Đoàn Việt Nam “hái” huy chương

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Mang tuyển thủ dự Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2012:

Đoàn Việt Nam “hái” huy chương

TT - Theo GS Dương Nghiệp Chí - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, thể thao học đường VN được đánh giá vào loại kém nhất khu vực. Nhưng ở các đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á, đoàn VN luôn đứng trong tốp đầu.





Tay vợt Đinh Quang Linh của đội tuyển bóng bàn VN cũng có mặt tại AUG 16 - Ảnh: Nga Nguyễn
Chẳng hạn tại Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần 16 (AUG 16) vừa kết thúc tại Lào tối 20-12, với đội hình nòng cốt là VĐV các đội tuyển, đoàn thể thao sinh viên VN xếp hạng nhì tại đại hội với 119 huy chương (56 HCV, 35 HCB, 28 HCĐ), đoàn Malaysia hạng nhất với 180 huy chương, trong đó có 60 HCV. Thứ ba là đoàn Thái Lan với 153 huy chương (45 HCV).

Nhìn đâu cũng thấy tuyển thủ

Theo quyết định thành lập đoàn thể thao sinh viên VN dự AUG 16 do Hiệp hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp VN thành lập, đoàn có 258 thành viên. Trong đó có 34 cán bộ, còn lại là các VĐV, HLV... đến từ các trường đại học, trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Tổng cục TDTT. Nòng cốt trong đội hình đoàn VN là VĐV thuộc các đội tuyển quốc gia. Thậm chí nhiều HLV trưởng các đội cũng là HLV của các đội tuyển quốc gia.

Ông Vũ Xuân Thành, trưởng bộ môn taekwondo Tổng cục TDTT, cho biết ngay sau khi thi đấu tại Giải quyền taekwondo thế giới ở Colombia, các VĐV nội dung quyền của đội tuyển như Lê Huỳnh Châu (VĐV đạt chuẩn tham dự Olympic London 2012), Nguyễn Minh Tú, Lê Anh Minh, Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Ly... đã đi thẳng sang Lào dự AUG 16.

Không chỉ taekwondo, hàng loạt VĐV của đội tuyển cũng tham dự AUG 16 như Nguyễn Hữu Việt, Đỗ Huy Long (bơi lội), Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Thị Thúy, Dương Văn Thái, Đỗ Thị Thảo, Phạm Thị Bình, Trần Huệ Hoa (điền kinh); Diệu Linh, Đỗ Thị Minh, Phạm Thị Yến, Ngọc Hoa (bóng chuyền), Đinh Quang Linh, Mai Hoàng Mỹ Trang, Thiên Kim, Việt Linh, Đào Duy Hoàng (bóng bàn) hay đội judo với các VĐV kỳ cựu từng nhiều lần tham dự Olympic, SEA Games như Văn Ngọc Tú, Huỳnh Nhất Thống...

Điều này giúp đoàn thể thao sinh viên VN thắng như chẻ tre tại đại hội ở nhiều môn thi như taekwondo, bóng bàn, bóng đá nữ, bóng chuyền nữ...

Với đội quân của đội tuyển, bóng bàn đoạt đến 6 HCV tại đại hội. Trong đó có đến 4/6 trận chung kết là cuộc đấu nội bộ của các VĐV VN. Trong khi đó, các quốc gia hùng mạnh về bóng bàn trong khu vực đều bị loại từ vòng ngoài với các sinh viên thật. Bóng đá nữ, bóng chuyền VN đều vượt qua Thái Lan để giành HCV với những Kiều Trinh, Tuyết Mai, Ngọc Hoa... Rất nhiều người tỏ ra bất ngờ khi xem trận chung kết bóng đá nữ giữa VN - Thái Lan tại đại hội và cứ tưởng đó là đội tuyển VN đi thi.

