dạ cháu cũng chỉ muốn trao đổi cho biết thêm thông tin thôi. Kiến thức bao la mà.
Cháu cũng rất mê đánh gai, hồi đó xài láng bị người ta đập cho nát bét, giờ xài gai có thể thắng được một số người hạng cao nữa.
(C đối với cháu là cao rồi
)
ý cháu nói cũng giống bác/ chú nêu trên đây, gai dài không tạo xoáy nhiều mới đúng hơn. Thật ra nếu gai dài mà đi "moi xoáy" thì người ta đẩy trả lại chỉ có chết. Gai ít xoáy quá mà, vả lại, việc tăng lực khi sử dụng sẽ làm các gai bị uốn cong dẫn tới gẫy gai.
Cháu cũng xài gai có ma sát theo chuẩn ITTF, thường là gai 388D-1, nhưng cháu thấy 1 điều không hay lắm, đó là anti thì trơn lùi, giống gai không ma sát, nhưng sao không cấm? :-?
Mà cháu thấy như anh Joo, từ hồi ảnh đổi sang gai có lót, có ma sát là ảnh đi xuống khá nhiều, so với năm 2003 ảnh xài gai không ma sát thì ăn luôn Ma lin, ăn luôn Ma Long, thế mà giờ ảnh không còn chịu nổi, thật tiếc
.
Gai ma sát thì chỉ có thể dùng để cắt xa bàn là nhiều, nếu thêm lót thì tốt nhất ra xa bàn mà cắt. Cháu thấy cao thủ Lâm gai mặc dù sử dụng gai nhưng anh này không block nhiều, chủ yếu xài láng để đánh.
Về việc sử dụng gai có ma sát thì cháu hay tham khảo anh Chen Weixing của Áo, gốc Trung Quốc. Có hẳn 1 video anh này hướng dẫn đỡ giao banh bằng gai dài (
), lâu lâu ảnh block nữa, gai ảnh đang xài là Joola Octopus 0,6 mm sponge.
Còn cô Zhou Xintong thì cháu nghĩ lên tới top 30 thế giới như hiện giờ là hết rồi, người ta bắt đầu quen với gai của cô ấy là xong. Giải Japan Open cô ấy chỉ có vô được chung kết đôi nữ thôi, chứ đơn nữ cô ấy bị loại từ vòng đầu rồi.
Nói tóm lại xài gai thì như là cố kết hợp 2 bên mặt vợt âm- dương, công- thủ. Công thì phải mạnh, thủ thì tối đa. Tất nhiên cũng có phản công nhưng đó là lúc thời cơ tốt thì mình mới làm được, còn nghĩ tới chuyện "đánh gai như đánh mút", đôi công bằng gai dài là điều không cần thiết.
Và nhất là xài gai thì xài... ít ít thôi, đừng để người ta quen để người ta đánh mình... gẫy gai
)
Vài dòng suy nghĩ của cháu, mong các bác, các chú góp ý thêm cho vui ạ.