Gai dài - Vũ khí - Kỹ thuật - Chiến thuật (sưu tầm)

quocnang_007

Binh Nhì
Hiện tại mình đang sài super clock nhưng nhah rụng gai quá! Cho hỏi có miếng nào clook và độ độc giống supbper clook k có độ bền chân gai cao hơn nhé hihi thank các cao thủ
 

nguyenduongst

Binh Nhì
Sau một thời gian tìm hiểu trên mạng, sưu tầm được một số bài viết về gai dài khá hay, post lên cho ACE cùng xem. ACE nào có kinh nghiệm với gai, xin cùng chia sẻ kinh nghiệm!

PHÂN LOẠI GAI DÀI
Có nhiều cách để phân loại Gai dài (gai phản xoáy) theo những tiêu chí khác nhau, ở đây ta sẽ phân loại theo độ nhám (độ ma sát) của đầu gai (tức là độ nhám nói chung của mặt vợt)
Theo độ ma sát, gai phản xoáy có thể chia làm 2 loại:
1. Frictionless long pimples (Gai dài không ma sát)
2. Friction long pimples (Gai dài có ma sát) cũng còn 1 tên gọi khác là Grippy long pimples
Trong mỗi loại kể trên, độ Friction hay Frictionless củng thay đổi ở nhiều mức độ và khác nhau với từng nhà sản xuất và từng loại mút. Giờ ta sẽ đi sâu hơn vào chi tiết của từng loại:
1. Frictionless long pimples (Gai dài không ma sát) - FLP
Đặc điểm của loại gai này là rất ít hoặc thậm chí là không có ma sát với bóng, và do vậy, không có tác dụng giữ bóng khi tiếp xúc. Điều này có nghĩa là bóng sau khi tiếp xúc với mặt vợt này sẽ giữ nguyên độ xoáy và trả về với chiều xoáy ngược lại. Đây gọi là tính năng trả xoáy (spin reversal) của mặt gai dài.
Vì mặt vợt là trơn nên độ trả xoáy là rất lớn. Ví dụ nếu tiếp nhận 1 đường bóng xoáy lên, mặt vợt sẽ trả về 1 đường bóng xoáy xuống rất “nặng”. Với loại mặt vợt này, nếu tấn công bằng những quả giật nhồi liên tục sẽ có nhiều nguy cơ rớt lưới vì bóng trả về sả cáng lúc càng nặng.
Cũng tương tự như vậy với bóng xoáy xuống, khi tiếp nhận mặt vợt sẽ trả về bóng xoáy lên hoặc không xoáy, và độ “lỏng” của nó sẽ hơn bình thường rât nhiều.
Một điểm lưu ý quan trọng ở đây là bất kể người chơi gai FLP thực hiện cú đánh kiểu gì thì bóng trả lại luôn có chiều xoáy ngược với chiều xoáy của bóng đưa sang ban đầu…. đây cũng chính chính là nơi những người chơi FLP dể dàng kiếm điểm do đối phương phán đoán sai chiều xoáy của bóng, đặc biệt là với những đối thủ ở tầm trình độ trung bình hoặc thấp. Chẳng hạn khi đối phương đưa sang 1 quả bóng xoáy xuống, người chơi FLP cắt lại, nếu đối thủ không hiểu về nguyên lý xoáy của quả này sẽ tưởng như vẫn là 1 quả xoáy xuống và thế là…. đánh hỏng!.
Loại gai dài FLP này rất hiệu quả cho lối đánh ôm bàn vì bạn sẽ dễ dàng chặn 1 quả xóay lên mạnh từ đối phương và trả lại 1 đường bóng ngắn, sát lưới với độ xoáy xuống cực nặng.
Do đặc tính quá độc của loại gai này, một số FLP (không phải tất cả) bị ITTF cấm sử dụng trong các giải đấu chuyên nghiệp từ tháng 7 năm 2008…. Còn trong các giải đấu nghiệp dư thì vẫn thoải mái. Do đó, 1 số loại FLP tuy có trong danh sách cấm của ITTF vẫn tiếp tục được sản xuất và bán ra thị trường.
Ở VN ta thời gian gần đây mới lưu hành nhiều loại gai FLP này, nhưng ở các nước châu Âu, cộng đồng chơi FLP vẫn rất đông và sinh hoạt mạnh mẽ.
2. Friction long pimples (Gai dài có ma sát) – (GLP)
Là loại gai dài mà bề mặt có 1 độ ma sát nhất định khi tiếp xúc bóng.
Gai dài GLP có thể tạo ra hoặc thay đổi 1 phần độ xoáy của bóng đến, tuy nhiên do diện tích tiếp xúc ít của bề mặt gai, Gai dài GLP chỉ có thể tạo ra 1 lượng xoáy nhỏ, tùy thuộc vào cách thực hiện cú đánh và cấu tạo bề mặt của từng loại gai.
Bên cạnh với khả năng giữ bóng & tạo xoáy thì mặt gai GLP có độ trả xoáy thấp hơn nhiều so với loại gai FLP (dĩ nhiên rồi, ma sát làm giảm độ xoáy của đường bóng trả lại)
Đến đây, có thể bạn sẽ hỏi : “nếu độ trả xoáy thấp hơn nhiều do với gai FLP như vậ, tại sao ta không dùng gai FLP luôn đi mà còn dùng Gai GLP làm gì? Câu hỏi rất hợp lý đúng không các bạn? và câu trả lời là đây:
Lợi ích lớn nhất của loại gai GLP mang lại là bạn sẽ có được độ kiểm soát cao hơn nhiều với độ xoáy của đường bóng mà bạn trả lại cho đối thủ.
Có 1 bạn đã hỏi tôi:” Tại sao Joo Se Hyuk có thể cắt trả lại 1 đường bóng xoáy xuống từ đối phương mà vẫn tạo ra 1 đường bóng xoáy xuống chứ không “lỏng” nhỉ?” Tính chất của mặt gai GLP cho phép làm chuyện đó, nhưng làm được đến đâu lại phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật của người sử dụng nó.
Lấy ví dụ cụ thể thế này:
1. Giả sử bạn chơi Gai FLP, nếu đối thủ của bạn hiểu rõ về đặ tính của loại gai này, họ sẽ quyết định đưa bóng sang cho bạn với loại xoáy nào và có thể phán đoán chính xác về chiều xoáy của bóng trả về, điều này có nghĩa là vũ khí còn lại của bạn giờ chỉ là điểm rơi và khu vực nào trên bàn đối phương mà bạn sẽ chọn cho những quả trả bóng của mình.
2. Còn nếu như bạn chơi gai GLP? Một cao thủ GLP bây giờ có thể Trả xoáy, triệt tiêu xoáy và tạo xoáy cho những đướng bóng của mình. Do đó, nếu quyết định chọn chơi GLP, ngoài việc rèn luyện những kỹ thuật trả xoáy, tiệt tiêu xoáy & tạo xoáy với GLP, bạn còn phải rèn luyện kỹ năng đánh lừa đối phương khi thực hiện động tác của mình. Tuy nhiêm, việc bám xoáy cũng là 1 nhược điểm của loại gai dài GLP này… đó là mặt vợt sẽ “ăn xoáy” và trở nên “nhạy cảm” hơn nhiều khi tiếp xúc với bóng xoáy. Một lợi thế nữa của loại gai dài GLP là bạn sẽ dể dàng thực hiện các cú đánh tấn công hơn nhiều so với gai FLP. Vì GLP có độ bám bóng, nó sẽ giúp bạn tạo xoáy và do đó tăng độ kiềm soát cho các cú đánh tấn công của bạn bằng gai dài.
Lưu ý rằng có rất nhiều loại gai dài không thể phân loại chính xác nó là FLP hay GLP mà nó sẽ nằm loanh qianh đâu đó giữa 2 loại này.
Một số loại gai dài có bề mặt rất láng, nhưng thân gai lại có độ ma sát. Do đó khi thực hiện những cú đánh thích hợp, khi bạn uốn cong được chân gai và cho bóng tiếp xúc với bế mặt thân gai của nó, bạn vẫn có thể tạo được xoáy với loại gai có bề mặt nhẵn nhụi này.
Có rất nhiều loại gai dài với những đặc tính đặc biệt của nó, tuy nhiên, để nhận dạng & phân loại gai dài, ta có thể dựa vào những thông số sau đây:
• Bề mặt gai nhẵn hay có ma sát?
• Độ mềm dẻo của gai (quyết định việc nó có dễ bị uốn chân khi đánh hay không và khả năng tạo xoáy của nó)
• Kích thước gai & khoảng cách giữa các chân
• Độ dày & độ mềm của miếng lót.
Tác dụng của từng thông số kể trên có lẽ hơi dài và ta sẽ nói về nó ở 1 bài viêt khác…Nhưng nếu bạn là 1 chuyên gia về Gai dài, chỉ cần cầm miếng gai trên tay bạn cũng có thể biết đến 8/10 tính năng của nó rồi....
Còn nếu bạn là người mới chơi gai dài? Tôi khuyên bạn nên bắt đầu bằng những loại mút gai dài rẻ tiền nhất (VD: Friendship 837 hoặc 755 chẳng hạn) … đầu tiên những loại gai dài này sẽ tăng cường độ kiểm soát khi xử lý bóng… sau đó, khi thành thạo hơn rồi, bạn sẽ bết mình họp với loại nào và mua sau. “Tiết kiệm là quốc sách” kia mà!
Do vậy, Nếu bạn muốn trở thành Đông tà hay Tây độc thì hãy chọn gai FLP…sẽ có nhiều đối thủ tức tưởi khi gặp bạn còn nếu bạn muốn rèn luyện những kỹ thuật “chính quy” hơn thì nên chọn GLP. Dĩ nhiên là sau 1 thời gian bạn có thể đổi sang FLP hoặc ngược lại… ai cấm chứ?
Bảng so sánh 1 số chỉ tiêu giữa 2 lọai Friction và Frictionless. Lưu ý là ở đây chỉ đánh giá trên độ ma sát của mặt vợt, chưa nói gì đến ma sát của thân gai, nhiều lọai gai dài có đầu gai rất nhẵn, nhưng thân gai lại có bàm ma sát, do đó bóng trả lại tùy thuộc thêm vào cách thực hiện cú đánh của người chơi gai nữa.
Các chỉ tiêu Gai dài Friction Gai dài Frictionless Ghi chú khác
Trả giao bóng Tương đối dễ, nhưng bị ăn xóay nhiều hơn Rất dễ, mặt vợt hòan tòan không bị ăn xóay
Độ trả xóay Cao hơn, có thể đạt 10/10 tùy độ Friction (láng) của mặt vợt & kỹ thuật khi thực hiện động tác Thấp hơn, tùy thuộc vào độ Friction của mặt vợt và kỹ thuật thực hiện động tác
Khả năng tạo xóay Có thể tạo xóay nhưng không nhiều Không thể tạo xóay
Chop-block (chặn xuống) Có thể, nhưng độ trả xóay không cao & khó khống chế bóng trả lại ngắn, gần lứơi Dễ thực hiện, độ trả xóay rất cao, dễ tạo đường bóng trả lại xóay xuống nặng & ngắn gần lưới
Punch-block (chặn kê) Có thể Có thể
Chặn bóng bạt Dễ hơn Phải thả lỏng & tiếp xúc đúng thời điểm.
Giật trái với bóng xóay xuống Có thể, độ xóay lên thấp Có thể, độ xóay lên cao
Độ kiềm sóat khi cắt bóng Cao, đặc biệt là với lót mỏng Không cao, nếu thêm lót mỏng sẽ cải thiện hơn độ kiểm sóat.
Biến hóa độ xóay khi cắt bóng Có thể, độ biến hóa cao Có thể, độ biến hóa ít hơn.
Tấn công bóng xóay xuống Có thể, nhưng không nhanh và mạnh bằng Dễ & uy lực hơn với quả Push (đẩy) và Side spin (đánh bóng xóay ngang)


