So sánh giữa Toopspeed và Nittaku Acoustic????????????????????????

thanh dai ca77

Đại Tá
các bác hãy đọc qua bài này

Cảm giác bóng là yếu tồ không thể bỏ qua được khi bạn quyết định thay đổi hoặc mua sắm vợt mới, Để hiểu rõ hơn yếu tố này, theorist xin post lại bài viết đã đăng trên nhiều DĐ, và cũng là nguồn tham khảo khi bạn chọn phải một dụng cụ khác biệt với mong muốn, có thể là do chưa biết về nó.

Cảm giác bóng (phần đầu): Kiến thức hay trải nghiệm


Thoạt nhìn từ bên ngoài, bóng bàn có vẻ tương tự như các môn sử dụng vợt khác như tennis, cầu lông, ..v..v… Nhưng trên thực tế mà người chơi BB biết rất rõ – nhưng không mấy ai có thể định nghĩa được – là cảm giác bóng trong bộ môn này, đó là cảm giác độc quyền trong các bộ môn thể thao. Cho đến ngày nay, rất nhiều sách báo dạy về BB của Việt Nam đã từng dạy rất nhiều về kỹ , chiến thuật, nhưng phần quan trọng nhất – cảm giác bóng (CGB) – lại chưa được đề cập đến, hạn chế này còn làm cho các HLV phải lúng túng khi muốn nâng cao trình độ cho những học trò của mình. Có thể từ 2 nguyên do, thứ nhất là chưa định nghĩa được rõ ràng loại “quyền lực” này, thứ hai là do có quá nhiều sự khác biệt về cảm giác bóng ở mỗi người, bất kể là chuyên nghiệp hay nghiệp dư. Tuy nhiên, cảm giác bóng lại chính là thứ ma túy của những người chơi BB ngoài cảm giác chiến thắng hay khống chế, điều khiển được quả bóng theo ý mình, điều này làm cho BB mặc dù là một môn thể thao khó, số lượng người chơi không nhiều, nhưng vẫn giữ được những “tín đồ” trung thành cho mình bất kể thời gian và điều kiện khác.


Nói nôm na, CGB là tất cả những cảm giác của người chơi BB về tác động của quả bóng trên mặt bàn và trên mặt vợt khi tiếp xúc. CGB bắt đầu khi 1 người mới tập chơi BB và định hình khi người đó đạt được đến 1 trình độ nhất định với các kỹ thuật cơ bản, quan trọng nhất là các kỹ thuật tạo xoáy và khống chế xoáy như giật, gò, chận đẩy, giao bóng và đỡ giao bóng,..v..v…. CGB còn được quyết định bởi cây vợt mà nguời đó đang cầm khi đạt trình độ đó. Cũng từ điều này, CGB ở mỗi người là khác nhau từ một thị trường có nhiều loại vợt khác nhau và kể cả do chính các HLV của những người chơi khác nhau quyết định và hướng dẫn. Đạt đến trình độ này, người chơi đã nhận biết sự khác nhau của mỗi loại cốt vợt, mút để khống chế quả bóng bằng cảm giác của chính mình.


Không may mắn là thành ngữ “tiền nào của đó” lại không áp dụng được cho BB, một bộ môn đòi hỏi cảm giác rất cao trong khi giá thành vợt chỉ phản ánh giá trị của chất liệu hoặc công nghệ chế tạo chứ không phải là tốt nhất cho cách chơi của mỗi người. Chính điều này đã làm hỏng nhiều tài năng BB khi hình thành CGB không hợp với trình độ bắt đầu chơi với những cây vợt đắt tiền, trong khi với trình độ này, sự khác biệt giữa mút Tenergy và mút Đường sắt là không có. Điều không may tiếp theo là CGB khi hình thành thì khó thay đổi, nếu không muốn nói là không thay đổi được, do vậy, việc thay đổi từ loại vợt cứng qua mềm bị đánh giá là quá rung, còn mềm qua cứng sẽ cho cảm giác không khống chế được bóng vì không có cảm giác. Do vậy, CGB từ ban đầu là rất quan trọng mà không mấy người mới biết chơi ý thức được.


