Bàn về tâm lý thi đấu khi đánh đôi

Thuyetman

Binh Nhì
Mình với bạn giống nhau thôi .muốn lên tay thì phải đánh với cao thủ. Viêc cần làm là phải tập và phải biết nhịn. Ko có người dốt lấy đâu ra người giỏi. Mình cũng mới chơi nhưng các chú ở clb mình thoải mái lắm. Ai sao hơn thì chấp kể cả đánh mầu, clb minh apatit lao cai
 

lamhung

Binh Nhì
chào bạn!
đánh đôi là sự kết hợp cả hai người.khi chơi nên vui vẻ động viên nhau thì kết quả sẽ tốt hơn.nêu gặp đối tượng to mồm khó tính thì nên tránh,đỡ bực mình
 

vuitn63

Binh Nhì
đánh bóng bàn để giải trí sau mỗi buỗi đi làm mệt nhọc về, đánh phải thoải mái mới vui... ghét nhất người đánh đôi đánh hỏng cái là nói này nói nọ....haizzzzzzzzzzzzzzz!!!!!!!!!!!
 

Profess.medical

Đại Uý
Chào các anh em ! Mình đang gặp vài vấn đề khi thi đấu đôi (nam ) bóng bàn muốn chia sẻ và xin ý kiến anh em. Các anh em nào có quan điểm cứ cho ý kiến nhé. Mình xin cảm ơn nhiều !

Mình ở Quảng Ninh, mình chơi bóng bàn hàng ngày. CLB của mình chủ yếu toàn công chức nhà nc, mình gần như ít tuổi nhất và chơi cũng chỉ ở top dưới. CLB của mình có 1 bàn, thgian thi đấu chủ yếu vào buổi chiều tối, khá đông và chủ yếu là đánh đôi. Vì chơi hơi đuối nên mình mình chỉ đc đánh kèm với 1 chú hoặc anh nào đó chơi tốt hơn.
Chơi với những ng thoải mái thì ko sao, những ng khó tính và "ông sao" là mình chơi cặp khá khó khăn. Chỉ cần ko nghe theo "chỉ đạo", đánh hỏng hoặc đánh lỗi tạo điều kiện cho đối phương ghi điểm là y như rằng bị chỉ triết. Khiến mình khá lúng túng khi thi đấu, kéo theo mình giật hỏng và đánh hỏng nhiều. Nhiều khi mình đánh hỏng còn ít hơn "cao thủ" đánh cùng nhưng vẫn bị trách là nguyên nhân chính khiến thua cuộc. Hệ quả là ức chế kinh khủng. Nhất là mỗi khi đánh có "màu mè" tình hình còn căng thẳng hơn. Chỗ mình mấy "ông sao" ấy cãi nhau, suýt đánh nhau mấy lần đấy.
Mình là ng khá nhẫn nhịn, lại là ng chơi kém hơn và ít tuổi hơn nên mình ko thái độ gì cả. Lâu dần thấy ức chế. Điều này mình nói ra mong các anh em chia sẻ các quan điểm của mình, ít nhất mình cũng muốn có ai đó đồng "cảnh ngộ" với mình ko.
Mình xin chân thành cảm ơn !

Em chỉ có vài câu thế này.1 là nhẫn giả thắng vô địch.2 là em khuyên bác nên tập thêm thầy thợ nếu thực sự đam mê.sau khi tập tròn động tác +cọ sát kha khá rồi thì lúc đấy bác sẽ không đánh hỏng những quả không đáng hỏng nữa đâu.chúc bác chóng tiến bộ
 

