Phân tích kỹ thuật giật xung & giật xoáy

Trainee

Đại Tá
Lý thuyết nó như thế này đúng không các bác ?
View attachment 65250
Tức là bóng sẽ trả lại vẫn là XOÁY LÊN CỦA TA.

Như vậy, muốn tạo ra các cú xoáy khác nhau, với mút láng không phải gai, anti, ... ta cần:

1. Xoáy lên
View attachment 65251
Vợt cần đứng yên hoặc chuyển động lên phía trên, tức là tăng lực ma sát do xoáy của bóng và vợt chuyển động ngược chiều, lực ma sát tăng lên, dẫn đến tăng xoáy

2. Không xoáy
Tức là lực ma sát phải giảm về bằng O, nhưng do lực xoáy khác 0, nên buộc hệ số ma sát phải bằng 0, nhưng do mặt không phải anti, láng, nên 2 vật phải chuyển động cùng phương cùng vận tốc, tức là
View attachment 65252
với vận tốc kéo xuống bằng với VẬN TỐC QUAY của bóng. Khá khó
Theo ý kiến, dựa vào hiện tượng, thì em thấy thế này. Đúng như anh nói, khi đánh trả lại cú xoáy lên anh tạo xoáy lên bằng 1/2 cách:
- Chặn thụ động cho phản lại, nhờ hiệu ứng nén bật của mút. -> Xoáy, lực đảo chiều, nhưng sẽ giảm đi do suy hao.
Góc độ vợt trong trường hợp này là quan trọng, tránh bị bung, vọt bóng. Xoáy tạo ra không có yếu tố ma sát bóng & mút.
- Chủ động: Lúc này anh đánh thuận chiều với tốc độ cao hơn với một cú đánh chủ động. Lúc này góc độ vợt không đòi hỏi quá khắt khe, vì còn lực, xoáy tạo vòng cung cú đánh. Lực tạo ra từ cú đánh + phản lực, xoáy cũng tạo ra từ hiệu ứng nén bật kèm thêm xoáy do ma sát do lực đánh tới. Nếu anh văng tay không đủ nhanh, thì bóng vọt ra do phản lực nhanh hơn tay anh văng và lúc đo sẽ dẫn tới hụt, vợt đuổi không kịp bóng, thành một cú đánh không như ý. Đó là một phần lý do khiến đối giật kiểu moi lúc bóng rơi an toàn hơn kiểu demi, dù kém lực kém lực, ...
Để tạo ra một cú đánh ít xoáy, chặn hẫng, giảm lực bằng mút thường, anh cần phải rụt tay lại để triệt tiêu các yếu tố trên -> Phải rất khéo.

Với đánh trả lại bóng cắt thì cũng tương tự:
- Cắt phá xoáy, chọc vợt ngược chiều, tạo xoáy xuống mới.
- Bắt ngắn, thả nhẹ tạo ra quả trả không xoáy.
- Giật tốc độ cao để tạo ra xoáy mới:
Hoặc anh đánh lai bạt phá hết xoáy cũ, tạo một cú đánh gồm tốc hoặc lực gần như mới chủ động hoàn toàn. Đánh demi bóng nhú. Nếu tay anh không đủ quyết đoán, nhanh thì ăn xoáy và tự táng vào lưới. Có lẽ mút Tàu giật lai bạt hay là do nó dính, các bác cứ táng dầy vuông vào bóng rồi phang tới là xong. Còn ông nào giật mỏng thì sẽ phải uống Red Bull hàng ngày! :D
Hoặc anh giật mỏng ma sát, tay lăng nhanh cuốn bóng đi mượn xoáy cắt nặng kia luôn kết hợp với cả ma sát bổ sung, chứ không triệt nó đi. Lúc này tay anh mà văng chậm, anh sẽ bị hụt vợt với bóng (vòng quay bóng cao hơn), dẫn tới hiệu ứng ăn xoáy và dễ rúc bóng.
Xem các cao thủ giật moi quả bóng cắt nặng rất nhẹ nhàng êm ái, là do họ cảm nhận tốt, lúc tiếp bóng bật tay rất nhanh, vừa khéo mượn xoáy tới mà moi lên. Chứ còn giật demi phá xoáy dứt điểm thì cứ nhìn Malin quăng đòn quả bóng là là lưới thì rõ nhất, phá xoáy mà phang.
 

