Trước đây, phong trào bóng bàn tại Cần Thơ phát triển rất mạnh. Đến bây giờ người hâm mộ vẫn còn nhớ tên tuổi nhiều tay vợt đẳng cấp quốc gia như Trình Minh Thế, Trương Hữu Lễ, Trần Đăng Minh, Từ Đức Hùng... Nhưng hơn mười năm qua, bóng bàn Cần Thơ “mất tăm” ở các giải đấu đỉnh cao quốc gia, trong khi phong trào cũng trầm lắng hẳn. Vì sao có sự tuột dốc đó?
Thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào bóng bàn của tỉnh Hậu Giang phát triển rất mạnh. Đội tuyển bóng bàn Cần Thơ luôn nằm trong nhóm 8 đội mạnh toàn quốc, từng được tuyển thẳng ra Bắc đánh giải vô địch bóng bàn toàn quốc. Thời điểm đó, giải vô địch toàn quốc cạnh tranh rất khắc nghiệt, các đội tuyển phải trải qua vòng đấu loại cấp khu vực để chọn đội mạnh nhất tham dự. Ông Trương Hữu Lễ, Phó Chủ tịch Hội Bóng bàn Cần Thơ, cho biết có năm đội 2 của Cần Thơ cũng vô địch Đồng bằng sông Cửu Long để giành suất đi đánh giải toàn quốc. Đất Tây Đô có 2 đội bóng bàn giành quyền tham dự giải toàn quốc đã là một niềm tự hào tới bây giờ.
Nói đến những năm tháng lẫy lừng của bóng bàn Cần Thơ, giới chuyên môn còn nhớ người có công đầu là ông Trần Hữu Nghĩa, nguyên là Cục trưởng Cục hậu cần Quân khu 9. Đam mê bóng bàn, ông Hai Nghĩa ủng hộ và hỗ trợ tối đa cho các vận động viên trẻ. Thập niên 80 thế kỷ trước, kinh tế vẫn còn trong thời bao cấp nên kinh phí dành cho bóng bàn không có nhiều. Tỉnh Hậu Giang rất vất vả để “nuôi” các vận động viên năng khiếu. Còn ở QK9, ông Trương Hữu Lễ kể: Chú Hai Nghĩa là người rất tâm huyết với bóng bàn và thương anh em. Nhớ có lần đi tập huấn ở Sài Gòn, thậm chí ra tới Hà Nội, vì không có tiền, chú quyết định cho chở theo một xe gạo để bán lấy tiền đi thi đấu. Các vận động viên ở QK9 được cho đi học bài bản tới nơi tới chốn các thế đánh, các chiêu thức trong bóng bàn. Nhờ vậy, lúc ấy tỉnh Hậu Giang đã sản sinh ra rất nhiều tay vợt giỏi. Một trong những tay vợt đạt thành tích cao nhất là Trình Minh Thế, xếp hạng 3 các tay vợt xuất sắc toàn quốc. Lê Toàn Hiếu, Chế Thành Tài từng đoạt chức vô địch thiếu niên miền Nam lứa tuổi 11-12. Còn có những vận động viên như Trần Đăng Minh, Từ Đức Hùng, Huỳnh Văn Út... nổi lên như những hiện tượng trong làng bóng bàn. Vận động viên nữ của Hậu Giang thời đó còn thành công hơn các tay vợt nam: Võ Thị Thu Nga đoạt 3 HCV toàn quốc, liên tục vô địch giải ĐBSCL nhiều năm liền. Hồ Vũ Linh từng đứng hạng 3 toàn quốc. Dương Thu Hương, Dương Phương Lan... được phong kiện tướng cấp 1 rất sớm.
Sau thập niên 80, lứa vận động viên giỏi bắt đầu bỏ đi tìm “bến mới” vì nhiều lý do. Đó là nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chính dẫn đến phong trào đi xuống. Khi Hậu Giang chia tách năm 1992, thì môn bóng bàn của tỉnh Cần Thơ không có đội tuyển cũng như không có đội trẻ, dù tiềm năng địa phương vẫn có nhiều nhóm vận động viên năng khiếu. Các vận động viên năng khiếu bóng bàn nếu có tham dự các giải cũng giới hạn ở phạm vi gần như TP HCM trở lại, chứ không có kinh phí dự các giải ở xa hơn.