NHỮNG LỐI ĐÁNH VỚI GAI DÀI (gai phản xoáy)
Giờ là lúc nói về những lối đánh khác nhau của Gai dài, và hãy xem… lối đánh nào là phù hợp nhất với bạn.
Mặc dù Gai dài có thể được sử dụng bằng rất nhiều cách, theo tôi, ngày nay có thể chia làm 4 kiểu chính như sau:
• Lối đánh phòng thủ kiểu cổ điển: là lối đánh lấy cắt bóng làm chủ đạo. Bóng trả về phía đối phương sau những pha tấn công chủ yếu là xoáy xuống với độ xoáy tương đối ổn định. Nhiệm vụ của gai dài ở đây là hỗ trợ trả những pha tấn công xoáy lên bằng bóng xoáy xuống.
• Lối đánh phòng thủ kiểu hiện đại: với lối đánh này, bóng trả lại cho đối phương được biến hóa, thay đổi độ xoáy liên tục. Kỹ thuật này được che dấu bằng các động tác ngụy trang trong khi cắt bóng, kết hợp với xoay đổi mặt vợt trong lúc cắt. Nhờ việc biến hóa này, người chơi gai dài có thể ép đối phương trả bóng hở để kết thúc bằng quả phản công dứt điểm hoặc làm cho đối phương tự đánh hỏng. Vai trò của Gai dài ở đây là hỗ trợ người chơi thực hiện việc thay đổi, biến hóa độ xoáy của bóng trả về.
• Lối đánh ôm bàn chặn bóng: Ở đây, Gai dài được sử dụng để làm chậm lại tốc độ của trận đấu, đồng thời làm mất nhịp bóng dẫn đến mất cảm giác đánh bóng của đối phương.
• Lối đánh tấn công: Với lối đánh này, Gai dài thực sự được sử dụng như 1 vũ khí tấn công,
Mỗi lối đánh kể trên có nhiều cách khác nhau để sử dụng và khai thác các đặc tính của Gai dài, và mỗi lối đánh sẽ đặt ra các yêu cầu về kỹ thuật khác nhau cho người chơi. Các lối đánh khác, có thể xem là 1 sự pha trộn của các lối đánh cơ bản ở trên theo những tỷ lệ nhất định khác nhau thôi.
Ở phần kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét một cách cụ thể về các lối đánh, và rất mong là sau khi đọc, bạn có thể chọn được phương pháp cho riêng mình khi sử dụng Gai dài. Cũng xin lưu ý là 1 người chơi có thể kết hợp 2 hoặc 3 lối đánh cho cách chơi của mình. Sự kết hợp càng đa dạng, bạn sẽ càng là đối thủ khó chịu với đối phương đồng thời khả năng thích nghi, biến hóa, lựa chọn chiến thuật của bạn cũng sẽ rộng hơn nhiều.