tenor89

Thượng Sỹ
Em chỉ có vài câu thế này.1 là nhẫn giả thắng vô địch.2 là em khuyên bác nên tập thêm thầy thợ nếu thực sự đam mê.sau khi tập tròn động tác +cọ sát kha khá rồi thì lúc đấy bác sẽ không đánh hỏng những quả không đáng hỏng nữa đâu.chúc bác chóng tiến bộ
Hôm nay đúng là tâm trạng về lại đọc được tâm sự này em cũng xin coment đôi lời chia sẻ: CHiều nay tại clb em hay chơi có ô chủ nhiệm clb đánh bt nhưng quá hiếu thắng, tuyên bố xanh rờn với thái độ kiêu căng trước tất cả clb ô ấy đánh vs 1 chú nữa, đánh vs tất cả các đôi khác( đánh Bia nha).em thì ít tuổi nhất, cặp vs 1 bác khác đánh.tư tưởng e chơi thì thoải mái vì m có dưới cơ 1 chút cũng chấp nhận chơi vì vui là chính, nhưng trong buổi chơi hôm nay, những pha ghi điểm đẹp em có hô ( giống as malong hay zangzike vẫn hay hô sau những fa đánh ăn điểm để lấy tinh thần). Nhưng trời ơi... sau khi thắng trận 3-1, mặd dù cả clb có đi uống bia theo như cá độ ban đầu, nhưng ôi thôi, từ lúc đánh xong cho đến lúc đi uống, ô ấy 1 câu 2 câu vì mày đánh Hô gây ức chế tức coi thường tao nên mới thắng. mà e chỉ hô để lấy tinh thần thôi.rất nhẹ nhàng tình cảm..he. 1buoi bia mà đắng họng ức chế vô vô cùng.............

Nhưng em xét thấy rằng cuộc sống nó là vậy, ko thể tránh khỏi,cuộc sống nó ko đơn giản, có người nọ người kia,cốt là làm sao 15 người thì đến 12 người quý và tôn trọng mình.tất cả chỉ là tương đối. thể thao giúp con người gắn kết vs nhau, tạo nên những tiếng cười sau mỗi trận đấu. Chứ chơi mà nay cau có, mai ức chế thì tổn thọ lắm các bác ah., mất hết cái vui của bóng bàn hay bất kỳ môn chơi nào khác, khi mà yếu tố thắng thua k quan trọng, mà quantrong nhất là niềm vui, sự thoải mái, hãy coi thể thao là liều thuốc vô giá mà cuộc sống này mang lại. một vài suy ngĩ sau khi táng bia vào,các bác chia sẻ chém nhẹ tay em nha....:eek:
 

congcong73

Đại Tá
Bác ở CLB như em vậy. chỗ em cũng toàn đánh đôi - sao thực sự thì k có chỉ toàn sao hôm. một điểm giống nữa là hay cáu ...
Thế này:
1. Nếu bực kinh khủng hãy giao bóng thật khó để khi họ trả bóng lại người cặp với mình lúng túng.
2. đẩy bóng dễ để bên kia họ phang người cùng cặp k đỡ được.
3. cái này hay hơn:
- Khi vào trận hãy thảo luận với nhau về đối phương - điểm mạnh, điểm yếu của từng người trong cặp đối thủ.
- bàn với nhau về một số ám hiệu ( VD em sẽ giao bóng nhanh xoáy ngang sang trái vậy bác chuẩn bị trái nhé)
Cứ bí mật trao đổi bằng ám hiệu với nhau tự khắc người hay cáu sẽ bớt cáu đi thôi.
chúc CLB của các bác lên bóng nhé!
 

LE VAN QUYET

Thượng Tá
ván đề cơ bản là ban kh nen tự ái với các bác ấy mà phải lạnh tanh và xác định quả sau mình sẽ kh đánh hỏng . đồng thời mình cũng phải khen đúng lúc những pha bóng họ đánh hay và động viên kịp thời những pha bóng họ đánh hỏng ví dụ như : Bác cố lên . hoặc : không sao cố lên bác ạ . Ai chả có lúc đánh hỏng có như vậy họ mới nghĩ lại những lời nói của họ đối với mình .
 

malong_dung

Đại Tá
ván đề cơ bản là ban kh nen tự ái với các bác ấy mà phải lạnh tanh và xác định quả sau mình sẽ kh đánh hỏng . đồng thời mình cũng phải khen đúng lúc những pha bóng họ đánh hay và động viên kịp thời những pha bóng họ đánh hỏng ví dụ như : Bác cố lên . hoặc : không sao cố lên bác ạ . Ai chả có lúc đánh hỏng có như vậy họ mới nghĩ lại những lời nói của họ đối với mình .

