Krishtea
Thượng Sỹ
WALDNER
CÂY CỔ THỤ LÀNG BÓNG BÀN THẾ GIỚI
Waldner sinh năm 1965, người Thụy điển, vận động viên bóng bàn, nhiều lần đoạt giải quán quân thế vận hội, và giải thế giới.
Rượu càng lâu càng nồng, gừng càng già càng cay. Thế vận hội năm 2004 tại Athens, anh đã 39 tuổi, thân hình hơi mập, di chuyển chậm chạp, nhưng đôi mắt tràn đầy sinh khí và tự tin lại khiến cho các đối thủ phải chùn tay. “Lão tướng” Waldner đã một mạch loại những đối thủ sừng sỏ để vào đến trận bán kết, tuy đã dừng chân trước tuyển thủ trẻ Hàn Quốc Lee Jung Woo, nhưng anh đã khiến cho các đối thủ cũng như các cổ động viên phải nể phục.
Waldner sinh ra tại Stockholm. Giải bóng bàn thế giới tổ chức tại Nhật năm 1971, Persson người Thụy Điển đã đoạt chức vô địch đơn nam. Sự kiện này gây xôn xao tại Thụy Điển, và môn bóng bàn bỗng chốc trở nên thịnh hành tại Thụy Điển. Ông nội và cha của Waldner cũng bắt đầu hưởng ứng theo, dùng bàn gỗ làm bàn bóng bàn, hai anh em Waldner chơi rất say sưa, và bóng bàn đã trở thành môn thể thao yêu thích nhất của hai anh em họ. Năm 6 tuổi, Waldner và anh mình tham gia một câu lạc bộ bóng bàn, và không lâu sau thì không có đối thủ ở câu lạc bộ đó. Giải khu vực lứa tuổi 9, có một đứa bé cầm vợt rất lạ, lúc thì xoay lúc thì không xoay vợt. Anh Waldner đấu với đứa bé đó, lúc nào cũng thua, chỉ có Waldner là trị được nó. Năm 9 tuổi, Waldner đã vô địch (theo lứa tuổi) giải toàn quốc Thụy Điển. Năm 15 tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 2, anh bắt đầu sự nghiệp bóng bàn của mình. Năm 16 tuổi, anh đã sắm chiếc xe hơi “Porsche” đầu tiên cho mình.
Kể từ năm 16 tuổi, Waldner đã đạt mục tiêu của mình lên các tay vợt Trung Quốc, bởi vì chỉ có đánh bại người Trung Quốc, mới trở thành số 1 thế giới. Giải thế giới năm 1989, đội tuyển Thụy Điển do Waldner dẫn dắt đã thắng đậm “trường thành Trung Quốc với tỷ số 5:0. Lối đánh xông xáo của Waldner, đã khiến cho tuyển Trung Quốc phải nghiên cứu đổi mới kỹ thuật bóng bàn. Lịch sử đối đầu giữa Waldner và Trung Quốc chính là lịch sử đổi ngôi trong bóng bàn thế giới.
Waldner là người dùng cái đầu để đánh bóng, anh thích khóa mình trong phòng, xem đi xem lại những trận thua của mình, học hỏi điểm mạnh của đối thủ, phân tích điểm yếu của mình. Anh đặc biệt thích thi đấu với mọi người, bởi vì mỗi người đều có lối đánh riêng của mình, thi đấu với nhiều người, bản thân sẽ thích ứng và học hỏi được nhiều lối đánh, nâng cao kỹ thuật rất nhanh. Khi thi đấu anh thường ép đối thủ vào đấu pháp của mình.
Tuy anh không đạt được huy chương như mình mong muốn tại thế vận hội Athens, nhưng anh vẫn luôn là nhân vật chính trên đấu trường, anh như là một huyền thoại bóng bàn. Trận đấu cuối cùng của anh tại Athens, vua và hoàng hậu Thụy Điển cũng đến tham dự, họ và những người hâm mộ đã cùng nhau tiến hành nghi thức chia tay một vị anh hùng. Waldner rất yêu Bắc Kinh, anh xem Trung Quốc như quê hương thứ hai của mình, anh cùng bạn bè đã mở một quán bar tại Bắc Kinh, người hâm mộ có thể gặp anh bất cứ lúc nào.
Thử nghĩ xem: Người rộng rãi phóng khoáng, thì bị người hẹp hòi sinh tính đố kỵ, bạn có phải là người so đo hẹp hòi không?