LỐI ĐÁNH PHÒNG THỦ KIỂU CỔ ĐIỂN (PTCD)
Tổng quan về lối đánh:
Ở lối đánh này, điểm nhấn quan trọng là trả bóng lại với độ xoáy xuống an toàn & ổn định. Tư tưởng chiến lược là cuộc thi về độ đều với đối phương… Cứ thế đến khi đối thủ phạm sai lầm và thua điểm. Như vậy, người phòng thủ kiểu cổ điển có xu hướng chơi an toàn, hạn chế mạo hiểm và kiên nhẫn đợi đến khi đối phương mắc sai lầm.
Gai dài được sử dụng như thế nào cho lối đánh này?
Việc sử dụng Gai dài giúp người chơi tạo nên một mặt vợt an toàn để trả bóng. Những quả tấn công nhanh và mạnh của đối phương được cắt trả bởi mặt gai dài. Việc biến đổi độ xoáy của bóng trả lại nhằm làm cho đối thủ nhận định sai về độ xoáy của đường bóng và đánh ra ngoài hoặc rúc lưới. Người chơi phòng thủ cổ điển sẽ không cố gắng tấn công nhiều vì xác suất hỏng khá cao.. họ thường chỉ tấn công ở những pha gài bóng đơn giản bằng mặt mút còn lại.
Vị trí thuận lợi nhất cho lối chơi này là khoảng cách chừng 2m từ cạnh bàn. Từ khoảng cách này, người chơi phòng thủ cổ điển có thêm nhiều thời gian để đánh bóng, và điều này thực hiện cũng dễ hơn vì với 1 khoảng cách như vậy, tốc độ cũng như độ xoáy của bóng tấn công sang đã giảm đi đáng kể.
Các yêu cầu
Người chơi phòng thủ cổ điển đòi hỏi sự điềmtĩnh & tự kiểm soát tốt, duy trình lối đánh an toàn, ổn định và tránh mạo hiểm. Trình độ người chơi càng cao, khu vực hoạt động này càng rộng để có thể kiểm soát nhiều hơn các quả tấn công của đối thủ. Khả năng xoay vợt, đổi mặt vợt như ý muốn cũng là một kỹ năng quan trọng với lối đánh này
Trình độ
Người chơi theo lối PTCD thường thấy trình độ ở tầm sơ đẳng hoặc trung bình, khi đối thủ của họ có khả năng giật bóng đều & ổn định, người chơi PTCĐ sẽ rất khó khăn để chống đở, đặc biệt khi ngày nay quả giật được hỗ trợ nhiều bởi keo tăng lực hoặc công nghệ sản xuất mới. Những người chơi theo kiểu PTCĐ hay nhất co thể chiến đấu ở những đẳng cấp nâng cao nhưng họ phải ở trạng thái sung mãn nhất về thể lực và đồng thời phải có 1 cái đầu đầy mưu mẹo như 1 con cáo.
Ở trỉnh độ chuyên nghiệp thì hầu như người chơi PTCĐ không còn tồn tại nữa… nhưng thỉnh thoảng ta vẫn thấy vài tay vợt PTCĐ chuyên nghiệp là nữ… nguyên do là nữ đánh bóng lực yếu hơn nam nhiều nên người chơi PTCD vẫn còn khả năng chống đỡ
LỐI ĐÁNH PHÒNG THỦ HIỆN ĐẠI (PTHĐ)
Tổng quan
Người chơi tấn công bằng xoáy xuống hay còn gọi là lối đánh phòng thủ hiện đại (PTHD) ngoài khả năng phòng thủ như những bức tường của lối chơi phòng thủ cổ điển cón luôn tạo những cơ hội để đánh đòn dứt điểm băng quả giật hoặc bạt. Những cơ hội dứt điểm đó được tạo ra từ việc biến hóa độ xoáy, điểm rơi của quả cắt bóng hoa86c chiếm ưu thế từ quả giao bóng… từ đó họ có thể kết thúc ngay ở đường bóng thứ 3 (third ball attack). Lối đánh này gắn liền với nhiều rủi ro vì người chơi lươn tìm cách tạo ra cơ hội đánh quả kết thúc thay vì đơn thuần là phòng thủ một cách thụ động. Tầm hoạt động của người chơi này cũng thay đổi tùy thuộc vào việc họ đang ở thế tấn công hay phòng tại từng thời điểm phù hợp của ván đấu.
Gai dài được sử dụng & khai thác như thế nào?
Người chơi PTHD sử dụng gai dài cho mặt BH để tạo ra 1 mặt vợt có khả năng biến hóa độ xoáy xuống của bóng trả lại với sự kiểm soát tốt. Bằng việc biến hóa độ xoáy khi cắt bóng, họ ép đối phương mắc sai lầm cũng như 1 người chơi PTCD thường làm… nhưng họ luôn sẵn sàng cho các cơ hội để giật hoặc bạt để dứt điểm khi đối phương trả bóng không tốt.
Khi đứng gần bàn, họ thường xuyên hơn chụp lấy cơ hội dùng mặt gai dài để đẩy kết hợp với điểm rơi & tốc độ để ép đối phương lúng túng, mất nhịp và trả những quả bóng mất kiểm soát về phía họ. Ngoài ra, họ cũng giao bóng để đối phương trả về phía mặt gai dài của họ (thường là BH)… từ đây họ có thể ngay lập tức bắt đầu thiết kế các đường bóng tấn công của mình.
Xoay vợt cũng thỉnh thoảng được sử dụng nhưng không thường xuyên như lối chơi PTCĐ vì mặt FH của họ được sử dụng thường xuyên để giật, bạt, và thường là tăng lực
Các yêu cầu
Người chơi PTHĐ cần phải gọn gàng, nhanh nhẹn để có thể tấn công, có khả năng nhanh chóng chuyển bộ từ phòng thủ qua tấn công và ngược lại. Họ cần phải lươn sẵn sàng để đón nhận và khai thác các cơ hội phản công hay dứt điểm hơn người chơi PTCĐ. Khả năng xoay vợt trôi chảy cũng là 1 điểm quan trọng cho dù không sử dụng thường xuyên lắm như người PTCĐ. Kỹ năng giao bóng & trả giao bóng tốt cũng rất cần thiết để có thế giành tiển nghi ở đường bóng thứ 3, đồng thời có khả năng ép đối thủ tấn công về mặt gai dài của họ.
Trình độ
Lối chơi PTHĐ có thể nhìn thấy ở hầu hết các trình độ mặc dù không nhiều… tầm trình độ trung bình-> khá là thường gặp lối chơi này nhất vì ở tầm này người chơi PTHĐ sử dụng mặt gai dài tương đối tốt và đối thủ của họ còn gặp nhiều khó khăn để khắc chế họ.
Khi họ lên trình độ cao hơn, yêu cầu về kỹ thuật ngụy trang, đánh lừa khi tiếp xúc bóng sẽ là cực kỳ quan trọng.
Ở tầm trình độ chuyên nghiệp, vận động viên có lối chơi PTHĐ sẽ cực kỳ nhanh nhẹn & năng động. Mặt FH của họ thường sử dụng mút láng, thậm chí còn tăng lực nữa để họ có thể thực hiện những pha tấn công uy lực hơn.
LỐI ĐÁNH ÔM BÀN CHẶN/ ĐẨY
Tổng quan
Người chơi ôm bàn chặn/ đẩy luôn giữ khoảng cách gần bàn khi thi đấu, đồng thời biến hóa tốc độ cũng như độ xoáy nhằm làm “mất nhịp” đánh bóng của đối phương, từ đó tạo cho họ những cơ hội tấn công & kết thúc.
Người chơi chặn đẩy tích cực luôn tìm kiếm cơ hộ để tấn công trong khi người chặn đầy thụ động lại tìm cơ hội chiến thắng bằng cách làm tiêu hao đối thủ bằng cách hạn chế tối đa các cơ hội tấn công của bên kia và làm cho họ mắc sai lầm & đánh hỏng.
Gai dài được sử dụng & khai thác như thế nào?
Người chơi gai dài chặn/ đẩy có thể chia làm 2 loại:
Một người chơi chặn/ đầy tích cực sẽ sử dụng Gai dài để có thể ôm bàn và xử lý các pha tấn công của đối phương. Những quả tấn công mạnh của đối phương sẽ được xử lý tối đa bằng gai dài với mục tiêu là làm cho đối phương phân vân trong những đường bóng kế tiếp, từ đó người chơi gai dài có thể chuyển ngay sang thế phản công…Gai dài cũng được sử dụng làm cho đối phương phán đoán sai về xoáy của đường bóng, từ đó có những quả trả bóng sơ hở và người chơi gai dài có thể khai thác ngay để bắt đầu đợt phản công hoặc đòn kết thúc với mặt mút láng bên FH (hoặc BH) của mình.
Còn với 1 người chơi chặn/ đẩy thụ động, họ cũng sử dụng gai dài để chống đỡ các đợt tấn công của đối phương nhưng họ không có ý định tìm/ tạo ra cơ hội để tấn công. Tư tưởng chiến lược chủ đạo của họ là biến hóa độ xoáy & tốc độ của bóng trả lại, từ đó làm mất nhịp đánh vóng của đối phương và từ đó ép đối thủ của họ phạm sai lầm.
Các yêu cầu:
Người chơi chặn đẩy phải có phản xạ tốt để có thể đón đỡ & xử lý ngay từ quả tấn công đầu tiên của đối thủ. Ngoài ra Giao bóng & Trả giao bóng tốt cũng là những tiền đề tốt cho người chơi loại này chiếm phần tiện nghi trong ván đấu. Ngoài ra cái đầu tư duy sắc sảo cũng là 1 vũ khí tốt để có thể khai thác việc tấn công hoặc ép đối thủ tấn công và khai thác sơ hở.
Trình độ :
Người chơi lối chơi Chặn/ Đẩy thường thấy ở tầm trình độ sơ cấp & trung cấp, tầm mà họ có thể dễ dàng làm cho đối thủ trở nên vụng về. Ở trình độ nâng cao, người chơi chặn/ đẩy ắt đầu ga95p nhiều khó khăn hơn vì tốc độ, độ xoáy của các đường bóng tấn công tăng lên rất nhiều… và đến trình độ chuyên nghiệp thì hầu như không tìm thấy nữa do những lợi thế áp đảo của kỹ thuật và công nghệ chế tạo mặt vợt làm cho những cú đánh vô cùng uy lực và dồn dập. Người chơi gai dài chặn/ đẩy ôm bàn khó có thời gian để xử lý kịp những đường bóng tấn công tốc độ này.
LỐI ĐÁNH TẤN CÔNG BẰNG GAI DÀI
Tổng quan
Những người chơi loại này dùng gai dài để tấn công, làm cho đối thủ của họ gặp nhiều khó khắn vì những đường bóng tấn công không quen thuộc.
Gai dài được sử dụng như thế nào?
Trong lối đánh này, gai dài được sử dụng để mang đến 1 mặt vợt an toàn để trả bóng về bàn đối phương. Bóng thường không được đánh mạnh trừ khi vừa tầm cho một cú bạt kết thúc . Người chơi lối tấn công này làm cho đối thủ luôn bất ngờ vể những cú đánh lạ, làm cho đối phương mất nhịp, mất bộ và phạm sai lầm. Mặt mút còn lại bên kia thỉnh thoảng có những cú đánh điểm rơi làm đối thủ mất thăng bằng. Những quả tấn công về phía mặt gai dài được trả lại bằng quả “chop-block” với những hiệu ứng khá là đặc biệt.
Các yêu cầu:
Người chơi gai dài tấn công cần có những cú đánh đa dạng từ mặt gai, họ sẽ gây bất ngờ cho đối thủ từ những cú đánh mà đối thủ cho rằng gai dài không thể làm được. Từ chỗ bất ngờ đến chiếm ưu thế và từ ưu thế dẫn đến cơ hội kết thúc. Ngoài khả năng phản xạ tốt, kỹ năng giao bóng & trả giao bóng cũng phải tốt để người chơi gai dài tấn công có thể đánh ngay từ bóng thứ 3 hoặc thiết kế những đợt phản công bất ngờ & chớp nhoáng.
Trình độ:
Bạn sẽ không gặp nhiều người chơi gai dài với lối chơi này (quả là 1 tin tốt lành). Họ có thể tạo ra những trận tàn phá ở trình độ sơ cấp, trung cấp… và ngay cả ở trình độ nâng cao cũng rất vất vả khi gặp phải lối chơi này do lối đánh độc đáo của nó. Còn ở trình độ đỉnh cao thì lối chơi này hầu như không còn vũ khí gì để thắng điểm với những đối thủ dựa trên tốc độ, uy lực & độ đếu, độ chuẩn xác.