Trainee

Đại Tá
Mỗi người một cách, em cũng đâu có bảo các bác thích đâu, em làm để ai xem thì xem, phục vụ em là chủ yếu, nhu cầu muốn nói, kiểu tự kỷ ấy mà
Em nghĩ, với anh em chơi, bóng bàn là môn thực hành. Nó đi liền với các định luật hơn nhiều là định lý. Cái nghiên cứu sâu xa dành cho nhà chế tạo. Tất nhiên mỗi người có cái thú riêng. Nhưng sân chơi chung mà cứ chơi riêng lắm lúc cũng mệt. Vả chăng nếu anh có thể nghiên cứu, lên bóng, dựa trên những tư liệu có sẵn từ các hiện tượng, hiệu ứng mà người ta cung cấp cho anh (anh chỉ cần hiểu tương đối) thì cũng vui mà. Như kiểu thằng đua xe thì không cần hiểu quá về các phản ứng hóa học cháy nổ ấy.
Khác với kinh doanh, hay nuôi dạy con cái, ... anh vạch chiến lược, đường lối, từ ý tưởng rồi triển khai. Em nghĩ bóng bàn đi lên từ các tư liệu sẵn có, cơ bản rồi mới ra chiến lược, chiến thuật. Như thế nó hợp hơn.
Anh chấp nhận rằng mút Nhật nó thế, mút Tàu nó thế, mút gai nó thế, anti nó thế, ... rồi sau anh tập các kỹ thuật cơ bản, điều chỉnh theo tố chất, cơ địa bản thân. Khi có nền tảng vững, anh đi vào tư duy từng cú, từng quả, từng sec, từng trận, từng giải đấu. Lúc đó anh có cơ hội tiến bộ lớn và có thể giao lưu với mọi người nhiều hơn! :D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Em nghĩ, với anh em chơi, bóng bàn là môn thực hành. Nó đi liền với các định luật hơn nhiều là định lý. Cái nghiên cứu sâu xa dành cho nhà chế tạo. Tất nhiên mỗi người có cái thú riêng. Nhưng sân chơi chung mà cứ chơi riêng lắm lúc cũng mệt. Vả chăng nếu anh có thể nghiên cứu, lên bóng, dựa trên những tư liệu có sẵn từ các hiện tượng, hiệu ứng mà người ta cung cấp cho anh (anh chỉ cần hiểu tương đối) thì cũng vui mà. Như kiểu thằng đua xe thì không cần hiểu quá về các phản ứng hóa học cháy nổ ấy.
Khác với kinh doanh, hay nuôi dạy con cái, ... anh vạch chiến lược, đường lối, từ ý tưởng rồi triển khai. Em nghĩ bóng bàn đi lên từ các tư liệu sẵn có, cơ bản rồi mới ra chiến lược, chiến thuật. Như thế nó hợp hơn.
Anh chấp nhận rằng mút Nhật nó thế, mút Tàu nó thế, mút gai nó thế, anti nó thế, ... rồi sau anh tập các kỹ thuật cơ bản, điều chỉnh theo tố chất, cơ địa bản thân. Khi có nền tảng vững, anh đi vào tư duy từng cú, từng quả, từng sec, từng trận, từng giải đấu. Lúc đó anh có cơ hội tiến bộ lớn và có thể giao lưu với mọi người nhiều hơn! :D
OK, sẽ không làm phiền mọi người với mớ lý thuyết của mình nữa, khỏi bận lòng:p
 

hoangtdsi

Đại Uý
Theo ý kiến, dựa vào hiện tượng, thì em thấy thế này. Đúng như anh nói, khi đánh trả lại cú xoáy lên anh tạo xoáy lên bằng 1/2 cách:
- Chặn thụ động cho phản lại, nhờ hiệu ứng nén bật của mút. -> Xoáy, lực đảo chiều, nhưng sẽ giảm đi do suy hao.
Góc độ vợt trong trường hợp này là quan trọng, tránh bị bung, vọt bóng. Xoáy tạo ra không có yếu tố ma sát bóng & mút.
- Chủ động: Lúc này anh đánh thuận chiều với tốc độ cao hơn với một cú đánh chủ động. Lúc này góc độ vợt không đòi hỏi quá khắt khe, vì còn lực, xoáy tạo vòng cung cú đánh. Lực tạo ra từ cú đánh + phản lực, xoáy cũng tạo ra từ hiệu ứng nén bật kèm thêm xoáy do ma sát do lực đánh tới. Nếu anh văng tay không đủ nhanh, thì bóng vọt ra do phản lực nhanh hơn tay anh văng và lúc đo sẽ dẫn tới hụt, vợt đuổi không kịp bóng, thành một cú đánh không như ý. Đó là một phần lý do khiến đối giật kiểu moi lúc bóng rơi an toàn hơn kiểu demi, dù kém lực kém lực, ...
Để tạo ra một cú đánh ít xoáy, chặn hẫng, giảm lực bằng mút thường, anh cần phải rụt tay lại để triệt tiêu các yếu tố trên -> Phải rất khéo.

