ĐIỂM CHẠM BÓNG TRÊN MẶT VỢT TRONG CÚ GIẬT THUẬN TAY

NTBB

Super Moderators
Trước nay có nhiều ý kiến của nhiều ACE đam mê và nghiên cứu về BB riêng cho chủ để tìm điểm chạm bóng TRÊN MẶT VỢT tối ưu nhất cho cú giật thuận tay.

Mình thì gà mờ phọt phẹt nên chỉ đọc và chẳng dám bàn luận. Nhưng khi tìm hiểu các cú đánh thuận tay của các cao thủ thế giới (các hình ảnh dưới đây) thì có lẽ cũng thấy có 1 gợi ý tốt cho việc tìm ra điều gì đó để chúng ta bàn luận.
2014+World+Team+Table+Tennis+Championships+Vi9Og4VCLANl.jpg


D9iem cham bng cua MaLong-1.jpg


Diem cham bng cua MaLong-2.jpg


Diem cham bng cua MaLong-3.jpg


Diem cham bng cua MaLong-4.jpg


Diem cham bng cua MaLong-5.jpg


Diem cham bng cua MaLong-6.jpg
Diem cham bng cua MaLong-7.jpg


Diem cham bng cua MaLong-8.jpg


Diem cham bong cua Timo Boll-1.jpg


(Còn hình tiếp ở bài sau)
 
Last edited:

nb.toan

Thượng Tá
Vụ xoáy này cao siêu quá: không xoáy, xoáy ngược, ít xoáy, nhiều xoáy, xoáy lên, xoáy xuống, rồi xoáy ngang, xoáy ngang lên và xoáy ngang xuống.
Cao thủ mới có cú chạm bóng hoàn hảo, chứ trình lèng phèng như mình thì ... có mà mơ. :p
 

Trainee

Đại Tá
Nhưng sách đó họ nói điểm chạm bóng cho độ xoáy tối đa này là áp dụng trong cú đánh nào? Hay là áp dụng với mọi cú đánh?
Dạ, giao bóng chú ạ.
Cháu post để tham khảo ấy mà. Cũng có HLV nói quả (đối) giật cứ nhè tâm (sweet spot) mà táng thôi!
 

Trainee

Đại Tá
Vụ xoáy này cao siêu quá: không xoáy, xoáy ngược, ít xoáy, nhiều xoáy, xoáy lên, xoáy xuống, rồi xoáy ngang, xoáy ngang lên và xoáy ngang xuống.
Cao thủ mới có cú chạm bóng hoàn hảo, chứ trình lèng phèng như mình thì ... có mà mơ. :p
Mình hướng tới nhưng không đòi hỏi phải hoàn hảo, chỉ cần tiệm cận là ngon rồi anh! :p
 

NTBB

Super Moderators
ACE tham gia thảo luận thì lưu ý topic này tập trung vào điểm chạm bóng trên mặt vợt trong cú giật thuận tay thôi nhé (để cho tập trung).
 

Son_ct

Đại Uý
Các bác xem trong 1 số clip sẽ thấy 1 vùng tâm mặt vợt cùa hội CNT trắng bụi (vì thi đấu bóng mới). Tức là k có điểm chạm bóng cố định, chỉ có vùng chạm bóng xung quanh tâm mặt vợt. Chả thế mà các hãng sx cốt vợt luôn tìm cách mở rộng vùng sweet để cú đánh ổn định hơn, giảm bớt sai số khi tiếp xúc bóng. Cá nhân em thấy chạm bóng ở khoảng 1/2-3/4 mặt vợt tính từ phía cán vợt thì cú đánh ổn định, cứ thế mà nã :D
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Quả bóng chỉ có 2.7gram mà sao nặng thế nhỉ?!
Theo em hiểu thì cánh tay đòn càng dài thì lực càng lớn (kể cả độ xung), nên bóng càng ra phía đầu vợt thì càng uy lực. Đặc biệt là những người chơi cổ tay thì càng phát huy uy lực hơn. Tuy nhiên, để hài hòa hơn với việc điều khiển trái bóng theo ý mình thì thường lui vào trong một chút (khoảng 1/4 chiều dài) thì hợp lý hơn. Bác thấy có đúng không ạ?
 