CÁC THỦ THUẬT CHO NGƯỜI TẤN CÔNG BẰNG GAI DÀI
Và dưới đây là một số thủ thuật dùng gai dài tấn công.
1. Lựa chọn gai dài: Đối với người chặn đẩy thường chọ mặt gai dễ điều khiển thì người tấn công bằng gai dài chọn loại có thể dễ tấn công. Các gai dài có đặc tính cho tấn công là mặt của các gai nhám, thân gai tương đối mềm để tạo khả năng xoáy (bám bóng) khi tấn công. Mút đệm dưới gai thường từ 1.0-2.0mm để trợ giúp. Nếu bạn chủ công bằng gai dài thì đừng bao giờ sử dụng mặt gai không mút. Nên thử các loại dày mỏng khác nhau để phù hợp với cảm nhận của bạn. Độ dài của gai đủ để tạo ra sự “lắc lư” của gai dài -nếu không bạn khỏi phải dùng gai- nhưng vẫn đủ khả năng giúp bạn tất công bằng nó. Khả năng điều khiển cần cao hơn so với người dùng gai dài ít tấn công.
2. Gây áp lực: Người tấn công bằng gai dài cần phải luôn giữ được thế tấn công ở mức tối đa nếu có thể. Khi bị đẩy vào thế phòng thủ, kiểu chặn đẩy sẽ đem lại cho mình rất nhiều bất tiện. Khi đạt được trình độ tất công cao bằng gai dài thì đối thủ của bạn chắc chắng phải rơi vào thế “vật lộn” với những quả bóng đó.
3. Xoay mặt vợt: Mặc dù không phải là thiết yếu, nhưng việc xoay mặt vợt sẽ làm cho đối thủ ít nhiều bối rối và lưỡng lự khi xử lý bóng. Nếu bạn biết xoay mặt vợt thành thạo, đối thủ của bạn sẽ rất phân tâm-phải chú ý nhiều xem khi nào bạn xoay vợt, tạo cho bạn chủ động hơn.
4. Chơi gần bàn: Nói chung càng gần bàn thì khả năng tấn công bằng gai dài càng dễ. Nếu bạn bị đẩy ra xa bàn bởi quả giật của đối thủ, bạn nên dùng cú đánh lại hơi xoáy xuống – điều này là khó chuẩn xác – mặc dù vậy nó sẽ rất hiệu quả nếu bạn làm được.
5. Tạo dựng thế công: Khi giao bóng, nên giao bóng xoáy lên để buộc đối thủ trả bóng bềnh lên là một trong những chiến thuật hay. Bóng trả lại cao tạo cho bạn cơ hội đưa bón vào bàn đối thủ một cách dễ dàng kể cả không cần tạo bóng xoáy lên.
6. Gò bóng khi đỡ giao bóng: Đối thủ thường giao bóng xuống, nếu bạn sử dụng mặt gai phía thuận tay gò trả lại tới khu vực họ không tấn công được cũng rất hiệu quả. Bóng xoáy xuống của đối thủ đưa sang, thấy động tác gò của bạn họ chưa chắc dám tấn công và thay vì gò lại và kết quả bóng rất dễ bị bềnh lên. Đây là cơ hội tuyệt với cho bạn tấn công.
7. Tấn công nhiều vào các góc bàn: Đánh dồn liên tục vào các góc bàn đối phương làm họ nản chí và đẩy họ ra xa tạo cho bạn thế chủ động. Ngay trong các trường hợp họ đánh có xoáy ngang từ góc này, với mặt gai của bạn sẽ trả lại bóng xoáy ngang tới góc khác, hoặc ít nhất là xoáy ngang ngược thường lệ làm cho họ dễ bị lẫn lộn.

MỘT SỐ THỦ THUẬT CHO LỐI CHƠI GÒ VÀ CHẶN ĐẨY BẰNG GAI DÀI
Lối chơi này cần đứng gần bàn dùng kỹ thuật gò/chặn đẩy với tốc độ và mức xoáy khác nhau làm cho đối thủ bối rối và mất nhịp, tạo cho mình các cơ hội tấn công. Người Gò/chặn đẩy tích cực là tìm kiếm mọi cơ hội tấn công khi có thể, còn người gò/chặn đẩy phòng thủ là làm cho đối thủ tất công bị mệt mỏi, không cơ hội dứt điểm và tự đánh hỏng. Các thủ thuật bao gồm:
1. Bám chắc vị trí: Phải luôn đứng gần bàn nếu có thể, rời xa bàn trên 1m là rất nguy hiểm trừ phi nếu bạn có những khả năng tấn công rất tốt từ cự ly này.
2. Lối chơi chặt chẽ: Khi chơi gò/chặn đẩy cần phải gây được khó khăn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế tối đa sự tấn công của đối thủ. Giao bóng cần phải phù hợp với lối đánh của mình, cùng là gò/chặn nhưng người gò/chặn tích cực cần giao bóng tạo dựng thế công cho mình, còn người gò/chặn phòng thủ lại phải tập trung giao bóng sao cho đối thủ không tấn công được hoặc buộc đối thủ tấn công gượng ép trong khi mình đã sẵn sàng chờ đợi trả lại pha bóng khó hơn.
3. Sử dụng các góc: Vì đứng gần bàn, nên người chơi gò/chặn có thể tạo được các hướng góc lớn hơn. Việc đẩy rộng các góc buộc đối thủ giật phải di chuyển rất nhiều và rất vất vả nếu họ muốn duy trì sự tấn công.
4. Sử dụng quả gò tấn công: Bằng gai dài bạn có thể biến tấu quả gò thành một quả tấn công. Trước quả xoáy xuống, bạn vỗ vào bóng kết hợp theo 2 hướng: ra trước và xuống dưới, mặt vợt hơi ngửa gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn. Động tác này trông giống quả gò thông thường, nhưng kết quả bóng trả lại bàn đối phương là quả xoáy lên khá nhiều – đối phương gò bóng xoáy xuống càng nhiều, thì họ nhận được bóng trả lại xoáy lên càng lớn.
5. Khóa càng: Việc đẩy chéo các hướng có thể hạn chế được nhiều đối thủ, nhưng cũng chưa phải là hiệu quả đối với đối thủ có khả năng tấn công tốt. Khi đó bạn cần đưa bóng thẳng vào người đối thủ, khi đó người dùng vợt ngang sẽ phải phân vân dùng phía thuận tay hay trái tay, người dùng vợt dọc sẽ phải phân vân nên tấn công hay chặn đẩy. Vì vậy, trong trận đấu nên sử dụng kết hợp cả đẩy góc rộng và cài bụng đối phương sẽ gây cho họ bối rối và giảm khả năng tấn công của họ.
6. Giữ được nhịp độ: Phải chủ động tạo và giữ được nhịp độ của mình, hạn chế đối thủ triển khai lối đánh của họ. Bằng gai dài bạn có thể biến đổi tốc độ và mức xoáy của quả bóng – hãy tận dụng hết công năng đó. Với sự biến hóa của vợt gai cộng thêm bạn đứng gần bàn và vào bóng sớm nên đối thủ sẽ không có nhiều thời gian trước những quả đánh của họ.
7. Đấm bóng: Đây không phải là một kỹ thuật đẹp mắt trong bóng bàn, tuy nhiên đối thủ lại thường có ít đối sách hiệu quả chống lại. Nếu có kỹ năng đấm bóng nó sẽ góp phần đa dạng hóa lối chơi của bạn và thêm một đòn làm cho đối thủ phải phân tâm.
8. Gạt moi: Cú đánh này gần giống quả giật, mặc dù tốc độ và mức xoáy không bằng song đường bóng khác hẳn với việc bạn gò hoặc chặn đẩy nên có hiệu quả đáng kể.
9. Xoay vợt: Việc xoay vợt trong chặn đẩy là tương đối khó, vì bạn đứng gần bàn có ít thời gian để làm việc này. Bạn phải chắc chắn có khả năng chặn đẩy bằng mặt gai dài và mút bình thường. Phải chọn bóng trước khi xoay vợt và tính trước việc xoay vợt trở lại, nếu không chính bạn sẽ rơi vào thế bí.
 

dungatvt

Thượng Tá
Hiện tại mình đang sài super clock nhưng nhah rụng gai quá! Cho hỏi có miếng nào clook và độ độc giống supbper clook k có độ bền chân gai cao hơn nhé hihi thank các cao thủ
Sao mình thấy nhiều người đánh hơn 1 năm chưa rụng gai nào hết. Chắc đối thủ của bác tấn công bạo lực quá nên em gai mới rụng nhanh thế.
 

nguyenduongst

Binh Nhì
[/QUO mot bai viet tuyet voi danh cho ace thich danh gai. ace can chu y phai luyen tap nhieu truoc khi thi dau. moi danh gai toi khuyen ace nen tim nhung nguoi choi loi bong go cat hoac nhung nguoi chan day trai roi gia nhe bong ben phai de tap luyen. ko nen danh ngay voi cac cao thu se lam cho ban cam thay chan nan va muon vut bo gai. dan dan nang cao ki thuat va tap luyen voi nhung nguoi choi tot hon. xin dung nan chi sau mot tran thua rut kinh nghiem va luyen tap cham chi hon. chuc ace gai choi rien bo. thanks
 

bollzlc

Thượng Sỹ
Vừa rồi xem seagame thấy lão tướng người Phi đánh thấy đơn giãn mà hiệu qua ghê, không biết người này dùng gai gì mà cắt rất nặng và đôi khi dùng mặt vột này giao bóng lăn bóng đi chuội và khó chịu ghê, ACE nào biết thông tin mặt vợt này cho mình biết với, Cảm ơn!
 

bongmeo

Binh Nhì
Sau một thời gian tìm hiểu trên mạng, sưu tầm được một số bài viết về gai dài khá hay, post lên cho ACE cùng xem. ACE nào có kinh nghiệm với gai, xin cùng chia sẻ kinh nghiệm!