Với đánh trả lại bóng cắt thì cũng tương tự:
- Cắt phá xoáy, chọc vợt ngược chiều, tạo xoáy xuống mới.
- Bắt ngắn, thả nhẹ tạo ra quả trả không xoáy.
- Giật tốc độ cao để tạo ra xoáy mới:
Hoặc anh đánh lai bạt phá hết xoáy cũ, tạo một cú đánh gồm tốc hoặc lực gần như mới chủ động hoàn toàn. Đánh demi bóng nhú. Nếu tay anh không đủ quyết đoán, nhanh thì ăn xoáy và tự táng vào lưới. Có lẽ mút Tàu giật lai bạt hay là do nó dính, các bác cứ táng dầy vuông vào bóng rồi phang tới là xong. Còn ông nào giật mỏng thì sẽ phải uống Red Bull hàng ngày! :D
Hoặc anh giật mỏng ma sát, tay lăng nhanh cuốn bóng đi mượn xoáy cắt nặng kia luôn kết hợp với cả ma sát bổ sung, chứ không triệt nó đi. Lúc này tay anh mà văng chậm, anh sẽ bị hụt vợt với bóng (vòng quay bóng cao hơn), dẫn tới hiệu ứng ăn xoáy và dễ rúc bóng.
Xem các cao thủ giật moi quả bóng cắt nặng rất nhẹ nhàng êm ái, là do họ cảm nhận tốt, lúc tiếp bóng bật tay rất nhanh, vừa khéo mượn xoáy tới mà moi lên. Chứ còn giật demi phá xoáy dứt điểm thì cứ nhìn Malin quăng đòn quả bóng là là lưới thì rõ nhất, phá xoáy mà phang.
Bác phân tích chuẩn quá. Qua đây cũng có thể thấy rằng khi nào cảm giác (tiếp xúc/ma sát) bóng được nâng lên thì tự nhiên sẽ thành công một số cú đánh khó như bắn backhand đờ mi chống lại quả giật moi của đối thủ.
 

duytranct5

Trung Sỹ
Vãi, bây giờ mới biết các bác uyên thâm về vật lý trong bóng bàn như vậy.
Em thì trình gà. Nhưng thích am hiểu sâu lý thuyết như các bác. Nên đọc rất thích.
Chỉ có điều, thấy bác @trang...cá nói kê chặn bình thường là trả bóng sang thành xoáy xuống thì không phải. Em nghĩ bác @archer nói đúng. Khi kê mà góc vợt <=90độ thì bóng xoáy lên tiến tới sẽ được trả lại là bóng xoáy lên. Độ xoáy thì phụ thuộc góc khép của vợt, lực chặn đẩy. Còn kê bóng giật mà muốn trả sang là xoáy xuống, em mở góc vợt >= 90 độ, và chiều chuyển động của vợt là đi xuống, giống như cắt ý bác, khi đó độ xoáy xuống trả sang sẽ lớn hơn độ xoáy trước khi bóng tới mặt vợt mình nếu tốc độ tiếp xúc bóng đủ lớn hơn tốc độ xoáy của bóng, và nhỏ hơn khi tốc độ tiếp xúc nhỏ hơn độ xoáy tới.
Dài quá, nói tóm lại là khi chạm vào mặt vợt của mình, thì độ xoaý ban đầu bị biến đổi. Nó bị khử bớt đi, đảo chiều hay cùng chiều xoáy là do góc vợt, tóc độ đánh bóng và hướng đánh bóng. Còn ma sat với không khí, tạo lên các dòng đối lưu thì ảnh hưởng tới quỹ đạo bóng ít lắm.
Vài ý thiển cận, các bác góp ý nếu thấy sai.
 
