[Hướng dẫn] tiến bộ trong bóng bàn

Orion

Binh Nhất
Lý thuyết này không đúng với mọi trường hợp. Còn tùy vào phương hướng vung vợt, độ tiếp xúc dày mỏng, điểm tiếp xúc nữa. Tôi cầm R7 xoáy xuống thấp giật mạnh hết tay ôm hông bóng, tiếp xúc vừa đủ, bóng vẫn sang sát thủ. Thế là thế quái nào?
Rakaza 7 hả bác? Em thấy nó cũng thuộc loại "tàu lai" nên phần nào cũng có thể giật sát thủ được. Ngay như em trình còi cầm 729 higher cũng sát thủ được nữa là he he.
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Trên bongban.org có chỗ nào giống cái tổng kết này của B chủ topic k nhỉ:
Lý thuyết này không đúng với mọi trường hợp. Còn tùy vào phương hướng vung vợt, độ tiếp xúc dày mỏng, điểm tiếp xúc nữa. Tôi cầm R7 xoáy xuống thấp giật mạnh hết tay ôm hông bóng, tiếp xúc vừa đủ, bóng vẫn sang sát thủ. Thế là thế quái nào?
Kỹ thuật giật phải gồm khá nhiều kỹ thuật khác nhau:
1. Giật Demi gần sát bàn
2. Giật Trung bàn
3. Giật xa bàn
4. Giật đối giật
Ngay cả CNT Ma Long là số 1 thế giới về quả giật phải nhưng Zhang Zike, Xu Xin và Fan Zhendong cũng có giật giống Ma Long đâu? Ma Long cũng không giật bóng ngang vai nhé, mà trên rốn tí. Xu xin là ngang đầu gối
Fan Zhendong - Sức trâu phá nách

Để mô tả 1 kỹ thuật chính xác thì phải mô tả kỹ cả về:
1. Tư thế chuẩn bị: chân đứng thế nào
2. Tay ra sao
3. Động tác vào bóng thế nào
4. Có thêm cổ tay hay không?
5. Tiếp xúc bóng ở vị trí nào là tốt nhất (vợt tiếp xúc bóng)
6. Tay vung đến đâu là vừa để thu về giật quả 2
chi tiết cách mô tả 1 động tác giật xin tham khảo video của ITTF:
p/s: thầy bói mù cầm đuôi voi bảo là con voi giống cái chổi quét nhà.. bảo sao
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Lý thuyết này không đúng với mọi trường hợp. Còn tùy vào phương hướng vung vợt, độ tiếp xúc dày mỏng, điểm tiếp xúc nữa. Tôi cầm R7 xoáy xuống thấp giật mạnh hết tay ôm hông bóng, tiếp xúc vừa đủ, bóng vẫn sang sát thủ. Thế là thế quái nào?
Quả đấy nhiều bác quái kiệt còn không thèm giật mà ngửa vợt bạt giật luôn cơ bác ơi.
Trong trận đấu, cùng 1 tình huống là đối thủ cắt bóng sang dài chúng ta có thể có một số cách trả lại bóng như sau (với chuyên nghiệp và tầm thế giới CNT thì chỉ có giật thôi không bàn làm gì):
1. Cắt lại an toàn, hoặc cắt bóng điểm rơi vào góc xa hoặc mang cá BH
2. Moi lên nhẹ ít xoáy
3. Chờ bóng rơi thấp hơn mặt bàn moi lên rất nhiều xoáy
4. Lao vào giật Demi gần bàn, trên bàn
5. Giật xung vừa lực để đánh quả 2
6. Giật xung sát thủ hết bóng luôn (trường hợp bác Hoàng Mai)
7. Bạt giật
8. Ngửa vợt hất lại
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Trên bongban.org có chỗ nào giống cái tổng kết này của B chủ topic k nhỉ:
Chỉ cần xem lại topic Tập bóng bàn cùng Ma Long là sẽ thấy cách Ma Long giật bóng thế nào thôi:
31:29 III.3. Việc giật các cú trả bóng nửa dài (trung bình - ND)
31:32 III.3.1. Giật bóng Dọc biên từ Vị trí bên Thuận tay
31:38 Giật bóng Dọc biên trước các cú trả bóng nửa dài
.
32:04 Quỹ đạo bóng cong được tạo ra bởi
32:06 động tác hướng lên trên và ra phía trước.
32:09 Nó không thể chỉ là hướng lên trên.
32:10 Đây là sự cần thiết: dựa vào sự tiếp xúc với bóng,
32:12 cảm tưởng như bạn cầm quả bóng
32:13 trước khi bạn giật theo một chuyển động về phía trước
32:16 nếu bạn có thể cầm quả bóng.
32:18 Khi bạn có ý định giật nó ngắn,
32:19 thì hãy tạo cho nó càng ngắn càng tốt.
32:21 Để tạo ra các cú đánh dọc biên,
32:22 điểm tiếp xúc cần muộn hơn.
32:24 Nếu bạn thực hiện quá nhanh,
32:25 thì các cú đánh dọc biên sẽ không thể thực hiện được.
32:26 Khi bạn chậm lại,
32:27 góc vợt sẽ mở thêm,
32:28 các cú đánh dọc biên sẽ thực hiện được.
32:49 III.3.2. Giật chéo bàn từ vị trí phía thuận tay.
32:54 Giật Chéo bàn các cú trả bóng nửa dài.