Qua thời gian chơi bóng lâu dài, CGB càng phát triển và thay đổi tùy theo trình độ kiểm soát bóng và sự đầu tư dụng cụ. Tuy CGB cũng vẫn khác nhau tùy thuộc vào cảm giác ban đầu, điều này thường dẫn đến tranh luận khi cùng nhận xét về loại cốt vợt hay mút nào đó, nhưng vẫn có điểm chung là tầm nhận thức về vợt nói chung đối với lối chơi của mình. Dựa vào phát biểu hay nhận xét của mỗi người, người có trình độ cao có thể biết được cảm giác bóng của người đó, qua đó cũng biết được trình độ BB một cách tương đối. Ví dụ như A cho rằng Bryce là miếng toàn diện nhất, A là người có trình độ không chuyên nghiệp loại thấp vì chưa biết xử lý bóng trong bàn, người có trình độ cao dù có chơi Bryce (như Schlarger) vẫn hiểu được nhược điểm này của nó. Hay "vợt nào cũng được, chơi lâu sẽ quen vì chỉ chiếm 10% trận đấu", vì họ chưa cảm nhận được bóng trong xử lý, nhận xét này cũng sẽ không làm hài lòng người chơi ở trình độ cao hơn vì đã tốn nhiều công sức để tìm cốt, mút phù hợp với mình. Chính CGB ở trình độ nhất định mới là điều có thể “giữ chân” tín đồ của BB khi họ đạt đến.


Nghịch lý lớn nhất của CGB là nó phải đi đôi với kiến thức chung về trái bóng ngay cả khi nó tiếp xúc với bàn. Việc thay đổi quỹ đạo bay tùy thuộc vào tính chất bóng mới quyết định hiệu quả của CGB, nếu không, người chơi sẽ bối rối khi không thực hiện được các kỹ thuật mình đang có dựa vào CGB. Do vậy, tuy CGB là ma túy của bộ môn này nhưng cũng không có nghĩa là tất cả “người nghiện” sẽ là cao thủ môn BB cho dù có cảm giác tay tốt. Cũng như các công việc quan trọng khác, kiến thức chỉ mới là điều kiện cần mà sự trải nghiệm mới là điều kiện đủ, CGB đòi hỏi phải có sự trải nghiệm qua thời gian nếu không có người hướng dẫn. Với BB thế giới, việc xử lý CGB cho người mới tập được thực hiện tốt ngay ở thời gian đầu bằng cả kiến thức lẫn chọn vợt, điều mà các nền BB thấp hơn không làm được. Phải chăng đã đến lúc Việt Nam phải có các bộ phận nghiên cứu về BB chuyên sâu hơn để có thể theo kịp người bạn TQ khi thể hình và mức độ tập luyện là như nhau?

Cảm giác bóng (phần cuối): Yếu tố sống còn

Cảm giác bóng (CGB) trong phần đầu và phần cuối này được giới hạn trong phạm vi cảm giác của bàn tay mà người chơi cảm nhận được từ những xung động do trái bóng khi tiếp xúc với mặt vợt, được truyền đến bàn tay. CGB không liên quan đến cảm giác hưng phấn hoặc cảm giác nản bóng – là những cảm giác mang yếu tố tâm lý, dù rằng các cảm giác này cũng có tác động qua lại với CGB. Sau giai đoạn hình thành bộ môn thuộc loại khó nhất trong các môn thể thao, cốt vợt được sản xuất tưởng như hoàn hảo gồm 3 hoặc 5 lớp đều nhau để phục vụ cho lớp gai mút bề mặt. Tưởng chừng như bộ môn này đã đi đến giới hạn cuối cùng về công nghệ sản xuất cốt vợt - dẫn đến lối chơi đơn giản thiên về phòng thủ và dẻo dai của VDV - thì người Nhật đã làm cuộc cách mạng tuyệt vời là úp ngược miếng gai và nâng cấp lớp cao su bề mặt. Từ đó, bóng bàn ngày càng nghiêng về hướng tạo xoáy để phát lực hơn là kiểm soát lực khi gò bóng (mút gai). Điều này làm cho CGB càng đóng vai trò quan trọng hơn trong tập luyện và thi đấu.

