Cần giúp về quả giật GẬP cánh tay

damme_bongban214

Thượng Tá
MÌnh là chuyên đánh mặt tầu đây .Kinh III. FH : H3NT, BH: H3 neo tuyển tỉnh.Nếu ông bạn nói vậy chưa hiểu nhiều về mặt Tầu và mặt Âu & Nhật. Mặt Tầu rất ma sát nhưng lại thiếu lực phải tự phát lực khi giật mới mạnh được ,phải miết nhiều lực cổ tay để tạo xoáy.Mặt Âu và Nhật bản thân trong mặt đã có trợ lực nên khi đánh đa số là dựa lực của mặt vợt là chính.Nên khi phòng thủ bong hay bị phồng lên phòng thủ kém.khi giật bóng ,bóng đi không khó như mặt tầu
 

songphaisock

Trung Tá
Chơi mặt Âu Nhật thì phải đánh cốt mềm với mút cứng như Cornilleau Target Ultim, Ten05, Vega Pro, Rakza7-9 hay Rasant có độ kiểm soát cao mới sát thủ được. Chứ đánh cốt carbon cứng ngắt rồi dán miếng mút Âu Nhật mềm xèo thì chỉ để đôi công ôm bàn, nhảy ra giật thì bóng đi một đường quá là sư phạm.
 

long thủ

Đại Tá
MÌnh là chuyên đánh mặt tầu đây .Kinh III. FH : H3NT, BH: H3 neo tuyển tỉnh.Nếu ông bạn nói vậy chưa hiểu nhiều về mặt Tầu và mặt Âu & Nhật. Mặt Tầu rất ma sát nhưng lại thiếu lực phải tự phát lực khi giật mới mạnh được ,phải miết nhiều lực cổ tay để tạo xoáy.Mặt Âu và Nhật bản thân trong mặt đã có trợ lực nên khi đánh đa số là dựa lực của mặt vợt là chính.Nên khi phòng thủ bong hay bị phồng lên phòng thủ kém.khi giật bóng ,bóng đi không khó như mặt tầu

Bác nói dùng cổ tay là biết bác hiểu kỹ thuật tàu rồi hehe
 

long thủ

Đại Tá
Sao bây h vẫn còn nhiều người nói là giật mặt tàu tốn lực hơn nhỉ......

Chắc chắn tốn lực hơn vì muốn giật được quả bóng chuẩn (đầy đủ lực và xoáy) thì phải vào bóng rất chuẩn, tức là phải vận lực chân, người và tay phải chuẩn, còn mặt Nhật Đức có trợ lực nên nhiều khi không cần vận lực cả người quá nhiều mà vẫn có thể đánh vào bàn được.

Còn lối đánh chỉ dùng xoáy moi vào bàn thì tất nhiên mặt Tàu sẽ nhàn hơn.
 

damme_bongban214

Thượng Tá
AE mình cùng sở thích đấy có gì tham khảo học hỏi bác thêm.Ko mặt vợt nào khi giật bạt đối phương chăn bóng lại bị rúc lưới.Chỉ có o mặt Tầu thôi.Phải ko bác
 

long thủ

Đại Tá
AE mình cùng sở thích đấy có gì tham khảo học hỏi bác thêm.Ko mặt vợt nào khi giật bạt đối phương chăn bóng lại bị rúc lưới.Chỉ có o mặt Tầu thôi.Phải ko bác

Đã quăng hết lực thì gần như không ai chặn được, cứ chạm vào là rúc mà không hiểu sao hehe
 

nvdu574

Thượng Tá
Cảm ơn nhiều nhé, tuy nhiên nhìn mà ngộ ra thì phải có "Ngộ tính" cực cao chứ không chỉ học được vẻ bề ngoài. Như là tập võ mà không có khẩu quyết thì thường là chỉ luyện được ít ngoại công thôi :D
Như trên mình đã nói, mình được hướng dẫn, có thị phạm, ... rõ ràng, gần gũi hơn xem clip nhiều tuy nhiên phần hướng dẫn vẫn cảm thấy sơ xài nên hỏi thêm.

Đôi khi nhìn clip lại khác xa ở thực tế, điều đó là do trình độ người nhìn có hạn. Nên cần có lý thuyết để từ từ chiêm nghiệm.
Ví dụ: Có lần mình xem đi xem lại mấy clip giật dứt điểm vợt Tàu, cứ đinh ninh là ngửa vợt tầm 7, 80 độ. Tuy nhiên có người trình A, B lại bảo mình là úp vợt 45 độ, thậm chí còn thấp hơn. Xem một bạn giật trái trong clb cực hay, mình nhìn rõ mười mươi, ngày qua ngày là đồng chí đó phất tay sang trái rất nhiều. Thế nhưng khi hỏi HLV của bạn đó thì lại nói "Không, đẩy tới rất nhiều em ơi!". Thú thật, lúc đó mình đếch tin, vì không phải xem 1 lần mà làm xem suốt mười mấy buổi ...

