ĐIỂM CHẠM BÓNG TRÊN MẶT VỢT TRONG CÚ GIẬT THUẬN TAY

NTBB

Super Moderators
Trình gà phát biểu

Nên dịch về bên trái một chút, do không thể chuẩn 100%, và bóng có xu hướng nẩy lên trên, nên dịch về bên trái một chút, bóng sẽ có xu hướng ăn dần vào giữa vợt, tới điểm tối ưu

Về độ cao, nên ở giữa khoảng High và Medium, lý do tương tự

Xem lại tất cả các hình ảnh cú giật thuận tay của các cao thủ ở bài 1 và 2 thì thấy điểm chạm bóng là ở khu vực từ giữa cho đến đầu vợt, ở khoảng 2/3 vợt tính từ cán lên đầu vợt.
 

nb.toan

Thượng Tá
Xem lại tất cả các hình ảnh cú giật thuận tay của các cao thủ ở bài 1 và 2 thì thấy điểm chạm bóng là ở khu vực từ giữa cho đến đầu vợt, ở khoảng 2/3 vợt tính từ cán lên đầu vợt.
Tức là giao điểm của 2 vùng rồi. Mỗi hãng sx thiết kế vùng sweet spot khác nhau, ta xác định được giao điểm để chạm bóng là thấy ổn ngay.
 

luckyluckedh

Đại Uý
Cá nhân em thấy sau khi tìm hiểu và áp dụng thực tế thì khi giật trái lẫn phải việc tiếp xúc bóng như hình của ML và TIMOBOLL với điểm tiếp xúc ở vùng phía trên đầu vợt cho xoáy cao nhất, tốc độ nhanh nhất và cũng...rủi ro nhất nếu chưa phán đoán đủ độ xoáy khả năng tăng tốc vợt để giật tỷ lệ ra ngoài bàn sẽ nhiều.
Việc tiếp xúc ở phần dưới đầu vợt sẽ làm cho việc giật bóng hỏng nhiều hơn phần trên đầu vợt vì khi giật từ dưới lên phần phía trên đầu vợt dễ tiếp xúc ở phần trên quả bóng hơn, còn nhằm ngay phần dưới đầu vợt khi giật từ dưới lên sẽ chạm ngay giữa quả bóng nếu xử lý không khéo về lực sẽ tạo thành cú đánh xuyên tâm banh có qua xoáy không cao mà chỉ có lực là chính hoặc đôi khi ăn xoáy trực tiếp dẫn đến bóng xuống lưới hoặc ra ngoài tuỳ từng tình huống. Tương tự giật trái cũng vậy.
Xem lại các clip CNT thi đấu, thấy hay giật phần trên gần cán vợt, theo em nghĩ sẽ hạn chế rủi ro khi văng lực mạnh cỡ nào thì bóng sẽ vào bàn an toàn và họ có cơ hội kill 1 quả sau ở phần đầu vợt với tốc độ và xoáy cao. Điểm dễ thấy là các anh em clb chúng ta khi giật mạnh banh thường văng về cuối đường biên, nhưng cao thủ thế giới họ thường giật banh vào điểm giữa bàn dù xa hay gần bàn. Cơ mà áp dụng vào thực tế khi e giật gần cán vợt rất dễ giật xoáy xuống, xoáy lên an toàn nhưng lực, xoáy không đủ uy hiếp được đối phương.
Tương tự khi bắt giao banh, để bắt giao banh ngắn đủ xoáy, điểm chạm sẽ là bên dưới gần cán vợt, chạm trên gần cán vợt banh sẽ không chạm được phần dưới quả banh kết quả là banh sẽ ít xoáy. Hoặc khi chặn banh cho đối phương giật, chạm vào gần cán vợt sẽ ít bị bung.
Có điều e vẫn chưa hiểu là khi giao banh ngắn CNT chạm gần cán vợt tuy nhiên xoáy vẫn cao (vd ML...), giật banh ít khi chạm vào đầu vợt trừ trường hợp vào thế đối giật xa bàn
 

LikeTT

Đại Uý
Xem lúc đánh tập hay thi đấu thì đều không thể thấy rõ điểm tiếp xúc được. Nếu là đối giật (thuận tay) thì quá trình vợt tiếp xúc bóng xảy ra cực nhanh , vượt quá khả năng phân tích của mắt người.
Muốn có bức ảnh về thời điểm tiếp bóng chắc phải dùng siêu camera, có thể phân tích chi tiết 1 chuyển động nhanh trong từng phần rất nhỏ của giây. Nhưng cho dù có ảnh như thế thì cũng chỉ là quan sát bên ngoài : Vị trí tiếp bóng thực tế và vị trí tiếp bóng TRONG ĐẦU của VĐV thường có sự sai lệch nhất định.