PHÂN LOẠI GAI DÀI
Có nhiều cách để phân loại Gai dài (gai phản xoáy) theo những tiêu chí khác nhau, ở đây ta sẽ phân loại theo độ nhám (độ ma sát) của đầu gai (tức là độ nhám nói chung của mặt vợt)
Theo độ ma sát, gai phản xoáy có thể chia làm 2 loại:
1. Frictionless long pimples (Gai dài không ma sát)
2. Friction long pimples (Gai dài có ma sát) cũng còn 1 tên gọi khác là Grippy long pimples
Trong mỗi loại kể trên, độ Friction hay Frictionless củng thay đổi ở nhiều mức độ và khác nhau với từng nhà sản xuất và từng loại mút. Giờ ta sẽ đi sâu hơn vào chi tiết của từng loại:
1. Frictionless long pimples (Gai dài không ma sát) - FLP
Đặc điểm của loại gai này là rất ít hoặc thậm chí là không có ma sát với bóng, và do vậy, không có tác dụng giữ bóng khi tiếp xúc. Điều này có nghĩa là bóng sau khi tiếp xúc với mặt vợt này sẽ giữ nguyên độ xoáy và trả về với chiều xoáy ngược lại. Đây gọi là tính năng trả xoáy (spin reversal) của mặt gai dài.
Vì mặt vợt là trơn nên độ trả xoáy là rất lớn. Ví dụ nếu tiếp nhận 1 đường bóng xoáy lên, mặt vợt sẽ trả về 1 đường bóng xoáy xuống rất “nặng”. Với loại mặt vợt này, nếu tấn công bằng những quả giật nhồi liên tục sẽ có nhiều nguy cơ rớt lưới vì bóng trả về sả cáng lúc càng nặng.
Cũng tương tự như vậy với bóng xoáy xuống, khi tiếp nhận mặt vợt sẽ trả về bóng xoáy lên hoặc không xoáy, và độ “lỏng” của nó sẽ hơn bình thường rât nhiều.
Một điểm lưu ý quan trọng ở đây là bất kể người chơi gai FLP thực hiện cú đánh kiểu gì thì bóng trả lại luôn có chiều xoáy ngược với chiều xoáy của bóng đưa sang ban đầu…. đây cũng chính chính là nơi những người chơi FLP dể dàng kiếm điểm do đối phương phán đoán sai chiều xoáy của bóng, đặc biệt là với những đối thủ ở tầm trình độ trung bình hoặc thấp. Chẳng hạn khi đối phương đưa sang 1 quả bóng xoáy xuống, người chơi FLP cắt lại, nếu đối thủ không hiểu về nguyên lý xoáy của quả này sẽ tưởng như vẫn là 1 quả xoáy xuống và thế là…. đánh hỏng!.
Loại gai dài FLP này rất hiệu quả cho lối đánh ôm bàn vì bạn sẽ dễ dàng chặn 1 quả xóay lên mạnh từ đối phương và trả lại 1 đường bóng ngắn, sát lưới với độ xoáy xuống cực nặng.
Do đặc tính quá độc của loại gai này, một số FLP (không phải tất cả) bị ITTF cấm sử dụng trong các giải đấu chuyên nghiệp từ tháng 7 năm 2008…. Còn trong các giải đấu nghiệp dư thì vẫn thoải mái. Do đó, 1 số loại FLP tuy có trong danh sách cấm của ITTF vẫn tiếp tục được sản xuất và bán ra thị trường.
Ở VN ta thời gian gần đây mới lưu hành nhiều loại gai FLP này, nhưng ở các nước châu Âu, cộng đồng chơi FLP vẫn rất đông và sinh hoạt mạnh mẽ.
2. Friction long pimples (Gai dài có ma sát) – (GLP)
Là loại gai dài mà bề mặt có 1 độ ma sát nhất định khi tiếp xúc bóng.
Gai dài GLP có thể tạo ra hoặc thay đổi 1 phần độ xoáy của bóng đến, tuy nhiên do diện tích tiếp xúc ít của bề mặt gai, Gai dài GLP chỉ có thể tạo ra 1 lượng xoáy nhỏ, tùy thuộc vào cách thực hiện cú đánh và cấu tạo bề mặt của từng loại gai.
Bên cạnh với khả năng giữ bóng & tạo xoáy thì mặt gai GLP có độ trả xoáy thấp hơn nhiều so với loại gai FLP (dĩ nhiên rồi, ma sát làm giảm độ xoáy của đường bóng trả lại)
Đến đây, có thể bạn sẽ hỏi : “nếu độ trả xoáy thấp hơn nhiều do với gai FLP như vậ, tại sao ta không dùng gai FLP luôn đi mà còn dùng Gai GLP làm gì? Câu hỏi rất hợp lý đúng không các bạn? và câu trả lời là đây:
Lợi ích lớn nhất của loại gai GLP mang lại là bạn sẽ có được độ kiểm soát cao hơn nhiều với độ xoáy của đường bóng mà bạn trả lại cho đối thủ.
Có 1 bạn đã hỏi tôi:” Tại sao Joo Se Hyuk có thể cắt trả lại 1 đường bóng xoáy xuống từ đối phương mà vẫn tạo ra 1 đường bóng xoáy xuống chứ không “lỏng” nhỉ?” Tính chất của mặt gai GLP cho phép làm chuyện đó, nhưng làm được đến đâu lại phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật của người sử dụng nó.
Lấy ví dụ cụ thể thế này:
1. Giả sử bạn chơi Gai FLP, nếu đối thủ của bạn hiểu rõ về đặ tính của loại gai này, họ sẽ quyết định đưa bóng sang cho bạn với loại xoáy nào và có thể phán đoán chính xác về chiều xoáy của bóng trả về, điều này có nghĩa là vũ khí còn lại của bạn giờ chỉ là điểm rơi và khu vực nào trên bàn đối phương mà bạn sẽ chọn cho những quả trả bóng của mình.
2. Còn nếu như bạn chơi gai GLP? Một cao thủ GLP bây giờ có thể Trả xoáy, triệt tiêu xoáy và tạo xoáy cho những đướng bóng của mình. Do đó, nếu quyết định chọn chơi GLP, ngoài việc rèn luyện những kỹ thuật trả xoáy, tiệt tiêu xoáy & tạo xoáy với GLP, bạn còn phải rèn luyện kỹ năng đánh lừa đối phương khi thực hiện động tác của mình. Tuy nhiêm, việc bám xoáy cũng là 1 nhược điểm của loại gai dài GLP này… đó là mặt vợt sẽ “ăn xoáy” và trở nên “nhạy cảm” hơn nhiều khi tiếp xúc với bóng xoáy. Một lợi thế nữa của loại gai dài GLP là bạn sẽ dể dàng thực hiện các cú đánh tấn công hơn nhiều so với gai FLP. Vì GLP có độ bám bóng, nó sẽ giúp bạn tạo xoáy và do đó tăng độ kiềm soát cho các cú đánh tấn công của bạn bằng gai dài.
Lưu ý rằng có rất nhiều loại gai dài không thể phân loại chính xác nó là FLP hay GLP mà nó sẽ nằm loanh qianh đâu đó giữa 2 loại này.
Một số loại gai dài có bề mặt rất láng, nhưng thân gai lại có độ ma sát. Do đó khi thực hiện những cú đánh thích hợp, khi bạn uốn cong được chân gai và cho bóng tiếp xúc với bế mặt thân gai của nó, bạn vẫn có thể tạo được xoáy với loại gai có bề mặt nhẵn nhụi này.
Có rất nhiều loại gai dài với những đặc tính đặc biệt của nó, tuy nhiên, để nhận dạng & phân loại gai dài, ta có thể dựa vào những thông số sau đây:
• Bề mặt gai nhẵn hay có ma sát?
• Độ mềm dẻo của gai (quyết định việc nó có dễ bị uốn chân khi đánh hay không và khả năng tạo xoáy của nó)
• Kích thước gai & khoảng cách giữa các chân
• Độ dày & độ mềm của miếng lót.
Tác dụng của từng thông số kể trên có lẽ hơi dài và ta sẽ nói về nó ở 1 bài viêt khác…Nhưng nếu bạn là 1 chuyên gia về Gai dài, chỉ cần cầm miếng gai trên tay bạn cũng có thể biết đến 8/10 tính năng của nó rồi....
Còn nếu bạn là người mới chơi gai dài? Tôi khuyên bạn nên bắt đầu bằng những loại mút gai dài rẻ tiền nhất (VD: Friendship 837 hoặc 755 chẳng hạn) … đầu tiên những loại gai dài này sẽ tăng cường độ kiểm soát khi xử lý bóng… sau đó, khi thành thạo hơn rồi, bạn sẽ bết mình họp với loại nào và mua sau. “Tiết kiệm là quốc sách” kia mà!
Do vậy, Nếu bạn muốn trở thành Đông tà hay Tây độc thì hãy chọn gai FLP…sẽ có nhiều đối thủ tức tưởi khi gặp bạn còn nếu bạn muốn rèn luyện những kỹ thuật “chính quy” hơn thì nên chọn GLP. Dĩ nhiên là sau 1 thời gian bạn có thể đổi sang FLP hoặc ngược lại… ai cấm chứ?
Bảng so sánh 1 số chỉ tiêu giữa 2 lọai Friction và Frictionless. Lưu ý là ở đây chỉ đánh giá trên độ ma sát của mặt vợt, chưa nói gì đến ma sát của thân gai, nhiều lọai gai dài có đầu gai rất nhẵn, nhưng thân gai lại có bàm ma sát, do đó bóng trả lại tùy thuộc thêm vào cách thực hiện cú đánh của người chơi gai nữa.
Các chỉ tiêu Gai dài Friction Gai dài Frictionless Ghi chú khác
Trả giao bóng Tương đối dễ, nhưng bị ăn xóay nhiều hơn Rất dễ, mặt vợt hòan tòan không bị ăn xóay
Độ trả xóay Cao hơn, có thể đạt 10/10 tùy độ Friction (láng) của mặt vợt & kỹ thuật khi thực hiện động tác Thấp hơn, tùy thuộc vào độ Friction của mặt vợt và kỹ thuật thực hiện động tác
Khả năng tạo xóay Có thể tạo xóay nhưng không nhiều Không thể tạo xóay
Chop-block (chặn xuống) Có thể, nhưng độ trả xóay không cao & khó khống chế bóng trả lại ngắn, gần lứơi Dễ thực hiện, độ trả xóay rất cao, dễ tạo đường bóng trả lại xóay xuống nặng & ngắn gần lưới
Punch-block (chặn kê) Có thể Có thể
Chặn bóng bạt Dễ hơn Phải thả lỏng & tiếp xúc đúng thời điểm.
Giật trái với bóng xóay xuống Có thể, độ xóay lên thấp Có thể, độ xóay lên cao
Độ kiềm sóat khi cắt bóng Cao, đặc biệt là với lót mỏng Không cao, nếu thêm lót mỏng sẽ cải thiện hơn độ kiểm sóat.
Biến hóa độ xóay khi cắt bóng Có thể, độ biến hóa cao Có thể, độ biến hóa ít hơn.
Tấn công bóng xóay xuống Có thể, nhưng không nhanh và mạnh bằng Dễ & uy lực hơn với quả Push (đẩy) và Side spin (đánh bóng xóay ngang)


