WTTC 29/5 – 05/6, Düsseldorf, Germany

ga mo

Đại Tá
Sau trận đấu, ML trả lời phỏng vấn rất lịch sự khi nói rằng ML có chút may mắn hơn nên đã giành được chiến thắng và cũng hơi tiếc cho FAN và tin rằng tương lai sẽ thuộc về FAN, ngoài ra ML cám ơn HLV Liu đã có nhiều chỉ đạo cho Ma, đồng thời ML cũng especially cám ơn ZJK vì nhờ ZJK đã có nhiều thành tựu nên trở thành tấm gương, mục đích cho Ma noi theo và kết: "...He is my role model, I have learned a lot from his game".
 

georgemike

Trung Uý
Mình biết nhiều bác thần lượng Long mà không chịu chấp nhận một thực tế là trận này Long gò đẩy cài là chủ yếu. Không phủ nhận tính chất căng thẳng của trận đấu (cái này thì đương nhiên có trận chung kết nào mà không căng thẳng, lại không có những pha bóng ngoài sức tưởng tượng, nhất là trận đỉnh cao của 2 kẻ ngang ngửa tranh nhau vị trí 1 và 2 của thế giới) nhưng thử ra các CLB ở VN xem các cụ già gò cắt đánh độ, nào có kém căng thẳng, có khi còn đập bàn gẫy vợt ấy chứ, nhưng lối đánh như các cụ của trận này thực sự không đẹp. Thử so với trận Long - Bo chung kết năm 2015 là rõ ngay.

Không co ý cãi với bác, nhưng thể thao đỉnh cao là đánh bằng cái đầu chứ không phải bằng sức. Nhớ thời Waldner ko? :))

Với lại nếu bác nghe các HLV CNT thì ML ít giật btrc mà gài đối thủ giật trc không hiểm để giành điểm. Điểm mạnh ML luôn là đối giật
 

archer

Đại Tá
bạn xem các video của ML sẻ thấy , bọn kia fick , giật , tấn công ngay từ quả phát , còn ML cài cắm , chủ đ̣ộng phản công . Thời điểm này , bất kể ai , đôi công với FAN sẻ không chịu nổi . vừa ổn định , lưc lại mạnh . Trận này ML ăn ở kinh nghịêm .
Comment xong đi ngủ chờ gạch đá xây nhà mà thấy chưa đủ. Trong số các ý kiến phản biện thấy có ý kiến này là được! :)
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Nói chung trận đấu đủ 7 séc và séc 7 là 12-10 thì phải nói là ai thắng cũng xứng đáng thôi, không thể nói ai hơn ai được . Tất nhiên trong trận đấu cụ thể này thì ML đã thắng và vô địch thế giới. Nhưng tôi cứ có cảm giác là trận này có sự chỉ đạo định hướng là phải đánh đủ 7 séc và séc cuối cùng mới là séc bản lề phân cao thấp thắng thua. Có mấy lý do:
- Thứ nhất đây là trận CK toàn China nên Cúp đương nhiên về China rồi.
- Thứ hai: Tỷ số như vậy tôn vinh được cả 2 VĐV china, cả người thắng và người thua, không ai bị hạ thấp cả.
- Thứ ba: phục vụ tối đa khán giả và là cơ hội để quảng bá, phô diễn kỹ thuật bóng bàn đỉnh cao TQ với thế giới vì 2 VĐV quá quen thuộc bóng nhau nên sẽ có nhiều pha bóng mãn nhãn. Hơn nữa tạo ra một trận đấu căng thẳng và giầu cảm xúc đối với người xem.
Cứ thử hình dung trận vừa rồi mà FZD thua 1-4 thì có phải là chán không? Khán giả cũng hụt hẫng vì đang kỳ vọng một trận đấu đẹp mắt căng thẳng; FZD thì bị giảm giá trị đáng kể....
Tự nhiên có suy nghĩ như vậy sau khi xem hết séc 4 thấy FZD xuống tinh thần quá, nghĩ bụng thế này thì séc 5 thua nhanh 4-1 thôi. Ai ngờ séc 5,6 chính ML mới là người xuống tinh thần....
Thực ra, nếu quả có thế thật thì cũng không hẳn là bán độ. Thậm chí còn có yếu tố tích cực nữa. Có lẽ 2 VĐv cũng sẽ nhất trí cao: Vẫn thi đấu cống hiến phục vụ khán giả và vẫn" chiến" thực sự ở séc quyết định (mà lại được tiếng là chơi quân tử không lợi dụng lúc đối thủ bị xuống tinh thần hay mình đang "xung cơ" để thắng sớm).
Tự nhiên lại có ý nghĩ "điên rồ" như vậy, không biết các bạn nghĩ sao?
(Tôi nhớ không nhầm thì trong quá khứ hình như cũng có một số trận CK toàn China diễn biến cũng tương tự như vậy thì phải.)
 