Cứ sinh viên là đi thi

Trao đổi với Tuổi Trẻ khi đang có mặt tại Lào, một VĐV của đoàn VN cho biết: “Đại hội khá vui, đoàn VN giành nhiều huy chương nên không khí càng phấn khởi. Đây là dịp cho các VĐV hết thời ở đội tuyển như tôi thi thố, giao lưu”.

Theo ông Ngũ Duy Anh - tổng thư ký Hiệp hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp VN, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục - đào tạo, tất cả VĐV của đoàn thể thao sinh viên VN dự đại hội đều đủ tiêu chuẩn. Ông Duy Anh nói: “Theo quy định của đại hội, chỉ cần là sinh viên tham gia học các hệ đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, độ tuổi từ 18-28 là có thể tham dự đại hội. Điều lệ không quy định các sinh viên chưa từng khoác áo đội tuyển hay đã tham gia các giải thể thao chuyên nghiệp. Vì thế không chỉ VN, các quốc gia khác cũng đưa VĐV đội tuyển đi thi đấu ở AUG. Đó là lý do VN không có HCV ở các môn bơi lội, quần vợt, cầu lông”.

Trước câu hỏi vì sao không dành sân chơi này cho các sinh viên đích thực, ông Duy Anh cho biết: “Những sinh viên mới vào trường tập được vài năm không thể đi thi vì trình độ rất chênh lệch. Đi thi như thế thì không có thành tích, thậm chí vì là VĐV không chuyên nghiệp nên có thể bị chấn thương rất nguy hiểm. Đầu tư rất nhiều tiền để tập huấn, thi đấu mà lại đưa sinh viên mới tập đi thi không có thành tích thì có nên không?”.

GS Dương Nghiệp Chí đến từ Viện Khoa học TDTT cho biết theo đánh giá của ông, thể thao học đường VN đang đứng chót trên bản đồ thể thao học đường khu vực. Thực tế các trường học tại VN gần như không có điều kiện phát triển thể thao học đường vì thiếu sân bãi, dụng cụ thi đấu.

Ông Ngũ Duy Anh chia sẻ về điều này: “Một số trường tại các thành phố lớn diện tích lớp học còn thiếu, chưa nói đến việc giáo dục thể chất, tập luyện thể thao. Như Trường tiểu học Bà Triệu (Hà Nội) học sinh phải đứng ngoài vỉa hè để hoạt động thể dục, ngoại khóa vì không có sân bãi. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội được cho là có diện tích lớn nhất trong các trường đại học tại VN cũng chỉ có 150ha.

Trong khi đó, một trường đại học bình thường ở Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng có diện tích 200-1.000ha. Cơ sở vật chất để học môn giáo dục thể chất, tập luyện thể thao của các trường học này rất hiện đại, vì thế học sinh, sinh viên của họ mới có điều kiện tập luyện. Từ đó các nhà chuyên môn thể thao mới phát hiện thêm nhiều tài năng nhằm phục vụ cho thể thao thành tích cao”.

Nhìn người nghĩ mà buồn cho thể thao sinh viên VN.
nguồn : http://thethao.tuoitre.vn/Cac-mon-khac/526017/Doan-Viet-Nam-“hai”-huy-chuong.html
 

xuananhcsct

Thượng Sỹ
“Tuyển thủ quốc gia không nên dự giải sinh viên”

TT - Đó là phát biểu của ông Mai Văn Quang, cha tuyển thủ bóng bàn Mai Hoàng Mỹ Trang, sau khi cô tham dự Đại hội thể thao sinh viên năm 2012 tại Lào. Và đây là bài viết của ông cho Tuổi Trẻ.


Ông Mai Văn Quang (bìa trái) tập cho các học trò tại lò bóng bàn của mình ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) sáng 22-12 - Ảnh: N.K.