Qua CGB, người chơi có thể nhận biết được độ xoáy của cú đánh của đối phương qua kỹ thuật khống chế bóng như gò, cắt, chận, đẩy và lý thú hơn, nhận biết được mức độ xoáy do mình tạo ra khi phát lực như giật, bạt, ..v.v…. Tất cả CGB đó đều chỉ nhận biết chỉ qua 1 lần chạm bóng trên mặt vợt. Do vậy, các hãng chế tạo vợt, mút đã lao vào nghiên cứu, chế tạo nhằm đáp ứng yêu cầu tối quan trọng này. Lúc đầu, nhà sản xuất nhận biết rằng loại gỗ càng mềm thì càng tăng thời gian tiếp xúc bóng và càng truyền được xung động tốt hơn. Cây vợt Kenny và Wakaba của Butterfly được chế tạo lập tức thay thế các loại cứng nổi tiếng thế giới đương thời như Barna, Som và được dân BB Sài Gòn chào đón nhiệt liệt. Sau đó, việc nghiên cứu sản xuất vợt có cấu tạo lớp giữa mềm, dày đã hình thành lối chơi hiện đại ngày nay với lối chơi tấn công là chiến lược. Với lớp giữa kỳ diệu đó, cú đánh sẽ được hỗ trợ, đặc biệt khi xa bàn và khi giật. Điều này gần như quyết định chiều hướng phát triển của bộ môn bóng nhựa vì ở lối chơi đỉnh cao, bóng cao để bạt dứt điểm hầu như không còn. Trường hợp bóng có cao chăng nữa thì vẫn có xoáy lớn, sử dụng cú bạt để giải quyết không còn là giải pháp tốt nhất, vì rất dễ bị xoáy làm ảnh hưởng đến độ chuẩn. Mặt khác, sự thay đổi về động tác từ giật bóng khi bóng thấp chuyển sang bạt bóng sau đó thực sự không thuận lợi vì điểm xuất phát khác nhau trong tốc độ cao càng giảm độ chính xác. Do vậy, lối đánh giật moi kết hợp bạt từ thập niên 70 nay đã không còn ở BB đỉnh cao mà thật sự chuyển sang giật xung liên tục, nhất là từ khi cốt vợt với lớp giữa mềm ra đời. Riêng cú bạt chỉ còn được sử dụng với bóng trên tầm vai.

Các công nghệ sản xuất nhằm tăng CGB phát triển liên tục, từ cán rỗng của Stiga (WRB), đến khoét hai lớp gỗ ngoài của cán vợt của Donic cũng nhằm tăng CGB cho người chơi. Riêng Butterfly, hãng có thị phần lớn nhất Châu Á thì dường như không mặn mà lắm với công nghệ này, vì dân BB Châu Á vẫn chuộng tốc độ hơn nên không cần cảm giác mềm, nên chỉ có 1 dòng vợt VSG và dòng Arcrylate để giữ khách hàng ở Châu Âu. Vả lại, công nghệ mút tension ra đời lại cần cốt vợt cứng hơn, vì bản chất mút tension là mềm nên thời gian lưu bóng dài hơn dòng mút thế hệ trước. Tất cả những công nghệ làm tăng CGB này càng khẳng định: CGB còn là yếu tố “sống còn” với các VDV đỉnh cao, vốn sử dụng độ xoáy cao trong tốc độ, nhất là các VDV Trung Quốc. Người ta đã chứng kiến sự thay đổi của BB TQ từ thế hệ sử dụng cốt cứng mút mềm, lấy tốc độ làm vũ khí chiến lược đến thế hệ Kong LinhHui, Liu Guoliang sử dụng cốt, mút Nhật và thế hệ hiện nay Wang Li Quin, Ma Long, Chen Qi chơi cốt mềm, mút cứng, lấy độ xoáy làm vũ khí chiến lược nhưng vẫn không làm mất đi tốc độ, vốn là thế mạnh của dân Châu Á- do thể hình nhỏ, nên nhanh hơn các VDV của Châu Âu. Trong khi ở Châu Âu thì ngược lại, họ sử dụng cốt cứng với mút tension nên vô hình trung, lại dùng tốc độ để khống chế độ xoáy của VDV TQ- điều mà TQ đã thấu hiểu là không thể, từ sau thất bại trước BB Thụy Điển năm 1989 ở trận chung kết đồng đội.