Trainee

Đại Tá
Theo em hiểu thì cánh tay đòn càng dài thì lực càng lớn (kể cả độ xung), nên bóng càng ra phía đầu vợt thì càng uy lực. Đặc biệt là những người chơi cổ tay thì càng phát huy uy lực hơn. Tuy nhiên, để hài hòa hơn với việc điều khiển trái bóng theo ý mình thì thường lui vào trong một chút (khoảng 1/4 chiều dài) thì hợp lý hơn. Bác thấy có đúng không ạ?
Em thì thấy rằng trọng lượng cả combo vợt, cánh tay gấp chắc nhiều nghìn lần quả bóng, ... Do đó việc tiếp xúc bóng đúng thời điểm, phát lực hợp lý để làm sao truyền được lực vào bóng nhiều nhất là quan trọng.
Cái chuyện bóng dịch ra đầu mũi vợt hay dịch vào trong 2, 3 cm chẳng đáng bao nhiêu với rơ quăng cả cánh tay.
 

NTBB

Super Moderators
Nhìn vào hình 2 cây vợt ở bài thứ 2 thì thấy rằng:

1. Về độ nảy: nếu cùng một điều kiện bóng đến (cùng hướng, cùng lực) thì ở tâm vợt bóng sẽ nảy ra mạnh nhất; ở đầu và cuối vợt bóng nảy ít hơn. Như vậy tùy mình muốn bóng nảy ra thế nào mà sẽ chủ động chạm bóng vào (khoảng) vị trí tương ứng. Muốn bóng mạnh thì chạm vào vùng tâm vợt; muốn bóng yếu thì chạm vào đầu và phần gần cán vợt.

2. Về tốc độ: Vì tuyệt đại đa số các trường hợp đánh bóng, cánh tay đóng vai trò như 1 cánh tay đòn, chuyện động của vợt là chuyển động hình cung tròn với tâm xoay là vai hoặc khuỷu tay, hoặc tâm xoay nằm trên trục dọc của thân người, do đó phần mũi vợt (xa tâm xoay nhất) có tốc độ di chuyển cao nhất, và phần gần cán vợt có tốc độ thấp nhất, ở tâm vợt có tốc độ trung bình. Như vậy với cùng 1 điều kiện bóng đến (cùng hướng, cùng lực, cùng xoáy) muốn bóng ra mạnh hơn, xoáy hơn thì điểm chạm trên vợt càng gần đầu vợt càng tốt.

Như vậy, sẽ tùy ý định của người đánh bóng mà chọn điểm chạm ở chỗ nào để phối hợp các hiệu ứng trên (độ nảy của mặt vợt và tốc độ di chuyển cùa vợt) nhắm đạt được mục đích. Ví dụ:

1. Khi bạt bóng:

- Muốn bóng mạnh thì chạm ở tâm vợt, hoặc nhích về phía đầu vợt 1 chút.
- Muốn bóng yếu - vẫn với cú vung vợt tương tự (để đánh lừa đối phương) - thì điều chỉnh cho bóng chạm vào phần xa tâm vợt. Nếu muốn bóng yếu nhất thì chạm vào vùng gần cán vợt.

2. Khi giật bóng:

- Muốn bóng xoáy nhiều thì chạm bóng càng gần mũi vợt càng tốt.
- Muốn bóng xoáy ít nhất (để đánh lừa đối phương về độ xoáy chẳng hạn, hoặc để tạo ra quỹ đạo bóng ít cong hơn với cùng góc vung vợt) thì chạm bóng gần cán vợt.

.v.v.

Như vậy khi phân tích về hiệu ứng của điểm chạm bóng trên mặt vợt, muốn so sánh thì chúng ta phải đặt trong điều kiện phân tích nào: Loại cú đánh (Giật, bạt, chặn, cắt, đẩy bóng...), Mục đích của cú đánh (mạnh, nhẹ, không xoáy, xoáy nhiều, ít xoáy, vòng cung cao, vòng cung thấp, bóng đi dài, bóng ngắn ...), .v.v. và phải "cố định" các yếu tố "không so sánh", chỉ thay đổi yếu tố "cần so sánh" thì mới ... so sánh được.

