[Hướng dẫn] tiến bộ trong bóng bàn

damadoko

Đại Uý
Bác xem Malong chặn đẩy này, BH là H3 nhé, xoáy lồng lộn luôn:
Hi, bác hiểu như thế nào là chặn đẩy? Trong clip từ khúc 3:42 mới thấy ML có chặn đẩy (xen kẽ 1 số trái giật gần bàn), và bóng ra mình nhận xét là yếu lực. ML chỉ chặn đẩy những pha tốc độ cao nhiều xoáy, còn những pha tốc độ thấp nó cũng đánh đó bác.
ML chặn thì bóng rơi ở nửa bàn, ZJK chặn thì bóng rơi cuối bàn.
Mấy bác bàn về kỹ thuật đánh h3, nhưng chưa đề cập tới việc có h3 tốt để dùng thì cũng hoài công. Em để ý thấy mút tàu mà mềm đánh bên fh thì muốn áp dụng kỹ thuật chuẩn cũng thật khó. Tìm nguồn h3 có độ cứng đúng nghĩa, độ dày chuẩn cũng mệt vì mỗi lần mua sẽ có khác biệt so với mút lần trước chứ ko như mút Nhật
Chắc em may mắn, mua 3 lần toàn trúng hàng tốt bác ạ. Miễn sao mặt cứng và dính là được rồi bác. Cùng mua 2 miếng D41 thì cũng không khác nhau mấy.
 

damadoko

Đại Uý
khi đả

cần lắm , những tranh luận nhiều chiều , có thế biết là sai , nhưng do chưa thật hiểu , chắc các bạn củng biết , mình phải làm gì để hiểu rỏ hơn .
Nhiều người thấy họ chia sẻ bâng quơ , nhận xét ngớ ngẩn , biết họ sai , mà không vào tranh luận , vội vàng chỉ trích , trách móc là kg nên , vì chưa biết ai ng hơn ai
SORY minh̀ không có ý nói ḅạn nhé , chi là VD thế thôi .
Nhưng mà thành phần tổ lái, làm loãng topic thì phải nói chứ bác. Bác ấy vô dạy em cách viết bài rồi còn dẫn nguồn qua diễn đàn khác.:mad:
 

luckyluckedh

Đại Uý
Hi, bác hiểu như thế nào là chặn đẩy? Trong clip từ khúc 3:42 mới thấy ML có chặn đẩy (xen kẽ 1 số trái giật gần bàn), và bóng ra mình nhận xét là yếu lực. ML chỉ chặn đẩy những pha tốc độ cao nhiều xoáy, còn những pha tốc độ thấp nó cũng đánh đó bác.
ML chặn thì bóng rơi ở nửa bàn, ZJK chặn thì bóng rơi cuối bàn.

Chắc em may mắn, mua 3 lần toàn trúng hàng tốt bác ạ. Miễn sao mặt cứng và dính là được rồi bác. Cùng mua 2 miếng D41 thì cũng không khác nhau mấy.
Em cũng cảm nhận như bác khi xem clip này tốc độ ra bóng khá chậm tuy nhiên có 1 điểm lưu ý là tiếng rất lớn nên khả năng mút tương đối mỏng, cứng, giật vòng cung thấp mặc dù thả sâu tay kéo lên với bóng qua lại bình thường, theo e nghĩ ở phần traning này mút chưa tune, và vk CNT đang dùng khá chậm, nếu muốn banh nhanh thì họ tăng tốc lúc vào bóng mới thấy khác biệt
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Nhưng mà thành phần tổ lái, làm loãng topic thì phải nói chứ bác. Bác ấy vô dạy em cách viết bài rồi còn dẫn nguồn qua diễn đàn khác.:mad:
bạn chủ topic nên đổi tên Topic cho nó sát với nội dung mà bạn đang viết là chia sẻ về mặt tầu, hay rút gọn hơn là H3. Tôi thấy nội dung bạn viết chẳng liên quan gì đến cái chủ đề bạn đặt tên cả.
p/s: Tôi cũng đang đánh H3 và thấy những vấn đề bạn nếu không có gì quá mới mẻ cả. Tuy nhiên diễn đàn là nơi mọi người tự do chia sẻ những gì mình biết và mình thích nên bạn cứ tiếp tục với đam mê của bạn
 

Orion

Binh Nhất
(Tiếp theo)

Chiều cao: 1m89. Cân nặng: 83 kg.