Tuy nhiên, tất cả những công nghệ làm tăng CGB nêu trên dường như chỉ thực hiện được “nhiệm vụ” duy nhất là truyền xung động từ mặt vợt khi tiếp xúc với bóng. Nhưng xung động thực sự tạo nên CGB đó xuất phát từ vùng “Sweet pot”. Sự ma sát giữa trái bóng vào vùng này mới tạo ra sự kỳ ảo của BB hiện đại. Nói một cách đơn giản nhất, đó là phần diện tích có dạng hình tròn trên mặt vợt với tâm điểm là khoảng 2/3 đường thẳng từ cán vẽ dọc mặt vợt đến đầu vợt, và ở vùng này, vợt khi đánh bóng sẽ có tác động chuẩn xác theo ý muốn. Vùng lăn bóng và tâm điểm của nó thực sự là vấn đề tạo ra sự khác biệt giữa mỗi trình độ. Nó là nguyên nhân làm cho người có sức khỏe cao hơn nhưng trình độ BB thấp hơn sẽ giật nhẹ hơn, dù động tác giống nhau, thậm chí tốc độ lăn tay cao hơn vẫn nhẹ và chậm hơn. Hơn thế nữa, những tình huống mà người chơi dù đã thực hiện đúng động tác như các danh thủ hoặc kỹ thuật yêu cầu vẫn không cho kết quả tương tự, đặc biệt là trong quả giao bóng, hoặc sử dụng cùng loại cốt vợt và mút lại có động tác khác nhau, hiện tượng này cho thấy kỹ thuật động tác tay là chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ trong kỹ thuật.

Ngoài ra, CGB mà người chơi thường cảm nhận được hàng ngày bổng dưng “biến mất” khi chơi với người trên trình độ của mình từ 2 bóng trở lên, hoặc một quả giật (hoặc chận đẩy) không đạt yêu cầu, cũng không mang lại cảm giác “sướng tay” bằng một cú giật (hoặc chận đẩy) đạt yêu cầu, tất cả cũng từ sự lệch chuẩn khi tiếp xúc giữa bóng với vùng lăn bóng mà nhiều người lại lầm tưởng là do yếu tố tâm lý. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu và sử dụng vùng lăn bóng này đã giúp cho nền BB TQ tiến bộ vượt bậc so với phần còn lại của thế giới, và cũng giải thích vì sao các VDV TQ ngày nay sử dụng các loại cốt không cứng nhưng vẫn thực hiện được cú đánh kỹ thuật có tốc độ và xoáy cao, đặc biệt là khi bóng đã rơi xuống thấp hơn mặt bàn – điều mà mút tension không làm được hoặc chỉ sử dụng xoáy ngang. Kỹ thuật kết hợp giữa động tác phù hợp mút tacky và tiếp xúc ở vùng lăn bóng này rút ngắn được thời gian luyện tập và năng lượng của VDV trong quá trình tập luyện. Có thể nói rằng quá trình tập BB ở VDV chuyên nghiệp thực chất là quá trình tập khống chế, sử dụng xoáy cho các điểm rơi đa dạng ở tần số vận tốc lớn.