Nhưng đến lúc tập thực tế thì sao ???
Kết quả thực tế: Đúng là phải úp hẳn vợt giật dứt điểm thật, và tay giật trái kiểu đó (có nhiều phong cách giật trái) phải phải đẩy tới rất nhiều, cái chút phất tay sang ngang đoạn cuối + việc chuyển trọng tâm từ chân trái qua chân phải trước khi lăng tay đánh lừa mình rất nhiều, ....
thế nên mình mong muốn bác @NTBB cùng với ban quảntrị Diễn Đàn phối hợp với các giáo viên đầu ngành chung tay góp sức làm các video clip đào tạo bóng bàn bằng tiếng Việt. Như vậy toàn thể ae yêu thích môn này có kỹ thuật căn bản (vì tiếng Việt tất cả mọi người sẽ hiểu ngọn ngành hơn)
Mình nghĩ nếu thiếu kinh phí thì:
1 là kêu gọi đóng góp của các thành viên diễn đàn và nhà tài trợ
2 là tìm chủ đầu tư sau này phát hành có tính phí tải video
 

son_canloc

Đại Tá
Bác sai 1 điều là giật bằng vai bây giờ là điều mấu chốt trong cú giật của TQ. Không phải kiểu nhấc nhấc vai như người mới chơi mà là xoay vai ôm bóng để tạo ma sát lớn hơn.
Xin cảm ơn ACE , bài này là mình hỏi để tập cho con Gái 14 t , trước đây cháu giật ma sát mỏng > lăng lườn mạnh sang trái và gập cổ tay tạo xoáy ngang nhiều ( rất xoáy ) nhưng tốc độ không mạnh , sau khi xem bài của Table_Tennis mình bỏ hẳn lườn chỉ tập nâng vai và gập cánh tay trong ( cùi chỏ ) > tiếp bóng dày hơn mạnh hơn , dể trở về tư thế ban đầu và đỡ mệt hơn nhưng đường bóng sang không xoáy cuộn như kiểu lắc cổ tay , chiều hôm qua cho cháu thử đánh lắc cổ tay như ban đầu hihi may mắn chưa bị quên mà có vẻ uy lực hơn . Thanks ACE đã chia sẻ
Động tác lắc cổ tay nhìn rất phê , mình sẻ quay Clips nhờ ACE góp ý giúp
 
Last edited:

Mhquang

Trung Uý
@son_canloc: Mình trình còi nhưng cũng khuyên bác là không nên nghe bừa bãi trên diễn đàn. Nghe phải có chọn lọc cái đúng cái sai, nếu không biết là đúng thì cần phải cẩn thận. Bác xem các tuyển thủ nữ của thế giới khi giật có dùng lườn không mà bác lại đi cho con gái tập không dùng lườn. Giật dùng lườn hay không dùng lườn đều có ưu và khuyết điểm của nó, và nó chỉ được sử dụng trong 1 phạm vi nhất định chứ không phải lúc nào cũng dùng được. Bác đừng hại con gái bác bởi thiếu cân nhắc khi nghe lời người khác. MaLin được cho là đại điện tiêu biểu cho dùng vai mà lườn vẫn phải quay ầm ầm ấy chứ....
 

Son_ct

Đại Uý
@son_canloc: Mình trình còi nhưng cũng khuyên bác là không nên nghe bừa bãi trên diễn đàn. Nghe phải có chọn lọc cái đúng cái sai, nếu không biết là đúng thì cần phải cẩn thận. Bác xem các tuyển thủ nữ của thế giới khi giật có dùng lườn không mà bác lại đi cho con gái tập không dùng lườn. Giật dùng lườn hay không dùng lườn đều có ưu và khuyết điểm của nó, và nó chỉ được sử dụng trong 1 phạm vi nhất định chứ không phải lúc nào cũng dùng được. Bác đừng hại con gái bác bởi thiếu cân nhắc khi nghe lời người khác. MaLin được cho là đại điện tiêu biểu cho dùng vai mà lườn vẫn phải quay ầm ầm ấy chứ....
@Mhquang , @long thủ , @son_canloc : Em nghĩ các bác cần nêu rõ khái niệm "dùng lườn" là như thế nào thì mới có cơ sở mà tranh luận ? "Dùng lườn" theo kiểu nhấc lườn lên như clip của Timo Boll, hoặc "dùng lườn" theo kiểu xoay ngang lườn để xoay vai.
Với em thì khi em giật với bóng đến xoáy lên, lườn (eo, hông) xoay ngang rất mạnh, cộng thêm việc chuyển trọng tâm từ chân phải sang chân trái (thuận tay phải). Lúc đó thì vai và cánh tay trong cũng xoay theo, kết hợp với gập cánh tay ngoài. Vậy là lực giật cũng tàm tạm :D
Đối với cổ tay thì em chỉ dám đứng ngoài nghe các bác tranh luận
 

long thủ

Đại Tá
@son_canloc: Mình trình còi nhưng cũng khuyên bác là không nên nghe bừa bãi trên diễn đàn. Nghe phải có chọn lọc cái đúng cái sai, nếu không biết là đúng thì cần phải cẩn thận. Bác xem các tuyển thủ nữ của thế giới khi giật có dùng lườn không mà bác lại đi cho con gái tập không dùng lườn. Giật dùng lườn hay không dùng lườn đều có ưu và khuyết điểm của nó, và nó chỉ được sử dụng trong 1 phạm vi nhất định chứ không phải lúc nào cũng dùng được. Bác đừng hại con gái bác bởi thiếu cân nhắc khi nghe lời người khác. MaLin được cho là đại điện tiêu biểu cho dùng vai mà lườn vẫn phải quay ầm ầm ấy chứ....