Đến năm 2006, môn bóng bàn Cần Thơ mới được gầy dựng lại. Ngay trong năm thành lập lại, đội bóng bàn Cần Thơ đã đạt được hạng 3 đồng đội giải các CLB mạnh toàn quốc. Năm 2009-2010, bóng bàn Cần Thơ vô địch đồng đội nam giải ĐBSCL, vô địch cúp Bình Minh năm 2009 ở Tiền Giang và năm 2010 ở TP HCM. Năm 2011, bóng bàn Cần Thơ cũng đạt 4 HCĐ giải Đại hội thể thao khu vực ĐBSCL. Thành tích trên đã khích lệ đối với những người tâm huyết với môn bóng bàn. Đội tuyển mới thành lập tập hợp các vận động viên đang luyện tập ở các CLB bên ngoài, họ chỉ được gọi lại khi tham dự giải như Hồ Văn Tường, Trương Bá Lộc, Nguyễn Minh Quang, Trương Minh Kiệt... Các vận động viên nữ thì có Viên Tuyết Ngân, Dương Phương Trinh...
HLV Dư Ngự Hồng Kỳ, phụ trách môn bóng bàn của Trung tâm Thể dục Thể thao Cần Thơ, cho biết: “Hiện nay việc tìm được nhân tài bóng bàn rất khó. Đến năm 2006, Cần Thơ mới có đầu tư trong khi các địa phương khác đã quá mạnh. Để duy trì được đội tuyển là điều hết sức khó khăn. Năm 2011, Cần Thơ không có đội tuyển bóng bàn vì tuyến trẻ trước đó không đạt được thành tích ở giải toàn quốc.
Dù về hưu đã lâu nhưng ông Hai Nghĩa vẫn canh cánh bên lòng việc phát triển phong trào bóng bàn. Hiện nay ông là Chủ tịch danh dự Hội Bóng bàn Cần Thơ. Ông cho rằng gầy dựng lại phong trào bóng bàn không dễ chút nào. Không chỉ có vấn đề tiền bạc, mà trước hết Cần Thơ phải tạo được lực lượng nòng cốt, tức là phải có vận động viên đoạt huy chương vàng. Lúc đó Cần Thơ mới có cơ hội thi đấu với các đội bạn tạo động lực thúc đẩy phong trào bóng bàn đi lên. Ông Trương Hữu Lễ khá lạc quan với lứa vận động viên đang tập luyện chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2012. Theo ông, Cần Thơ vẫn có lứa vận động viên có triển vọng để vực dậy phong trào bóng bàn. Các em Khang - Nghĩa - Tiến đã tạo được ấn tượng ở các giải nhi đồng gần đây.
Theo Báo Cần Thơ
Thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào bóng bàn của tỉnh Hậu Giang phát triển rất mạnh. Đội tuyển bóng bàn Cần Thơ luôn nằm trong nhóm 8 đội mạnh toàn quốc, từng được tuyển thẳng ra Bắc đánh giải vô địch bóng bàn toàn quốc. Thời điểm đó, giải vô địch toàn quốc cạnh tranh rất khắc nghiệt, các đội tuyển phải trải qua vòng đấu loại cấp khu vực để chọn đội mạnh nhất tham dự. Ông Trương Hữu Lễ, Phó Chủ tịch Hội Bóng bàn Cần Thơ, cho biết có năm đội 2 của Cần Thơ cũng vô địch Đồng bằng sông Cửu Long để giành suất đi đánh giải toàn quốc. Đất Tây Đô có 2 đội bóng bàn giành quyền tham dự giải toàn quốc đã là một niềm tự hào tới bây giờ.
