Chưa chơi bóng bàn bao giờ!

Radical

Moderator
Bài tập tiếp theo là tiếp hiểu cách cầm vợt và tập tâng bóng để làm quen cảm giác bóng với vợt.


I. Kỹ thuật cầm vợt bóng bàn
1. Tầm quan trọng của cầm vợt.
Nếu kỹ thuật cầm vợt không tốt thì không chỉ ảnh hưởng tới linh hoạt của bàn tay, cổ tay mà còn làm cho động tác đánh bóng không chuẩn xác ảnh hưởng đến việc nâng cao kỹ thuật và dùng sức khi đánh bóng. Chính vì vậy những AE mới bắt đầu học đánh bóng bàn trước tiên phải học tốt kỹ thuật cầm vợt.

Cầm vợt ngang (hình trên), cầm vợt dọc (hình dưới):


Có 2 phương pháp cầm vợt chính đó là: Cầm vợt dọc và cầm vợt ngang.
Cầm vợt dọc có ưu điểm là đầy chặn trái tay rất tốt, thuận tiện cho việc đẩy trái công phải, tấn công bóng trong bàn tương đối linh hoạt. Bởi vậy phần lớn mọi người chỉ sử dụng đánh bóng mặt thuận của vợt dọc. Cách cầm vợt này trong khi đánh bóng có thể thực hiện luân phiên giữa thuận tay và trái tay nhanh.Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của Trung Quốc và Nhật Bản.
Cách cầm vợt ngang thích hợp công bóng hai mặt, cắt bóng, líp bóng vòng cung trái tay, phạm vi quán xuyến lớn. Đây là phương pháp cầm vợt truyền thống của châu Âu.
2.1. Cách cầm vợt dọc.
Giống như khi ta cầm bút viết vậy, ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm kẹp chặt vơt, 3 ngón còn lạicong tự nhiên và ép sát vào mặt sau của vợt.
* Cách cầm vợt dọc loại hình tấn công nhanh
Làm cho chuôi vợt áp sát trên ngàm tay (nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, sát với bàn tay) cạnh phải của chuôi vợt áp sát vung đốt thứ 3 của ngón trỏ, đốt thứ nhất của ngón cái áp chặt vào vai trái của vợt, đốt thứ 2 của ngón trỏ áp chặt vào vai phải vợt. Khớp thứ nhất của ngón cái và đốt thứ nhất, thứ hai của ngón trỏ tạo thành hình gọng kìm quặp ra phía trước của vợt. Khoảng cách giữa đầu ngón trỏ và ngón cái khoảng 1 -:- 2 cm. Ba ngón còn lại gập tự nhiên chồng lên nhau và chống giữ phía sau vợt bằng đốt thứ nhất và thứ hai của ngón giữa.
Phương pháp caamf vợt này thích hợp cho lối đánh tấn công nhanh bằng vợt mút dán thuận, độ linh hoạt của cổ tay và ngón tay tốt hơn hẳn cách cầm vợt ngang. Khi tấn công thuận tay, ngón tay cái ấn vợt, ngón trỏ thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống giữ vợt phát lực. Khi đẩy chặn trái tay, ngón trỏ ấn vợt, ngón cái thả lỏng, ngón út và ngón vô danh hỗ trợ ngón giữa chống vợt và phát lực
* Cách cầm vợt dọc loại hình líp bóng.