CÂY CỔ THỤ LÀNG BÓNG BÀN THẾ GIỚI
Waldner sinh năm 1965, người Thụy điển, vận động viên bóng bàn, nhiều lần đoạt giải quán quân thế vận hội, và giải thế giới.
Rượu càng lâu càng nồng, gừng càng già càng cay. Thế vận hội năm 2004 tại Athens, anh đã 39 tuổi, thân hình hơi mập, di chuyển chậm chạp, nhưng đôi mắt tràn đầy sinh khí và tự tin lại khiến cho các đối thủ phải chùn tay. “Lão tướng” Waldner đã một mạch loại những đối thủ sừng sỏ để vào đến trận bán kết, tuy đã dừng chân trước tuyển thủ trẻ Hàn Quốc Lee Jung Woo, nhưng anh đã khiến cho các đối thủ cũng như các cổ động viên phải nể phục.
Waldner sinh ra tại Stockholm. Giải bóng bàn thế giới tổ chức tại Nhật năm 1971, Persson người Thụy Điển đã đoạt chức vô địch đơn nam. Sự kiện này gây xôn xao tại Thụy Điển, và môn bóng bàn bỗng chốc trở nên thịnh hành tại Thụy Điển. Ông nội và cha của Waldner cũng bắt đầu hưởng ứng theo, dùng bàn gỗ làm bàn bóng bàn, hai anh em Waldner chơi rất say sưa, và bóng bàn đã trở thành môn thể thao yêu thích nhất của hai anh em họ. Năm 6 tuổi, Waldner và anh mình tham gia một câu lạc bộ bóng bàn, và không lâu sau thì không có đối thủ ở câu lạc bộ đó. Giải khu vực lứa tuổi 9, có một đứa bé cầm vợt rất lạ, lúc thì xoay lúc thì không xoay vợt. Anh Waldner đấu với đứa bé đó, lúc nào cũng thua, chỉ có Waldner là trị được nó. Năm 9 tuổi, Waldner đã vô địch (theo lứa tuổi) giải toàn quốc Thụy Điển. Năm 15 tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 2, anh bắt đầu sự nghiệp bóng bàn của mình. Năm 16 tuổi, anh đã sắm chiếc xe hơi “Porsche” đầu tiên cho mình.
Kể từ năm 16 tuổi, Waldner đã đạt mục tiêu của mình lên các tay vợt Trung Quốc, bởi vì chỉ có đánh bại người Trung Quốc, mới trở thành số 1 thế giới. Giải thế giới năm 1989, đội tuyển Thụy Điển do Waldner dẫn dắt đã thắng đậm “trường thành Trung Quốc với tỷ số 5:0. Lối đánh xông xáo của Waldner, đã khiến cho tuyển Trung Quốc phải nghiên cứu đổi mới kỹ thuật bóng bàn. Lịch sử đối đầu giữa Waldner và Trung Quốc chính là lịch sử đổi ngôi trong bóng bàn thế giới.
Waldner là người dùng cái đầu để đánh bóng, anh thích khóa mình trong phòng, xem đi xem lại những trận thua của mình, học hỏi điểm mạnh của đối thủ, phân tích điểm yếu của mình. Anh đặc biệt thích thi đấu với mọi người, bởi vì mỗi người đều có lối đánh riêng của mình, thi đấu với nhiều người, bản thân sẽ thích ứng và học hỏi được nhiều lối đánh, nâng cao kỹ thuật rất nhanh. Khi thi đấu anh thường ép đối thủ vào đấu pháp của mình.
Tuy anh không đạt được huy chương như mình mong muốn tại thế vận hội Athens, nhưng anh vẫn luôn là nhân vật chính trên đấu trường, anh như là một huyền thoại bóng bàn. Trận đấu cuối cùng của anh tại Athens, vua và hoàng hậu Thụy Điển cũng đến tham dự, họ và những người hâm mộ đã cùng nhau tiến hành nghi thức chia tay một vị anh hùng. Waldner rất yêu Bắc Kinh, anh xem Trung Quốc như quê hương thứ hai của mình, anh cùng bạn bè đã mở một quán bar tại Bắc Kinh, người hâm mộ có thể gặp anh bất cứ lúc nào.
Thử nghĩ xem: Người rộng rãi phóng khoáng, thì bị người hẹp hòi sinh tính đố kỵ, bạn có phải là người so đo hẹp hòi không?