ga mo

Đại Tá
Tuần sau, giải Japan mở rộng sẽ bắt đầu, thành phần tham dự sẽ khá đông đủ với đầy đủ các anh tài vừa tham gia giải vô địch thế giới vừa rồi,
về phía CNT là FANG Bo, ML, XX. FZD, Lin Gaoyan, Liang JK,
Về phía đội tuyển Đức là Boll, Ov, Steger Bastian, Franziska, Walther Ricardo, Filus Ruwen, Mengen Stefen,
Phía chủ nhà JPN thì nhiều cao thủ như quân Nguyên, không đếm xuể, Hồng Kông cũng đủ bộ vừa rồi, Pháp cũng có 8 cao thủ, Áo cũng đủ Fergel Stefan và Gardos Robert, Hàn Quốc cử sang 10 cao thủ, chỉ thiếu mỗi Jeoung Youngsik mà thôi, Bồ, Nga, Sing, Thụy Điển, Hungary, Đài Bắc cũng cử tất cả các cao thủ của mình tham dự, đặc biệt là đội Việt Nam cũng cử 02 vđv tham dự là Trần Tuấn Quỳnh và Nguyễn Anh Tú tham dự, đây là lần thứ 2 Việt Nam cử vđv tham dự Pro tour, lần trước lần giải Triều Tiên mở rộng với thành phần vận động viên tham dự không phong phú như giải này.
Như vậy, có thể nói giải này về số lượng vận động viên ít hơn WCh nhưng số lượng cao thủ thực sự thì còn nhiều hơn cả WCh, tính chất cạnh tranh rất cao. Đây là giải đấu cấp Super duy nhất mà ML chưa từng lên ngôi lần nào, hai năm trước cũng tại giải này, sau khi lên ngôi vương thế giới, ML đã bị Sang Kun đánh bại, hy vọng năm nay sẽ khác.
 
Nói chung trận đấu đủ 7 séc và séc 7 là 12-10 thì phải nói là ai thắng cũng xứng đáng thôi, không thể nói ai hơn ai được . Tất nhiên trong trận đấu cụ thể này thì ML đã thắng và vô địch thế giới. Nhưng tôi cứ có cảm giác là trận này có sự chỉ đạo định hướng là phải đánh đủ 7 séc và séc cuối cùng mới là séc bản lề phân cao thấp thắng thua. Có mấy lý do:
- Thứ nhất đây là trận CK toàn China nên Cúp đương nhiên về China rồi.
- Thứ hai: Tỷ số như vậy tôn vinh được cả 2 VĐV china, cả người thắng và người thua, không ai bị hạ thấp cả.
- Thứ ba: phục vụ tối đa khán giả và là cơ hội để quảng bá, phô diễn kỹ thuật bóng bàn đỉnh cao TQ với thế giới vì 2 VĐV quá quen thuộc bóng nhau nên sẽ có nhiều pha bóng mãn nhãn. Hơn nữa tạo ra một trận đấu căng thẳng và giầu cảm xúc đối với người xem.
Cứ thử hình dung trận vừa rồi mà FZD thua 1-4 thì có phải là chán không? Khán giả cũng hụt hẫng vì đang kỳ vọng một trận đấu đẹp mắt căng thẳng; FZD thì bị giảm giá trị đáng kể....
Tự nhiên có suy nghĩ như vậy sau khi xem hết séc 4 thấy FZD xuống tinh thần quá, nghĩ bụng thế này thì séc 5 thua nhanh 4-1 thôi. Ai ngờ séc 5,6 chính ML mới là người xuống tinh thần....
Thực ra, nếu quả có thế thật thì cũng không hẳn là bán độ. Thậm chí còn có yếu tố tích cực nữa. Có lẽ 2 VĐv cũng sẽ nhất trí cao: Vẫn thi đấu cống hiến phục vụ khán giả và vẫn" chiến" thực sự ở séc quyết định (mà lại được tiếng là chơi quân tử không lợi dụng lúc đối thủ bị xuống tinh thần hay mình đang "xung cơ" để thắng sớm).
Tự nhiên lại có ý nghĩ "điên rồ" như vậy, không biết các bạn nghĩ sao?
(Tôi nhớ không nhầm thì trong quá khứ hình như cũng có một số trận CK toàn China diễn biến cũng tương tự như vậy thì phải.)
em nghĩ là do bác suy diễn nhiều quá thôi ạ :)
 