Nói đến những năm tháng lẫy lừng của bóng bàn Cần Thơ, giới chuyên môn còn nhớ người có công đầu là ông Trần Hữu Nghĩa, nguyên là Cục trưởng Cục hậu cần Quân khu 9. Đam mê bóng bàn, ông Hai Nghĩa ủng hộ và hỗ trợ tối đa cho các vận động viên trẻ. Thập niên 80 thế kỷ trước, kinh tế vẫn còn trong thời bao cấp nên kinh phí dành cho bóng bàn không có nhiều. Tỉnh Hậu Giang rất vất vả để “nuôi” các vận động viên năng khiếu. Còn ở QK9, ông Trương Hữu Lễ kể: Chú Hai Nghĩa là người rất tâm huyết với bóng bàn và thương anh em. Nhớ có lần đi tập huấn ở Sài Gòn, thậm chí ra tới Hà Nội, vì không có tiền, chú quyết định cho chở theo một xe gạo để bán lấy tiền đi thi đấu. Các vận động viên ở QK9 được cho đi học bài bản tới nơi tới chốn các thế đánh, các chiêu thức trong bóng bàn. Nhờ vậy, lúc ấy tỉnh Hậu Giang đã sản sinh ra rất nhiều tay vợt giỏi. Một trong những tay vợt đạt thành tích cao nhất là Trình Minh Thế, xếp hạng 3 các tay vợt xuất sắc toàn quốc. Lê Toàn Hiếu, Chế Thành Tài từng đoạt chức vô địch thiếu niên miền Nam lứa tuổi 11-12. Còn có những vận động viên như Trần Đăng Minh, Từ Đức Hùng, Huỳnh Văn Út... nổi lên như những hiện tượng trong làng bóng bàn. Vận động viên nữ của Hậu Giang thời đó còn thành công hơn các tay vợt nam: Võ Thị Thu Nga đoạt 3 HCV toàn quốc, liên tục vô địch giải ĐBSCL nhiều năm liền. Hồ Vũ Linh từng đứng hạng 3 toàn quốc. Dương Thu Hương, Dương Phương Lan... được phong kiện tướng cấp 1 rất sớm.
Sau thập niên 80, lứa vận động viên giỏi bắt đầu bỏ đi tìm “bến mới” vì nhiều lý do. Đó là nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chính dẫn đến phong trào đi xuống. Khi Hậu Giang chia tách năm 1992, thì môn bóng bàn của tỉnh Cần Thơ không có đội tuyển cũng như không có đội trẻ, dù tiềm năng địa phương vẫn có nhiều nhóm vận động viên năng khiếu. Các vận động viên năng khiếu bóng bàn nếu có tham dự các giải cũng giới hạn ở phạm vi gần như TP HCM trở lại, chứ không có kinh phí dự các giải ở xa hơn.
Đến năm 2006, môn bóng bàn Cần Thơ mới được gầy dựng lại. Ngay trong năm thành lập lại, đội bóng bàn Cần Thơ đã đạt được hạng 3 đồng đội giải các CLB mạnh toàn quốc. Năm 2009-2010, bóng bàn Cần Thơ vô địch đồng đội nam giải ĐBSCL, vô địch cúp Bình Minh năm 2009 ở Tiền Giang và năm 2010 ở TP HCM. Năm 2011, bóng bàn Cần Thơ cũng đạt 4 HCĐ giải Đại hội thể thao khu vực ĐBSCL. Thành tích trên đã khích lệ đối với những người tâm huyết với môn bóng bàn. Đội tuyển mới thành lập tập hợp các vận động viên đang luyện tập ở các CLB bên ngoài, họ chỉ được gọi lại khi tham dự giải như Hồ Văn Tường, Trương Bá Lộc, Nguyễn Minh Quang, Trương Minh Kiệt... Các vận động viên nữ thì có Viên Tuyết Ngân, Dương Phương Trinh...
HLV Dư Ngự Hồng Kỳ, phụ trách môn bóng bàn của Trung tâm Thể dục Thể thao Cần Thơ, cho biết: “Hiện nay việc tìm được nhân tài bóng bàn rất khó. Đến năm 2006, Cần Thơ mới có đầu tư trong khi các địa phương khác đã quá mạnh. Để duy trì được đội tuyển là điều hết sức khó khăn. Năm 2011, Cần Thơ không có đội tuyển bóng bàn vì tuyến trẻ trước đó không đạt được thành tích ở giải toàn quốc.
Dù về hưu đã lâu nhưng ông Hai Nghĩa vẫn canh cánh bên lòng việc phát triển phong trào bóng bàn. Hiện nay ông là Chủ tịch danh dự Hội Bóng bàn Cần Thơ. Ông cho rằng gầy dựng lại phong trào bóng bàn không dễ chút nào. Không chỉ có vấn đề tiền bạc, mà trước hết Cần Thơ phải tạo được lực lượng nòng cốt, tức là phải có vận động viên đoạt huy chương vàng. Lúc đó Cần Thơ mới có cơ hội thi đấu với các đội bạn tạo động lực thúc đẩy phong trào bóng bàn đi lên. Ông Trương Hữu Lễ khá lạc quan với lứa vận động viên đang tập luyện chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2012. Theo ông, Cần Thơ vẫn có lứa vận động viên có triển vọng để vực dậy phong trào bóng bàn. Các em Khang - Nghĩa - Tiến đã tạo được ấn tượng ở các giải nhi đồng gần đây.
Theo Báo Cần Thơ