NHỮNG LỐI ĐÁNH VỚI GAI DÀI (gai phản xoáy)
Giờ là lúc nói về những lối đánh khác nhau của Gai dài, và hãy xem… lối đánh nào là phù hợp nhất với bạn.
Mặc dù Gai dài có thể được sử dụng bằng rất nhiều cách, theo tôi, ngày nay có thể chia làm 4 kiểu chính như sau:
• Lối đánh phòng thủ kiểu cổ điển: là lối đánh lấy cắt bóng làm chủ đạo. Bóng trả về phía đối phương sau những pha tấn công chủ yếu là xoáy xuống với độ xoáy tương đối ổn định. Nhiệm vụ của gai dài ở đây là hỗ trợ trả những pha tấn công xoáy lên bằng bóng xoáy xuống.
• Lối đánh phòng thủ kiểu hiện đại: với lối đánh này, bóng trả lại cho đối phương được biến hóa, thay đổi độ xoáy liên tục. Kỹ thuật này được che dấu bằng các động tác ngụy trang trong khi cắt bóng, kết hợp với xoay đổi mặt vợt trong lúc cắt. Nhờ việc biến hóa này, người chơi gai dài có thể ép đối phương trả bóng hở để kết thúc bằng quả phản công dứt điểm hoặc làm cho đối phương tự đánh hỏng. Vai trò của Gai dài ở đây là hỗ trợ người chơi thực hiện việc thay đổi, biến hóa độ xoáy của bóng trả về.
• Lối đánh ôm bàn chặn bóng: Ở đây, Gai dài được sử dụng để làm chậm lại tốc độ của trận đấu, đồng thời làm mất nhịp bóng dẫn đến mất cảm giác đánh bóng của đối phương.
• Lối đánh tấn công: Với lối đánh này, Gai dài thực sự được sử dụng như 1 vũ khí tấn công,
Mỗi lối đánh kể trên có nhiều cách khác nhau để sử dụng và khai thác các đặc tính của Gai dài, và mỗi lối đánh sẽ đặt ra các yêu cầu về kỹ thuật khác nhau cho người chơi. Các lối đánh khác, có thể xem là 1 sự pha trộn của các lối đánh cơ bản ở trên theo những tỷ lệ nhất định khác nhau thôi.
Ở phần kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét một cách cụ thể về các lối đánh, và rất mong là sau khi đọc, bạn có thể chọn được phương pháp cho riêng mình khi sử dụng Gai dài. Cũng xin lưu ý là 1 người chơi có thể kết hợp 2 hoặc 3 lối đánh cho cách chơi của mình. Sự kết hợp càng đa dạng, bạn sẽ càng là đối thủ khó chịu với đối phương đồng thời khả năng thích nghi, biến hóa, lựa chọn chiến thuật của bạn cũng sẽ rộng hơn nhiều.

