ML không dự WTTC

pmha24

Binh Nhì
Mấy ngày trước, đọc đâu đó khi có người hỏi nếu được chơi lại thì Ma Long thích đánh trận nào nhất thì Ma Long trả lời muốn đánh lại trận BK WTTC 2013 với Wang Hao :)
Bác ơi, Ma Long nói là muốn đánh lại trận WTTTC 2010 với Timo Boll với trận WTTC 2011 với Wang Hao ạ (vì thua 2 trận này nên mới ko đc suất Olympic London 2012 - LGL)
 

Attachments

  • malong.png
    malong.png
    29.9 KB · Đọc: 93

conduongs

Đại Tá
em ấy cạp với em ChenXington đấy, chân dài và thon nha. Em này được mấy anh như Malin. WangHao hay đến Malong rèn rũa dễ thành sao như Dingning như chơi. lối đánh em này thông minh phết
 

ga mo

Đại Tá
Đã có danh sách tham dự WCh rồi, đội China gồm có: FZD, LJK, WCQ, LGY và Zhou Qihao, nữ thì có: Chen Meng, Sun Yingsha, Wang Manyu, Chen Xingtong và Wang Yidi.
Đội Đức vắng mặt Ovt, đội hình gồm Boll, Fillus Ruwen, Franziska, Duda Benedikt và Qiu Dang. Nhật cũng vắng mặt Mizutani, HQ thì thiếu vắng Jeoung Youngsik. Thái có thần đồng Padasak. Đông nam Á ngoài Padasak còn 1 tay vợt của Sing là Pang Yew En Koen.
Như vậy, trong danh sách 126 vđv được quyền tham dự, các nước: TQ, Đức, Nhật, HQ, Braxin, Taipei và Thụy Điển mỗi nước góp mặt 5 vđv. Các nước có 4 vđv là Áo, Bỉ, Pháp, Hungari, Ấn độ, Bồ đào nha và Romania. Lão tướng Samsonov không còn thấy tên nữa. Theo BXH mới nhất thì FZD sẽ là hạt giống số 1, Hari số 2, Hugo số 3 và Lin Yun-Ju số 4, tiếp theo là LGY, Falck, Boll và Jang Woojin, từ thứ 9 đến 16 là LJK, Franziska, Pitchford, Quadri Aruna, WCQ, Koki Niwa, Gauzy và Lee Sangsu. Nếu xui xẻo khi bốc thăm, cả 5 tay vợt TQ có khi chui vào 1 rọ. Hay đấy.
 

mcfly

Thượng Tá
em thì nghĩ khác, Malong có chiến thuật với quả phải rõ ràng là hơn Fan. Trái giờ được train lên tua với fan cũng ko hề kém cạnh. Về mặt tâm lý độ kiên định cũng hơn. Mặc dù em là người rất khoái cách chơi của fan zhendong.
ML chưa bao giờ có cú trái chủ động - bác cứ thử đếm xem ML ăn điểm bằng trái được mấy quả hay toàn thủ trái rồi quay sang kết bằng FH?
Chuyện tua trái thì ở tầm đẳng cấp thế giới ai cũng tua được hết. Lối đánh 2 càng mới là hiện đại bác nhé, Fan là trường hợp càng trái là chủ công mặc dù càng phải cũng quá kinh khủng với lực và độ bật được tập luyện ở cường độ cao nhất. Trước Fan có ZJK cũng là càng trái moi xoáy rồi ăn điểm đôi công chứ càng phải ZJK toàn đánh hông bóng nên lực không bằng, chỉ được cái xoáy hiểm thôi.
 
ML chưa bao giờ có cú trái chủ động - bác cứ thử đếm xem ML ăn điểm bằng trái được mấy quả hay toàn thủ trái rồi quay sang kết bằng FH?
Chuyện tua trái thì ở tầm đẳng cấp thế giới ai cũng tua được hết. Lối đánh 2 càng mới là hiện đại bác nhé, Fan là trường hợp càng trái là chủ công mặc dù càng phải cũng quá kinh khủng với lực và độ bật được tập luyện ở cường độ cao nhất. Trư

ớc Fan có ZJK cũng là càng trái moi xoáy rồi ăn điểm đôi công chứ càng phải ZJK toàn đánh hông bóng nên lực không bằng, chỉ được cái xoáy hiểm thôi.
Cá nhân e nghĩ lối chơi phụ thuộc vào cơ địa và thế mạnh của vđv,chọn vũ khí phù hợp,e thấy lối chơi càng phải mạnh như ml sẽ ổn định hơn lối 2 càng như fan,thực tế ml đã chứng minh rồi ạ
 

lion

Đại Tá
Người có tay phải tay trái, mỗi tay lại có thuận tay, trái tay, hiếm VĐV nào đều cả hai bên. Tiêu chí của mỗi càng luôn là nhanh, xoáy, uy lực, phối hợp với càng kia linh hoạt hiệu quả. Nhưng cách thực hiện của mỗi càng lại khác nhau, vì vậy so sánh càng trái với càng phải thì phải so sánh về hiệu quả, không phải là về động tác. Và theo em, VĐV nào giành nhiều thành tích nhất dù anh ta ít ăn điểm nhờ quả phải hay nhờ quả trái hơn thì cũng là VĐV hay nhất. Ma Long cũng vậy thôi, với những thành tích đã đạt được thì hiển nhiên là VĐV hay nhất mọi thời đại dù ai có nói khía cạnh nào, thời nào đi chăng nữa. Cụ thể thì em thấy Ma Long càng trái cũng rất hay, uy lực, nhưng khôn ngoan, linh hoạt, nghĩa là không phải với ai cũng đấu trái, và không phải lúc nào cũng đấu trái theo một kiểu, có lẽ nhờ vậy mới giúp thuận tay có nhiều cơ hội và đã rất thành công!
 