Nhưng trên tất cả, kỹ thuật sử dụng vùng lăn bóng này đã đưa đến một hệ quả bất ngờ nhất: các cú giật ngày nay của các VDV TQ ngược với lý thuyết đã tồn tại từ thập niên 1960 đến 1990 là giật xoáy xuống sẽ giật cao tay lên, bóng xoáy lên sẽ úp vợt giật “đè” bóng. Nếu tinh ý, người xem có thể thấy được những cú giật bóng xoáy xuống của VDV TQ lại vung tay về phía trước (đặc biệt là cú giật trái tay trong bàn của Ma Long, Zhang Jike khi đối phương giao bóng xoáy xuống), còn cú giật bóng xoáy lên – nhất là khi giật theo đường thẳng, đường ngắn nhất của bàn – tay lại lăn hướng lên trên, điều thấy rõ nhất ở Ma Lin, Xu Xin. Chủ đề vùng lăn bóng này thực sự là một chủ đề quá lớn với khuôn khổ một vài bài viết. Tác giả xin hẹn lại vào một dịp khác khi có nhiều thời gian hơn và điều kiện thuận lợi. Chuyên đề về cảm giác bóng xin được chấm dứt tại đây, với ước muốn đã giải thích được phần nào yếu tố quan trọng của BB, yếu tố có thật đã làm con dân BB trên toàn thế giới phải “nghiện”. Xin cám ơn tất cả mọi người đã đọc và mong nhận được những ý kiến bổ sung cho bài viết này.

HẾT
Bài này mình tham khảo của bác theorist

Đọc xong bài này thì mình thấy rằng sự so sánh giữa 2 cây vợt này là không hề khập khiểng quan trọng là cái nào hợp với mình

Bác chủ định chọn cốt chơi mặt gì ah? Nếu là H3 thì chơi cây FUGA cảu XIOM nhe! Bảo đảm ngon bổ rẻ, mình đang chơi em nó đây!
Chúc bác chọn được cốt hợp với mình nhất!
 

Xiom-VN

Binh Nhì
Giật moi trong bóng bàn hiện đại thường k mang tính sát thương cao , cú giật moi thường được các VDV thực hiện để cứu bóng hay đối phó với những quả bóng xoáy xuống nặng, ngắn bàn, thấp. Bạn nên tập cú giật sung là chủ yếu vì tốc độ nhanh, điểm rơi chuẩn xác và đa dạng, lực bóng lớn, dễ dàng áp đảo đối thủ. 1 combo rất phù hợp giật sung , moi xoáy và khá kinh tế là cốt Xiom Zetro Quad + FH Xiom Vega Euro + BH Xiom Vega Elite. Xiom Zetro Quad được đông đảo người chơi tin tưởng vì chất lượng mà nó mang lại cũng như thương hiệu Xiom Hàn Quốc nổi tiếng. Mời bạn tham khảo thêm: www.hunghabongban.com.vn hoặc www.xiom.vn. Chúc bạn lên tay !
 

vanuc

Đại Tá
Hehe, sao giống so sánh Wave tàu với SH 300i quá :D
Chọn Acoustic đi bạn. Đánh tốt mà lại còn đẹp nữa :)

Đi thồ hàng thì chọn wave tàu ngon hơn Sh nhật, và ngược lại đi chơi dạo phố thì Sh nhật lại tốt hơn Wave tầu.............. Vấn đề là ở chỗ tâm lý người sử dụng thôi. Khi cầm một cây nổi tiếng được mọi người mong ước có thì sẽ tự tin để luyện tập hơn, nhưng cầm một cây vợt ít tên tuổi đi thì hay bị chê bai, nào rung nào kém nảy.... làm cho tâm lý bị lung lay, đánh hỏng thì đổ cho vợt còi.
Vì vậy nếu bạn mới tập chơi và có tiền cứ chơi vợt đắt vào, thứ nhất là đẹp về thươnng hiệu và hình thức, thứ hai là nhiều người biết, sẽ ít lời chê bai..... lúc đó chỉ lo đánh cho chuẩn thôi, không có lý do đổ cho cốt đểu nữa.
Khi bạn chơi lâu năm, có kinh nghiệm rồi biết lối đánh của mình; hoặc đi theo một thầy nào đó huấn luyện và khuyên dùng loại cốt nào dó cho phù hợp với lối đánh của bản thân, thì lúc đó bạn sẽ sử dụng một cây cốt phù hợp với bản thân không quan tâm về giá trị hay thương hiệu nữa...........
 