LỐI ĐÁNH PHÒNG THỦ KIỂU CỔ ĐIỂN (PTCD)
Tổng quan về lối đánh:
Ở lối đánh này, điểm nhấn quan trọng là trả bóng lại với độ xoáy xuống an toàn & ổn định. Tư tưởng chiến lược là cuộc thi về độ đều với đối phương… Cứ thế đến khi đối thủ phạm sai lầm và thua điểm. Như vậy, người phòng thủ kiểu cổ điển có xu hướng chơi an toàn, hạn chế mạo hiểm và kiên nhẫn đợi đến khi đối phương mắc sai lầm.
Gai dài được sử dụng như thế nào cho lối đánh này?
Việc sử dụng Gai dài giúp người chơi tạo nên một mặt vợt an toàn để trả bóng. Những quả tấn công nhanh và mạnh của đối phương được cắt trả bởi mặt gai dài. Việc biến đổi độ xoáy của bóng trả lại nhằm làm cho đối thủ nhận định sai về độ xoáy của đường bóng và đánh ra ngoài hoặc rúc lưới. Người chơi phòng thủ cổ điển sẽ không cố gắng tấn công nhiều vì xác suất hỏng khá cao.. họ thường chỉ tấn công ở những pha gài bóng đơn giản bằng mặt mút còn lại.
Vị trí thuận lợi nhất cho lối chơi này là khoảng cách chừng 2m từ cạnh bàn. Từ khoảng cách này, người chơi phòng thủ cổ điển có thêm nhiều thời gian để đánh bóng, và điều này thực hiện cũng dễ hơn vì với 1 khoảng cách như vậy, tốc độ cũng như độ xoáy của bóng tấn công sang đã giảm đi đáng kể.
Các yêu cầu
Người chơi phòng thủ cổ điển đòi hỏi sự điềmtĩnh & tự kiểm soát tốt, duy trình lối đánh an toàn, ổn định và tránh mạo hiểm. Trình độ người chơi càng cao, khu vực hoạt động này càng rộng để có thể kiểm soát nhiều hơn các quả tấn công của đối thủ. Khả năng xoay vợt, đổi mặt vợt như ý muốn cũng là một kỹ năng quan trọng với lối đánh này
Trình độ
Người chơi theo lối PTCD thường thấy trình độ ở tầm sơ đẳng hoặc trung bình, khi đối thủ của họ có khả năng giật bóng đều & ổn định, người chơi PTCĐ sẽ rất khó khăn để chống đở, đặc biệt khi ngày nay quả giật được hỗ trợ nhiều bởi keo tăng lực hoặc công nghệ sản xuất mới. Những người chơi theo kiểu PTCĐ hay nhất co thể chiến đấu ở những đẳng cấp nâng cao nhưng họ phải ở trạng thái sung mãn nhất về thể lực và đồng thời phải có 1 cái đầu đầy mưu mẹo như 1 con cáo.
Ở trỉnh độ chuyên nghiệp thì hầu như người chơi PTCĐ không còn tồn tại nữa… nhưng thỉnh thoảng ta vẫn thấy vài tay vợt PTCĐ chuyên nghiệp là nữ… nguyên do là nữ đánh bóng lực yếu hơn nam nhiều nên người chơi PTCD vẫn còn khả năng chống đỡ
LỐI ĐÁNH PHÒNG THỦ HIỆN ĐẠI (PTHĐ)
Tổng quan
Người chơi tấn công bằng xoáy xuống hay còn gọi là lối đánh phòng thủ hiện đại (PTHD) ngoài khả năng phòng thủ như những bức tường của lối chơi phòng thủ cổ điển cón luôn tạo những cơ hội để đánh đòn dứt điểm băng quả giật hoặc bạt. Những cơ hội dứt điểm đó được tạo ra từ việc biến hóa độ xoáy, điểm rơi của quả cắt bóng hoa86c chiếm ưu thế từ quả giao bóng… từ đó họ có thể kết thúc ngay ở đường bóng thứ 3 (third ball attack). Lối đánh này gắn liền với nhiều rủi ro vì người chơi lươn tìm cách tạo ra cơ hội đánh quả kết thúc thay vì đơn thuần là phòng thủ một cách thụ động. Tầm hoạt động của người chơi này cũng thay đổi tùy thuộc vào việc họ đang ở thế tấn công hay phòng tại từng thời điểm phù hợp của ván đấu.
Gai dài được sử dụng & khai thác như thế nào?
Người chơi PTHD sử dụng gai dài cho mặt BH để tạo ra 1 mặt vợt có khả năng biến hóa độ xoáy xuống của bóng trả lại với sự kiểm soát tốt. Bằng việc biến hóa độ xoáy khi cắt bóng, họ ép đối phương mắc sai lầm cũng như 1 người chơi PTCD thường làm… nhưng họ luôn sẵn sàng cho các cơ hội để giật hoặc bạt để dứt điểm khi đối phương trả bóng không tốt.
Khi đứng gần bàn, họ thường xuyên hơn chụp lấy cơ hội dùng mặt gai dài để đẩy kết hợp với điểm rơi & tốc độ để ép đối phương lúng túng, mất nhịp và trả những quả bóng mất kiểm soát về phía họ. Ngoài ra, họ cũng giao bóng để đối phương trả về phía mặt gai dài của họ (thường là BH)… từ đây họ có thể ngay lập tức bắt đầu thiết kế các đường bóng tấn công của mình.
Xoay vợt cũng thỉnh thoảng được sử dụng nhưng không thường xuyên như lối chơi PTCĐ vì mặt FH của họ được sử dụng thường xuyên để giật, bạt, và thường là tăng lực
Các yêu cầu
Người chơi PTHĐ cần phải gọn gàng, nhanh nhẹn để có thể tấn công, có khả năng nhanh chóng chuyển bộ từ phòng thủ qua tấn công và ngược lại. Họ cần phải lươn sẵn sàng để đón nhận và khai thác các cơ hội phản công hay dứt điểm hơn người chơi PTCĐ. Khả năng xoay vợt trôi chảy cũng là 1 điểm quan trọng cho dù không sử dụng thường xuyên lắm như người PTCĐ. Kỹ năng giao bóng & trả giao bóng tốt cũng rất cần thiết để có thế giành tiển nghi ở đường bóng thứ 3, đồng thời có khả năng ép đối thủ tấn công về mặt gai dài của họ.
Trình độ
Lối chơi PTHĐ có thể nhìn thấy ở hầu hết các trình độ mặc dù không nhiều… tầm trình độ trung bình-> khá là thường gặp lối chơi này nhất vì ở tầm này người chơi PTHĐ sử dụng mặt gai dài tương đối tốt và đối thủ của họ còn gặp nhiều khó khăn để khắc chế họ.
Khi họ lên trình độ cao hơn, yêu cầu về kỹ thuật ngụy trang, đánh lừa khi tiếp xúc bóng sẽ là cực kỳ quan trọng.
Ở tầm trình độ chuyên nghiệp, vận động viên có lối chơi PTHĐ sẽ cực kỳ nhanh nhẹn & năng động. Mặt FH của họ thường sử dụng mút láng, thậm chí còn tăng lực nữa để họ có thể thực hiện những pha tấn công uy lực hơn.
LỐI ĐÁNH ÔM BÀN CHẶN/ ĐẨY
Tổng quan
Người chơi ôm bàn chặn/ đẩy luôn giữ khoảng cách gần bàn khi thi đấu, đồng thời biến hóa tốc độ cũng như độ xoáy nhằm làm “mất nhịp” đánh bóng của đối phương, từ đó tạo cho họ những cơ hội tấn công & kết thúc.
Người chơi chặn đẩy tích cực luôn tìm kiếm cơ hộ để tấn công trong khi người chặn đầy thụ động lại tìm cơ hội chiến thắng bằng cách làm tiêu hao đối thủ bằng cách hạn chế tối đa các cơ hội tấn công của bên kia và làm cho họ mắc sai lầm & đánh hỏng.
Gai dài được sử dụng & khai thác như thế nào?
Người chơi gai dài chặn/ đẩy có thể chia làm 2 loại:
Một người chơi chặn/ đầy tích cực sẽ sử dụng Gai dài để có thể ôm bàn và xử lý các pha tấn công của đối phương. Những quả tấn công mạnh của đối phương sẽ được xử lý tối đa bằng gai dài với mục tiêu là làm cho đối phương phân vân trong những đường bóng kế tiếp, từ đó người chơi gai dài có thể chuyển ngay sang thế phản công…Gai dài cũng được sử dụng làm cho đối phương phán đoán sai về xoáy của đường bóng, từ đó có những quả trả bóng sơ hở và người chơi gai dài có thể khai thác ngay để bắt đầu đợt phản công hoặc đòn kết thúc với mặt mút láng bên FH (hoặc BH) của mình.
Còn với 1 người chơi chặn/ đẩy thụ động, họ cũng sử dụng gai dài để chống đỡ các đợt tấn công của đối phương nhưng họ không có ý định tìm/ tạo ra cơ hội để tấn công. Tư tưởng chiến lược chủ đạo của họ là biến hóa độ xoáy & tốc độ của bóng trả lại, từ đó làm mất nhịp đánh vóng của đối phương và từ đó ép đối thủ của họ phạm sai lầm.
Các yêu cầu:
Người chơi chặn đẩy phải có phản xạ tốt để có thể đón đỡ & xử lý ngay từ quả tấn công đầu tiên của đối thủ. Ngoài ra Giao bóng & Trả giao bóng tốt cũng là những tiền đề tốt cho người chơi loại này chiếm phần tiện nghi trong ván đấu. Ngoài ra cái đầu tư duy sắc sảo cũng là 1 vũ khí tốt để có thể khai thác việc tấn công hoặc ép đối thủ tấn công và khai thác sơ hở.
Trình độ :
Người chơi lối chơi Chặn/ Đẩy thường thấy ở tầm trình độ sơ cấp & trung cấp, tầm mà họ có thể dễ dàng làm cho đối thủ trở nên vụng về. Ở trình độ nâng cao, người chơi chặn/ đẩy ắt đầu ga95p nhiều khó khăn hơn vì tốc độ, độ xoáy của các đường bóng tấn công tăng lên rất nhiều… và đến trình độ chuyên nghiệp thì hầu như không tìm thấy nữa do những lợi thế áp đảo của kỹ thuật và công nghệ chế tạo mặt vợt làm cho những cú đánh vô cùng uy lực và dồn dập. Người chơi gai dài chặn/ đẩy ôm bàn khó có thời gian để xử lý kịp những đường bóng tấn công tốc độ này.
LỐI ĐÁNH TẤN CÔNG BẰNG GAI DÀI
Tổng quan
Những người chơi loại này dùng gai dài để tấn công, làm cho đối thủ của họ gặp nhiều khó khắn vì những đường bóng tấn công không quen thuộc.
Gai dài được sử dụng như thế nào?
Trong lối đánh này, gai dài được sử dụng để mang đến 1 mặt vợt an toàn để trả bóng về bàn đối phương. Bóng thường không được đánh mạnh trừ khi vừa tầm cho một cú bạt kết thúc . Người chơi lối tấn công này làm cho đối thủ luôn bất ngờ vể những cú đánh lạ, làm cho đối phương mất nhịp, mất bộ và phạm sai lầm. Mặt mút còn lại bên kia thỉnh thoảng có những cú đánh điểm rơi làm đối thủ mất thăng bằng. Những quả tấn công về phía mặt gai dài được trả lại bằng quả “chop-block” với những hiệu ứng khá là đặc biệt.
Các yêu cầu:
Người chơi gai dài tấn công cần có những cú đánh đa dạng từ mặt gai, họ sẽ gây bất ngờ cho đối thủ từ những cú đánh mà đối thủ cho rằng gai dài không thể làm được. Từ chỗ bất ngờ đến chiếm ưu thế và từ ưu thế dẫn đến cơ hội kết thúc. Ngoài khả năng phản xạ tốt, kỹ năng giao bóng & trả giao bóng cũng phải tốt để người chơi gai dài tấn công có thể đánh ngay từ bóng thứ 3 hoặc thiết kế những đợt phản công bất ngờ & chớp nhoáng.
Trình độ:
Bạn sẽ không gặp nhiều người chơi gai dài với lối chơi này (quả là 1 tin tốt lành). Họ có thể tạo ra những trận tàn phá ở trình độ sơ cấp, trung cấp… và ngay cả ở trình độ nâng cao cũng rất vất vả khi gặp phải lối chơi này do lối đánh độc đáo của nó. Còn ở trình độ đỉnh cao thì lối chơi này hầu như không còn vũ khí gì để thắng điểm với những đối thủ dựa trên tốc độ, uy lực & độ đếu, độ chuẩn xác.