Con gái tôi (Mai Hoàng Mỹ Trang) không hề muốn tham dự đại hội nói trên vì cho rằng tuyển thủ quốc gia không nên chơi ở sân chơi sinh viên. Nhưng tôi đã thuyết phục cháu tham dự đại hội hai năm tổ chức một lần này vì muốn cháu có đủ bộ sưu tập huy chương ở các giải đấu để làm kỷ niệm đời VĐV của mình sau khi giải nghệ. Mong muốn này của tôi càng lớn hơn khi Mỹ Trang chưa hề có huy chương nào kể từ khi bước chân vào giảng đường Đại học TDTT TP.HCM năm nay.

Thật ra việc các tuyển thủ quốc gia tham dự đại hội hoàn toàn không sai do họ đều đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học hay các trường chuyên về thể thao... Đó cũng là lý do tôi thuyết phục Mỹ Trang thi đấu ở đại hội. Vấn đề là chúng ta có nên tung toàn bộ tuyển thủ quốc gia mạnh nhất của mình ra đại hội để gặt hái tối đa HCV hay nên tung lực lượng VĐV sinh viên có tiềm năng vào cọ xát để có thể phát hiện tài năng bổ sung cho tương lai.

Chúng ta đừng cho rằng các nước cũng cử các tuyển thủ đã hoặc đang khoác áo đội tuyển quốc gia chứ không riêng gì VN. Tôi biết các VĐV “xịn” của những nước trong khu vực như Malaysia, Singapore hay Thái Lan đều trưởng thành từ thể thao trường học và sau đó mới đặt chân lên đội tuyển. Nhưng ở VN ngược lại, các VĐV từ nhỏ đã tập luyện trong môi trường thể thao chuyên nghiệp. Và sau khi trở thành tuyển thủ quốc gia thì chọn đi học để chuẩn bị cho tương lai hoặc nhằm hợp thức hóa chuyện tham dự các giải đấu sinh viên...

Dù biết trước Mỹ Trang có khả năng giành HCV ở đại hội nói trên nhưng tôi cũng không ngờ Trang lại giành đến bốn HCV ở các nội dung đơn nữ, đôi nữ, đôi nam nữ và đồng đội nữ. Điều này một phần do các đối thủ lớn của Mỹ Trang ở Thái Lan và Malaysia đã lớn tuổi nên không còn tham dự đại hội. Ngoài ra, các tay vợt nữ Singapore gốc Trung Quốc không góp mặt ở giải này. Theo tôi nghĩ, có thể các tay vợt chuyên nghiệp Singapore biết rõ đẳng cấp của mình nên không tham dự giải...

Chênh lệch trình độ nên việc giành nhiều HCV như thế cũng không vui cho lắm. Tôi mong các tuyển thủ quốc gia cũng không nên tham dự những đại hội này (dù họ hoàn toàn có quyền) và nên chơi ở những giải đấu đẳng cấp mới có thể phát triển tài năng của mình.

MAI VĂN QUANG

St.http://thethao.tuoitre.vn/Cac-mon-khac/526405/“Tuyen-thu-quoc-gia-khong-nen-du-giai-sinh-vien”.html
 

cắt khéo

Binh Nhất
“Tuyển thủ quốc gia không nên dự giải sinh viên”

TT - Đó là phát biểu của ông Mai Văn Quang, cha tuyển thủ bóng bàn Mai Hoàng Mỹ Trang, sau khi cô tham dự Đại hội thể thao sinh viên năm 2012 tại Lào. Và đây là bài viết của ông cho Tuổi Trẻ.


Ông Mai Văn Quang (bìa trái) tập cho các học trò tại lò bóng bàn của mình ở Q.Phú Nhuận (TP.HCM) sáng 22-12 - Ảnh: N.K.

Con gái tôi (Mai Hoàng Mỹ Trang) không hề muốn tham dự đại hội nói trên vì cho rằng tuyển thủ quốc gia không nên chơi ở sân chơi sinh viên. Nhưng tôi đã thuyết phục cháu tham dự đại hội hai năm tổ chức một lần này vì muốn cháu có đủ bộ sưu tập huy chương ở các giải đấu để làm kỷ niệm đời VĐV của mình sau khi giải nghệ. Mong muốn này của tôi càng lớn hơn khi Mỹ Trang chưa hề có huy chương nào kể từ khi bước chân vào giảng đường Đại học TDTT TP.HCM năm nay.