Last edited:

vanuc

Đại Tá
Bản thân mình thích dùng cốt lạ, ít người sử dụng, tự mình khám phá ra chất lượng của chiếc cốt đó.......... Từ trước đến nay, mình chưa bao giờ sử dụng cốt Sadius, mặc dù mình thấy rất nhiều người sử dụng, và nhiều người ca ngợi về nó....... Ra clb mình có thể cầm vợt của mọi người chơi được, nhưng mọi người cầm vợt mình đều chán ngay vì kêu nó nặng và xịt quá không đánh được........ hi....... kể cũng hay.........
 

doantronghoan

Trung Tá
Các Bác cho E hỏi:
muốn giật moi: (góc vợt + bóng) lớn hơn giật sung đúng không ạ.
E cảm giác như giật sung là trung gian giữa (giật moi + quả bạt).
E tập mại mà quả được quả ko.
Các Bác tư vấn cho E được không a.>
Thanks!!!!!!!!!
 

doantronghoan

Trung Tá
Các Bác cho E hỏi:
muốn giật moi: (góc vợt + bóng) lớn hơn giật sung đúng không ạ.
E cảm giác như giật sung là trung gian giữa (giật moi + quả bạt).
E tập mại mà quả được quả ko.
Các Bác tư vấn cho E được không a.>
Thanks!!!!!!!!!
 

dung6934atp

Đại Uý
Các Bác cho E hỏi:
muốn giật moi: (góc vợt + bóng) lớn hơn giật sung đúng không ạ.
E cảm giác như giật sung là trung gian giữa (giật moi + quả bạt).
E tập mại mà quả được quả ko.
Các Bác tư vấn cho E được không a.>
Thanks!!!!!!!!!
Giật moi là sự tiếp xúc của vợt với bóng rất "mỏng", bóng đi cầu vồng, chậm, mang xoáy mạnh. Giật xung, bóng đi tốc độ, có mang xoáy, còn bạt thì lấy tốc độ là chính, đôi khi át xoáy trên quả bóng của đối phương. Giật moi thì mềm mại hơn, bóng sang cũng khó chịu nhưng với người có kinh nghiệm thì dễ bị trả lại mất bóng luôn, vì vậy giật moi là phải tính điểm rơi. Còn góc vợt thì tùy thời điểm tiếp xúc với bóng và xoáy của bóng thì góc vợt sẽ khác nhau bạn ạ.
 

Xiom-VN

Binh Nhì
Các Bác cho E hỏi:
muốn giật moi: (góc vợt + bóng) lớn hơn giật sung đúng không ạ.
E cảm giác như giật sung là trung gian giữa (giật moi + quả bạt).
E tập mại mà quả được quả ko.
Các Bác tư vấn cho E được không a.>
Thanks!!!!!!!!!

Bạn muốn có được cú giật sung đều và tốt trước tiên bạn phải đôi công phải thật đều và chuẩn, từ đó sẽ phát triển cú giật sung. Bạn không thể giật moi đều liên tục như giật sung được và trong trận đấu bạn giật moi thường xuyên dễ bị đối phương khống chế và áp đảo bằng những cú bạt hay giật sung. Xoáy thôi chưa đủ mà phải kèm tốc độ, lực bóng và điểm rơi mới làm nên chuyện.
 

MaiXuanViet

Moderator
Các Bác cho E hỏi:
muốn giật moi: (góc vợt + bóng) lớn hơn giật sung đúng không ạ.
E cảm giác như giật sung là trung gian giữa (giật moi + quả bạt).
E tập mại mà quả được quả ko.
Các Bác tư vấn cho E được không a.>
Thanks!!!!!!!!!

