Các cao thủ cho em hỏi nhờ chút@!

trung2409

Trung Uý
Em đọc tài liệu thì thấy toàn viết: ' hai chân rộng bằng vai, hoặc hơn tý xíu"
Nhưng em xem video thấy Malong và nhiều cầu thủ khác,,, chân toàn xoạc gấp 2 lần vai... có bác nào góp ý cho em với...
đa tạ
 

son_canloc

Đại Tá
Em đọc tài liệu thì thấy toàn viết: ' hai chân rộng bằng vai, hoặc hơn tý xíu"
Nhưng em xem video thấy Malong và nhiều cầu thủ khác,,, chân toàn xoạc gấp 2 lần vai... có bác nào góp ý cho em với...
đa tạ
Hai chân rộng bằng vai đúng rồi Trung ơi , đó là kỷ thuật cơ bản , hai chân chụm vào nhau thì khó thăng bằng gọi là phụ bản , hai chân rộng hơn hai vai thì là vđv bb cơ bản ,còn hai chân rộng hơn vai mà lại nổi trên mặt đất nữa thìi là Âm bản riêng cái này thì chỉ có BV 108 là Đọc và trả lời được chính xác thôi
 

NTBB

Super Moderators
Em đọc tài liệu thì thấy toàn viết: ' hai chân rộng bằng vai, hoặc hơn tý xíu"
Nhưng em xem video thấy Malong và nhiều cầu thủ khác,,, chân toàn xoạc gấp 2 lần vai... có bác nào góp ý cho em với...
đa tạ

Mình không phải là cao thủ nhưng cứ liều trao đổi với trung2409, hihi !!
Theo hiểu biết của mình thì " hai chân rộng bằng vai, hoặc hơn tý xíu" là lý thuyết ứng dụng cho khi tập giật, hoặc đôi công. Trong thực tế thi đấu, vì phải di chuyển nhanh, với cự ly bước dài, để đảm bảo ổn định cân bằng cơ thể thì trọng tâm cần phải hạ thấp, nên các cao thủ phải có bộ chân rộng để hạ thấp trọng tâm. Và có 1 lý do nữa là có dang rộng chân như vậy thì mới vung tay sâu ra sau và xuống dưới để lấy đà giật mạnh được, và biên độ trọng tâm trong cú giật không bị "văng" ra ngoài phạm vi không chế của 2 chân - đồng nghĩa là vẫn giữ được thăng bằng và trả bộ nhanh.

Ngu ý của "gà già" - có gì sai thì đừng cười nhé.
 
Last edited:

trung2409

Trung Uý
Mình không phải là cao thủ nhưng cứ liều trao đổi với trung2409, hihi !!
Theo hiểu biết của mình thì " hai chân rộng bằng vai, hoặc hơn tý xíu" là lý thuyết ứng dụng cho khi tập giật, hoặc đôi công. Trong thực tế thi đấu, vì phải di chuyển nhanh, với cự ly bước dài, để đảm bảo ổn định cân bằng cơ thể thì trọng tâm cần phải hạ thấp, nên các cao thủ phải có bộ chân rộng để hạ thấp trọng tâm. Và có 1 lý do nữa là có dang rộng chân như vậy thì mới vung tay sâu ra sau và xuống dưới để lấy đà giật mạnh được, và biên độ trọng tâm trong cú giật không bị "văng" ra ngoài phạm vi không chế của 2 chân - đồng nghĩa là vẫn giữ được thăng bằng và trả bộ nhanh.

Ngu ý của "gà già" - có gì sai thì đừng cười nhé.

cháu cảm ơn chú Út......
Tại bóng bàn từ lý thuyết đến thực tế, có nhiều điều quá... mà cháu lại không có thầy chỉ bảo, toàn lọ mọ rình mò, sao chép, cắt ghép.... rồi tập tành....
Nhân tiện đây cháu hỏi chú Út tẹo ạ, với cách cầm vợt, quả thực, từ hồi tập bóng bàn đến giờ đã là 18 tháng rồi ạ, cháu thay đổi bao nhiêu cách cầm vợt ngang, nông sâu. Gần đây nhất là cháu xem hình thấy anh Quốc cầm vợt ngón tay cái gập lại, để mang cá sát hổ khẩu (cầm vợt chắc chắn). cháu thử làm theo và thấy nó khá có lực, cân bằng vợt tốt, thăng bằng tốt hơn....
Chú có lời khuyên nào cho cháu không ạ, đa tạ chú nhiều!
P/s: cháu có 02 lỗi là... bóng chạm vào vợt quá gần cán vợt (giữa vợt) chứ chưa xa tâm vợt.
lỗi nữa là, giật chưa tạo đà vung tay ra sau... nên không có lực hoặc không thắng được lực của quả xoáy đối phương trả...
 