CÁC THỦ THUẬT CHO NGƯỜI TẤN CÔNG BẰNG GAI DÀI
Và dưới đây là một số thủ thuật dùng gai dài tấn công.
1. Lựa chọn gai dài: Đối với người chặn đẩy thường chọ mặt gai dễ điều khiển thì người tấn công bằng gai dài chọn loại có thể dễ tấn công. Các gai dài có đặc tính cho tấn công là mặt của các gai nhám, thân gai tương đối mềm để tạo khả năng xoáy (bám bóng) khi tấn công. Mút đệm dưới gai thường từ 1.0-2.0mm để trợ giúp. Nếu bạn chủ công bằng gai dài thì đừng bao giờ sử dụng mặt gai không mút. Nên thử các loại dày mỏng khác nhau để phù hợp với cảm nhận của bạn. Độ dài của gai đủ để tạo ra sự “lắc lư” của gai dài -nếu không bạn khỏi phải dùng gai- nhưng vẫn đủ khả năng giúp bạn tất công bằng nó. Khả năng điều khiển cần cao hơn so với người dùng gai dài ít tấn công.
2. Gây áp lực: Người tấn công bằng gai dài cần phải luôn giữ được thế tấn công ở mức tối đa nếu có thể. Khi bị đẩy vào thế phòng thủ, kiểu chặn đẩy sẽ đem lại cho mình rất nhiều bất tiện. Khi đạt được trình độ tất công cao bằng gai dài thì đối thủ của bạn chắc chắng phải rơi vào thế “vật lộn” với những quả bóng đó.
3. Xoay mặt vợt: Mặc dù không phải là thiết yếu, nhưng việc xoay mặt vợt sẽ làm cho đối thủ ít nhiều bối rối và lưỡng lự khi xử lý bóng. Nếu bạn biết xoay mặt vợt thành thạo, đối thủ của bạn sẽ rất phân tâm-phải chú ý nhiều xem khi nào bạn xoay vợt, tạo cho bạn chủ động hơn.
4. Chơi gần bàn: Nói chung càng gần bàn thì khả năng tấn công bằng gai dài càng dễ. Nếu bạn bị đẩy ra xa bàn bởi quả giật của đối thủ, bạn nên dùng cú đánh lại hơi xoáy xuống – điều này là khó chuẩn xác – mặc dù vậy nó sẽ rất hiệu quả nếu bạn làm được.
5. Tạo dựng thế công: Khi giao bóng, nên giao bóng xoáy lên để buộc đối thủ trả bóng bềnh lên là một trong những chiến thuật hay. Bóng trả lại cao tạo cho bạn cơ hội đưa bón vào bàn đối thủ một cách dễ dàng kể cả không cần tạo bóng xoáy lên.
6. Gò bóng khi đỡ giao bóng: Đối thủ thường giao bóng xuống, nếu bạn sử dụng mặt gai phía thuận tay gò trả lại tới khu vực họ không tấn công được cũng rất hiệu quả. Bóng xoáy xuống của đối thủ đưa sang, thấy động tác gò của bạn họ chưa chắc dám tấn công và thay vì gò lại và kết quả bóng rất dễ bị bềnh lên. Đây là cơ hội tuyệt với cho bạn tấn công.
7. Tấn công nhiều vào các góc bàn: Đánh dồn liên tục vào các góc bàn đối phương làm họ nản chí và đẩy họ ra xa tạo cho bạn thế chủ động. Ngay trong các trường hợp họ đánh có xoáy ngang từ góc này, với mặt gai của bạn sẽ trả lại bóng xoáy ngang tới góc khác, hoặc ít nhất là xoáy ngang ngược thường lệ làm cho họ dễ bị lẫn lộn.

MỘT SỐ THỦ THUẬT CHO LỐI CHƠI GÒ VÀ CHẶN ĐẨY BẰNG GAI DÀI
Lối chơi này cần đứng gần bàn dùng kỹ thuật gò/chặn đẩy với tốc độ và mức xoáy khác nhau làm cho đối thủ bối rối và mất nhịp, tạo cho mình các cơ hội tấn công. Người Gò/chặn đẩy tích cực là tìm kiếm mọi cơ hội tấn công khi có thể, còn người gò/chặn đẩy phòng thủ là làm cho đối thủ tất công bị mệt mỏi, không cơ hội dứt điểm và tự đánh hỏng. Các thủ thuật bao gồm:
1. Bám chắc vị trí: Phải luôn đứng gần bàn nếu có thể, rời xa bàn trên 1m là rất nguy hiểm trừ phi nếu bạn có những khả năng tấn công rất tốt từ cự ly này.
2. Lối chơi chặt chẽ: Khi chơi gò/chặn đẩy cần phải gây được khó khăn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế tối đa sự tấn công của đối thủ. Giao bóng cần phải phù hợp với lối đánh của mình, cùng là gò/chặn nhưng người gò/chặn tích cực cần giao bóng tạo dựng thế công cho mình, còn người gò/chặn phòng thủ lại phải tập trung giao bóng sao cho đối thủ không tấn công được hoặc buộc đối thủ tấn công gượng ép trong khi mình đã sẵn sàng chờ đợi trả lại pha bóng khó hơn.
3. Sử dụng các góc: Vì đứng gần bàn, nên người chơi gò/chặn có thể tạo được các hướng góc lớn hơn. Việc đẩy rộng các góc buộc đối thủ giật phải di chuyển rất nhiều và rất vất vả nếu họ muốn duy trì sự tấn công.
4. Sử dụng quả gò tấn công: Bằng gai dài bạn có thể biến tấu quả gò thành một quả tấn công. Trước quả xoáy xuống, bạn vỗ vào bóng kết hợp theo 2 hướng: ra trước và xuống dưới, mặt vợt hơi ngửa gần như dựng đứng vuông góc với mặt bàn. Động tác này trông giống quả gò thông thường, nhưng kết quả bóng trả lại bàn đối phương là quả xoáy lên khá nhiều – đối phương gò bóng xoáy xuống càng nhiều, thì họ nhận được bóng trả lại xoáy lên càng lớn.
5. Khóa càng: Việc đẩy chéo các hướng có thể hạn chế được nhiều đối thủ, nhưng cũng chưa phải là hiệu quả đối với đối thủ có khả năng tấn công tốt. Khi đó bạn cần đưa bóng thẳng vào người đối thủ, khi đó người dùng vợt ngang sẽ phải phân vân dùng phía thuận tay hay trái tay, người dùng vợt dọc sẽ phải phân vân nên tấn công hay chặn đẩy. Vì vậy, trong trận đấu nên sử dụng kết hợp cả đẩy góc rộng và cài bụng đối phương sẽ gây cho họ bối rối và giảm khả năng tấn công của họ.
6. Giữ được nhịp độ: Phải chủ động tạo và giữ được nhịp độ của mình, hạn chế đối thủ triển khai lối đánh của họ. Bằng gai dài bạn có thể biến đổi tốc độ và mức xoáy của quả bóng – hãy tận dụng hết công năng đó. Với sự biến hóa của vợt gai cộng thêm bạn đứng gần bàn và vào bóng sớm nên đối thủ sẽ không có nhiều thời gian trước những quả đánh của họ.
7. Đấm bóng: Đây không phải là một kỹ thuật đẹp mắt trong bóng bàn, tuy nhiên đối thủ lại thường có ít đối sách hiệu quả chống lại. Nếu có kỹ năng đấm bóng nó sẽ góp phần đa dạng hóa lối chơi của bạn và thêm một đòn làm cho đối thủ phải phân tâm.
8. Gạt moi: Cú đánh này gần giống quả giật, mặc dù tốc độ và mức xoáy không bằng song đường bóng khác hẳn với việc bạn gò hoặc chặn đẩy nên có hiệu quả đáng kể.
9. Xoay vợt: Việc xoay vợt trong chặn đẩy là tương đối khó, vì bạn đứng gần bàn có ít thời gian để làm việc này. Bạn phải chắc chắn có khả năng chặn đẩy bằng mặt gai dài và mút bình thường. Phải chọn bóng trước khi xoay vợt và tính trước việc xoay vợt trở lại, nếu không chính bạn sẽ rơi vào thế bí.
@dung6934atp ! Bác và mọi người có kinh nhiệm có thể tư vấn hướng dẫn tôi các kỹ thuật sử dụng gai 755,đánh BH.bên FH tôi dùng mút nhật(Donic) đang tập ôm bàn chặn giât, và cũng thích giật xa ban.cốt Joola C1 thuần gỗ.
 

sunsukeqn25

Thượng Tá
xin các cao thủ chỉ giáo... làm sao để mặt super block thêm dị ak.. tại mới sắm cho ông chú mặt này... mà lúc e giật bóng sang... cảm giác bóng chặn lại không xoáy xuống nặng như khi e đánh với các gai thủ các... vậy ở đâu có bí quyết j không ạ :D mong mọi người giúp đỡ
 
xin các cao thủ chỉ giáo... làm sao để mặt super block thêm dị ak.. tại mới sắm cho ông chú mặt này... mà lúc e giật bóng sang... cảm giác bóng chặn lại không xoáy xuống nặng như khi e đánh với các gai thủ các... vậy ở đâu có bí quyết j không ạ :D mong mọi người giúp đỡ
xoáy nhiều hay không là do người tạo xoáy và quả chém xuống của tay bạn. Người tạo bóng càng xoáy thì trả lại càng xoáy, và bạn chém xuống càng mạnh thì bóng càng lộn xoáy nhiều. Và cốt vợt cũng rất quan trọng, cốt vợt dành cho gai sẽ dễ điều khiển hơn là cốt vợt khác, như: Dr Neubauer World Champion, Dr Neubauer High Technology Plus (đây là những cây vợt đánh gai rất hay, gỗ balsa nên cho tốc độ rất cao mà lại rất dễ điều khiển, cảm giác cực tốt).
 

MaLongNhong

Thượng Sỹ
Có ai đánh gai Hellfire này chưa em định lấy về đánh thử
Bác đã đánh thử miếng này chưa?
 

Bình luận từ Facebook

Top