Last edited:

Trainee

Đại Tá
Bác phân tích chuẩn quá. Qua đây cũng có thể thấy rằng khi nào cảm giác (tiếp xúc/ma sát) bóng được nâng lên thì tự nhiên sẽ thành công một số cú đánh khó như bắn backhand đờ mi chống lại quả giật moi của đối thủ.
Như mình nói ở trên, đó là những hiện tượng mà anh em chỗ mình chơi đúc rút chỉ cho nhau áp dụng. Còn phân tích, chứng minh đúng sai, thì thôi chịu! :D
BH demi, mình cũng thích cú này. Bắn, đấm lại mạnh như bạt mà lại gọn tay. Giờ đang gắng nâng lên một mức là đặt điểm và tạo xoáy, cứ dần dần từng bước!
 

namvietinbank

Đại Uý
đánh bóng thì phải hiểu các định luật định lý để biết bóng nó chuyển động thế nào chứ. đấy là lý do lớp 11 em mới tập bóng. giờ phải dậy lý chó bọn nhỏ 1 2 tuổi may ra đến 4 tuổi cho nó tập bóng nó mới đánh được
 

Trắng Đen

Thượng Tá
đánh bóng thì phải hiểu các định luật định lý để biết bóng nó chuyển động thế nào chứ. đấy là lý do lớp 11 em mới tập bóng. giờ phải dậy lý chó bọn nhỏ 1 2 tuổi may ra đến 4 tuổi cho nó tập bóng nó mới đánh được
Hiểu được đến các định luật thì hay quá. Tuy nhiên, nếu dừng ở phong trào, anh em cũng có tuổi, nên nắm được đến các nguyên lý là tốt lắm rồi.
Thực tế mà nói điều khiển hành động để đúng như mong muốn và lý thuyết là một vấn đề không đơn giản. Như việc khi đánh ở tốc độ cao (cao của trình gà nhé) mà tiếp xúc bóng điểm mấy giờ, rồi góc vợt mấy độ, điểm nào của vợt,.... không dễ dàng tí nào, chưa nói là còn hụt bóng. :)
Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta làm, học, trao đổi, nghiên cứu,.... phục vụ cho đam mê, sở thích và niềm vui là được rồi. Có dịp thì dù trình bóng thấp lè tè, thua từa lưa nhưng chém về kiến thức thì đồng bọn cũng phải lắng nghe cũng là có số má rồi, tất nhiên am hiểu được tất cả định luật để lý giải tất cả "thế giới quan" bóng bàn thì thật là ảo dịu được. :D
 

hermesqn

Trung Uý
Bác Thắng phân tích trong điều kiện lý tưởng cho học trò dễ hình dung cú giật gồm những yếu tố nào. Mà các bác cứ vào đây thể hiện kiến thức, đưa ra đủ thứ trường hợp vận dụng mà cãi nhau, đưa vấn đề đi ngày càng xa, làm mất cái hay của topic :(.
Xin cảm ơn bác Thắng, phân tích của bác rất hay, giúp học trò hiểu sâu hơn về tác động vật lý của cú giật
 

Thắng_Lốp

Thượng Sỹ
Thầy Thắng lên tham khao thêm cố vấn môn vật lý.
Vd: tác đông vào vật 1 lực F
Không thể nói nó sinh ra 2 lực F1 và F2
Theo tôi dc biết là phân tích Lực F thành lực thành phần là F1 VÀ F2
mình đã chia xẻ bài viết đừng máy móc và quá cứng nhắc. vì đây là bài giải giải thích cho các cháu khi các cháu hỏi ntn là giật xoáy và ntn là giật xung [ hs của tôi thôi]. vậy mình ko nên sử dụng thuật từ chuyên môn các cháu khó hiểu, vậy mình dùng từ nào các cháu hiểu nhanh và ứng dụng tốt nhất là được, [ko sai kiến thức cơ bản]. ở đây có phải tôi đưa ra 1 bài toán vật lý đâu mà mọi người cứ đi xa trọng tâm vậy, tôi nói thật tôi học vật lý kém, tôi chỉ cần đủ và biết khi giải thích hiện tượng vật lý ứng dụng vào môn bb cho hs ko sai phạm chuyên môn là ok.mọng mọi người chia xẻ nên mang tính xây dựng thì tốt và đẹp biết bao......tất cả vì tương lai con em chúng ta. xin cám ơn.
 