Chú Q nắm vững lý thuyết và chiến thuật đánh đôi vậy thì chắc bảo vệ thành công HCV đôi nam Ngành Công thương lần này nhỉ, nhưng phải hạ được đôi Dũng - Nguyên đã chú nhé, hì hì hì
 

Nikoli Pham

Thiếu Uý
Trước đây mình cũng.như bạn, rất ức chế, sau này mình quyết tâm tự học giao bóng, gò gài, giật...sau 2 năm thì thắng các sao đó rồi, thắng họ rồi, tự khắc ngậm miệng.
- có 1 chú kô xử lí như mình, mà mềm dẻo hơn, hay hơn nhiều, nếu có ai chỉ trích vì mình đánh lỗi hoặc hỏng nhiều quá, chú ấy cho câu "trình độ, năng lực tôi chỉ đến thế thôi" xét rộng ra, nếu tôi kô đánh hỏng thì các ông làm gì có cơ hội nói, và nếu quả nào tôi cũng đánh vào bàn thì thành cao thủ rồi còn gì?
- Mình đã nói như thế rồi mà mấy ông sao còn già mồm được thì...chứng tỏ họ kô tôn trọng mình, khi đó chả việc gì phải tôn trọng người đó cả, đến lúc họ đánh hỏng thì cười đểu cái trả đũa là xong. Tình hình căng thẳng quá thì gạ ông sao ấy có giỏi thì chấp cao bóng, làm trận đơn, có tí độ xem sao, lần sau cho câm miệng lại.

Lúc trước mình mời biết chơi, mấy lão già toàn giao bóng có xoáy ngang, bên kia đỡ qua mình đánh không được. Còn bị chửi là ngu như con bò. Sau này khi học về xoáy rồi, mới thấy mấy lão đánh chung cả mình, giao bóng ngu hơn con bò. Đánh đôi giao xoáy ngang nhiều thì chỉ có giết bồ thôi. ka ka ka. Mà thôi em cũng im, né tránh các thành phần tỏ vẻ nguy hiểm :)). Mấy bác toàn võ mồm kinh lắm...hahahahha. Lúc giao bóng thì muốn giết luôn đối thủ bằng quả giao của mình, mà người ta trả qua được, bồ mình đánh hỏng thì chì chiết. "tiên trách kỉ, hậu trách nhân"...khà khà...=))
 

wh_qn87

Đại Tá
Mấy vấn đề này khá nan giải, vì ai cũng muốn chiến thắng hết. Mình chơi kém thì phải chấp nhận bị trách và bị coi thường thôi. Coi như đó là động lực thêm để tập luyện và cố gắng.
 

anh_vip

Trung Uý
Chào các anh em ! Mình đang gặp vài vấn đề khi thi đấu đôi (nam ) bóng bàn muốn chia sẻ và xin ý kiến anh em. Các anh em nào có quan điểm cứ cho ý kiến nhé. Mình xin cảm ơn nhiều !

Mình ở Quảng Ninh, mình chơi bóng bàn hàng ngày. CLB của mình chủ yếu toàn công chức nhà nc, mình gần như ít tuổi nhất và chơi cũng chỉ ở top dưới. CLB của mình có 1 bàn, thgian thi đấu chủ yếu vào buổi chiều tối, khá đông và chủ yếu là đánh đôi. Vì chơi hơi đuối nên mình mình chỉ đc đánh kèm với 1 chú hoặc anh nào đó chơi tốt hơn.
Chơi với những ng thoải mái thì ko sao, những ng khó tính và "ông sao" là mình chơi cặp khá khó khăn. Chỉ cần ko nghe theo "chỉ đạo", đánh hỏng hoặc đánh lỗi tạo điều kiện cho đối phương ghi điểm là y như rằng bị chỉ triết. Khiến mình khá lúng túng khi thi đấu, kéo theo mình giật hỏng và đánh hỏng nhiều. Nhiều khi mình đánh hỏng còn ít hơn "cao thủ" đánh cùng nhưng vẫn bị trách là nguyên nhân chính khiến thua cuộc. Hệ quả là ức chế kinh khủng. Nhất là mỗi khi đánh có "màu mè" tình hình còn căng thẳng hơn. Chỗ mình mấy "ông sao" ấy cãi nhau, suýt đánh nhau mấy lần đấy.
Mình là ng khá nhẫn nhịn, lại là ng chơi kém hơn và ít tuổi hơn nên mình ko thái độ gì cả. Lâu dần thấy ức chế. Điều này mình nói ra mong các anh em chia sẻ các quan điểm của mình, ít nhất mình cũng muốn có ai đó đồng "cảnh ngộ" với mình ko.
Mình xin chân thành cảm ơn !