NTBB

Super Moderators
cháu cảm ơn chú Út......
Tại bóng bàn từ lý thuyết đến thực tế, có nhiều điều quá... mà cháu lại không có thầy chỉ bảo, toàn lọ mọ rình mò, sao chép, cắt ghép.... rồi tập tành....
Nhân tiện đây cháu hỏi chú Út tẹo ạ, với cách cầm vợt, quả thực, từ hồi tập bóng bàn đến giờ đã là 18 tháng rồi ạ, cháu thay đổi bao nhiêu cách cầm vợt ngang, nông sâu. Gần đây nhất là cháu xem hình thấy anh Quốc cầm vợt ngón tay cái gập lại, để mang cá sát hổ khẩu (cầm vợt chắc chắn). cháu thử làm theo và thấy nó khá có lực, cân bằng vợt tốt, thăng bằng tốt hơn....
Chú có lời khuyên nào cho cháu không ạ, đa tạ chú nhiều!
P/s: cháu có 02 lỗi là... bóng chạm vào vợt quá gần cán vợt (giữa vợt) chứ chưa xa tâm vợt.
lỗi nữa là, giật chưa tạo đà vung tay ra sau... nên không có lực hoặc không thắng được lực của quả xoáy đối phương trả...

Dân phong trào như chú cháu mình thì ai mà không phải "lọ mọ, rình mò, sao chép"? Nhưng nếu mình có nhiều thông tin (xem video, xem sách, xem các cao thủ đánh) và chịu khó phân tích một chút thì "cắt dán" sẽ nhanh hơn. Và điều quan trọng là vì không có Thầy thì phải lấy cần cù tập luyện để bù lại.

Về cách cầm vợt thì cứ thấy thoải mái là được. Có người thích cầm lỏng (hổ khẩu xa phần eo vợt), có người thích cầm sát...Mỗi kiểu có ưu nhược điểm riêng, cháu xem trong topic "Cơ bản với Richard Prauce" sẽ thấy rõ. Nếu cháu thấy kiểu cầm của anh ĐKQ có nhiều ưu điểm và chắc chắc hơn thì áp dụng luôn.

Còn 2 "lỗi" cháu nói thì theo chú ko hẳn là lỗi. Vì cũng có những đường bóng mình chủ động tiếp xúc ở gần cán hay gần đầu vợt, hoặc ở tâm vợt để biến hóa lực vào bóng (và độ xoáy của bóng) với cùng một động tác đánh. Trong động tác giật hoặc giao bóng chẳng hạn thì nhìn chung điểm tiếp xúc bóng càng gần mũi vợt thì lực càng mạnh (do có bán kính của vòng cung vung vợt dài hơn). Vấn đề là tùy vào chủ đích của mình để chủ động tiếp xúc bóng vào đâu trên mặt vợt cho có hiệu quả đạt được ý đồ của mình. Một tâm lý thường có ở những người còn “non” là sợ đánh hụt bóng nên cứ tiếp xúc vào giữa tâm vợt cho … an toàn. Phải tập nhiều để xóa đi tâm lý này.

Cái “lỗi” khi giật không vung đà vợt nhiều ra sau (hoặc xuống dưới khi giật bóng xoáy xuống), theo kinh nghiệm của chú cũng là do tâm lý sợ giật hụt bóng, nên để vợt ngay gần sau bóng cho an toàn. Một phần có thể là do bộ chân không đủ rộng (như câu hỏi trước cháu đã nêu), nên khó vung tay ra xa phía sau (dễ mất thăng bằng), hoặc không dám đánh mạnh và dài về phía trước (cũng vì sợ sẽ mất đà, lại phải đá chân phải lên đễ giữ cân bằng). Đương nhiên giật như vậy thì ít lực, và dẫn đến ít xoáy rồi. Cháu đã biết nguyên nhân thì sửa đi thôi: tập nhiều bóng (nhờ 1 bạn đưa bóng từng quả một và mình giật với đà vợt sâu, nhớ là tập nhiều bóng chứ ko phải tập 1 bóng đánh qua đánh lại, vì đánh qua đánh lại 1 bóng thì thường bóng đưa sang không đều, mình khó chỉnh động tác).