LamITO

Trung Uý
mình đã chia xẻ bài viết đừng máy móc và quá cứng nhắc. vì đây là bài giải giải thích cho các cháu khi các cháu hỏi ntn là giật xoáy và ntn là giật xung [ hs của tôi thôi]. vậy mình ko nên sử dụng thuật từ chuyên môn các cháu khó hiểu, vậy mình dùng từ nào các cháu hiểu nhanh và ứng dụng tốt nhất là được, [ko sai kiến thức cơ bản]. ở đây có phải tôi đưa ra 1 bài toán vật lý đâu mà mọi người cứ đi xa trọng tâm vậy, tôi nói thật tôi học vật lý kém, tôi chỉ cần đủ và biết khi giải thích hiện tượng vật lý ứng dụng vào môn bb cho hs ko sai phạm chuyên môn là ok.mọng mọi người chia xẻ nên mang tính xây dựng thì tốt và đẹp biết bao......tất cả vì tương lai con em chúng ta. xin cám ơn.
Cháu chào bác Thắng,
Cháu được xem nhiều clips dạy bóng bàn cho các cháu thiếu nhi của bác, rất nhiều em có kỹ thuật tốt, là tiền đề cho sự phát triển sau này cho các em ấy, đó là thực tế. Điều đó cũng có nghĩa là các kiến thức bác dạy từ lý thuyết cho đến thực hành là tốt tại Việt Nam (cháu nghĩ vậy). Tuy nhiên, khi bác chia sẻ trên diễn đàn thì cháu nghĩ bác chỉ có được, cái được thứ nhất là được mọi người chưa biết đến những điều bác dạy sẽ tìm hiểu về bác và học hỏi được ở bác. Cái được thứ hai của bác là được mọi người phản biện, bổ sung, góp ý chân thành những gì còn thiếu sót từ bác, để bác dạy những thế hệ sau tốt hơn nữa. Và cháu rất tâm đắc một câu cháu đọc được " Là thầy thì càng phải học" (Cháu cũng là giảng viên ạ). Ở vấn đề này, cháu nghĩ bác @nvdu574 đã có góp ý đúng ạ. Vì các học sinh của bác đều là các em nhỏ, việc giải thích kiến thức lại càng phải chuẩn, vì nói gì gần như chúng nhớ rất tốt, và nếu có cháu nào có tư duy tốt, khi chúng hỏi tại sao lực F lại sinh ra F1, F2, lúc đó bác lại càng khó giải thích phải không ạ. Nếu bác tiếp tục giải thích theo hướng đó thì e rằng lại càng không ổn... Cháu nhớ có một bài bác viết về môn bóng bàn liên quan đến nhiều môn khác nhau (Vật lý, toán học, sinh học,...), vậy nên để giải thích cho câu chuyện bóng bàn cũng phải lấy từ những kiến thức chuẩn liên quan ở các môn đó ạ. Cháu nhớ ngày cháu học Ths, có một thầy GS thời gian viết sách rồi xuất bản rất nhanh nhưng lại rất nhiều "sạn", tuy vậy GS ấy nói đó là cách viết sách của tôi, khi sách của tôi tới tay độc giả, những hạt "sạn" ấy được họ nhặt, rất nhiều người cùng nhặt và phản hồi lại, lúc đó ngài tiếp tục chắt lọc cái đúng, cái sai tiếp để khi tái bản cuốn sách sẽ có chất lượng tốt hơn...
Cháu ở Hải Phòng, rất mong có dịp lên Hà Nội được đến CLB của bác, được bác chỉ giáo ạ (Trước cháu đánh phủi nặng, và mới tìm hiểu về kỹ thuật cơ bản trong bóng bàn trên mạng và tự tập, điều chỉnh, áp dụng thôi ạ). À, thời sinh viên cháu cũng tự mua đàn về tập chơi, nên ít nhiều cũng có thêm sở thích giống bác, hihi. Chúc bác thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho nền bóng bàn nước nhà ạ!
 