Em không đồng ý lắm, vì em theo lối Ma Lin 5 năm nay, thì khẳng định Ma Lin chủ yếu dùng cổ tay và vai, lườn gần như không có. Cả Wang Hao cũng theo lối này vì cả 2 đều được trực tiếp huấn luyện bởi HLV Wu Jing Ping mà nguyên lý giật của ông này là dùng cánh tay trong và vai nhiều.

Kể cả các tuyển thủ nữ, động tác của họ cũng là xoay thân trên nhiều, đồng nghĩa với việc xoay cả vai cả lườn, nhưng vận lực xuất phát từ xoay vai chứ không phải xoay lườn.

Khi xoay vai tất sẽ xoay được cả lườn còn nếu xoay lườn thì chưa chắc xoay được vai.
 

Mhquang

Trung Uý
Điểm chính của mình là muốn khuyên bác @son_canloc nên cẩn thận khi nghe người khác. Còn việc đúng sai trong việc dùng lườn thì không tranh luận ở đây(các bác sáng topic của Table_tennis nếu muốn). Nếu bác @son_canloc không biết được đúng sai thì có câu khuyên bừa là như thế này: Đối với môn thể thao vận động, nếu kết hợp được nhiều bộ phận trên cơ thể càng nhiều thì càng tốt cho sức khỏe. Long thủ thì nói là "Khi xoay vai tất sẽ xoay được cả lườn còn nếu xoay lườn thì chưa chắc xoay được vai.", sao không nghĩ ngược lại là: xoay lườn trước thì sẽ tạo momen xoắn làm cho vai dễ dàng xoay hơn.
 

son_canloc

Đại Tá
Điểm chính của mình là muốn khuyên bác @son_canloc nên cẩn thận khi nghe người khác. Còn việc đúng sai trong việc dùng lườn thì không tranh luận ở đây(các bác sáng topic của Table_tennis nếu muốn). Nếu bác @son_canloc không biết được đúng sai thì có câu khuyên bừa là như thế này: Đối với môn thể thao vận động, nếu kết hợp được nhiều bộ phận trên cơ thể càng nhiều thì càng tốt cho sức khỏe. Long thủ thì nói là "Khi xoay vai tất sẽ xoay được cả lườn còn nếu xoay lườn thì chưa chắc xoay được vai.", sao không nghĩ ngược lại là: xoay lườn trước thì sẽ tạo momen xoắn làm cho vai dễ dàng xoay hơn.
Thanks . Theo mình tập càng nhiều càng tốt sau đó chắt lọc loại bỏ và lắp ghép những cái cho là phù hợp lại với nhau sẻ rất hay .
Ví dụ . Áp dụng ít lườn khi đôi công ôm vai ép xoáy , gập cánh tay ... đối với bóng nhanh
Dùng lườn , nâng vai khi giật bóng cắt nặng , lắc cổ tay ... đối với bóng chậm , ngắn
Rất cảm ơn bạn , cũng khó vì thấy động tác nào cũng có tác dụng khi tập mới đau chứ
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Xin được sao chép y nguyên lời này của VĐV nữ nổi tiếng một thời Ngô Thu Thủy:
"Người Trung quốc đã ví von cấp bậc của người chơi bóng bàn như thế này:
Đánh bóng bằng vai: tiểu học (cấp 1)
Đánh bóng bằng cánh tay trong: trung học cơ sở (cấp 2)
Đánh bóng bằng cánh tay ngoài: trung học phổ thông (cấp 3)
Đánh bóng bằng cổ tay: đại học
Đánh bóng bằng ngón tay: giáo sư"
anh @o3ma kiếm cái này ở đâu thế, cho em link em tìm nguyên bản bằng tiếng Trung cái

mới vỡ được bọng đái, đang chạy bằng GIÁO SƯ
 

nb.toan

Thượng Tá
Mình tập thể dục buổi sáng mỗi ngày, thấy, động tác tập cho lườn xoay ngang hoặc lên xuống thì vai khá thụ động, trong khi quán tính của cánh tay làm cho xương sườn của mình kêu răng rắc.

Với động tác tập cho tay (nói chung) thì lườn và vai thụ động.

Vậy, cái lý xoay vai là thế nào khi vai chỉ là khớp nối giữa cánh tay và thân?

Mong được chỉ giáo!
 

Bình luận từ Facebook

Top