Mấy ý này chỉ là lý thuyết và kinh nghiệm tự tập của chú thôi đấy nhé. Ko biết có giúp ích gì được cho cháu ko?
 
Last edited:

trung2409

Trung Uý
Dân phong trào như chú cháu mình thì ai mà không phải "lọ mọ, rình mò, sao chép"? Nhưng nếu mình có nhiều thông tin (xem video, xem sách, xem các cao thủ đánh) và chịu khó phân tích một chút thì "cắt dán" sẽ nhanh hơn. Và điều quan trọng là vì không có Thầy thì phải lấy cần cù tập luyện để bù lại.

Về cách cầm vợt thì cứ thấy thoải mái là được. Có người thích cầm lỏng (hổ khẩu xa phần eo vợt), có người thích cầm sát...Mỗi kiểu có ưu nhược điểm riêng, cháu xem trong topic "Cơ bản với Richard Prauce" sẽ thấy rõ. Nếu cháu thấy kiểu cầm của anh ĐKQ có nhiều ưu điểm và chắc chắc hơn thì áp dụng luôn.

Còn 2 "lỗi" cháu nói thì theo chú ko hẳn là lỗi. Vì cũng có những đường bóng mình chủ động tiếp xúc ở gần cán hay gần đầu vợt, hoặc ở tâm vợt để biến hóa lực vào bóng (và độ xoáy của bóng) với cùng một động tác đánh. Trong động tác giật hoặc giao bóng chẳng hạn thì nhìn chung điểm tiếp xúc bóng càng gần mũi vợt thì lực càng mạnh (do có bán kính của vòng cung vung vợt dài hơn). Vấn đề là tùy vào chủ đích của mình để chủ động tiếp xúc bóng vào đâu trên mặt vợt cho có hiệu quả đạt được ý đồ của mình. Một tâm lý thường có ở những người còn “non” là sợ đánh hụt bóng nên cứ tiếp xúc vào giữa tâm vợt cho … an toàn. Phải tập nhiều để xóa đi tâm lý này.

Cái “lỗi” khi giật không vung đà vợt nhiều ra sau (hoặc xuống dưới khi giật bóng xoáy xuống), theo kinh nghiệm của chú cũng là do tâm lý sợ giật hụt bóng, nên để vợt ngay gần sau bóng cho an toàn. Một phần có thể là do bộ chân không đủ rộng (như câu hỏi trước cháu đã nêu), nên khó vung tay ra xa phía sau (dễ mất thăng bằng), hoặc không dám đánh mạnh và dài về phía trước (cũng vì sợ sẽ mất đà, lại phải đá chân phải lên đễ giữ cân bằng). Đương nhiên giật như vậy thì ít lực, và dẫn đến ít xoáy rồi. Cháu đã biết nguyên nhân thì sửa đi thôi: tập nhiều bóng (nhờ 1 bạn đưa bóng từng quả một và mình giật với đà vợt sâu, nhớ là tập nhiều bóng chứ ko phải tập 1 bóng đánh qua đánh lại, vì đánh qua đánh lại 1 bóng thì thường bóng đưa sang không đều, mình khó chỉnh động tác).

Mấy ý này chỉ là lý thuyết và kinh nghiệm tự tập của chú thôi đấy nhé. Ko biết có giúp ích gì được cho cháu ko?

vâng, cháu cảm ơn chú, hôm nay cháu lại phát hiện ra 1 điều cũ nữa là.... người cháu bị cứng quá, bặm môi đánh vào quả bóng... cháu cứ tưởng cứng nó mới mạnh, nhưng sự thực không phải, khi cháu cứng người, có 1 lực vô hình nào đó (theo cháu nghĩ là bó cơ) giữ cháu lại, đánh bóng không thoát và không mạnh...
chú có bí quyết nào tập cho người mềm mại ra không ạ, một lần nữa cháu cảm ơn chú nhiều.
 