Last edited:

Thắng_Lốp

Thượng Sỹ
Cháu chào bác Thắng,
Cháu được xem nhiều clips dạy bóng bàn cho các cháu thiếu nhi của bác, rất nhiều em có kỹ thuật tốt, là tiền đề cho sự phát triển sau này cho các em ấy, đó là thực tế. Điều đó cũng có nghĩa là các kiến thức bác dạy từ lý thuyết cho đến thực tế là tốt tại Việt Nam (cháu nghĩ vậy). Tuy nhiên, khi bác chia sẻ trên diễn đàn thì cháu nghĩ bác chỉ có được, cái được thứ nhất là được mọi người chưa biết đến những điều bác dạy sẽ tìm hiểu về bác và học hỏi được ở bác. Cái được thứ hai của bác là được mọi người phản biện, bổ sung, góp ý chân thành những gì còn thiếu sót từ bác, để bác dạy những thế hệ sau tốt hơn nữa. Và cháu rất tâm đắc một câu cháu đọc được " Là thầy thì càng phải học" (Cháu cũng là giảng viên ạ). Ở vấn đề này, cháu nghĩ bác @nvdu574 đã có góp ý đúng ạ. Vì các học sinh của bác đều là các em nhỏ, việc giải thích kiến thức lại càng phải chuẩn, vì nói gì gần như chúng nhớ rất tốt, và nếu có cháu nào có tư duy tốt, khi chúng hỏi tại sao lực F lại sinh ra F1, F2, lúc đó bác lại càng khó giải thích phải không ạ. Nếu bác tiếp tục giải thích theo hướng đó thì e rằng lại càng không ổn... Cháu nhớ có một bài bác viết về môn bóng bàn liên quan đến nhiều môn khác nhau (Vật lý, toán học, sinh học,...), vậy nên để giải thích cho câu chuyện bóng bàn cũng phải lấy từ những kiến thức chuẩn liên quan ở các môn đó ạ. Cháu nhớ ngày cháu học Ths, có một thầy GS thời gian viết sách rồi xuất bản rất nhanh nhưng lại rất nhiều "sạn", tuy vậy GS ấy nói đó là cách viết sách của tôi, khi sách của tôi tới tay độc giả, những hạt "sạn" ấy được họ nhặt, rất nhiều người cùng nhặt và phản hồi lại, lúc đó ngài tiếp tục chắt lọc cái đúng, cái sai tiếp để khi tái bản cuốn sách sẽ có chất lượng tốt hơn...
Cháu ở Hải Phòng, rất mong có dịp lên Hà Nội được đến CLB của bác, được bác chỉ giáo ạ (Trước cháu đánh phủi nặng, và mới tìm hiểu về kỹ thuật cơ bản trong bóng bàn trên mạng và tự tập, điều chỉnh, áp dụng thôi ạ). À, thời sinh viên cháu cũng tự mua đàn về tập chơi, nên ít nhiều cũng có thêm sở thích giống bác, hihi. Chúc bác thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho nền bóng bàn nước nhà ạ!
bác chào trung úy
lời đầu tiên bác cám ơn cháu đã chia xẻ và góp ý theo hướng tích cực, bác cũng rất hiểu khi lực F tác dụng vào bóng sẽ chia thành 2 lực thành phần F1 và F2 mà tổng hợp của 2 lực thành phần này tạo nên quỹ đạo chuyển động của bóng....bác chỉ nghĩ dậy các nhí 6-10 tuổi, các nhí chưa nhận thức được hết các thuật từ chuyên môn nên bác dùng từ làm sao cho các nhí dễ hiểu.. thật lòng là như vậy chứ bác k dấu dốt, k bảo thủ... vì cháu vừa đam mê bb vừa đam mê âm nhạc lại có trình độ học vấn cháu góp ý rất chân thành bác ghi nhận và sẽ có cách thức truyền đạt cho bọn nhỏ theo hướng '' nhặt sạn'' của cháu. cám ơn cháu nhiều. nếu bác còn đăng các bài viết tiếp mong được sự ủng hộ và góp ý từ phía cháu.
 