33:25 Trong khi trả các cú giao bóng,
33:28 thông thường cầu thủ sẽ hơi nhảy lên
33:30 trước khi anh ta bắt đầu đi chuyển.
33:31 Trọng tâm cần phải thấp.
33:33 Khi đó là 1 cú trả bóng đi về phía cực xa bên thuận tay của bạn,
33:34 trọng tâm cần phải hạ thấp.
33:36 Bạn không cần phải truyền tốc độ vào.
33:39 Thường thì chậm hơn sẽ tốt hơn.
33:40 Quan trọng là khả năng miết xượt vào bóng.
33:42 Đối với các cú trả bóng nửa dài,
33:43 bạn cần có khả năng làm chậm nhịp của bạn lại.
33:45 Chỉ như vậy thì bạn mới có đủ thời gian để miết xượt vào bóng.
33:48 Ngoài ra, đôi khi góc vợt cần được kiểm soát tốt.
33:53 Góc vợt không cần phải quá khép.
33:55 Nếu mặt vợt quá khép,
33:56 có thể sẽ không đủ để miết xượt vào bóng;
33:58 Nếu mặt vợt quá mở,
33:59 sẽ có xu hướng là một cú hất vợt, làm việc miết xượt vào bóng khó khăn.
34:01 Góc vợt phải được điều chỉnh đến 1 góc thích hợp.
34:18 Chúng ta hãy học cú giật trước các cú trả bóng xoáy xuống dài từ vị trí thuận tay của Ma Long.
34:26 Khi trọng lượng dồn lên chân phải,
34:28 trong khi xoay ra sau lấy đà, bạn cần thả vai của bạn xuống.
34:31 Cẳng tay cần được hạ thấp một cách thích hợp.
34:36 Hãy tạo ra 1 khoảng cách nhỏ giữa bóng và vợt
34:42 Vì điểm rơi của cú trả bóng,
34:45 nên điểm tiếp xúc trên quả bóng
34:47 là ở bán cầu dưới của nó.
34:51 Cú đánh này đòi hỏi
34:53 bàn chân phải cần vững chắc;
34:55 Lực cần phải được tập trung;
34:58 Xoáy mạnh cần phải được đưa vào.
http://bongban.org/threads/huong-dan-tap-bong-ban-cua-ma-long.69498/
 

LikeTT

Đại Uý
Trên bongban.org có chỗ nào giống cái tổng kết này của B chủ topic k nhỉ:
Câu hỏi này của tui chưa thấy B chủ trả lời , nếu ai đó có lòng giải đáp thắc mắc của tui thì làm ơn trả lời đúng cái ý tui hỏi.
 