Làm cho chuôi vợt áp sát vào ngàm tay, đốt thứ nhất ngón cái và thứ hai ngón trỏ ép khóa vai vợt. Đốt thứ nhất ngón cái áp chặt cạnh trái chuôi vợt ở phía trước, ngón trỏ quặp chặt chuôi vợt và cùng với ngón cái trạo thành vòng tròn, 3 ngón còn lại hơi duỗi thẳng tự nhiên chồng lên nhau ở sau vợt do đốt thứ nhất của ngón giữa chống giữ sau vợt.
Cầm vợt loại hình này thích hợp với lối đánh loại hình líp bóng mặt mút ngược, loại hình cầm vợt này dễ cố định, có thể làm cho cẳng tay, bàn tay, cổ tay với bóng tạo thành một đường thẳng, phát huy đầy đủ sức mạnh cổ tay và cẳng tay. Khi líp bóng thuận tay, ngón cái dùng sức ép vào vợt, ngón vô danh và ngón út phối hợp với ngón giữa chống giữ vợt. Khi đẩy chặn bóng, ngón cái thả lỏng, ngón trỏ dùng lực ép vào mặt vợt, ngón vô danh và ngón út cùng hỗ trợ ngón giữa dùng sức chống giữ vợt.
* Cách cầm vợt dọc cắt bóng.
Ngón cái cong áp sát bên trái chuôi vợt hơi dùng sức ấn xuống, 4 ngón còn lại hơi xòe ra và duỗi thẳng tự nhiên đỡ phía mặt sau của vợt.
Cách cầm vợt này thích hợp dùng cho cắt bóng, phạm vi quán xuyến bóng thuận tay và trái tay đều tương đối rộng.
Khi cắt bóng thuận tay, đưa vợt hơi nghiêng ra sau giảm thiểu lực lao trước của bóng đến, khi cắt bóng trái tay 4 ngón phía sau vợt hơi quặp lại, đầu tiên làm cho chuôi vợt chúc xuống dưới, sau đó vung vợt cắt bóng. Khi tấn công hoặc đẩy chặn bóng cần di chuyển ngón trỏ đến cạnh sau của chuôi vợt đổi thành phương pháp cầm vợt tấn công.
2.2. Cách cầm vợt ngang.
Ngón cái cong tự nhiên áp sát chuôi vợt ở phía trước, ngón trỏ ở sau, 3 ngón còn lại cầm lấy chuôi vợt một cách tự nhiên.
* Cách cầm vợt ngang loại hình cắt bóng tấn công.
Ngón cái ở phía trước cong tự nhiên áp sát chuôi vợt, ngón trỏ sau vợt duỗi chếch tự nhiên áp sát mặt vợt, vai vợt đưa nhẹ vào hổ khẩu tay và đốt thứ 2 của ngón giữa. Các ngón khác nắm chuôi vợt một cách tự nhiên.
Cách cầm vợt loại này thích hợp nhất đối với cách đánh loại hình kết hợp cắt bóng với tấn công. Cách cầm vợt đơn giản, mặc dù so với cách cầm vợt dọc thì tính linh hoạt của bàn tay, ngón tay, cổ tay tuy có bị hạn chế nhất định nhưng dễ phát huy tác dụng xoay ngoài và xoay trong của cánh tay và cổ tay.
Khi tấn công bóng thuận tay, ngón trỏ có thể hơi di động lên trên tạo thuận lợi cho ép giữ vợt và phát lực. Khi tấn công bóng trái tay và tạt nhanh, ngón cái có thể di chuyển lên trên 1 chút, như vậy sẽ có lợi cho ép vợt và phát lực.