NTBB

Super Moderators
vâng, cháu cảm ơn chú, hôm nay cháu lại phát hiện ra 1 điều cũ nữa là.... người cháu bị cứng quá, bặm môi đánh vào quả bóng... cháu cứ tưởng cứng nó mới mạnh, nhưng sự thực không phải, khi cháu cứng người, có 1 lực vô hình nào đó (theo cháu nghĩ là bó cơ) giữ cháu lại, đánh bóng không thoát và không mạnh...
chú có bí quyết nào tập cho người mềm mại ra không ạ, một lần nữa cháu cảm ơn chú nhiều.

Chả có bí quyết nào cả. Cái chính là cháu đã tìm ra nguyên nhân "bặm môi bặm lợi đánh bóng" nên lực yếu (vả rất dễ hụt bóng, đúng không ?). Thế thì đừng ... bặm môi nữa mà hãy ...mỉm cười khi đánh bóng, hihi !!!

Chú nói vui thôi, ý chú là cứ thả lỏng người, đừng lên gân lân cốt chân tay, nhất là cổ tay và bàn tay nắm vợt đừng gồng cứng. Kinh nghiệm của chú để tập "thả lỏng" là "bài tập" đánh bóng vào tường. Cháu kiếm chỗ nào có khoảng 2-3 mét cách tường, cứ đánh bóng vào tường (bất cứ động tác gì), bóng dội ra nảy xuống sàn nhà, lại đánh vào. Trong khi đánh nhớ thả lỏng các cơ, động tác dứt khoát nhưng đừng quá mạnh (lúc đầu). Tập kiểu này có cái hay là mình không bị áp lực phải đánh vào bàn hoặc thắng thua như khi đánh với bạn tập nên thoải mái trong động tác hơn, thoải mái về "điểm rơi", chỉ còn tập trung vào việc "thả lỏng" các cơ và cố gắng tạo độ uyển chuyển trong động tác đánh và di chuyển. Tập đánh bóng vào tường có rất nhiều cái hay ngoài chuyện tập thả lỏng, chẳng hạn tập cách tiếp xúc bóng mỏng, nhẹ, cảm nhận lực bóng tác động vào vợt, hiệu ứng "ăn xoáy" của mút, cả việc tiếp xúc ở đâu trên mặt vợt .v.v. , và cái "hay" nhất là ... việc tập chả phụ thuộc vào ai, muốn tập lúc nào cũng được, và ko cần phải ra CLB.

Có thể tự "làm nóng" trước một buổi sinh hoạt ở CLB hoặc thi đấu nếu chưa có ai làm bạn tập - cách này chú vẫn hay áp dụng, thấy hiệu quả ra phết.
Thử xem nhé !
 

socmeo

Binh Nhất
cháu cảm ơn chú Út......
Tại bóng bàn từ lý thuyết đến thực tế, có nhiều điều quá... mà cháu lại không có thầy chỉ bảo, toàn lọ mọ rình mò, sao chép, cắt ghép.... rồi tập tành....
Nhân tiện đây cháu hỏi chú Út tẹo ạ, với cách cầm vợt, quả thực, từ hồi tập bóng bàn đến giờ đã là 18 tháng rồi ạ, cháu thay đổi bao nhiêu cách cầm vợt ngang, nông sâu. Gần đây nhất là cháu xem hình thấy anh Quốc cầm vợt ngón tay cái gập lại, để mang cá sát hổ khẩu (cầm vợt chắc chắn). cháu thử làm theo và thấy nó khá có lực, cân bằng vợt tốt, thăng bằng tốt hơn....
Chú có lời khuyên nào cho cháu không ạ, đa tạ chú nhiều!
P/s: cháu có 02 lỗi là... bóng chạm vào vợt quá gần cán vợt (giữa vợt) chứ chưa xa tâm vợt.
lỗi nữa là, giật chưa tạo đà vung tay ra sau... nên không có lực hoặc không thắng được lực của quả xoáy đối phương trả...

