV làng nhàng (trừ khi HLV đó được cử sang theo thỏa thuận hỗ trợ, hợp tác ở tầm quốc gia). Muốn thuê được các HLV ngoại giỏi cũng ít nhất 4.000 USD/tháng. Nhưng những quy định tài chính khiến Tổng cục TDTT không thể chi nhiều hơn, dù biết rằng "tiền nào, người ấy". "Bài toán" này chỉ có thể trông chờ vào Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam đứng ra kêu gọi các doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ tiền lương cho HLV ngoại đội tuyển quốc gia. Đó cũng là cách làm quen thuộc và có hiệu quả của LĐBĐ Việt Nam - tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động quy củ, chuyên nghiệp nhất Việt Nam hiện nay. Liệu Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam có thể làm được điều này?

Trong khi đó, dù đã "né" nhưng cuối cùng ông Nguyễn Đức Long, phụ trách Bộ môn Bóng bàn Tổng cục TDTT vẫn "được" đưa vào ghế HLV trưởng đội tuyển. Đã có ngay những ì xèo rằng đã định phụ trách bộ môn của Tổng cục TDTT thì không làm HLV Đội tuyển quốc gia sẽ khó mà đảm đương cả "hai vai". Nhưng nhìn đi nhìn lại, chẳng thể kiếm được ai khả dĩ hơn ông Long vì ít nhất ông này đã chứng minh được khả năng chuyên môn, có thể giữ được vai trò độc lập, khách quan trong tuyển chọn VĐV. Hơn nữa, sự xuất hiện của một HLV ngoại ở đội tuyển không biết bao giờ được giải quyết, trong khi SEA Games 27 - sân chơi được bóng bàn Việt Nam kỳ vọng nhất, đang sầm sập đến…

Minh Quang
Các vDv hãy đời đó ,BbVN sẽ có HLV giỏi về HL ,LĐbbvn đang rất nhiêu tiền , giải DVD Quốc gia giải nhất ko mua nôi 2 Cái vợt ,thì nói làm gì ,ôi BBVN, 1 tầm cao mới , 1 sức bất mới
 

Bình luận từ Facebook

Top