Khi cắt bóng thuận trái tay, vị trí của các ngón tay về cơ bản không thay đổi.
* Cách cầm vợt ngang loại hình tấn công (đập, vụt)
Ngón cái duỗi chếch tự nhiên áp sát mặt vợt, ngón trỏ duỗi chếch tự nhiên áp sát phía sau vợt, dùng đốt thứ nhất của ngón trỏ chống giữ vợt, đầu vợt hơi chếch lên trên.
Cách cầm vợt này thích hợp nhất với cách đánh loại hình líp bóng và tấn công nhanh. Nếu so sánh với cách cầm vợt loại hình cắt bóng tấn công thì cách cầm vợt này tương đối ổn định.
Lưu ý là trong cách cầm vợt ngang lại có thể phân ra thành cầm sâu và cầm nông. Người cầm vợt mà hổ khẩu tay nằm sát vai vợt là cầm sâu và ngược lại là cầm nông.
Ưu điểm của cầm nông là cổ tay và bàn tay linh hoạt, thuận lợi hơn cho xử lý bóng trong bàn (bóng ngắn), nghĩa là có thể dùng líp bóng, cũng có thể dùng phương pháp gõ vẩy ngắn để đánh trả. Khi tấn công dễ bị đánh bóng thấp, kết hợp phải trái tương đối linh hoạt. Khi cắt, gò bóng, phát bóng dễ đánh bóng xoáy biến đổi, đối phương khó mà phân biệt được. Nhưng có nhược điểm là khi tấn công toàn bộ lực tập trung vào bàn tay nên có ảnh hưởng nhất định tới khả năng phát lực. Khi cắt bóng mặt vợt không dễ dàng cố đinh được nên khó khống chế động vòng cung của cắt bóng.
Ưu điểm của cách cách cầm vợt sâu là góc độ mặt vợt tương đối cố định, khi tấn công phát lực được tập trung nên có lợi cho việc tăng thêm sức mạnh đánh bóng, líp bóng cũng tương đối xoáy, cắt bóng cũng dễ khống chế và tạo được độ xoáy tương đối. Nhược điểm là do cầm vợt chặt, cổ tay không linh hoạt. Khi đối công tính linh hoạt phối hợp phải, trái hơi kém, xử lý bóng trong bàn tương đối khó khăn, biến đổi xoáy dễ bị phát hiện và đối phó.
3. Những vấn đề cần lưu ý trong cách cầm vợt.
- Với những AE mới tập bóng bàn thì phương pháp cầm vợt cần ổn định, không nên thay đổi một cách quá dễ dàng cách cầm vợt để đảm bảo cho động tác đánh bóng ổn định.
- Cầm vợt không nên quá chặt hoặc quá lỏng , cầm quá chặt sẽ ảnh hưởng tới tính linh hoạt của cổ tay và ngón tay khi đánh bóng, quá lỏng sẽ ảnh hưởng tới sức mạnh đánh bóng và tỷ lệ bóng vào bàn suy giảm.
- Dựa vào sự yêu thích và đặc điểm kỹ thuật của bản thân mà chọn phương pháp cầm vợt thích hợp. Ví dụ thích đánh tấn công gần bàn nên chọn cầm vợt dọc, thích đánh líp bóng thuận, trái tay thì tốt nhất là chọn cách cầm vợt ngang… Tốt hơn hết nếu có điều kiện AE mới học chơi bóng bàn khi chọn và học cách cầm vợt nên có sự chỉ dẫn của HLV bóng bàn.