archer

Đại Tá
Nói chung trận đấu đủ 7 séc và séc 7 là 12-10 thì phải nói là ai thắng cũng xứng đáng thôi, không thể nói ai hơn ai được . Tất nhiên trong trận đấu cụ thể này thì ML đã thắng và vô địch thế giới. Nhưng tôi cứ có cảm giác là trận này có sự chỉ đạo định hướng là phải đánh đủ 7 séc và séc cuối cùng mới là séc bản lề phân cao thấp thắng thua. Có mấy lý do:
- Thứ nhất đây là trận CK toàn China nên Cúp đương nhiên về China rồi.
- Thứ hai: Tỷ số như vậy tôn vinh được cả 2 VĐV china, cả người thắng và người thua, không ai bị hạ thấp cả.
- Thứ ba: phục vụ tối đa khán giả và là cơ hội để quảng bá, phô diễn kỹ thuật bóng bàn đỉnh cao TQ với thế giới vì 2 VĐV quá quen thuộc bóng nhau nên sẽ có nhiều pha bóng mãn nhãn. Hơn nữa tạo ra một trận đấu căng thẳng và giầu cảm xúc đối với người xem.
Cứ thử hình dung trận vừa rồi mà FZD thua 1-4 thì có phải là chán không? Khán giả cũng hụt hẫng vì đang kỳ vọng một trận đấu đẹp mắt căng thẳng; FZD thì bị giảm giá trị đáng kể....
Tự nhiên có suy nghĩ như vậy sau khi xem hết séc 4 thấy FZD xuống tinh thần quá, nghĩ bụng thế này thì séc 5 thua nhanh 4-1 thôi. Ai ngờ séc 5,6 chính ML mới là người xuống tinh thần....
Thực ra, nếu quả có thế thật thì cũng không hẳn là bán độ. Thậm chí còn có yếu tố tích cực nữa. Có lẽ 2 VĐv cũng sẽ nhất trí cao: Vẫn thi đấu cống hiến phục vụ khán giả và vẫn" chiến" thực sự ở séc quyết định (mà lại được tiếng là chơi quân tử không lợi dụng lúc đối thủ bị xuống tinh thần hay mình đang "xung cơ" để thắng sớm).
Tự nhiên lại có ý nghĩ "điên rồ" như vậy, không biết các bạn nghĩ sao?
(Tôi nhớ không nhầm thì trong quá khứ hình như cũng có một số trận CK toàn China diễn biến cũng tương tự như vậy thì phải.)
Em là em thích bác rồi đấy. Bác viết tiếp đi, đọc như Sherlock Holmes hay Kim Dung ấy! :D
 

ga mo

Đại Tá
Nói chung trận đấu đủ 7 séc và séc 7 là 12-10 thì phải nói là ai thắng cũng xứng đáng thôi, không thể nói ai hơn ai được . Tất nhiên trong trận đấu cụ thể này thì ML đã thắng và vô địch thế giới. Nhưng tôi cứ có cảm giác là trận này có sự chỉ đạo định hướng là phải đánh đủ 7 séc và séc cuối cùng mới là séc bản lề phân cao thấp thắng thua. Có mấy lý do:
- Thứ nhất đây là trận CK toàn China nên Cúp đương nhiên về China rồi.
- Thứ hai: Tỷ số như vậy tôn vinh được cả 2 VĐV china, cả người thắng và người thua, không ai bị hạ thấp cả.
- Thứ ba: phục vụ tối đa khán giả và là cơ hội để quảng bá, phô diễn kỹ thuật bóng bàn đỉnh cao TQ với thế giới vì 2 VĐV quá quen thuộc bóng nhau nên sẽ có nhiều pha bóng mãn nhãn. Hơn nữa tạo ra một trận đấu căng thẳng và giầu cảm xúc đối với người xem.
Cứ thử hình dung trận vừa rồi mà FZD thua 1-4 thì có phải là chán không? Khán giả cũng hụt hẫng vì đang kỳ vọng một trận đấu đẹp mắt căng thẳng; FZD thì bị giảm giá trị đáng kể....
Tự nhiên có suy nghĩ như vậy sau khi xem hết séc 4 thấy FZD xuống tinh thần quá, nghĩ bụng thế này thì séc 5 thua nhanh 4-1 thôi. Ai ngờ séc 5,6 chính ML mới là người xuống tinh thần....
Thực ra, nếu quả có thế thật thì cũng không hẳn là bán độ. Thậm chí còn có yếu tố tích cực nữa. Có lẽ 2 VĐv cũng sẽ nhất trí cao: Vẫn thi đấu cống hiến phục vụ khán giả và vẫn" chiến" thực sự ở séc quyết định (mà lại được tiếng là chơi quân tử không lợi dụng lúc đối thủ bị xuống tinh thần hay mình đang "xung cơ" để thắng sớm).
Tự nhiên lại có ý nghĩ "điên rồ" như vậy, không biết các bạn nghĩ sao?
(Tôi nhớ không nhầm thì trong quá khứ hình như cũng có một số trận CK toàn China diễn biến cũng tương tự như vậy thì phải.)
Ý kiến của bác này cũng là một trong những phương án có thể xảy ra thật đó, biết đâu đấy.
 