Nói chung nếu bạn đánh ít hỏng mà vẫn bị chỉ trích, hoặc đánh không đúng chỉ đạo bị chỉ trích... vấn đề ở đây là do cái tôi của người ta cao quá, chỉ có biết mình, tốt nhất bạn tìm người dưới cơ mình hoặc ngang ngữa chơi.

Còn lúc vào trận tùy theo trình độ của mình để xử lý bóng cho an toàn, đánh bóng cần phải chắc chắn, biết trái đó đánh gần như 90% vào thì đánh, còn thấy tỷ lệ an toàn 50 - 50 thì đưa vào bàn để cao thủ đứng với bạn ra tay. Bóng bàn đôi khi cũng cần có tình hiệu quả, chứ không hẳn là thi đấu đẹp để mà thua... hi hi chào bạn.
 
Last edited:

chinguyen

Đại Uý
Có 1 bài viết rất hay nói về đề tài nầy, thanks bạn congdinh0308

Chiến thuật đánh đôi trong bóng bàn

Bạn có thích đánh đôi không? Ngày nay có khá nhiều vdv hào hứng chơi những séc đôi tuyệt hay. Chơi và chiến thắng trong séc đấu đôi cũng thú vị không kém gì đánh đơn, nhưng hơn thế nữa cả hai người cùng chia sẻ với nhau chiến thắng và niềm vinh quang!

Tuy nhiên khá nhiều tài liệu kỹ chiến thuật lại dành cho đánh đơn, trong khi bỏ ngỏ đánh đôi. Có một số điểm khác biệt quan trọng về kỹ chiến thuật sử dụng cho đánh đơn so với đánh đôi. Và hôm nay chúng ta cùng nói về những kiến thức cơ bản nhất nhằm giúp các bạn có séc đánh đôi đẹp mắt và hiệu quả.

Tôi đã từng xem các trận đấu mà bộ đôi của hai vdv đánh đơn yếu hơn chiến thắng bộ đôi của hai vdv đánh đơn mạnh hơn. Tại sao ư? Tôi chỉ có thể nói theo cách của người xưa là, đội vô địch chiến thắng đội của các nhà vô địch. Hai vdv yếu hơn nếu hiểu nhau, hỗ trợ tốt cho nhau có thể đánh bại đối thủ gồm hai vdv tuy mạnh về đơn nhưng không kết hợp và hỗ trợ tốt cho nhau. Trên thế giới có một vài vdv được biết đến như những người đánh đôi xuất sắc, đơn giản vì họ biết và áp dụng nhuần nhuyền nhiều chiến thuật tôi sẽ nói dưới đây. Vì vậy, nếu bạn có thể hiểu và sử dụng những chiến thuật này, tôi tin chắc bạn sẽ đánh đôi tốt cho dù đồng đội (partner) của bạn là ai, ở trình độ nào.

Kỹ chiến thuật phát bóng

Trong đánh đôi, bạn phải phát bóng chéo bàn từ góc phải của mình sang góc phải của đối phương. Luật lệ này khiến bạn mất đi chút ít lợi thế về việc có thể phát bóng đến nơi nào tùy ý như khi đánh đơn, đồng thời giúp đối thủ của bạn có đủ khả năng quán xuyến đường phát bóng cho dù bạn phát lệch trái hay lệch phải của anh ta. Sự điều chỉnh này nhằm mục đích giảm hiệu quả đỡ quả giao bóng dài của đối phương, vì vậy hầu hết các quả phát bong trong đánh đôi thường là những quả phát bong ngắn-nảy-đôi ngắn, thấp khiến đối phương hầu như không thể tấn công.