Bạn có thể tập giật sung bằng cách ép vợt hơn, có thể thời gian đầu chưa quen nên sẽ hụt bóng nhiều, nhưng kiên trì chắc sẽ tập được vì rơ bạn cũng còn đang trong giai đoạn hình thành mà. Cố lênnnn ^^
 
hixx.bác chủ thớt làm quả so sánh quá khập khiễng.zz.cây topspeed chẳng lấy gì so sánh dc với cây Acoustic cả bác ợ.zz.kể cả mới tập hay tập lâu,đánh tốt hay đánh kém thì Acoustic vẫn tốt hơn cho bác.tuy nhiên lối đánh của bác có nhiều loại có thể đáp ứng tốt hơn Acoustic.Nếu bác quyết tâm theo Acoustic thì combo sẽ là:FH:H3pro,Ten-05,BootTC,Calibra.... còn BH:Ten-05,Hexorpowersponge,bootTS,Plasma470...
1 combo đỉnh sẽ là Acoustic FH:ten-05,BH:ten-05 :mới khoảng 2m5+1m35+1m35=5m2
1combo hợp lý sẽ là:Acoustic FH:BootTC,BH:Hexorpowersponge :mới khoảng 2m5+850k+850k=4m2
1 combo kinh tế sẽ là:Acoustic FH:Calibra,BH:plasma470 :mới khoảng 2m5+800k+670k=3m9
Chúc bác đánh tốt với combo của mình....

neu muon ca kinh te nua thi.bac co the tham khao 1 so cay thuoc dong` xiom,leoviz.
 

doantronghoan

Trung Tá
Các Bác cho E hỏi:
E nhiều lúc chủ định giật sung nhưng do tiếp xúc giữa vợt và bóng ít nên thành giật moi.
E nghĩ có lẽ muốn giật sung phải vừa (kéo + đẩy), kiểu như kết hợp giữa (bạt+ giật moi) không biết có phải không?
Động tác "ép vợt" như Bác Việt nghĩa là gì vậy Bác????????????
Thanks
 

doantronghoan

Trung Tá
Các Bác cho E hỏi:
E nhiều lúc chủ định giật sung nhưng do tiếp xúc giữa vợt và bóng ít nên thành giật moi.
E nghĩ có lẽ muốn giật sung phải vừa (kéo + đẩy), kiểu như kết hợp giữa (bạt+ giật moi) không biết có phải không?
Động tác "ép vợt" như Bác Việt nghĩa là gì vậy Bác????????????
Thanks
 

dvdbka

Trung Uý
Giật xung là giật bóng ở giai đoạn 3,4 của đường vòng cung, giật moi thường ở giai đoạn 4,5 của đường vòng cung bóng rơi. Có gì sai các bác góp ý!
 

dragonlinh

Thượng Sỹ
Em có tý ngu ý theo cảm nhận của em:
- Giật moi thì thời điểm giật bóng chậm hơn, góc vợt đứng hơn, kéo theo quỹ đạo thẳng lên trên hơn. Em hay dùng quả này để bên kia họ chặn rồi giật xung (nhưng gặp bác nào cao trình thì bác ý bạt cho mất bóng luôn, khỏi phải giật quả tiếp theo). Thường dùng cận bàn.
- Giật xung thời điểm giật sớm hơn, hơi ép vợt, góc vợt nhỏ hơn, đường đi quỹ đạo vợt theo phương ngang nhiều hơn phương đứng. Thường dùng ở tầm trung hoặc xa bàn, trong thế đối giật.
 