Thật ra việc các tuyển thủ quốc gia tham dự đại hội hoàn toàn không sai do họ đều đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học hay các trường chuyên về thể thao... Đó cũng là lý do tôi thuyết phục Mỹ Trang thi đấu ở đại hội. Vấn đề là chúng ta có nên tung toàn bộ tuyển thủ quốc gia mạnh nhất của mình ra đại hội để gặt hái tối đa HCV hay nên tung lực lượng VĐV sinh viên có tiềm năng vào cọ xát để có thể phát hiện tài năng bổ sung cho tương lai.

Chúng ta đừng cho rằng các nước cũng cử các tuyển thủ đã hoặc đang khoác áo đội tuyển quốc gia chứ không riêng gì VN. Tôi biết các VĐV “xịn” của những nước trong khu vực như Malaysia, Singapore hay Thái Lan đều trưởng thành từ thể thao trường học và sau đó mới đặt chân lên đội tuyển. Nhưng ở VN ngược lại, các VĐV từ nhỏ đã tập luyện trong môi trường thể thao chuyên nghiệp. Và sau khi trở thành tuyển thủ quốc gia thì chọn đi học để chuẩn bị cho tương lai hoặc nhằm hợp thức hóa chuyện tham dự các giải đấu sinh viên...

Dù biết trước Mỹ Trang có khả năng giành HCV ở đại hội nói trên nhưng tôi cũng không ngờ Trang lại giành đến bốn HCV ở các nội dung đơn nữ, đôi nữ, đôi nam nữ và đồng đội nữ. Điều này một phần do các đối thủ lớn của Mỹ Trang ở Thái Lan và Malaysia đã lớn tuổi nên không còn tham dự đại hội. Ngoài ra, các tay vợt nữ Singapore gốc Trung Quốc không góp mặt ở giải này. Theo tôi nghĩ, có thể các tay vợt chuyên nghiệp Singapore biết rõ đẳng cấp của mình nên không tham dự giải...

Chênh lệch trình độ nên việc giành nhiều HCV như thế cũng không vui cho lắm. Tôi mong các tuyển thủ quốc gia cũng không nên tham dự những đại hội này (dù họ hoàn toàn có quyền) và nên chơi ở những giải đấu đẳng cấp mới có thể phát triển tài năng của mình.

MAI VĂN QUANG

St.http://thethao.tuoitre.vn/Cac-mon-khac/526405/“Tuyen-thu-quoc-gia-khong-nen-du-giai-sinh-vien”.html

bác phát biểu quá đúng,quá sát sao về các tuyển thủ của chúng ta tham gia giải sinh viên, sao ko cử những vđv trẻ để cọ sát ,sao phải quang linh-mà quang linh chưa học 1 giờ nào ở trường DHTDTT, mới vào- chúng ta quá nặng về thành tích, cứ nghĩ mình giành nhiều HCV là thể thao học đường của mình phát triển,như kiểu hiện giờ mình nhiều thạc sĩ ,cao học,nhất ĐNA mà đất nước vẫn nghèo -giả sử các nhà quản lý và tuyển dụng vđv tham gia giải sinh viên cũng nghĩ được như bác QUANG
 

kluxklax

Binh Nhất
Phát biểu câu trước đá câu sau. Một mặt thì động viên con tham gia giải đấu để giành huy chương, mặt khác thì lại khuyên thành viên đội tuyển Quốc gia không nên tham gia giải đấu này. Rốt cuộc là ông này muốn gì??? Tóm lại vẫn là bệnh thành tích (mà chỉ dám mơ thành tích nhỏ). Bao giờ suy nghĩ được như người Nhật thì mới mong tiến bộ (giải cây vợt vàng họ chỉ đưa học sinh nghiệp dư tham gia và vẫn vô địch)
 

vanuc

Đại Tá
Mang tuyển thủ dự Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á 2012:

Đoàn Việt Nam “hái” huy chương

TT - Theo GS Dương Nghiệp Chí - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, thể thao học đường VN được đánh giá vào loại kém nhất khu vực. Nhưng ở các đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á, đoàn VN luôn đứng trong tốp đầu.