Last edited:

damadoko

Đại Uý
Nhân tiện topic hay này em muốn nhờ các bác lý giải thấu đáo tại sao tụi Tây ko dùng FH Tàu và cách giật Tàu?
Theo ngu ý của em thì bọn Tây giật đòn FH ngắn tay hơn nên ko đủ lực và xoáy cho mặt Tàu, cách giật đó cần sự hỗ trợ của mặt nảy để đảm bảo lực bóng.
Vậy tại sao Tây về sức vóc thì cao to khỏe mạnh hơn mà lại lo ko đủ sức giật Tàu?
Theo em vì giật ngắn tay có lợi thế là đòn chính xác hơn, Tây nó dài lều khều nếu giật dài tay xác suất hỏng cao hơn.
Thứ 2 là giật Tàu là kỹ thuật khó làm chủ hơn mặt ko tàu, do cần vận lực bản thân hơn là lực nảy của mút, nếu chỉ thiếu lực và ma sát là tụt hoặc nhẹ quá, nên cần luyện tập cực khắc khổ và từ bé, chỉ có dân China đang làm đc điều đó. Tây ngoài tập luyện còn ăn chơi hưởng thụ cuộc sống nữa.
Thứ 3 là dân Tàu do khổ luyện từ bé với mặt Tàu nên đã quen, phát triển các nhóm cơ tối ưu cho động tác, dù cơ thể nhở bé nhưng dùng nhiều lườn và giật tay dài nên vẫn đảm bảo lực và ma sát mạnh, do đó hơn đc Tây về quả FH.
Chung quy lại vẫn là chịu đánh đổi cái giá thế nào cho chiến thắng.
Cũng theo lập luận trên thì dân phong trào ko đủ thời gian và điều kiện ăn tập như tuyển China thì nên đánh mặt trợ lực, tức không tàu.
Chào bác! Đến tận hôm nay em mới có tâm trạng viết tiếp (sau khi đã ignore mấy con troll ghẻ:rolleyes:), mong bác thông cảm:(. Như em đã trình bày, bọn Tây có thể lực, sức mạnh cao hơn người châu Á chúng ta. Bù lại, người châu Á lại vượt trội về khả năng khéo léo. Mà môn bóng bàn là 1 trong những môn đòi hỏi sự khéo léo cao hơn là sức mạnh;).
Trước dây công nghệ sản xuất mặt vợt chưa cao. Mặt vợt của các hãng khác nhau có chất lượng không chênh lệch nhiều nên còn thấy bọn Tây làm đối trọng với dân châu Á. Nhưng từ khi dân nhật phát minh ra Tenergy và dân Tàu chuyển sang dùng mặt tàu (H3) thì mấy anh Tây mất dần vị thế của mình.
Bọn Nhật phát minh ra miếng Tenergy mục đích để trợ lực, vì dân bọn nó vừa lùn vừa yếu (Dù dân nó có cao hơn dân Việt mình:oops:). Bọn TQ nếu đu theo miếng Ten cũng không thể vượt trội hơn bọn Nhật nhiều như bây giờ, chúng nó chọn lối đi riêng, lối đi đòi hỏi sự khéo léo đến cao độ. Nhưng cái "khéo léo" mà em đang bàn đến là gì?
  1. Khéo léo trong tiếp xúc bóng khi dùng mặt tàu.
  2. Khéo léo trong việc sử dụng cơ thể, phát lực.
Sự khéo léo thứ 2 có lẽ em sẽ viết ở những post sau. Còn sự khéo léo thứ 1 thì em đã đề cập rồi: mở vợt khi đánh vào bóng và khép vợt để kéo bóng. Nghe thì đơn giản nhưng phải khéo léo lắm mới làm được:

Nếu dùng mặt "không tàu" mà giật theo cách này, thì bóng ra cũng không khác biệt lắm so với kiểu giật bình thường (giữ góc vợt).
P/S:
  1. Tây nó thiếu cái khéo léo (bao gồm cả cái chính xác), giật ngắn tay làm tăng chính xác. Mà lực cũng không phải là yếu.
  2. Đúng là giật mặt tàu khó hơn "không tàu", nhưng cái khó nằm ở kỹ thuật chứ không phải sức mạnh. Em đã trình bài các đánh mặt tàu rồi, làm gì có ma sát ở đây :confused:.
  3. Muốn tập các nhóm cơ không khó, quan trọng là tụi nó sử dụng các nhóm cơ đó hiệu quả ntn.
Chung quy lại dân Việt ta thể lực thì yếu, nhưng khéo léo có thừa. Dùng mặt tàu hay "không tàu" gì cũng được;). Nhưng muốn dân ta dùng mặt tàu cũng có những cái khó riêng, em sẽ viết sau.
 

archer

Đại Tá
Chào bác! Đến tận hôm nay em mới có tâm trạng viết tiếp (sau khi đã ignore mấy con troll ghẻ:rolleyes:), mong bác thông cảm:(. Như em đã trình bày, bọn Tây có thể lực, sức mạnh cao hơn người châu Á chúng ta. Bù lại, người châu Á lại vượt trội về khả năng khéo léo. Mà môn bóng bàn là 1 trong những môn đòi hỏi sự khéo léo cao hơn là sức mạnh;).
Trước dây công nghệ sản xuất mặt vợt chưa cao. Mặt vợt của các hãng khác nhau có chất lượng không chênh lệch nhiều nên còn thấy bọn Tây làm đối trọng với dân châu Á. Nhưng từ khi dân nhật phát minh ra Tenergy và dân Tàu chuyển sang dùng mặt tàu (H3) thì mấy anh Tây mất dần vị thế của mình.
Bọn Nhật phát minh ra miếng Tenergy mục đích để trợ lực, vì dân bọn nó vừa lùn vừa yếu (Dù dân nó có cao hơn dân Việt mình:oops:). Bọn TQ nếu đu theo miếng Ten cũng không thể vượt trội hơn bọn Nhật nhiều như bây giờ, chúng nó chọn lối đi riêng, lối đi đòi hỏi sự khéo léo đến cao độ. Nhưng cái "khéo léo" mà em đang bàn đến là gì?
  1. Khéo léo trong tiếp xúc bóng khi dùng mặt tàu.
  2. Khéo léo trong việc sử dụng cơ thể, phát lực.
Sự khéo léo thứ 2 có lẽ em sẽ viết ở những post sau. Còn sự khéo léo thứ 1 thì em đã đề cập rồi: mở vợt khi đánh vào bóng và khép vợt để kéo bóng. Nghe thì đơn giản nhưng phải khéo léo lắm mới làm được:

Nếu dùng mặt "không tàu" mà giật theo cách này, thì bóng ra cũng không khác biệt lắm so với kiểu giật bình thường (giữ góc vợt).
P/S:
  1. Tây nó thiếu cái khéo léo (bao gồm cả cái chính xác), giật ngắn tay làm tăng chính xác. Mà lực cũng không phải là yếu.
  2. Đúng là giật mặt tàu khó hơn "không tàu", nhưng cái khó nằm ở kỹ thuật chứ không phải sức mạnh. Em đã trình bài các đánh mặt tàu rồi, làm gì có ma sát ở đây :confused:.
  3. Muốn tập các nhóm cơ không khó, quan trọng là tụi nó sử dụng các nhóm cơ đó hiệu quả ntn.
Chung quy lại dân Việt ta thể lực thì yếu, nhưng khéo léo có thừa. Dùng mặt tàu hay "không tàu" gì cũng được;). Nhưng muốn dân ta dùng mặt tàu cũng có những cái khó riêng, em sẽ viết sau.
Cảm ơn bác đã trao đổi. Ngày trước mình cũng nghe nhiều và tin vào câu nói "người châu Á khéo léo hơn Tây", nhưng sau này, một số trong những niềm tin đó trong mình bị sụp đổ, giống như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi hay "người Việt rất thông minh và cần cù chịu khó" ấy, đâm ra mình muốn chất vấn một chút ở chỗ tại sao có thể khẳng định dân Tàu khéo léo hơn Tây. Nhìn lại những sản phẩm cần sự khéo léo tỉ mỉ nhất trên thế giới thì lại hầu như của Tây chứ không phải Tàu: đồng hồ handmade, hội họa, điêu khắc etc. Vậy cái khéo hơn trong bóng bàn từ đâu mà ra, có cơ sở khoa học và thực tiễn không?
Thank bác.
 