leqd

Đại Uý
To doantronghoan: Bác chắc cũng đang ở hoàn cảnh như em, tập giật đều và bắt đầu giật trong trận. Em chia sẻ thế này nhé.
1. Về cốt vợt: Em đã mua 1 cây PG7 (tương tự Top Speed), cây này giật có lực lắm, nhưng quá nhanh so với trình độ của em. Sau đó em xắm cây Violin, 2 mặt shiver. Em thấy violin chậm hơn, nhưng rất dễ giật, chặn cũng tuyệt vời, cảm giác bóng rất tốt, tự mình sửa được mình. Các bác kinh nghiệm hơn thường nói vợt em tốt, nhưng hơi mềm, sau này lên tay thì xắm mặt cứng hơn một chút. Nếu vấn đề bác băn khoăn không phải là giá cả thì như nhiều bác đã khuyên, cứ Acoustic (hoặc Violin) mà tiến. Bảo đảm chất lượng tốt nhất, chơi dài lâu được, phù hợp với lối đánh thiên về giật, gần bàn.
2. Về cú giật: Giật moi là giật lại bóng xoáy xuống, chậm, khi đối phương cắt bóng. Quả giật moi còn gọi là pivot loop, tức là giật khơi màn, bắt đầu đôi công.
Giật xung là giật lại bóng không xoáy, hoặc xoát lên, khi đối phương đẩy hoặc giật. Giật xung chủ yếu là đôi công.
Thực tế đánh trận thông thường là: A - service, B - Cắt trả, A- Giật moi, B - Chặn/Bạt, A - Chặn/Bạt/Giật xung, nếu còn thì đôi công với Chặn/Bạt/Giật xung. (Không kể gặp các bác cắt phòng thủ)
Thông thường khi tập kỹ thuật và tập đều thì tập giật xung nhiều hơn, vì bóng qua lại nhiều, mình giật, bạn tập cũng giật hoặc chặn. Còn tập giật moi ít hơn, vì sau quả moi là đôi công nhiều lần qua lại. Em thấy mình tập giật xung nhiều, đánh tương đối đều, nhưng vào trận không sử dụng được, vì toàn gặp bóng cắp, giật xung và bạt qua là dính lưới. Gần đây em tập giật moi nhiều hơn.
Với các đối thủ cùng cơ hoặc trên cơ một tí, khi em giật xung sang, dù không mạnh, nhưng xoáy, họ phần lớn phải chặn trả, lúc đó em phải chuẩn bị sẵn sàng bạt hoặc giật xung giống như đã mô tả 5 bước trên.
Còn gặp các bác cao hơn thì sau cú giật xung em sẵn sàng chặn, hoặc đi nhặt bóng :)
Tuy nhiên em thấy như vậy là tốt hơn, vì có cú giật moi tốt mình tự tin hơn hẳn, giật được bóng cắt, giật được cả các quả service xoáy xuống tầm trung. Một điều em nhận ra là giật moi hiệu quả hơn đối với các đối thủ ngang tầm hoặc trên một tí. Vì cú giật xung của của em chưa đủ sát thủ, đối thủ chặn trả lại nhanh là mình cũng mất ưu thế, còn khi mình giật moi thì bóng trả lại cũng chậm hơn, dễ áp đảo hơn. Một điều em thấy nữa là giật moi rất hiệu quả khi giật dài thẳng vào giữa bàn, ngay chỗ đối thủ đứng, họ chỉ chặn lại, chứ không bạt hoặc đẩy nhanh
Tóm lại với trình độ đang học áp dụng giật vào trận đấu như em:
- Vợt: Acoustic/Violin
- Kỹ thuật: Giật moi để chiếm ưu thế, xong rồi bạt/giật xung. Chấp nhận đi nhặt bóng khi đối thủ cao hơn.
Kinh nghiệm của em đang là vậy, kính mong các bác trình cao hơn chỉ giáo xem em học vậy có đúng đường không.
 
Last edited:

bachikho

Đại Tá
những kinh nghiệm của bác chỉ đúng với mút tension, với mút tàu thì kể cả bóng gò sang vẫn có thể giật sung mất bóng đc như thường mà ko sợ tụt lưới, đây là đặc trưng của mặt tàu (tất nhiên trừ khi gặp các bác xài phản xoáy cắt nặng như cùm thì ko nói)
 

Bình luận từ Facebook

Top