Tay vợt Đinh Quang Linh của đội tuyển bóng bàn VN cũng có mặt tại AUG 16 - Ảnh: Nga Nguyễn
Chẳng hạn tại Đại hội thể thao sinh viên Đông Nam Á lần 16 (AUG 16) vừa kết thúc tại Lào tối 20-12, với đội hình nòng cốt là VĐV các đội tuyển, đoàn thể thao sinh viên VN xếp hạng nhì tại đại hội với 119 huy chương (56 HCV, 35 HCB, 28 HCĐ), đoàn Malaysia hạng nhất với 180 huy chương, trong đó có 60 HCV. Thứ ba là đoàn Thái Lan với 153 huy chương (45 HCV).

Nhìn đâu cũng thấy tuyển thủ

Theo quyết định thành lập đoàn thể thao sinh viên VN dự AUG 16 do Hiệp hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp VN thành lập, đoàn có 258 thành viên. Trong đó có 34 cán bộ, còn lại là các VĐV, HLV... đến từ các trường đại học, trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, Tổng cục TDTT. Nòng cốt trong đội hình đoàn VN là VĐV thuộc các đội tuyển quốc gia. Thậm chí nhiều HLV trưởng các đội cũng là HLV của các đội tuyển quốc gia.

Ông Vũ Xuân Thành, trưởng bộ môn taekwondo Tổng cục TDTT, cho biết ngay sau khi thi đấu tại Giải quyền taekwondo thế giới ở Colombia, các VĐV nội dung quyền của đội tuyển như Lê Huỳnh Châu (VĐV đạt chuẩn tham dự Olympic London 2012), Nguyễn Minh Tú, Lê Anh Minh, Châu Tuyết Vân, Nguyễn Thị Ly... đã đi thẳng sang Lào dự AUG 16.

Không chỉ taekwondo, hàng loạt VĐV của đội tuyển cũng tham dự AUG 16 như Nguyễn Hữu Việt, Đỗ Huy Long (bơi lội), Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Lai, Nguyễn Thị Thúy, Dương Văn Thái, Đỗ Thị Thảo, Phạm Thị Bình, Trần Huệ Hoa (điền kinh); Diệu Linh, Đỗ Thị Minh, Phạm Thị Yến, Ngọc Hoa (bóng chuyền), Đinh Quang Linh, Mai Hoàng Mỹ Trang, Thiên Kim, Việt Linh, Đào Duy Hoàng (bóng bàn) hay đội judo với các VĐV kỳ cựu từng nhiều lần tham dự Olympic, SEA Games như Văn Ngọc Tú, Huỳnh Nhất Thống...

Điều này giúp đoàn thể thao sinh viên VN thắng như chẻ tre tại đại hội ở nhiều môn thi như taekwondo, bóng bàn, bóng đá nữ, bóng chuyền nữ...

Với đội quân của đội tuyển, bóng bàn đoạt đến 6 HCV tại đại hội. Trong đó có đến 4/6 trận chung kết là cuộc đấu nội bộ của các VĐV VN. Trong khi đó, các quốc gia hùng mạnh về bóng bàn trong khu vực đều bị loại từ vòng ngoài với các sinh viên thật. Bóng đá nữ, bóng chuyền VN đều vượt qua Thái Lan để giành HCV với những Kiều Trinh, Tuyết Mai, Ngọc Hoa... Rất nhiều người tỏ ra bất ngờ khi xem trận chung kết bóng đá nữ giữa VN - Thái Lan tại đại hội và cứ tưởng đó là đội tuyển VN đi thi.