LamITO

Trung Uý
bác chào trung úy
lời đầu tiên bác cám ơn cháu đã chia xẻ và góp ý theo hướng tích cực, bác cũng rất hiểu khi lực F tác dụng vào bóng sẽ chia thành 2 lực thành phần F1 và F2 mà tổng hợp của 2 lực thành phần này tạo nên quỹ đạo chuyển động của bóng....bác chỉ nghĩ dậy các nhí 6-10 tuổi, các nhí chưa nhận thức được hết các thuật từ chuyên môn nên bác dùng từ làm sao cho các nhí dễ hiểu.. thật lòng là như vậy chứ bác k dấu dốt, k bảo thủ... vì cháu vừa đam mê bb vừa đam mê âm nhạc lại có trình độ học vấn cháu góp ý rất chân thành bác ghi nhận và sẽ có cách thức truyền đạt cho bọn nhỏ theo hướng '' nhặt sạn'' của cháu. cám ơn cháu nhiều. nếu bác còn đăng các bài viết tiếp mong được sự ủng hộ và góp ý từ phía cháu.
Hihi, từ ngày cháu biết facebook bác, cháu thường xuyên xem các bài viết của bác. Cháu học được nhiều từ đó. Kiến thức cơ bản được bác tổng kết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ. Với những người mới chơi bóng bàn hoặc chơi phủi lâu ngày muốn chỉnh sửa động tác thì nó thực sự rất hữu ích. Mong bác sẽ có nhiều bài viết đóng góp cho diễn đàn nữa ạ :)
 
Hiệu ứng Magnus là một trường hợp riêng của Nguyên lí Bernoulli, nguyên lý này lại là hệ quả của ĐL Bảo toàn năng lượng:

Trong thủy động lực học, nguyên lý Bernoulli phát biểu rằng đối với một dòng chất lưu không dẫn nhiệt không có tính nhớt, sự tăng vận tốc của chất lưu xảy ra tương ứng đồng thời với sự giảm áp suất hoặc sự giảmthế năng của chất lưu.[1][2] Nguyên lý này đặt theo tên của Daniel Bernoulli, ông đã công bố nó trong quyển sách của mình Hydrodynamicavào năm 1738.[3]

Nguyên lý Bernoulli áp dụng được cho nhiều loại chất lưu, chúng thể hiện qua kết quả khi viết dưới dạng phương trình Bernoulli. Thực tế, có các dạng phương trình Bernoulli khác nhau cho những loại chất lưu khác nhau. Dạng đơn giản của nguyên lý Bernoulli thỏa mãn cho trường hợpdòng chảy không nén được (ví dụ cho dòng chất lỏng) và cho cả dòng chảy nén được (ví dụ đối với khí) chuyển động nhỏ hơn tốc độ âm thanh (số Mach) (thường là nhỏ hơn 0,3). Các dạng phức tạp hơn ở một số trường hợp có thể áp dụng cho trường hợp dòng chảy nén được chuyển động với vận tốc lớn hơn các số Mach (xem cách suy luận ra phương trình Bernoulli).

Nguyên lý Bernoulli là hệ quả của định luật bảo toàn năng lượng. Nó phát biểu rằng, trong một dòng chảy ổn định, tổng mọi dạng năng lượng trong chất lưu dọc theo đường dòng là như nhau tại mọi điểm trên đường dòng đó. Điều này đòi hỏi rằng tổng động năng, thế năng và nội năng phải là hằng số.[2]Do đó một sự tăng vận tốc của chất lưu – hàm ý sự tăng ở cả áp suất động lực và động năng – diễn ra đồng thời với sự giảm (theo tổng của) áp suất tĩnh, thế năng và nội năng. Nếu chất lưu chảy ra khỏi một nguồn, tổng mọi dạng năng lượng sẽ là như nhau trên mọi đường dòng bởi vì trong nguồn năng lượng trên một đơn vị thể tích (tổng áp suất và thế năng hấp dẫn ρ g h) là như nhau ở khắp nơi.[4]

Nguyên lý Bernoulli cũng suy được trực tiếp từ định luật thứ hai của Newton. Nế một thể tích nhỏ của chất lưu chảy theo phương ngang từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp, thì áp suất mặt sau của nó sẽ lớn hơn áp suất ở mặt trước của nó. Điều này dẫn tới có tổng hợp lực trên đơn vị thể tích, làm gia tốc nó dọc theo đường dòng.[5][6][7]