archer

Đại Tá
Túm lại đến giờ này điều tiếc nhất trong trận Chung kết là khi BLV hỏi tay Chuyên gia về sự ảnh hưởng của các loại gỗ làm vợt lên tính năng của vợt, CG đang chém về Hinoki thì phải dừng vì diễn biến trận đấu kịch tính. LOL.
 

ngtrantoan

Đại Tá
Sau trận đấu, ML trả lời phỏng vấn rất lịch sự khi nói rằng ML có chút may mắn hơn nên đã giành được chiến thắng và cũng hơi tiếc cho FAN và tin rằng tương lai sẽ thuộc về FAN, ngoài ra ML cám ơn HLV Liu đã có nhiều chỉ đạo cho Ma, đồng thời ML cũng especially cám ơn ZJK vì nhờ ZJK đã có nhiều thành tựu nên trở thành tấm gương, mục đích cho Ma noi theo và kết: "...He is my role model, I have learned a lot from his game".
ML my idol ... Nó nói thật đó a, nó may mắn cũng có, thực lực cũng có :D
Giờ ML có 2 WTTC, 1 Olympic (ngang với ZJK), và 1 đống Gold các giải khác (hơn rất nhiều so với ZJK)+ đứng top 1 lâu nhất (hình như ZJK chưa từng Top 1 thì phải, ku này giống như LinDan cầu lông, k thèm Top 1, Top4 nó chén Top 1 như chơi ), Fan ZJK vào chém đi, xem còn nói gì nữa kg :D :D :D
 

archer

Đại Tá
ML my idol ... Nó nói thật đó a, nó may mắn cũng có, thực lực cũng có :D
Giờ ML có 2 WTTC, 1 Olympic (ngang với ZJK), và 1 đống Gold các giải khác (hơn rất nhiều so với ZJK)+ đứng top 1 lâu nhất (hình như ZJK chưa từng Top 1 thì phải, ku này giống như LinDan cầu lông, k thèm Top 1, Top4 nó chén Top 1 như chơi ), Fan ZJK vào chém đi, xem còn nói gì nữa kg :D :D :D
Tớ thích ML phải đc 2 GS cơ! Thế mới đã!
 

ga mo

Đại Tá
Sợ khó trụ đến 2020. Bọn trẻ lên kinh quá.
Mọi cái đều có thể. Wang Hao năm 2013 đã 30 tuổi vẫn vào chung kết WCh, Wang Liqin năm 2009 đã 31 tuổi cũng vào chung kết WCh, ML đến 2020 mới có 32 tuổi thì mọi sự vẫn có thể.
 

archer

Đại Tá
Mọi cái đều có thể. Wang Hao năm 2013 đã 30 tuổi vẫn vào chung kết WCh, Wang Liqin năm 2009 đã 31 tuổi cũng vào chung kết WCh, ML đến 2020 mới có 32 tuổi thì mọi sự vẫn có thể.
Hope so, dream for the immortality!
 

lion

Đại Tá
Công nhận tối qua xem trận CK đơn nam giữa Ma Long vs Fan ZhenDong vô cùng kịch tính.

Fan ZhenDong đã có sự khởi đầu không gì đẹp hơn khi dẫn Ma Long 10 - 5, một tỉ số đủ khiến cho đối thủ cảm thấy bị ngộp trong một trận chung kết lịch sử, và dĩ nhiên Fan đã ăn séc đầu.

Tuy nhiên, Ma Long đã có sự đáp trả hết sức thuyết phục và ấn tượng từ séc 2, 3, 4 khiến nhiều người (trong đó có em) nghĩ Ma Long sẽ thịt nốt séc 5 để lên ngôi.