LikeTT

Đại Uý
Bàn đến khéo léo trong công nghệ hay thủ công thì xa quá.
Chỉ xét khéo léo trong động tác chân tay thì cũng không thể nói Tàu khéo hơn Tây hay Tây khéo léo hơn Tàu : Tàu có Xiếc Tàu, Tây có Vũ Ba lê đều là đỉnh cao TG của khéo léo.
Còn cái khéo léo của người VN thì là dân mình tự khen nhau như thế chứ chưa có "ngón" nào thành "thương hiệu" tầm QT được.

Mệnh đề này của B chủ cũng có thể dùng để mở đầu cho 1 topic mà ở đó sẽ có nhiều ý kiến trái chiều:
Trước dây công nghệ sản xuất mặt vợt chưa cao. Mặt vợt của các hãng khác nhau có chất lượng không chênh lệch nhiều nên còn thấy bọn Tây làm đối trọng với dân châu Á. Nhưng từ khi dân nhật phát minh ra Tenergy và dân Tàu chuyển sang dùng mặt tàu (H3) thì mấy anh Tây mất dần vị thế của mình.
 
Last edited:

archer

Đại Tá
Bàn đến khéo léo trong công nghệ hay thủ công thì xa quá. Chỉ xét khéo léo trong động tác chân tay thì cũng không thể nói Tàu hay Tây khéo léo hơn: Tàu có Xiếc Tàu, Tây có Vũ Ba lê đều là đỉnh cao TG của khéo léo. Còn cái khéo léo của người VN thì là dân mình tự khen nhau như thế chứ chưa có "ngón" nào thành "thương hiệu" tầm QT được.

Mệnh đề này của B chủ cũng có thể dùng để mở đầu cho 1 topic mà ở đó sẽ có nhiều ý kiến trái chiều:
Dân Annamit dưới sự chăn dắt tài tình của ĐC(M)S thì kỹ nghệ đỉnh cao nhất là quay tay tự sướng khỏi phải bàn rồi! haha
 

damadoko

Đại Uý
Cảm ơn bác đã trao đổi. Ngày trước mình cũng nghe nhiều và tin vào câu nói "người châu Á khéo léo hơn Tây", nhưng sau này, một số trong những niềm tin đó trong mình bị sụp đổ, giống như Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi hay "người Việt rất thông minh và cần cù chịu khó" ấy, đâm ra mình muốn chất vấn một chút ở chỗ tại sao có thể khẳng định dân Tàu khéo léo hơn Tây. Nhìn lại những sản phẩm cần sự khéo léo tỉ mỉ nhất trên thế giới thì lại hầu như của Tây chứ không phải Tàu: đồng hồ handmade, hội họa, điêu khắc etc. Vậy cái khéo hơn trong bóng bàn từ đâu mà ra, có cơ sở khoa học và thực tiễn không?
Thank bác.
Bác nói em cũng giật mình, nói "dân châu Á khéo léo hơn Tây" mà cần phải đưa ra cơ sở khoa học thì em chịu:(. Còn thực tiễn, sau khi TQ làm cách mạng văn hóa thì gần như thủ tiêu toàn bộ những giá trị văn hóa mà cha ông tụi nó để lại (thay cả chữ viết), đa số công trình văn hóa sau này phải dựng lại để thu hút khách du lịch. Chưa ai dám khẳng định hội họa, điêu khắc hay bất cứ giá trị văn hóa nào của bọn Tây hơn bọn TQ. Khi mà 1 thằng giàu sụ ra sức truyền bá, còn 1 thằng thì đốt sạch đập sạch để bảo vệ chế độ.
Bàn đến khéo léo trong công nghệ hay thủ công thì xa quá. Chỉ xét khéo léo trong động tác chân tay thì cũng không thể nói Tàu hay Tây khéo léo hơn: Tàu có Xiếc Tàu, Tây có Vũ Ba lê đều là đỉnh cao TG của khéo léo. Còn cái khéo léo của người VN thì là dân mình tự khen nhau như thế chứ chưa có "ngón" nào thành "thương hiệu" tầm QT được.