Chiều cao: 1m85. Cân nặng: 75 kg.
Trên đây là 2 VĐV bóng bàn đẳng cấp thế giới: Vladimir Samsonov và Wang Liqin (Vương Lệ Cần). So sánh sơ qua thì chiều cao và cân nặng không chênh lệch nhiều lắm:D. Tuy nhiên dân châu Á mà được như Wang Liqin đúng là trăm người có 1, còn ở trời Âu người ta xem Samsonov như 1 "ông già" bình thường:p. Dân tây lông cao trung bình trên 1m8 còn dân TQ cao trung bình 1m7 (đo chiều cao của thế hệ sau: từ 17-21 tuổi), còn dân Việt ta thì...:(. Khung xương dân châu Á cũng không to bằng bọn tây, bọn nó nặng nhờ xương còn dân Á nặng từ cơ (phải tập luyện cực khổ mới có được). Thật bất công, người thì sinh ra đã cao to khỏe mạnh, người thì ốm yếu phải tập gym này nọ mới to được:(. Hic, mới mấy post trước em còn nói mặt tàu có khả năng hấp thụ năng lượng đến còn mặt "không tàu" có khả năng tích trữ năng lượng đến. Vậy mà chưa bác nào gạch đá em vì cái bất hợp lý: thằng cao to khỏe mạnh thì dùng mặt "không tàu" trợ lực, thằng ốm yếu lại dùng mặt tàu mất lực:D. Nghĩ thử xem:
  • CNT nó bá chủ nền bóng bàn cả chục năm, vậy mà chưa có thằng tây lông nào bắt chước dùng mặt tàu để vô địch thế giới cả. Nếu muốn dùng mặt tàu phải có sức mạnh phi thường, thì bọn tây nó chuyển sang dùng mặt tàu từ lâu rồi.
  • Có lý luận cho rằng mặt H3 tuyển quốc gia TQ rất khác biệt so với mặt H3 mà dân đen đang dùng, một số bác review cho rằng H3 National nảy và xoáy lắm. Thử nghĩ xem, dàn CNT lực lưỡng tập tạ mỗi ngày lại phải dùng mặt nảy và xoáy trong khi đó lại để con dân chúng nó phải dùng mặt xịt:confused:.
Bàn về vụ H3 tuyển chắc sẽ đụng nồi cơm của nhiều người. Bán 1 mặt h3 market lời được vài chục còn bán 1 mặt "tuyển" lời cả triệu;).
Sự thật mà bác. Nếu h3 mà nó "sắt ra miếng" như ten thì....
 

damadoko

Đại Uý
(Tiếp theo) Dù dùng mặt tàu bị hãm lực, nhưng bóng của CNT lại vừa nhanh vừa xoáy. Chắc hẳn tốc độ và xoáy ấy được tạo ra theo cơ chế khác với mặt "không tàu". Phân tích thử hình sau:
upload_2017-6-26_13-25-26.png

Sponge: Đặc, dai, cứng, hấp thụ năng lượng đến.(Cao su đặc thường dùng để chống rung, cách âm).
Gai và topsheet: Dai, dính.
Vai trò của lớp topsheet và lớp gai là giữ bóng (phá xoáy) với điều kiện tốc độ vào bóng đủ cao (dùng H3 ấn mạnh vào quả bóng mới dính, còn để nhẹ không dính được).
Lớp sponge để hãm bóng không cho bóng nảy ra nhanh. Nhằm tạo điều kiện cho topsheet và lớp gai làm việc.

Môn thể thao trên là bóng chày, người ta có 2 cách tác động lên quả bóng: Cầm ném và đánh. Còn bóng bàn của chúng ta: sử dụng cả 2. Ban đầu dụng cụ bóng bàn có xu hướng thích "đánh" hơn là "cầm ném", bây giờ thì ngược lại họ thích "cầm ném" hơn là "đánh":).