4. Không thể coi nhẹ tác dụng của tay không cầm vợt.
Khi nghiên cứu về phương pháp cầm vợt thì không thể coi nhẹ tác dụng của tay không cầm vợt trong môn bóng bàn. Tay không cầm vợt ngoài việc có thể duy trì thăng bằng cơ thể ra còn phải biết phối hợp vung tay nhịp nhàng, hợp lý với tay cầm vợt để nâng cao được tốc độ vung vợt, tăng cường sức mạnh
II. Lựa chọn vị trí đứng.
1. Tầm quan trọng của vị trí đứng.
Vị trí đứng của VĐV là vị trí đứng phù hợp với đặc điểm đánh bong của mình, trước khi đánh bong chọn được vị trí đứng chính xác sẽ có thể phát huy tốt hơn sở trường kỹ thuật của mình, bù đắp vào chỗ khiếm khuyết về kỹ thuật, đồng thời đạt được phạm vi quán xuyến bong tương đối toàn diện.
2. Phương pháp chọn vị trí đứng.
Căn cứ vào cự ly giữa VĐV với bàn bong mà có thể chia vị trí đứng ra thành: Đứng gần bàn, đứng trung bình và đứng xa bàn. Trong đứng trung bình lại chia thành: trung bình gần và trung bình xa.
Đứng gần bàn là vị trí đứng của VĐV cách bàn bóng khoảng 0,5m
Đứng trung bình gần bàn là vị trí đứng của VĐV cách bàn bóng khoảng 0,7m
Đứng xa bàn là vị trí đứng của VĐV cách bàn bóng trên 1m.
Đứng trung bình xa bàn là vị trí đứng của VĐV cách bàn bóng khoảng 1m.
Vị trí đứng của VĐV bóng bàn cần căn cứ vào loại hình cách đánh, đặc điểm kỹ thuật cá nhân khác nhau mà xác định để có lợi nhất cho việc phát huy sở trường kỹ thuật của mình.
- Vị trí đứng cơ bản của cách đánh đẩy trái công phải ở người cầm vợt dọc nên ở khu vực trung bình gần hơi lệch trái, cách bàn khoảng trên dưới 40cm, nói chung chân trái hơi ra trước, chân phải ở phía sau.
- Vị trí đứng cơ bản của cách đánh tấn công 2 mặt nên ở giữa khu vực gần bàn, cách bàn khoảng trên dưới 50cm, nói chung chân trái hơi ra trước, chân phải hơi ra sau.
- Vị trí đứng cơ bản của cách đánh lấy líp bóng làm chính nên hơi lệch trái ở cự ly trung bình hoặc trung bình gần.
- Vị trí đứng cơ bản của cách đánh lấy cắt công ở người đánh vợt ngang đứng ở khu vực cự ly trung bình gần.
- Vị trí đứng cơ bản của cách đánh lấy cắt bóng là chính đứng ở khu vực cự ly trung bình xa.
Lưu ý:
Các vị trí đứng cơ bản nói trên là vị trí đứng khi chuẩn bị đánh trả bóng đối phương đánh sang nói chung.
Trong thực tế thi đấu, VĐV cần căn cứ vào độ gần xa và phương hướng vị trí bóng đến, di động tới vị trí của mình mới có thể dùng phương pháp tay chuẩn xác đánh trả các loại bóng đến khác nhau.
3. Tư thế đứng.
Vị trí đứng chính xác của VĐV bóng bàn còn phải cần phối hợp với tư thế đứng chính xác. Tư thế đứng chính xác không chỉ có lợi cho xuất phát nhanh mà còn quán xuyến được toàn bàn bóng, đồng thời còn có lợi cho VĐV kịp thời sử dụng các loại kỹ thuật đánh trả bóng đến.
Tư thế chuẩn bị đánh trả các loại bóng đến của đối phương (gọi tắt là tư thế chuẩn bị) là: Hai chân dang rộng hơn vai, hai gối hơi khuỵ, kiễng gót, cạnh trong phía mũi bàn chân chạm đất, trọng tâm cơ thể rơi vào giữa hai chân, thân người hơi ngả về phía trước, hóp bụng, ngực. Tay cầm vợt co tự nhiên.
Đối với VĐV cầm vợt dọc, khuỷ tay hơi khuỳnh ra ngoài, vợt đặt phía trước bên phải bụng, cổ tay thả lỏng tự nhiên, tay không cầm vợt co tự nhiên ở phía trái cạnh thân, mắt nhìn chú ý vào bóng đến.
Đối với VĐV cầm vợt ngang, vợt đặt phía trước bên phải bụng, , khuỷ tay cầm vợt chúc xuống,cổ tay thả lỏng tự nhiên, tay không cầm vợt co tự nhiên phía trái thân, mắt chăm chú nhìn vào bóng đến.
Bàn bóng bàn Song Ngư - Chú ý: Trong tư thế chuẩn bị của cả VĐV vợt dọc và vợt ngang thì bàn tay, cánh tay, cẳng tay và cổ tay phải thả lỏng tự nhiên tạo thuận lợi cho phát lực đánh bóng
 