Sưu tầm:
* Vùng ngọt (sweet spot):


* Thuận tay phải, cầm vợt ngang:


Vòng tròn mầu xanh lam (蓝 blue) là vùng tiếp bóng cho cú giật thuận tay.
 
Last edited:

lamtq

Đại Tá
Trước nay có nhiều ý kiến của nhiều ACE đam mê và nghiên cứu về BB riêng cho chủ để tìm điểm chạm bóng TRÊN MẶT VỢT tối ưu nhất cho cú giật thuận tay.

Mình thì gà mờ phọt phẹt nên chỉ đọc và chẳng dám bàn luận. Nhưng khi tìm hiểu các cú đánh thuận tay của các cao thủ thế giới (các hình ảnh dưới đây) thì có lẽ cũng thấy có 1 gợi ý tốt cho việc tìm ra điều gì đó để chúng ta bàn luận.
View attachment 99780

View attachment 99781

View attachment 99782

View attachment 99783

View attachment 99784

View attachment 99785

View attachment 99786 View attachment 99787

View attachment 99788

View attachment 99790

(Còn hình tiếp ở bài sau)

Cháu góp vui thêm cái hình tham khảo,
Không phải ý kiến riêng, mà là cắt từ clip dạy giao bóng.

View attachment 99802 View attachment 99803
Cứ ntn là ok:p
20170503_081132.jpg
 

lamtq

Đại Tá
Haha! Đây là điểm chạm của góc bàn vào mặt vợt trong cú giật FH !!!
Bị gãy gai e quay đầu lại a ơi, Hầu hết mặt FH của e đều bị phù sau khoảng 2-3 tháng chơi(tuần 2-3 buổi x 1,5g) ở xung quanh vị trí này - tất nhiên là lúc chưa lộn đầu mặt vợt.
cái này vì tiếc nên e tận dụng lộn đầu và chắp vá để dùng làm vợt tập
 
Last edited:

luckyluckedh

Đại Uý
Xem lúc đánh tập hay thi đấu thì đều không thể thấy rõ điểm tiếp xúc được. Nếu là đối giật (thuận tay) thì quá trình vợt tiếp xúc bóng xảy ra cực nhanh , vượt quá khả năng phân tích của mắt người.
Muốn có bức ảnh về thời điểm tiếp bóng chắc phải dùng siêu camera, có thể phân tích chi tiết 1 chuyển động nhanh trong từng phần rất nhỏ của giây. Nhưng cho dù có ảnh như thế thì cũng chỉ là quan sát bên ngoài : Vị trí tiếp bóng thực tế và vị trí tiếp bóng TRONG ĐẦU của VĐV thường có sự sai lệch nhất định.

Sưu tầm:
* Vùng ngọt (sweet spot):


* Thuận tay phải, cầm vợt ngang:


Vòng tròn mầu xanh lam (蓝 blue) là vùng tiếp bóng cho cú giật thuận tay.
Đã thử như hình bác đưa ra tại vòng màu xanh lam, tốc độ và độ xoáy đầy đủ ; )
 

nb.toan

Thượng Tá
Chẳng ai canh được điểm chạm bóng hoàn hảo trong cú giật cả, nhưng để có cú giật uy lực (hết tay, hết xoáy) thì đa phần bóng sẽ phải nằm trong vòng tròn xanh dương thôi.