Theo các bác thì ZJK muốn đánh thật mạnh vào bóng hay muốn nắm lấy bóng kéo qua?
  • Tốc độ và xoáy của bóng đều do lớp gai và topsheet tạo ra. Dùng mặt tàu, muốn tạo ra tốc độ và xoáy cao, thì phải kéo bóng bằng lớp topsheet và gai này.
  • Như đã trình bày, lớp sponge hãm lực tạo điều kiện cho lớp gai và topsheet làm việc. Muốn phá xoáy cần tác động đủ mạnh, sponge nảy làm bóng bay ra trước khi kịp tạo xoáy.
Tổng kết lại, 2 bước giật bằng mặt tàu:
  1. Mở góc vợt 1 cách tương đối đánh vào bóng để phá xoáy.
  2. Khép góc vợt kéo bóng tới để tạo tốc độ và xoáy (Nếu chỉ kéo bóng lên thì bóng đi không nhanh và kém xoáy).
 

LikeTT

Đại Uý
Trên bongban.org có chỗ nào giống cái tổng kết này của B chủ topic k nhỉ:
Tổng kết lại, 2 bước giật bằng mặt tàu:
  1. Mở góc vợt 1 cách tương đối đánh vào bóng để phá xoáy.
  2. Khép góc vợt kéo bóng tới để tạo tốc độ và xoáy (Nếu chỉ kéo bóng lên thì bóng đi không nhanh và kém xoáy).
 
Last edited:

Orion

Binh Nhất
Bác @damakoto làm thêm về đỡ giao bóng theo kiểu chặn, đẩy (kiểu Ma Long) cho mọi người học hỏi được ko ạ?
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Bác @damakoto làm thêm về đỡ giao bóng theo kiểu chặn, đẩy (kiểu Ma Long) cho mọi người học hỏi được ko ạ?
Ma Long và các Cao thủ hàng đầu thế giới thông thường chỉ có 2 cách đỡ giao bóng là :
1. Bóng ngắn nảy 2 quả trong bàn
- Cắt/bắt ngắn trong bàn
- Flick bên FH hoặc ngoắc cổ tay bên BH
2. Bóng dài ra ngoài bàn: Các trường hợp còn lại bóng dài ra khỏi bàn là giật hoặc đôi công luôn
Có câu chuyện vui thế này, có cậu em trình G (gà) ra hỏi sư phụ trình C quả XYZ này thì đỡ giao bóng kiểu gì? Câu trả lời là:
1. Trong bàn bắt ngắn
2. Ra khỏi bàn giật hết
Cậu em trình G ngẩn tò te không biết phải làm thế nào, chả nhẽ lên C mới đỡ được giao bóng sao?
 

archer

Đại Tá
Ma Long và các Cao thủ hàng đầu thế giới thông thường chỉ có 2 cách đỡ giao bóng là :
1. Bóng ngắn nảy 2 quả trong bàn
- Cắt/bắt ngắn trong bàn
- Flick bên FH hoặc ngoắc cổ tay bên BH
2. Bóng dài ra ngoài bàn: Các trường hợp còn lại bóng dài ra khỏi bàn là giật hoặc đôi công luôn
Có câu chuyện vui thế này, có cậu em trình G (gà) ra hỏi sư phụ trình C quả XYZ này thì đỡ giao bóng kiểu gì? Câu trả lời là:
1. Trong bàn bắt ngắn
2. Ra khỏi bàn giật hết
Cậu em trình G ngẩn tò te không biết phải làm thế nào, chả nhẽ lên C mới đỡ được giao bóng sao?
Đúng là phải thế thật, có điều giật thế nào thôi.
 