Last edited:

undead4002

Binh Nhì
Sau khi đọc một bài thiệt là dài thì bạn đi đến một clb gần nhà nhất và đăng ký học cơ bản để bắt đầu, ai còn tư vấn tiếp ko nhỉ ?
 

trung2409

Trung Uý
Mình chưa biết gì về bóng bàn, các bạn tư vấn cho mình với, thanks!!!

Tốt nhất là tránh xa môn này ra, khó chơi lắm, đau đầu.....
Một time sẽ mê mẩn, suốt ngày nghĩ về nó, mất ngủ, thi thoảng tập được quả hay lại tự lẩm bẩm cười....
Mất time xem video clip của cao thủ.
Nếu có vợ con rồi, sẽ bị soi mói và dằn vặt, vì mê bóng hơn vợ...
Nói chung là chưa nhảy xuống hố vôi thì thôi, ở trên đi bạn à
 

Longst

Trung Uý
Chơi bóng bàn giúp bạn có một sức khỏe tốt, sự nhanh nhẹn, một tinh thần tập trung và thư thái, cơ hội giao lưu, học hỏi với khoảng ...000. nghìn người, nói tóm lại mua vợt rồi tìm đến một địa chỉ dạy chơi bóng sớm nhất đi.
 

Quạt mo

Đại Tá
Tốt nhất là tránh xa môn này ra, khó chơi lắm, đau đầu.....
Một time sẽ mê mẩn, suốt ngày nghĩ về nó, mất ngủ, thi thoảng tập được quả hay lại tự lẩm bẩm cười....
Mất time xem video clip của cao thủ.
Nếu có vợ con rồi, sẽ bị soi mói và dằn vặt, vì mê bóng hơn vợ...
Nói chung là chưa nhảy xuống hố vôi thì thôi, ở trên đi bạn à
Em tán đồng với ý kiến bác này, nghiện có hơn 3 tháng thôi mà nặng lắm rồi.hic
 

hunghanoi

Super Moderators
Những trước khi đến câu lạc bộ thì bạn phải mua một đôi giầy mềm (Thượng Đình chẳng hạn) cái đã, nhớ có tất nhé !
 

napoleong389

Trung Sỹ
Theo ngu ý của mình trong trướng hợp bạn muốn lên 1 trình độ nào đó bạn nên tự hỏi mình là chơi bóng bàn để làm gì, mục đích là gì, mục tiêu cần đạt được là thế nào rồi hãy mua vợt mua vợt mua bóng. bóng bàn chứ không phải bóng ném đâu bạn, máu và nước mắt...
Còn ngược lại nếu mà chơi vui thì ok rồi kiểu gì chả được
 

Backhander

Binh Nhì
Một cây vợt
Một trái bóng
Một đôi giày
Một bộ đồ thoải mái
=> Lên đường tìm một câu lạc bộ chiến thôi

Toi tiếp theo bạn này

Một cây vợt: cây vợt này dứt khoát phải là cây vợt thuần gỗ, tốc độ chậm hay All thôi, vợt carbon hay vợt tốc độ nhanh OFF trở lên không dành cho người mới chơi, cho dù thầy của bạn có tư vấn các cây vợt này cũng dứt khoát từ chối nhé.

Một trái bóng: không mua bóng rẻ tiền, bóng tạm tạm,....hãy mua bóng xịn VD Nittaku hay Butterfly, bóng rất bền và không đắt tiền, chơi bóng nảy tốt sẽ đánh tốt hơn

Một đôi giày: di chuyển chân trong môn bóng bàn cực kỳ quan trọng vì vậy 01 đôi giày thoải mái, bám, nhẹ, bền là rất quan trọng, đừng có tiếc tiền đi mua đôi giày dỏm hay giày xịn nhưng không phải dùng để chơi bóng bàn,...sau đó cũng vứt thôi, hãy tham khảo những người trong CLB xem họ mang giày gì

Một bộ đồ thoải mái: nếu mới biết chơi hay đơn giản là chơi dở, thì đừng có lòe loẹt quá, đừng uniform quá nếu bạn không muốn trở thành "lạ" trong club

=> Lên đường tìm một câu lạc bộ chiến thôi: trong thời gian bạn hoàn thiện kỹ thuật, tuyệt đối không giao lưu, không đánh với bất kỳ ai ngoài thầy của mình, nếu không bạn sẽ tự làm hỏng tay và chân của mình bởi các cú đưa banh không đúng tầm,không đúng chỗ, không đúng nhịp,... của bạn chơi cùng.