Chào bạn! Tôi cũng từng bị như bạn trong khi cầm vợt, mặc dù đã chơi bóng được 5 năm nhưng trình độ lên rất chậm cho dù đã tập với nhiều thầy rồi! cuối cùng mới ngộ ra được là: Hãy cầm vợt sao cho thỏa mái nhất mà mình thấy hợp. Mãi gần đây tôi mới chọn được cách cầm vợt theo cách gập ngón tay cái giống như ĐKQ bạn ạ!
Từ khi tôi "chốt hạ" cách cầm vợt này mà tôi đánh hay hơn hẳn đấy! nhất là cách cầm này cho phép chuyển từ FH sang BH (và ngược lại) rất dễ dàng, không bị ngượng nữa cho dù tốc độ bóng nhanh khi đang thi đấu!
Đây là kinh nghiệm của mình,có thể sẽ không đúng đối với người khác..
Còn về người bị cứng thì bạn nói đúng rồi, nhất là khi giật phải mềm, càng mềm càng bóng đi càng nhanh và an toàn đấy!
Chém chút cho vui, có gì mọi người góp ý thêm nhé!
 
Last edited:

trung2409

Trung Uý
Chào bạn! Tôi cũng từng bị như bạn trong khi cầm vợt, mặc dù đã chơi bóng được 5 năm nhưng trình độ lên rất chậm cho dù đã tập với nhiều thầy rồi! cuối cùng mới ngộ ra được là: Hãy cầm vợt sao cho thỏa mái nhất mà mình thấy hợp. Mãi gần đây tôi mới chọn được cách cầm vợt theo cách gập ngón tay cái giống như ĐKQ bạn ạ!
Từ khi tôi "chốt hạ" cách cầm vợt này mà tôi đánh hay hơn hẳn đấy! nhất là cách cầm này cho phép chuyển từ FH sang BH (và ngược lại) rất dễ dàng, không bị ngượng nữa cho dù tốc độ bóng nhanh khi đang thi đấu!
Đây là kinh nghiệm của mình,có thể sẽ không đúng đối với người khác..
Còn về người bị cứng thì bạn nói đúng rồi, nhất là khi giật phải mềm, càng mềm càng bóng đi càng nhanh và an toàn đấy!
Chém chút cho vui, có gì mọi người góp ý thêm nhé!

Hóa ra cũng có người bị giống mình ạ.. hihi, vâng em chuyển sang cầm vợt theo anh Quốc thấy chuyển phải sang trái dẻo hơn hẳn, góc vợt không lệch nhiều...
Mà cái ông Quốc này sao ko phổ biến nhỉ... mình cứ phải học lỏm...
Cái vụ cứng người hôm nay cháu mới phát hiện ra là... khi cháu cố gắng thả lỏng, chỉ được 5 séc, các séc sau, cơ thể tự cứng lại... chắc do thể lực sa sút... hihi
Cảm ơn chú Út và các ACE vô chém gió.... giúp cháu/ em cải thiện kỹ thuật... cố gắng đạt mục tiêu không thành cao thủ thì cũng thành hung thủ sau chục năm nữa...
 

anluongiaobong

Thượng Sỹ
Em đọc tài liệu thì thấy toàn viết: ' hai chân rộng bằng vai, hoặc hơn tý xíu"
Nhưng em xem video thấy Malong và nhiều cầu thủ khác,,, chân toàn xoạc gấp 2 lần vai... có bác nào góp ý cho em với...
đa tạ
hầu như các cao thủ của thế giới đều cao và to...chân dài tới nách bác cứ để ý sẽ rõ....hehe.thực chất chân xoạc rộng để cho vững trụ phát đc hết lực cho quả giật..tiếp theo đó là bước di chuyển sẽ mau lẹ hơn....e cũng là gà nên các bác nhẹ tay ợ.:))
 

trung2409

Trung Uý
Chú Út ơi, cháu hỏi thêm chút nữa ạ... trước kia cháu có bạn dạy cho kiểu giật bóng, là tay vung từ sau, ra trước lên trên... nói thì dễ nhưng khi học kiểu đó cháu thấy tay đưa ra phía trước khá nhiều... khác hẳn với kiểu đánh tự phát của cháu là giật lên trên nhiều... nói hơi khó, nhưng đánh kiểu đưa ra nhiều cháu thấy có lực cản của gió vào vợt....
Theo chú kiểu nào đúng ạ..... đưa ra trước nhiều, thấy có tý gió... hay là lên trên nhiều ạ... cháu cảm ơn chú!
 