conduongs

Đại Tá
Người có tay phải tay trái, mỗi tay lại có thuận tay, trái tay, hiếm VĐV nào đều cả hai bên. Tiêu chí của mỗi càng luôn là nhanh, xoáy, uy lực, phối hợp với càng kia linh hoạt hiệu quả. Nhưng cách thực hiện của mỗi càng lại khác nhau, vì vậy so sánh càng trái với càng phải thì phải so sánh về hiệu quả, không phải là về động tác. Và theo em, VĐV nào giành nhiều thành tích nhất dù anh ta ít ăn điểm nhờ quả phải hay nhờ quả trái hơn thì cũng là VĐV hay nhất. Ma Long cũng vậy thôi, với những thành tích đã đạt được thì hiển nhiên là VĐV hay nhất mọi thời đại dù ai có nói khía cạnh nào, thời nào đi chăng nữa. Cụ thể thì em thấy Ma Long càng trái cũng rất hay, uy lực, nhưng khôn ngoan, linh hoạt, nghĩa là không phải với ai cũng đấu trái, và không phải lúc nào cũng đấu trái theo một kiểu, có lẽ nhờ vậy mới giúp thuận tay có nhiều cơ hội và đã rất thành công!
Hợp lý đấy. Cá nhân mình không bao giờ cho là ML yếu trái hay là càng rưỡi gì đó. Chọn lối chơi phát huy thế mạnh của mình, hạn chế tôi đa đối phương có thể mới là VĐV giỏi nhất và thực tế đã chứng minh ML đến thời điểm này có bề dày thành tích cao nhất rồi. nó cũng là một kim chỉ nam cho những lứa tiếp theo lấy đó làm động lực, làm bộ ghost cứ theo đó là thành công:)
 

ga mo

Đại Tá
Người có tay phải tay trái, mỗi tay lại có thuận tay, trái tay, hiếm VĐV nào đều cả hai bên. Tiêu chí của mỗi càng luôn là nhanh, xoáy, uy lực, phối hợp với càng kia linh hoạt hiệu quả. Nhưng cách thực hiện của mỗi càng lại khác nhau, vì vậy so sánh càng trái với càng phải thì phải so sánh về hiệu quả, không phải là về động tác. Và theo em, VĐV nào giành nhiều thành tích nhất dù anh ta ít ăn điểm nhờ quả phải hay nhờ quả trái hơn thì cũng là VĐV hay nhất. Ma Long cũng vậy thôi, với những thành tích đã đạt được thì hiển nhiên là VĐV hay nhất mọi thời đại dù ai có nói khía cạnh nào, thời nào đi chăng nữa. Cụ thể thì em thấy Ma Long càng trái cũng rất hay, uy lực, nhưng khôn ngoan, linh hoạt, nghĩa là không phải với ai cũng đấu trái, và không phải lúc nào cũng đấu trái theo một kiểu, có lẽ nhờ vậy mới giúp thuận tay có nhiều cơ hội và đã rất thành công!
Phát biểu chuẩn nhất đây. Mục tiêu cuối cùng khi thi đấu là chiến thắng chứ không phải lắm bài nhiều vở. Hai càng là lối đánh hiện đại mà không đạt hiệu quả mong muốn là chiến thắng thì chỉ có hại điện thôi. Ma Long chỉ 1 càng rưỡi nhưng vẫn là vđv vĩ đại nhất mọi thời đại. Xem lại trận chung kết WCh 2017 giữa Ma Long và FZD ta thấy ở thời điểm quyết định của trận đấu trong séc 7, 2 càng của FZD đã thua 1 càng của Ma Long. Wang Hao hai càng nhưng thua đau vđv 1 càng Ryu Seung Min ở Athen 2004 đã chứng minh là 1 càng mà tốt thì vẫn hơn cả 2, 3 càng.
 

lion

Đại Tá

Lý Tiểu Long (Bruce Lee) từng nói một câu rất nổi tiếng: "Tôi không sợ người luyện tập 10,000 cú đá chỉ một lần mà chỉ sợ người thực hành một cú đá 10,000 lần!". Có lẽ bóng bàn cũng vậy, thật khó để một người chơi phong trào hay VĐV chuyên nghiệp master (thuần thục) hết mọi động tác kỹ thuật mà đôi khi chỉ cần một vài kỹ thuật cũng đủ khiến bao đối thủ ôm hận, cả đời không thể nào trả thù nổi rồi.
 

Bình luận từ Facebook

Top