Mệnh đề này của B chủ cũng có thể dùng để mở đầu cho 1 topic mà ở đó sẽ có nhiều ý kiến trái chiều:
Theo viện nghiên cứu xã hội học Mỹ, 1 trong 10 tố chất của người Việt được đánh giá là: "Khéo léo, song không duy trì đến cùng".
Bác ví dụ 1 ý kiến trái chiều (của bác), xem em có phản biện được không.
 

damadoko

Đại Uý
Lý thuyết này không đúng với mọi trường hợp. Còn tùy vào phương hướng vung vợt, độ tiếp xúc dày mỏng, điểm tiếp xúc nữa. Tôi cầm R7 xoáy xuống thấp giật mạnh hết tay ôm hông bóng, tiếp xúc vừa đủ, bóng vẫn sang sát thủ. Thế là thế quái nào?
Trước hết em có lời khen dành cho bác, còn thắc mắc của bác em đã giải thích phía trên. Bác nói tiếp xúc vừa đủ tức là không tiếp xúc mạnh được, đúng không? Bác tiếp xúc mỏng mà giật "sát thủ" được thì em nể phục bác;).
Trên bongban.org có chỗ nào giống cái tổng kết này của B chủ topic k nhỉ:
Vậy theo bác lý thuyết phải giống nhau mới được?
 

archer

Đại Tá
Bác nói em cũng giật mình, nói "dân châu Á khéo léo hơn Tây" mà cần phải đưa ra cơ sở khoa học thì em chịu:(. Còn thực tiễn, sau khi TQ làm cách mạng văn hóa thì gần như thủ tiêu toàn bộ những giá trị văn hóa mà cha ông tụi nó để lại (thay cả chữ viết), đa số công trình văn hóa sau này phải dựng lại để thu hút khách du lịch. Chưa ai dám khẳng định hội họa, điêu khắc hay bất cứ giá trị văn hóa nào của bọn Tây hơn bọn TQ. Khi mà 1 thằng giàu sụ ra sức truyền bá, còn 1 thằng thì đốt sạch đập sạch để bảo vệ chế độ.

Theo viện nghiên cứu xã hội học Mỹ, 1 trong 10 tố chất của người Việt được đánh giá là: "Khéo léo, song không duy trì đến cùng".
Bác ví dụ 1 ý kiến trái chiều (của bác), xem em có phản biện được không.
Thôi mở rộng phạm trù hơi quá rồi, ta quay lại mặt Tàu đê, mình cũng cạn vốn lý luận rồi hehe, chờ bác viết tiếp để cải thiện kỹ thuật FH.
 

Green Viet

Moderator
Staff member
Câu hỏi này của tui chưa thấy B chủ trả lời , nếu ai đó có lòng giải đáp thắc mắc của tui thì làm ơn trả lời đúng cái ý tui hỏi.
Sao bác không nhờ chủ Topic cầm vợt với mặt tầu FH giật theo kết luận rồi quay film post lên cho anh em được mở mang đầu óc? Thế có phải dễ hơn không nhỉ?
 