Chưa biết gì về bóng bàn là 01 ưu thế, tay bạn chưa biết đánh thế nào là đúng/ sai, chân bạn chưa biết di chuyển thế nào là đúng sai, vì vậy bạn không phân biệt được đúng hay sai, không may lại học phải cái sai dần dần nó thấm vào máu rồi thành phản xạ tự nhiên thì xem như vứt đi, lúc đó muốn quay lại để sửa cái sai hoặc phế hết công phu học cái đúng lại từ đầu sẽ khó gấp 10 lần mà có khi vẫn không thể đúng được. hãy tìm thầy dạy tốt nhất cho 6 tháng đầu tiên làm quen với bóng bàn đừng có tiếc tiền nhờ bạn bè chỉ/ dạy trừ phi anh ta thực sự chơi hay và biết cách dạy đúng.
bóng bàn là môn khó, rất khó, nên chuẩn bị tâm lý "chơi cả chục năm mà sao vẫn thấy mình đánh không ra gì " là bình thường nhé !
Chỉ là ý kiến và kinh nghiệm chơi bóng bàn của riêng tôi để bạn tham khảo nhé !
Backhander
 

NTBB

Super Moderators
Trước khi đi đến câu lạc bộ hoặc thuê Thầy dạy thì bạn nên tìm hiểu các tài liệu cơ bản về các khái niệm kỹ thuật trong bóng bàn. Có nhiều tài liệu rất chi tiết. Bạn có thể đăng ký với bác NTBB ở topic "Gửi tặng DVD tài liệu tập bóng bàn" (http://bongban.org/forum/showthread.php/192-Gửi-tặng-DVD-tài-liệu-tập-bóng-bàn), bác ấy sẽ gửi tặng bạn tài liệu này. Hoặc bạn có thể tải về từ các đường link ghi ở trang 1 topic đó.
 

undead4002

Binh Nhì
Nếu bạn ở TP.HCM thì qua clb Tân Thới Hòa đăng ký học với tui đi, tui học được hơn 2 tháng rồi đang cần người mới học để tập chung đây, bên đây cũng có mấy anh dạy nhiệt tình lắm, mỗi cái nhậu nhiều quá thôi ...
 

trung2409

Trung Uý
Mọi người cứ xui dại anh ấy đi theo vết xe đổ của mình, theo ý em, tránh xa môn này ra... càng nhanh càng tốt..... để em chơi một mình thôi....
 

NTBB

Super Moderators
Nếu bạn ở TP.HCM thì qua clb Tân Thới Hòa đăng ký học với tui đi, tui học được hơn 2 tháng rồi đang cần người mới học để tập chung đây, bên đây cũng có mấy anh dạy nhiệt tình lắm, mỗi cái nhậu nhiều quá thôi ...

Hình như là "người ta" nói nếu mới tập bóng bàn thì :1 là đừng giao lưu cọ xát lung tung mà hỏng tay hỏng chân; 2 là đường nhậu nhiều quá mà hỏng ...đầu, không tiếp thu bài được (!?), haha !
 