archer

Đại Tá
Nhân tiện topic hay này em muốn nhờ các bác lý giải thấu đáo tại sao tụi Tây ko dùng FH Tàu và cách giật Tàu?
Theo ngu ý của em thì bọn Tây giật đòn FH ngắn tay hơn nên ko đủ lực và xoáy cho mặt Tàu, cách giật đó cần sự hỗ trợ của mặt nảy để đảm bảo lực bóng.
Vậy tại sao Tây về sức vóc thì cao to khỏe mạnh hơn mà lại lo ko đủ sức giật Tàu?
Theo em vì giật ngắn tay có lợi thế là đòn chính xác hơn, Tây nó dài lều khều nếu giật dài tay xác suất hỏng cao hơn.
Thứ 2 là giật Tàu là kỹ thuật khó làm chủ hơn mặt ko tàu, do cần vận lực bản thân hơn là lực nảy của mút, nếu chỉ thiếu lực và ma sát là tụt hoặc nhẹ quá, nên cần luyện tập cực khắc khổ và từ bé, chỉ có dân China đang làm đc điều đó. Tây ngoài tập luyện còn ăn chơi hưởng thụ cuộc sống nữa.
Thứ 3 là dân Tàu do khổ luyện từ bé với mặt Tàu nên đã quen, phát triển các nhóm cơ tối ưu cho động tác, dù cơ thể nhở bé nhưng dùng nhiều lườn và giật tay dài nên vẫn đảm bảo lực và ma sát mạnh, do đó hơn đc Tây về quả FH.
Chung quy lại vẫn là chịu đánh đổi cái giá thế nào cho chiến thắng.
Cũng theo lập luận trên thì dân phong trào ko đủ thời gian và điều kiện ăn tập như tuyển China thì nên đánh mặt trợ lực, tức không tàu.
 
Last edited:

Green Viet

Moderator
Staff member
Trên bongban.org có chỗ nào giống cái tổng kết này của B chủ topic k nhỉ:
Người tổng hợp và nhặt nhạnh thông tin thì không cần biết đánh vẫn chém được cơ mà? Nghe ông em trình B bảo Cao thủ không có thời gian và không lên bongban.org chém mấy. Trên này chỉ có mấy anh em gà gà như chúng ta tự chém mà thôi. Đúng thì ít sai thì nhiều :D
 

damadoko

Đại Uý
Có người bảo em nhặt nhạnh thông tin rồi tổng hợp lại, mà nhặt nhạnh chỗ nào thì không nói, không dẫn chứng ra được. Họ còn đưa đường link dẫn qua một thread khác (nhiều lần). Diễn đàn ta có chức năng Ignore không các bác?
 

damadoko

Đại Uý
Bác @damakoto làm thêm về đỡ giao bóng theo kiểu chặn, đẩy (kiểu Ma Long) cho mọi người học hỏi được ko ạ?
Em không hiểu ý bác lắm, đỡ giao bóng theo kiểu chặn đẩy là sao hả bác? Còn bóng chặn đẩy bằng BH sử dụng mặt tàu em đã viết rồi. Tuy nhiên có một số bác chưa rõ, chưa phân biệt được động tác nào là chặn đẩy, động tác nào là giật trong video này:
 
I. Dẫn nhập:
Em từng viết chủ đề [Thảo luận] Quá trình lên bóng của chúng ta , chủ yếu là tự sự về quá trình lên bóng của bản thân em và những thứ cần tránh. Hiện tại, em còn nhiều kiến thức về bóng bàn muốn chia sẻ với các bác nhưng lại ngại viết, lý do chủ yếu là sợ dư luận. Trước đây có trường hợp: 9/10 người ủng hộ em, chỉ có 1/10 người phản đối em cũng chùn tay không muốn nói tiếp, viết tiếp (phản đối theo kiểu công kích các nhân, còn phản đối theo hướng góp ý thì không sao). Trước khi đọc tiếp, em xin đưa ra một số cơ sở để thuyết phục các bác:
  1. Mục đích viết bài của em là để chia sẻ kiến thức, hoàn toàn không vụ lợi cá nhân. Không viết nhằm mục đích bán hàng:D, nhận học trò:confused:,....
  2. Kiến thức nào mà phức tạp khó kiểm chứng thì em đều dựa vào các bài viết trong nước, ngoài nước làm cơ sở. Còn những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân, suy luận, đúc kết thì nói ra ai cũng hiểu được ngay.
  3. Bài viết sẽ có nhiều hình ảnh sinh động chứng minh cho luận điểm được nói
Các bài viết em sẽ trình bày theo từng phần I, II, III, ...
mấy kỹ thuật này thua kỹ thuật tam giác hết,đánh bằng hông nhé
 