Các hạt chất lỏng chỉ chịu áp suất và trọng lượng của chúng. Nếu một chất lỏng hạt chảy theo phương ngang và dọc theo tiết diện của đường dòng, nơi vận tốc tăng lên chỉ có thể vì chất lỏng qua tiết diện đó di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn sang vùng có áp suất thấp hơn; và nếu vận tốc của nó giảm, chỉ có thể bởi nó di chuyển từ vùng có áp suất thấp hơn sang vùng có áp suất lớn hơn. Hệ quả là, đối với chất lỏng chảy theo phương ngang, vận tốc lớn nhất xuất hiện khi có áp suất nhỏ nhất, và vận tốc nhỏ nhất xuất hiện khi có áp suất cao nhất.[8]

Mục lục
[ẩn]
  • 1 Phương trình dòng không nén được
  • 2 Xem thêm
  • 3 Tham khảo
  • 4 Ghi chú
  • 5 Đọc thêm
  • 6 Liên kết ngoài

Phương trình dòng không nén được[sửa | sửa mã nguồn]
Trong hầu hết các chất lỏng, và khí có vận tốc nhỏ hơn số Mach, mật độ của một lượng chất lỏng có thể coi là không đổi, bất kể áp suất biến đổi trong chất lỏng. Do đó, chất lưu có thể coi là không nén được và gọi là dòng không nén được. Bernoulli thực hiện thí nghiệm của mình trên chất lỏng, vì vậy phương trình của ông ban đầu chỉ đúng cho dòng không nén được. Dạng phương trình Bernoulli phổ biến, đúng tại một điểm bất kỳ dọc theo đường dòng là:





(A)
với:

vận tốc của dòng chất lỏng tại điểm trên đường dòng,
là gia tốc trọng trường,
là cao độ của điểm so với một mặt phẳng tham chiếu, với giá trị dương của z-hướng lên trên – ngược chiều với hướng của vectơ gia tốc trọng trường,
là áp suất tại điểm đó, và
là mật độ tại mọi điểm trong chất lỏng.
Đối với trường lực bảo toàn, phương trình Bernoulli có thể tổng quát thành:[9]


với Ψ là lực thế tại điểm đang xét trên đường dòng. Ví dụ đối với trường hấp dẫn của Trái Đất Ψ = gz.

Hai giả sử sau phải được đáp ứng để có thể áp dụng được nguyên lý Bernoulli:[9]

  • Dòng chảy phải không nén được – ngay cả khi áp suất thay đổi, mật độ vẫn phải không đổi dọc theo đường dòng;
  • Ma sát gây bởi lực nhớt là nhỏ không đáng kể. Trong quãng đường dài sự tiêu hao cơ năng sẽ xuất hiện dưới dạng nhiệt. Sự tiêu tán này có thể ước lượng từ phương trình Darcy–Weisbach.
Bằng cách nhân với mật độ chất lỏng
, phương trình (A) có thể viết lại thành:

hay:

với:

là áp lực động,
là độ cao thủy lực hay cột nước tĩnh (tổng của cao độ z và cột áp thủy tĩnh hay độ cao cột nước)[10][11] và
là áp lực tổng (tổng áp lực tĩnh p và áp lực động q).[12]
Có thể chuẩn hóa hằng số trong phương trình Bernoulli. Cách tiếp cận chung là viết nó theo cột nước toàn phầnhay năng lượng tổng H:


Phương trình trên cho thấy có vận tốc dòng khi áp lực bằng 0, và thậm chí ở vận tốc lớn hơn có thể có áp lực âm. Đa số khí và chất lỏng không có áp lực âm tuyệt đối hay thậm chí áp lực 0, vì vậy rõ ràng phương trình Bernoulli còn đúng trước khi chất lưu đạt tới áp lực 0. Trong chất lỏng – khi áp lực trở lên quá thấp – sẽ xuất hiện bọt khí (cavitation). Phương trình trên sử dụng mối quan hệ tuyến tính giữa bình phương vận tốc chảy và áp lực. Đối với khí có vận tốc chuyển động lớn, hoặc đối với sóng âm thanh trong chất lỏng, sự thay đổi về mật độ khối lượng trở lên đáng kể do đó giả sử về mật độ hằng số không còn áp dụng được nữa.
Source: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyên_lý_Bernoulli
đọc xong đau hết cả đaauf
em dám cá với bác mấy thằng vô địc thế giới nó chả biết 1 dòng công thức nào ở đaay đaau,hay bác lập giáo án cho người sao hoả tập bb đi bác,có khi sau này lại hay
 

Bình luận từ Facebook

Top