Khi phát bóng, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là đồng đội của bạn chứ không phải bạn mới là người chịu trách nhiệm đánh quả bóng thứ ba, quả bóng được đối phương trả về. Vì vậy, để giúp đồng đội của bạn có cơ hội tốt để đánh quả bóng thứ ba, bạn nên cố gắng phát bóng để giúp đồng đội của bạn có cơ hội tấn công tốt nhất với quả bóng trả về đó. Ví dụ, nếu đồng đội của bạn tấn công bóng xoáy xuống không tốt lắm thì bạn không nên phát bóng xoáy xuống ngắn buộc đối phương phải cắt/gò bóng xoáy xuống trả về. Trong trường hợp này, một quả phát bóng xoáy lên hoặc ngang nổi nhưng ngắn chậm sẽ khiến đối phương líp nhẹ trả sang (nhung không quá mạnh để uy hiếp đồng đội của bạn) sẽ giúp đồng đội của bạn có cơ hội tấn công tốt hơn.

Một loại những ám hiệu thường được sử dụng khi phát bóng giúp đồng đội của bạn biết trước được bạn sẽ sử dụng quả phát bóng nào mà không cần phải nói lộ ra để đối phương nghe thấy. Một phương pháp đơn giản là sử dụng hai ám hiệu riêng biệt, ám hiệu đầu tiên nói rằng bạn sẽ dùng loại xoáy gì bằng cách chỉ ngón tay theo hướng bóng sẽ bật ra từ vợt của đối phương (ví dụ: chỉ xuống cho xoáy xuống, chỉ lên cho xoáy lên, nắm đấm cho không xoáy và chỉ về ướng mà bạn sẽ tiếp xúc vợt với bóng để tạo ra xoáy). Ám hiệu thứ hai dành cho độ dài, ngắn của quả phát bóng (ví dụ: chỉ thẳng cho quả phát bóng dài, nắm đấm cho ngắn-nảy-đôi và chỉ ngược lại cho quả phát bóng rất ngắn…).

Ám hiệu được tạo ra bởi vdv phát bóng và đồng đội của anh ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường có một vdv mạnh kết hợp với một vdv yếu hơn, khi đó vdv mạnh hơn bằng kinh nghiệm của mình thường chủ động ra ám hiệu để quyết định động đội sẽ phát quả bóng kiểu gì. Nếu cả hai vdv có trình độ như nhau thì thông thường vdv phát bóng sẽ chủ động ra tín hiệu trừ khi đồng đội của anh ta có chiến thuật hay kế hoạch gì đặc biệt. Trong trường hợp nào đó người còn lại cũng đều có thể đưa ý kiến hay lời khuyên của mình cho vdv phát bóng.

Kỹ chiến thuật trả bóng trong đánh đôi

Tôi cảm thấy pha trả bóng là chìa khóa khởi đầu cho chiến thắng trong đánh đôi. Từ khi luạt mới ra đời hạn chế việc che tay giấu bóng khi phát bóng thì người đỡ giao bóng tốt thường chiếm được lợi thế trong việc ngăn ngừa sự tấn công trực tiếp hay bố trí tạo thuận lợi cho đồng đội của đối phương tấn công.

Khi đỡ giao bóng bạn cũng có thể làm như trong đánh đơn bằng vài sự điều chỉnh cần thiết bạn có thể cố gắng chơi bằng lối chơi sở trường của đồng đội. Nếu bạn cặp với đồng đội giật bóng bóng thuận tay tốt có thể khống chế bóng xoáy xuống hoặc xoáy lên thì việc bạn thường xuyên trả bóng chéo bàn sẽ khiến đối phương cũng phải trả bóng chéo bàn vể phía đồng đội của bạn tạo điều kiện cho anh ta phát huy quả giật bóng sở trường. Cũng như vậy, nếu đồng đội của bạn là người block (gò, kê) bóng tốt thì bạn nên cố gắng thử líp hoặc giật lại nhiều hơn là cắt trả bóng ngắn. Nếu đồng đội của bạn di chuyển hơi chậm chạp thì việc bắt anh ấy phải di chuyển ra hai bên sẽ khiến chân anh ta chịu nhiều áp lực quá sức và vì vậy bạn nên tập trung trả bóng về phía giữa bàn nhiều hơn.