Mục tiêu của cú giật uy lực để làm gì? Mình nghĩ không ngoài các ý sau:
  • làm cho đối phương không thể chạm bóng (đánh hụt),
  • khó hoặc không thể kê, chặn, đẩy, cắt (sụp lưới, lên mây hoặc vô hướng),
  • khó hoặc không thể đối giật (đối thủ chỉ cố ... đánh đều),
  • các trường hợp đối thủ phang trúng cạnh thì không tính. :p
Vậy ta tìm cách (bằng cách này hay cách khác, vd: đổi góc giật, đổi chiều xoáy, đổi vũ khí, ...) làm cho đường bóng vọt hơn, nặng hơn, chìm hơn, vòng cung cao hoặc thấp hơn (tùy tình huống), cong hơn (ý là xoáy ngang, đôi khi chỉ là xoáy lên cũng rất lợi hại), điểm rơi hiểm hóc /bất ngờ hơn thì sẽ đạt mục tiêu.

Còn như giật nhẹ, mỏng, xoáy không lực (không có trường hợp có lực không xoáy nhé vì nó không phải là cú giật bóng) thì không được coi là cú giật uy lực, giật bóng như vậy chỉ là giật mồi hay cố lừa tình đối thủ (mặc dù thỉnhh thoảng vẫn ghi điểm).

Mọi người vào chém tiếp đê.
 

Trainee

Đại Tá
Em thì đang được dậy tiếp bóng vào 8h, trên đầu ngón tay cái.
Thực tế xem Malong hay nhiều cao thủ khác khi giật đều tay, quả bóng rơi thì bóng toàn chếch 8h, 8h30 ở nửa dưới vợt thôi.
Tựa như cầm con dao phóng/ chọc tiết lợn/ dao bầu thì căn nhấn lựcgiật vào phần bầu dao ấy. Ít nhất cũng đỡ bị ăn vào cạnh trên vợt do xoáy lồng! :)
 

nb.toan

Thượng Tá
Em thì đang được dậy tiếp bóng vào 8h, trên đầu ngón tay cái.
Thực tế xem Malong hay nhiều cao thủ khác khi giật đều tay, quả bóng rơi thì bóng toàn chếch 8h, 8h30 ở nửa dưới vợt thôi.
Tựa như cầm con dao phóng/ chọc tiết lợn/ dao bầu thì căn nhấn lựcgiật vào phần bầu dao ấy. Ít nhất cũng đỡ bị ăn vào cạnh trên vợt do xoáy lồng! :)
"Dao, chọc tiết" nghe mà hoảng.
Thêm 1 vòng trắng như hình:

Vong uy luc.jpg
 

lamtq

Đại Tá
Em thì đang được dậy tiếp bóng vào 8h, trên đầu ngón tay cái.
Thực tế xem Malong hay nhiều cao thủ khác khi giật đều tay, quả bóng rơi thì bóng toàn chếch 8h, 8h30 ở nửa dưới vợt thôi.
Tựa như cầm con dao phóng/ chọc tiết lợn/ dao bầu thì căn nhấn lựcgiật vào phần bầu dao ấy. Ít nhất cũng đỡ bị ăn vào cạnh trên vợt do xoáy lồng! :)
đầu ngón tay cái thì 8g thế éo lào nhể.
 

lamtq

Đại Tá
Em thì đang được dậy tiếp bóng vào 8h, trên đầu ngón tay cái.
Thực tế xem Malong hay nhiều cao thủ khác khi giật đều tay, quả bóng rơi thì bóng toàn chếch 8h, 8h30 ở nửa dưới vợt thôi.
Tựa như cầm con dao phóng/ chọc tiết lợn/ dao bầu thì căn nhấn lựcgiật vào phần bầu dao ấy. Ít nhất cũng đỡ bị ăn vào cạnh trên vợt do xoáy lồng! :)
đầu ngón tay cái thì 8g thế éo lào nhể.
20170504_084158.jpg

Haha! Đây là điểm chạm của góc bàn vào mặt vợt trong cú giật FH !!!
Bị gãy gai e quay đầu lại a ơi, Hầu hết mặt FH của e đều bị phù sau khoảng 2-3 tháng chơi(tuần 2-3 buổi x 1,5g) ở xung quanh vị trí này - tất nhiên là lúc chưa lộn đầu mặt vợt.
cái này vì tiếc nên e tận dụng lộn đầu và chắp vá để dùng làm vợt tập
Hình mặt sắp gãy gai và phù e đang dùng đây a. Vẫn bị đúng chỗ đó(như hình thực tế là gãy hết nửa gai r.bị kéo rạn hết, đánh tập vài lần nữa là gãy hẳn và phù)
20170504_084241.jpg
 

Bình luận từ Facebook

Top