NTBB

Super Moderators
Chú Út ơi, cháu hỏi thêm chút nữa ạ... trước kia cháu có bạn dạy cho kiểu giật bóng, là tay vung từ sau, ra trước lên trên... nói thì dễ nhưng khi học kiểu đó cháu thấy tay đưa ra phía trước khá nhiều... khác hẳn với kiểu đánh tự phát của cháu là giật lên trên nhiều... nói hơi khó, nhưng đánh kiểu đưa ra nhiều cháu thấy có lực cản của gió vào vợt....
Theo chú kiểu nào đúng ạ..... đưa ra trước nhiều, thấy có tý gió... hay là lên trên nhiều ạ... cháu cảm ơn chú!

He He ! Cái này thì phải mấy cao thủ võ lâm như Boll Boll, hay bác Lâm Theorist (CrazyDalat) mới giải thích đầy đủ được. Còn chú thì cũng chỉ tự mò mẫm nên biết gì nói đấy vậy - chả biết đúng hay sai nữa - chỉ biết là mình đã ...làm như thế.

- Theo chú thấy (trên các video tập BB hoặc video các trận đấu) thì các quả giật thường tiếp xúc vợt vào bóng sau khi bóng đã qua đỉnh cao nhất của quỹ đạo bay.
- Chia quả giật làm 2 loại :
1. Khi bóng sang là xoáy lên (đối phương giao bóng xoáy lên, đối giật, chặn ) thì thường góc đánh của mình sẽ nhỏ hơn, tức là ép vợt về phía trước nhiều hơn (đánh ra trước nhiều hơn) - tất nhiên vẫn là từ sau ra trước, từ dưới lên trên và từ phải qua trái (với người thuận tay phải).
2. Khi bóng sang là bóng xoáy xuống (đối phương giao bóng xoáy xuống, cắt, đẩy/gò) thì thường góc đánh của mình lớn hơn, tức là đánh lên trên nhiều hơn.

Nếu phân tích kỹ thì trong 1 loại, góc vung vợt cũng khác nhau tùy xoáy của bóng đến ít hay nhiều, và tùy điểm tiếp xúc giữa vợt với bóng ở vị trí nào trên quỹ đạo bay của bóng. Chẳng hạn cũng là bóng xoáy lên, nhưng bóng vừa qua đỉnh là mình chạm bóng thì góc vợt và góc đánh phải nhỏ hơn (để ép bóng khỏi bung cao, dễ ra ngoài bàn) so với khi bóng đã qua đỉnh và đã hạ thấp độ cao (để "kéo" bóng lên để khỏi chạm lưới). Rõ ràng như thế là tùy tính chất của bóng đối thủ đánh sang và ý đồ giật của mình mà điều chỉnh góc mặt vợt cũng như góc đánh cho phù hợp. Còn nếu đã lựa chọn một "phương án" nào đó mà có bị gió cản thì đành phải chấp nhận thôi, lúc đó phải tăng lực đánh nếu thấy ...gió cản mạnh quá, hihi !! Còn nói kiểu nào đúng kiểu nào sai thì thật khó. Những cái chú nói trên kia chỉ là theo nguyên lý "lý thyết" chung mà chú hiểu thôi, và thực tế trong quá trình chơi bóng chú thấy như thế. Cháu tham khảo thêm các cao thủ khác.
 
Last edited:

trandiep118

Binh Nhì
Em đọc tài liệu thì thấy toàn viết: ' hai chân rộng bằng vai, hoặc hơn tý xíu"
Nhưng em xem video thấy Malong và nhiều cầu thủ khác,,, chân toàn xoạc gấp 2 lần vai... có bác nào góp ý cho em với...
đa tạ

vì dân nó cao hơn mình, mình cao 1,75 cũng phải toạc chân rộng ra để dễ di chuyển mà đơn giản là để di chuyển cho tốt ấy mà
 

Bình luận từ Facebook

Top