subasa

Đại Uý
Em xin bổ sung thêm một điều mà em đúc rút từ chính kinh nghiệm em ạ,Đó là tuyệt đối không chơi các môn thể thao khác như TENIS và CẦU LÔNG,Ngày trước em chơi Tenis rồi qua bóng bàn,hai tháng đầu quả giật đẹp như quả đoa của Jokovic a.:( vì về động tác thì tenis phải bẻ cổ tay và lăng toàn thân,bóng bàn thì chủ yếu chơi cánh tay ngoài cái này chắc các bác đều biết rồi phải ko ạ.Để sửa động tác Tenis em mất rất nhiều thời gian thậm chí nhiều lúc nản tý nữa bỏ cuộc,may mà em gặp thầy gặp thuốc nên đã fix được tuy nhiên thỉnh thoảng những lúc nguy cấp quá vẫn bị dinh chút đỉnh đấy bác chủ à
 

Thanh Tùng

Trung Sỹ
Toi tiếp theo bạn này

Một cây vợt: cây vợt này dứt khoát phải là cây vợt thuần gỗ, tốc độ chậm hay All thôi, vợt carbon hay vợt tốc độ nhanh OFF trở lên không dành cho người mới chơi, cho dù thầy của bạn có tư vấn các cây vợt này cũng dứt khoát từ chối nhé.

Một trái bóng: không mua bóng rẻ tiền, bóng tạm tạm,....hãy mua bóng xịn VD Nittaku hay Butterfly, bóng rất bền và không đắt tiền, chơi bóng nảy tốt sẽ đánh tốt hơn

Một đôi giày: di chuyển chân trong môn bóng bàn cực kỳ quan trọng vì vậy 01 đôi giày thoải mái, bám, nhẹ, bền là rất quan trọng, đừng có tiếc tiền đi mua đôi giày dỏm hay giày xịn nhưng không phải dùng để chơi bóng bàn,...sau đó cũng vứt thôi, hãy tham khảo những người trong CLB xem họ mang giày gì

Một bộ đồ thoải mái: nếu mới biết chơi hay đơn giản là chơi dở, thì đừng có lòe loẹt quá, đừng uniform quá nếu bạn không muốn trở thành "lạ" trong club

=> Lên đường tìm một câu lạc bộ chiến thôi: trong thời gian bạn hoàn thiện kỹ thuật, tuyệt đối không giao lưu, không đánh với bất kỳ ai ngoài thầy của mình, nếu không bạn sẽ tự làm hỏng tay và chân của mình bởi các cú đưa banh không đúng tầm,không đúng chỗ, không đúng nhịp,... của bạn chơi cùng.

Chưa biết gì về bóng bàn là 01 ưu thế, tay bạn chưa biết đánh thế nào là đúng/ sai, chân bạn chưa biết di chuyển thế nào là đúng sai, vì vậy bạn không phân biệt được đúng hay sai, không may lại học phải cái sai dần dần nó thấm vào máu rồi thành phản xạ tự nhiên thì xem như vứt đi, lúc đó muốn quay lại để sửa cái sai hoặc phế hết công phu học cái đúng lại từ đầu sẽ khó gấp 10 lần mà có khi vẫn không thể đúng được. hãy tìm thầy dạy tốt nhất cho 6 tháng đầu tiên làm quen với bóng bàn đừng có tiếc tiền nhờ bạn bè chỉ/ dạy trừ phi anh ta thực sự chơi hay và biết cách dạy đúng.
bóng bàn là môn khó, rất khó, nên chuẩn bị tâm lý "chơi cả chục năm mà sao vẫn thấy mình đánh không ra gì " là bình thường nhé !
Chỉ là ý kiến và kinh nghiệm chơi bóng bàn của riêng tôi để bạn tham khảo nhé !
Backhander

Bác này đi quá xa nè, anh ấy chưa biết gì vể bóng bàn mà tư vấn mua vợt xịn làm gì. Theo ngu ý của em anh nên mua vợt dán sẵn đi. Rồi Tìm thầy cơ bản có tâm dạy, không cần ngươi nổi tiếng chỉ cần người uy tín và biết ttrue đạt là được , 1 năm sau a sẽ như e lúc này và có thể hơn. Chúc a thành công
 

Bình luận từ Facebook

Top