LikeTT

Đại Uý
Theo viện nghiên cứu xã hội học Mỹ, 1 trong 10 tố chất của người Việt được đánh giá là: "Khéo léo, song không duy trì đến cùng".
Bác ví dụ 1 ý kiến trái chiều (của bác), xem em có phản biện được không.
Trước khi có biến động thời hiện đại , xem các bức họa cổ của Tàu và Tây thì thấy họ cực khéo, nhưng cái khéo của họ rất khác nhau, khó so sánh.

Người VN "Khéo léo, song không duy trì đến cùng" thì tức là có khéo nhưng chưa nằm trong top cao của TG được.

B nói tương quan lực lượng giữa Á, Âu trong bóng bàn liên quan đến công nghệ sản xuất mút vợt mà không gắn với cải tiến kỹ thuật chơi BB thì không thuyết phục.

M chỉ chú ý phần nói về kỹ thuật chơi BB thôi. Mấy bài gần đây m không rõ trọng tâm của B là kỹ thuật hay mút vợt.

Đây là mạng cộng đồng, nếu ai đó cmt không có ý xây dựng hoặc tỏ ra tự đắc phát ngôn bậy bạ thì nên NEXT thôi chứ trả lời họ làm gì cho mệt !
 
Last edited:

damadoko

Đại Uý
Thôi mở rộng phạm trù hơi quá rồi, ta quay lại mặt Tàu đê, mình cũng cạn vốn lý luận rồi hehe, chờ bác viết tiếp để cải thiện kỹ thuật FH.
Bác có đang dùng mặt tàu không, nếu có xin hãy thử áp dụng lý thuyết của em. Có kết quả khả quan thì tốt, còn không thì lên đây bàn luận thêm.
Khoảng thời gian đầu em không để ý đến việc mở vợt khép vợt này, làm theo hướng dẫn trên mạng: mở vợt phang hết lực:(. Kết quả là vừa tốn sức mà bóng đi không nhanh và xoáy bằng. Người tập cùng thì nói: "Mày giật xoáy xuống hả, sao sụp lưới hoài".
Khi áp dụng lý thuyết này, em giật bóng ít dùng sức hơn, bóng đi nhanh hơn và cắm xoáy hơn (bóng nảy thấp khi chạm bàn và lao xuống đất). Bác nào thủ xa bàn khi đỡ mấy quả đó thường nhận xét là bóng cắm xuống nhanh, còn bác nào chặn gần bàn thì nhận xét bóng đi có lực có xoáy hơn ngày xưa.
 

damadoko

Đại Uý
M chỉ nói "không thể nói Tàu hay Tây khéo léo hơn" chứ có yêu cầu khoa học gì đâu ? (trước khi có biến động thời hiện đại , xem các bức họa cổ của Tàu và Tây thì thấy họ cực khéo, nhưng cái khéo của họ rất khác nhau, khó so sánh)

Người VN "Khéo léo, song không duy trì đến cùng" thì tức là có khéo nhưng chưa phải trong top cao của TG được.

B nói tương quan lực lượng giữa Á, Âu trong bóng bàn liên quan đến công nghệ sản xuất mút vợt mà không gắn với cải tiến kỹ thuật chơi BB thì không thuyết phục.

M chỉ chú ý phần nói về kỹ thuật chơi BB thôi. Mấy bài gần đây m không rõ trọng tâm của B là kỹ thuật hay mút vợt.

Đây là mạng cộng đồng, nếu ai đó cmt không có ý xây dựng hoặc tỏ ra tự đắc phát ngôn bậy bạ thì nên NEXT thôi chứ trả lời họ làm gì cho mệt !
Trọng tâm bài viết là kỹ thuật đó bác, em phân tích về mút vợt để làm cơ sở cho kỹ thuật mà em nói. Nếu chỉ khẳng định: "Mở góc vợt ban đầu để phá xoáy, khép góc vợt để kéo bóng" thì ăn gạch ngập mặt:oops:. Hướng đi của em là đi từ cái chung đến cái riêng, từ nền tảng đến từng trường hợp cụ thể.
P/S: Em cho bọn nó vào danh sách đen hết rồi
 