Kỹ chiến thuật đôi công trong đánh đôi

Một trong những phần rất quan trọng trong đánh đôi là không làm vướng chân đồng đội của mình. Vdv dày dạn kinh nghiệm đánh đôi biết rõ đồng đội của mình di chuyển đến vị trí nào đánh đòn gì với đường bóng nào và bạn không bao giờ thấy họ xô vào nhau hay luẩn quẩn làm vướng chân nhau. Hãy ghi nhớ đồng đội của bạn thích chơi từ vị trí nào, và qua thời gian sát cánh bạn sẽ tự mình quan sát để nhận ra anh ấy thích đánh bóng từ hướng nào, khu vực nào.

Đánh bóng về phía vdv người vừa thực hiện cú đánh cuối cùng là chiến thuật tốt, nó làm cho đồng đội của anh ta gặp khó khăn nhiều hơn khi phải tung ra một cú đánh mà anh ta không đề phòng hoặc mong đợi. Nếu rõ rang một người chơi chậm hơn người kia thì bàn có thể đánh những đường bóng rộng sang hai biên buộc anh ta phải di chuyển, đường bóng sau đánh trực diện vào phía anh ta buộc anh ta phải sử dụng lối đánh của người chơi nhanh hơn, lối đánh vốn dĩ không phải là sở trường hay sự ưa thích của anh ta.

Bạn cũng nên nắm rõ sức bền, độ dẻo dai của đối phương. Nếu đối phương là bộ đôi gồm một mạnh một yếu thì bạn nên tấn công người yếu càng nhiều càng tốt. Nếu bạn không thể tấn công tốt thì ngược lại bạn nên ngụy tạo cơ hội để người yếu hơn bên phía đối phương tấn công, như vậy khả năng anh ta đánh bóng hỏng hoặc hiệu quả thấp sẽ cao hơn (ví dụ điều bóng sang xoáy hơn hoặc về phía cẳng tay anh ta (vị trí mà anh ta phải quyết định đập hay ve). Ở trình độ thấp thì bạn hoàn toàn có thể ăn điểm một cách dễ dàng bắng cách điều bóng cho vdv yếu tấn công để buộc anh ta mắc sai lầm. Tóm lại, mục tiêu của bạn là buộc vdv yếu phải đánh bóng càng nhiều càng tốt.



Nếu bạn chơi tốt cặp với người chơi yếu thì nhiệm vụ của bạn là phải tấn công càng nhiều càng tốt, và đồng đội yếu của bạn mới có hi vọng nhận được pha bóng trả về yếu mà anh ta có thể đối phó được dễ dàng. Nếu bạn không thể tấn công mạnh được, bạn nên trả bóng thật cẩn thận, cố gắng thật khó để đối phương không thể tấn công đồng đội của bạn được. Hãy nhớ rằng bạn đang phải đối mặt với tình thế là đồng đội của bạn chỉ có thể đỡ bóng hoặc đánh quả bóng dễ dàng thôi nên đừng gò bóng xoáy xuống nhiều nếu anh ấy gò bóng yếu hay đừng líp bóng nhiều nếu anh ấy không kê bóng tốt đối với đòn tấn (phản) công của đối phương.

Còn nếu bạn là kẻ yếu hơn chơi cặp với người mạnh hơn mình thì nhiệm vụ của bạn là phải làm sao giữ trái bóng trên bàn càng lâu càng tốt, nó sẽ giúp đồng đội của bạn tìm kiếm được những cơ hội tốt khác để tấn công. Nếu pha trả bóng dễ dàng, bạn hoàn toàn có thể tấn công bằng tất cả khả năng của mình. Nhưng bạn không nên cố gắng làm bất ngờ cho khan giả bằng cách đánh quả bóng mà bình thường bạn không thể nào đánh được. Hãy làm những gì bạn có thể và sẵn sàng tung một cú đánh đơn giản dễ dàng vào trái bóng trả về của đối phương mà động đội của bạn đã cố gắng bố trí.