Quay lại chủ đề chính của topic này, mình chỉ đề cập đến điểm chạm bóng trên vợt trong CÚ GIẬT THUẬN TAY thôi - mọi người nhớ nhé, để không bị lạc đề. Sở dĩ mình đưa các hình trên để mọi người cùng xem và phân tích là vì hiện nay có nhiều "thuyết" về điểm chạm bóng trên vợt (riêng cho cú giật bóng này) và đang còn bàn luận nhiều, chưa đi đến thống nhất. Mình chỉ muốn qua các hình ảnh này (còn rất nhiều trên mạng - là các hình ảnh thực tế các cao thủ TG thi đấu và tập luyện thì chắc chắn là ... thực tế, chứ không phải là các hình ảnh "người ta" đưa ra để "lừa" người xem - như có 1 vài người cho là như vậy), chúng ta tìm ra được một kết luận nào đó về Điểm Chạm Bóng Trên Mặt Vợt trong cú giật Thuận tay sao cho cú giật uy lực nhất. (Mình cho rằng cú giật uy lực là cú giật có tốc độ cao, độ xoáy lớn - Còn ai có ý kiến khác thì cứ nêu).
 
Last edited:

nb.toan

Thượng Tá
E xin góp ý:

Minh họa về điểm chạm bóng trên hình vẽ 2 cây vợt là rất hợp lý. Ta thả bóng tự do lên nhiều điểm của bề mặt gỗ sẽ nghe thấy tiếng kêu khác nhau, vùng sweet spot sẽ có độ nảy cao nhất. Nếu ta dùng lực (không phải là quãng đường đi của vợt nhé) tại thời điểm chạm bóng thì tốc độ bật ra của bóng sẽ nhanh hơn, nảy cao hơn. Nhưng mà, điểm chạm bóng có độ nảy cao (High of Bounciness) lại không cho tốc độ cao nhất (Medium of Velocity). Như vậy nếu ta điều bóng được tại giao điểm của 2 vùng thì sẽ có kết quả mỹ mãn.

Thực tế, chẳng ai muốn chạm bóng vào xung quanh rìa vợt vì sẽ không an toàn (dễ bị hụt, mau hư mút), vì vậy vùng sweet spot mà phủ kín thì uổng phí nguyên vật liệu lắm ah :).

Hình vẽ 2 cây vợt chỉ minh họa về độ nảy và tốc độ, đâu có nói về xoáy, có xoáy được hay không là do ma sát và độ lưu bóng. Ta lại thả trái bóng lên bề mặt gỗ thì bóng chỉ nảy theo định luật phản xạ thôi, đâu có vòng cung cao thấp, xoáy xiếc gì đâu.

Nói tí về xoáy: Độ xoáy tỷ lệ nghịch với độ nảy nên khi ta chạm vào vùng Low của Bounciness thì sẽ có xoáy tốt, điều này giải thích tại sao khi đánh bóng tại điểm gần mũi vợt thì ta có xoáy khủng. Tương tự vậy, nếu tạo xoáy tại điểm gần cán vợt thì cũng sẽ có xoáy khủng, có điều ít người (dám) ứng dụng do đam mê tốc độ quá :D, vả lại gần cán vợt có nhiều họa tiết loằng ngoằng, bóng mà chạm vào sẽ bay loạn xạ ngay.
 

nb.toan

Thượng Tá
em thấy điểm chạm bóng nhìn hình ảnh cao thủ chẳng thấy ai giống ai là sao không lẽ mỗi cao thủ có chỗ chạm bóng khác nhau à các bác?
Chính xác. Muốn xem xét rõ ràng thì các cao thủ phải dùng vợt-mút giống nhau, với từng lối chơi của họ, ta sẽ biết họ thích đánh bóng vào đâu liền hà. Còn như họ dùng vợt khác nhau thì không nói chuẩn được, nhưng nôm na thì cũng theo nguyên tắc điểm chạm bóng như hình vẽ 2 cây vợt thôi.
 

Bình luận từ Facebook

Top