I. Dẫn nhập:
Em từng viết chủ đề [Thảo luận] Quá trình lên bóng của chúng ta , chủ yếu là tự sự về quá trình lên bóng của bản thân em và những thứ cần tránh. Hiện tại, em còn nhiều kiến thức về bóng bàn muốn chia sẻ với các bác nhưng lại ngại viết, lý do chủ yếu là sợ dư luận. Trước đây có trường hợp: 9/10 người ủng hộ em, chỉ có 1/10 người phản đối em cũng chùn tay không muốn nói tiếp, viết tiếp (phản đối theo kiểu công kích các nhân, còn phản đối theo hướng góp ý thì không sao). Trước khi đọc tiếp, em xin đưa ra một số cơ sở để thuyết phục các bác:
  1. Mục đích viết bài của em là để chia sẻ kiến thức, hoàn toàn không vụ lợi cá nhân. Không viết nhằm mục đích bán hàng:D, nhận học trò:confused:,....
  2. Kiến thức nào mà phức tạp khó kiểm chứng thì em đều dựa vào các bài viết trong nước, ngoài nước làm cơ sở. Còn những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân, suy luận, đúc kết thì nói ra ai cũng hiểu được ngay.
  3. Bài viết sẽ có nhiều hình ảnh sinh động chứng minh cho luận điểm được nói
Các bài viết em sẽ trình bày theo từng phần I, II, III, ...
mấy kỹ thuật này thua kỹ thuật tam giác hết,đánh bằng hông nhé
 

Hoàng Mai

Binh Nhì
Đối với mặt tàu, va chạm với bóng càng mạnh thì xoáy mất càng nhiều (bóng dính cứng vào topsheet luôn). Còn đối với mặt "không tàu", va chạm càng mạnh thì tích trữ năng lượng càng lớn (lún vào lớp sponge sâu thì cũng dội ra nhanh-nói về tốc độ), còn nói về xoáy: xoáy xuống của bóng làm lớp sponge và chân gai nén theo chiều đi xuống và có xu hướng bật ra bóng xoáy xuống luôn, người chơi muốn tạo xoáy lên thì phải thắng lực nén bất lợi này. Nhưng vấn đề ở chỗ đánh mạnh quá thì bóng cũng ra nhanh, thời gian tiếp xúc không đủ để người chơi có thể nén lớp sponge (và chân gai) theo hướng ngược lại. Kết quả là bóng sụp xuống luôn.
Vì những lý do trên, người chơi mặt "không tàu" muốn dứt điểm quả bóng xoáy xuống thực sự rất khó. ( Loại bóng đề cập trong bài là: bóng xoáy xuống, điểm rơi giữa hoặc cuối bàn, nảy thấp)
Lý thuyết này không đúng với mọi trường hợp. Còn tùy vào phương hướng vung vợt, độ tiếp xúc dày mỏng, điểm tiếp xúc nữa. Tôi cầm R7 xoáy xuống thấp giật mạnh hết tay ôm hông bóng, tiếp xúc vừa đủ, bóng vẫn sang sát thủ. Thế là thế quái nào?
 

Orion

Binh Nhất
Em không hiểu ý bác lắm, đỡ giao bóng theo kiểu chặn đẩy là sao hả bác? Còn bóng chặn đẩy bằng BH sử dụng mặt tàu em đã viết rồi. Tuy nhiên có một số bác chưa rõ, chưa phân biệt được động tác nào là chặn đẩy, động tác nào là giật trong video này:
à, cs chút hiểu lầm ở đây. Em xin đính chính ạ.
1. Ý em muốn hỏi bác về việc đỡ giao bóng theo kiểu của Ma long (gò, cắt, bắt ngắn,..) bằng mút Tàu.
2. Ngày trước, em có vào 1 thread nào đó của org (ko nhớ tên). Em cũng đọc được 1 cmt nói về động tác đó là "chặn" và "đẩy" chứ ko phải là "chặn đẩy" ạ. Đó là do trình độ hiểu biết của em kém. Mong bác @damakoto thông cảm.
 

Bình luận từ Facebook

Top