LikeTT

Đại Uý
Trọng tâm bài viết là kỹ thuật đó bác, em phân tích về mút vợt để làm cơ sở cho kỹ thuật mà em nói. Nếu chỉ khẳng định: "Mở góc vợt ban đầu để phá xoáy, khép góc vợt để kéo bóng" thì ăn gạch ngập mặt:oops:. Hướng đi của em là đi từ cái chung đến cái riêng, từ nền tảng đến từng trường hợp cụ thể.
P/S: Em cho bọn nó vào danh sách đen hết rồi
Kỹ thuật của B mới có 2 cái gạch đầu dòng ngắn thế thì làm sao áp dụng được. M thấy 2 ý đó liên quan đến cách đánh của m nên muốn hóng tiếp xem có giống của m không.
 
Last edited:

archer

Đại Tá
Bác có đang dùng mặt tàu không, nếu có xin hãy thử áp dụng lý thuyết của em. Có kết quả khả quan thì tốt, còn không thì lên đây bàn luận thêm.
Khoảng thời gian đầu em không để ý đến việc mở vợt khép vợt này, làm theo hướng dẫn trên mạng: mở vợt phang hết lực:(. Kết quả là vừa tốn sức mà bóng đi không nhanh và xoáy bằng. Người tập cùng thì nói: "Mày giật xoáy xuống hả, sao sụp lưới hoài".
Khi áp dụng lý thuyết này, em giật bóng ít dùng sức hơn, bóng đi nhanh hơn và cắm xoáy hơn (bóng nảy thấp khi chạm bàn và lao xuống đất). Bác nào thủ xa bàn khi đỡ mấy quả đó thường nhận xét là bóng cắm xuống nhanh, còn bác nào chặn gần bàn thì nhận xét bóng đi có lực có xoáy hơn ngày xưa.
Cảm ơn bác mình sẽ thử, mình đang xài FH H3.
 

LikeTT

Đại Uý
Nhân tiện topic hay này em muốn nhờ các bác lý giải thấu đáo tại sao tụi Tây ko dùng FH Tàu và cách giật Tàu?
Theo ngu ý của em thì bọn Tây giật đòn FH ngắn tay hơn nên ko đủ lực và xoáy cho mặt Tàu, cách giật đó cần sự hỗ trợ của mặt nảy để đảm bảo lực bóng.
Vậy tại sao Tây về sức vóc thì cao to khỏe mạnh hơn mà lại lo ko đủ sức giật Tàu?
Theo em vì giật ngắn tay có lợi thế là đòn chính xác hơn, Tây nó dài lều khều nếu giật dài tay xác suất hỏng cao hơn.
Thứ 2 là giật Tàu là kỹ thuật khó làm chủ hơn mặt ko tàu, do cần vận lực bản thân hơn là lực nảy của mút, nếu chỉ thiếu lực và ma sát là tụt hoặc nhẹ quá, nên cần luyện tập cực khắc khổ và từ bé, chỉ có dân China đang làm đc điều đó. Tây ngoài tập luyện còn ăn chơi hưởng thụ cuộc sống nữa.
Thứ 3 là dân Tàu do khổ luyện từ bé với mặt Tàu nên đã quen, phát triển các nhóm cơ tối ưu cho động tác, dù cơ thể nhở bé nhưng dùng nhiều lườn và giật tay dài nên vẫn đảm bảo lực và ma sát mạnh, do đó hơn đc Tây về quả FH.
Chung quy lại vẫn là chịu đánh đổi cái giá thế nào cho chiến thắng.
Cũng theo lập luận trên thì dân phong trào ko đủ thời gian và điều kiện ăn tập như tuyển China thì nên đánh mặt trợ lực, tức không tàu.
A b này k hiểu về kỹ thuật Tây, lại càng k hiểu kỹ thuật Tàu.
 

Bình luận từ Facebook

Top