Trả (đỡ) phát bóng là một trong những phần mà vdv yếu thường cố làm những việc quá khả năng của anh ta như đỡ quá mạnh hoặc tấn công khi mà anh ta không thể đỡ được quả giao bóng đó. Hãy ghi nhớ rằng bạn đang chơi với đồng đội mạnh hơn mình, vì thế bạn phải cố gắng theo anh ấy để hòa nhập với nhịp điệu tấn công càng ăn ý càng nhiều càng tốt, điều đó sẽ giúp anh ấy phát huy hết sở trường của mình. Vậy trước hết bạn nên trả bóng về một vị trí nhật định nào đó bên phía đối phương, và nếu đồng đội của bạn khuyên bạn nên trả bóng như thế nào thì bạn nên tin tưởng rằng bạn đang nghe lời anh ấy vì anh ấy biết mình đang nói gì với bạn.

Cũng như vậy, khi bạn phát bóng, không nên phát những quả bóng quả khủng khiếp và khó, hãy làm việc đó một cách đơn giản để hạn chế sai sót, nó sẽ giúp đồng đội của bạn có thể triển khai tấn công quả bóng thứ ba. Nếu bạn phát bóng sai, nghĩa là bạn đang hạn chế cơ hội ăn điểm của chính đồng đội mình.

Trong thi đấu, hãy thường xuyên động viên và gây phấn khích cho đồng đội hơn là chỉ trích anh ta. Không gì có thể khiến một người sụp đổ nhanh hơn việc đồng đội của anh luôn dành nhiều thời gian để nói về sai lầm của anh ấy. Trừ khi cả hai người đều mắc phải nhiều sai lầm nhưng các bạn vẫn chiến đấu và gìn giữ tốt chiến thuật của mình. Nếu đồng đội của bạn đang mắc phải sai lầm vì anh ấy đang cố gắng làm những điều không nằm trong chiến thuật của hai người thì bạn nên nhắc nhở anh ta nhẹ nhàng về chiến thuật của cả hai để các bạn cùng tập trung vào mục tiêu và chiến thuật mà các bạn đã lựa chọn.

Trong một ngày nào đó nếu đồng đội của bạn đạt phong độ không tốt lắm và mắc nhiều sai sót thì câu hỏi đặt ra là bạn sẽ cố gắng thế nào để bù đắp lại sai sót cho anh ấy. Điều đó có nghĩa là bạn phải chơi máu lửa quyết liệt hơn và tấn công mạnh mẽ hơn sang bàn đối phương hơn thường lệ với hi vọng sẽ đưa anh ấy trở lại quỹ đạo của trận đấu. Việc này thật không đơn giản chút nào, vì vậy thông thường bạn nên dành cho anh ấy thêm thời gian, nhưng nếu anh ấy vẫn tiếp tục mắc sai lầm thì trong vài tình huống bạn nên tự mình quyết định lấy điểm số để giành thắng lợi. Hãy dành thời gian để đồng đôi của bạn trở lại nhịp điệu của trận đấu nhưng đừng cho anh ấy quá nhiều thời gian nhất là sau khi đội của bạn đã để thua nhiều séc trước khi bạn trở nên mãnh liệt. Và bạn cũng nên chắc chắn rằng đồng đội của bạn hiểu được bạn đang cố gắng làm gì, điều đó sẽ giúp anh ấy có thêm động lực để chiến đấu mãnh liệt hơn như cách mà anh ta vẫn thường thể hiện cùng bạn.

OK, đến giờ rồi, bạn hãy bước ra sân và vận dụng những kỹ chiến thuật này cùng đồng độ của mình để trở thành bộ đôi vô địch nhé!


Nguồn: https://www.google.com.vn/url?sa=t&...=djRRzXCQ-08lEJxxpmiVkg&bvm=bv.48705608,d.dGI
 

JoKyo

Trung Sỹ
Gặp mấy ông như vậy, gọi ra đánh đơn, ai trình độ cao hơn lúc vào đánh đôi nghe theo chỉ đạo của người đó. Chứ đánh dở mà muốn chỉ đạo thì ai mà chịu được.
Trường hợp trình độ thua kém thì nói thẳng ngay từ đầu "trình độ em kém hơn anh thấy đánh được thì đánh không đánh thì anh đi cặp người khác để em tìm đội khác".
Cách này mà không được thì bạn đi tìm thầy mà học nâng cao trình độ, trình độ cao hơn tức khắc người ta tôn trọng mình hơn thôi!
 

Bình luận từ Facebook

Top