Cứ sinh viên là đi thi

Trao đổi với Tuổi Trẻ khi đang có mặt tại Lào, một VĐV của đoàn VN cho biết: “Đại hội khá vui, đoàn VN giành nhiều huy chương nên không khí càng phấn khởi. Đây là dịp cho các VĐV hết thời ở đội tuyển như tôi thi thố, giao lưu”.

Theo ông Ngũ Duy Anh - tổng thư ký Hiệp hội Thể thao đại học và chuyên nghiệp VN, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục - đào tạo, tất cả VĐV của đoàn thể thao sinh viên VN dự đại hội đều đủ tiêu chuẩn. Ông Duy Anh nói: “Theo quy định của đại hội, chỉ cần là sinh viên tham gia học các hệ đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, độ tuổi từ 18-28 là có thể tham dự đại hội. Điều lệ không quy định các sinh viên chưa từng khoác áo đội tuyển hay đã tham gia các giải thể thao chuyên nghiệp. Vì thế không chỉ VN, các quốc gia khác cũng đưa VĐV đội tuyển đi thi đấu ở AUG. Đó là lý do VN không có HCV ở các môn bơi lội, quần vợt, cầu lông”.

Trước câu hỏi vì sao không dành sân chơi này cho các sinh viên đích thực, ông Duy Anh cho biết: “Những sinh viên mới vào trường tập được vài năm không thể đi thi vì trình độ rất chênh lệch. Đi thi như thế thì không có thành tích, thậm chí vì là VĐV không chuyên nghiệp nên có thể bị chấn thương rất nguy hiểm. Đầu tư rất nhiều tiền để tập huấn, thi đấu mà lại đưa sinh viên mới tập đi thi không có thành tích thì có nên không?”.

GS Dương Nghiệp Chí đến từ Viện Khoa học TDTT cho biết theo đánh giá của ông, thể thao học đường VN đang đứng chót trên bản đồ thể thao học đường khu vực. Thực tế các trường học tại VN gần như không có điều kiện phát triển thể thao học đường vì thiếu sân bãi, dụng cụ thi đấu.

Ông Ngũ Duy Anh chia sẻ về điều này: “Một số trường tại các thành phố lớn diện tích lớp học còn thiếu, chưa nói đến việc giáo dục thể chất, tập luyện thể thao. Như Trường tiểu học Bà Triệu (Hà Nội) học sinh phải đứng ngoài vỉa hè để hoạt động thể dục, ngoại khóa vì không có sân bãi. Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội được cho là có diện tích lớn nhất trong các trường đại học tại VN cũng chỉ có 150ha.

Trong khi đó, một trường đại học bình thường ở Thái Lan, Singapore, Malaysia cũng có diện tích 200-1.000ha. Cơ sở vật chất để học môn giáo dục thể chất, tập luyện thể thao của các trường học này rất hiện đại, vì thế học sinh, sinh viên của họ mới có điều kiện tập luyện. Từ đó các nhà chuyên môn thể thao mới phát hiện thêm nhiều tài năng nhằm phục vụ cho thể thao thành tích cao”.

Nhìn người nghĩ mà buồn cho thể thao sinh viên VN.
nguồn : http://thethao.tuoitre.vn/Cac-mon-khac/526017/Doan-Viet-Nam-“hai”-huy-chuong.html

Việt Nam hai chữ Việt Nam...................................
 

Hangruoi

Hồi phục...
Staff member
Nơi đâu cũng vì thành tích, thích thành tích, thảo nào xã hội nó hỗn loạn như bây giờ!!!
 

nam_ke

Binh Nhì
ôi VIỆT NAM quê hương đất nước tôi đây sao........................................
thử hỏi bao giờ bóng bàn việt nam mới gọi là thực sự chuyên nghiệp.....bao giờ mới phát triển được lên tầm cao mới đây.
how long????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
 

Bình luận từ Facebook

Top