Nhưng không ngờ, Fan ZhenDong đã quật khởi, trong khi Ma Long lại có vẻ chùng xuống, bí toàn tập trước đòn trái sắc lẹm, pha đổi hướng của Fan ZhenDong, tinh thần sa sút thảm hại...dẫn đến séc 7 quyết định.
Screen Shot 2017-06-06 at 11.32.18 AM.png

Séc 7, người ta đã nghĩ về hình ảnh một Wang LiQin lật kèo Ma Lin sau khi bị dẫn 3 - 1 và séc 5 bị dẫn 7 - 1 để ăn lại liền 3 séc sau và lên ngôi sẽ ứng vào vai Fan ZhenDong. Fan ZhenDong đang trên đà thăng hoa, đã có sự khởi đầu vô cùng đẹp khi dẫn 2 điểm đầu tiên. Tuy nhiên, khi đó Ma Long thức tỉnh để đến khi đổi bên Ma Long dẫn 5 - 3, rồi 6 - 3...Đây cũng là lúc Fan quật khởi lên 6 - 6, rồi cả hai dắt nhau từng điểm đến lúc Fan dẫn 9 - 7. Mọi người đã có thể nghĩ đến một cái kết đau đớn cho Ma Long vì đã dẫn nhanh rồi thua nhanh, cũng như cho rằng Fan ZhenDong sẽ lên ngôi với thế chẻ tre. Nhưng đây là thời khắc của sự quyết tâm, đẳng cấp, may mắn đã cho Ma Long lôi lại 9 - 9, rồi 10 - 10, và một chút kém may của Fan ZhenDong ở quả trái trên bàn quyết định chạm lưới ra ngoài và pha bóng có kế hoạch của Ma Long đã đưa Ma Long sánh ngang Zhang JiKe về số danh hiệu.

Trận đấu khép lại, Ma Long đã bảo vệ được vương miện, đúng là một trận đấu có rất nhiều cảm xúc, có gì đó mừng cho Ma Long, có gì đó tiếc nuối cho Fan ZhenDong.
Mens-Medals-.jpg

Sau trận đấu, Ma Long đã phát biểu
Screen Shot 2017-06-06 at 11.38.50 AM.png

Tôi rất hạnh phúc vì đã giành chiến thắng, khi đó tôi đã rất mệt mỏi. Tôi hi vọng trận đấu này sẽ còn đọng lại trong tâm trí mọi người và trong lịch sử của bóng bàn bởi đó là trận đấu điên rồ nhất tôi từng chơi. Tôi nghĩ tôi chưa chơi như vậy bao giờ. Dĩ nhiên là tôi cảm thấy hạnh phúc và có một chút may mắn cũng như lấy làm tiếc cho Fan ZhenDong nhưng tương lai là của Fan ZhenDong. Tôi đã không tự tin lắm cho việc chuẩn bị trận đấu nên tôi đã hỏi HLV Lưu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vì sự chỉ dẫn và kiên nhẫn mà HLV Lưu giành cho tôi. Tôi cũng đặc biệt ấn tượng với Zhang JiKe bởi thành công của cậu ấy, tôi thực sự đã học hỏi từ cậu ấy rất nhiều.

Còn Fan ZhenDong đã nói về trận đấu như sau:
Screen Shot 2017-06-06 at 11.39.04 AM.png

Chúng tôi đã chơi một trận đấu đỉnh cao hôm nay. Tôi đã chiến đấu bằng tất cả khả năng của mình. Có thể khi tôi có cơ hội tốt để giành chiến thắng nhưng tôi đã không tận dụng tốt và đã mắc một số sai lầm. Tôi xin chúc mừng Ma Long, hai chúng tôi đều đã cống hiến một trận đấu tuyệt vời cho khán giả hôm nay.

Tóm lại, Ma Long không may mắn, Fan ZhenDong cũng không hẳn là không may, trong thể thao có rất nhiều yếu tố khiến một người lên đỉnh cao, một người xuống vực sâu. Tuy nhiên, nếu xét về Fan ZhenDong thì rõ ràng vào CK lần này và chơi một trận sòng phẳng với Ma Long hùng mạnh như vậy đã là một sự tiến bộ vượt bậc và như Ma Long nói, tương lai là của Fan ZhenDong, em cũng tin tưởng như vậy.
 

ngtrantoan

Đại Tá
Mọi cái đều có thể. Wang Hao năm 2013 đã 30 tuổi vẫn vào chung kết WCh, Wang Liqin năm 2009 đã 31 tuổi cũng vào chung kết WCh, ML đến 2020 mới có 32 tuổi thì mọi sự vẫn có thể.
E thực tế lắm bác, bọn trẻ CNT hoặc JPN kinh hoàng lắm, k như bọn trẻ VNT của mình, ĐQL hay TTQ hay QKQ tuổi băm vẫn thịt đc vài em tuyển VNT
 

Bình luận từ Facebook

Top