Cần giúp về quả giật GẬP cánh tay

son_canloc

Đại Tá
Mình nghe nói và đã thử cách giật GẬP cánh tay để tăng độ xoáy và lực nhưng chưa thật rõ lắm xin ACE chia sẻ thời điểm tiếp xúc bóng và gập cánh tay như thế nào cho phù hợp , đi dụ như > đưa từ dưới lên và gập tay hay là đến thời điểm tiếp xúc thì kết hợp gập tay gia tốc tăng lực như kiểu quất Roi ... ?
 

long thủ

Đại Tá
Mình nghe nói và đã thử cách giật GẬP cánh tay để tăng độ xoáy và lực nhưng chưa thật rõ lắm xin ACE chia sẻ thời điểm tiếp xúc bóng và gập cánh tay như thế nào cho phù hợp , đi dụ như > đưa từ dưới lên và gập tay hay là đến thời điểm tiếp xúc thì kết hợp gập tay gia tốc tăng lực như kiểu quất Roi ... ?

Em giật theo lối quất roi thì thấy đường bóng đi dài và vòng cung tốt hơn nhiều là gập tay đơn thuần.

Nhưng nguyên lý chung của cả 2 lối đều là kéo cánh tay từ dưới lên, đến thời điểm tiếp xúc bóng thì gập tay hoặc đưa cả cánh tay thì tùy cơ địa của bác. Nhưng kể cả khi gập tay thì vẫn phải có lực của vai đẩy lên, để đảm bảo bóng đi đủ quãng đường.
 

damme_bongban214

Thượng Tá
Bạn nên biết nếu ai giật bóng bằng vai.chỉ giật được bong lỏng và cao.trình độ này đánh bóng không hay chỉ là biết đánh bóng bàn cho vui thôi.Nếu giật bóng gập cẳng tay đây là trình đánh phong trào. Giật bóng xoáy xuông tương đối tốt.Nếu giật bóng bằng kỹ thuật cổ tay đây la những người đánh trình cao rồi.Kỹ thuật rất tốt.Còn kỹ thuật giật nào cũng đưa vợt từ dưới lên trên sang bên trái.Còn chơi mặt tầu giật xoáy xuông sẽ tốt hơn.chơi mặt Đức và mặt Nhật giật bóng lỏng sẽ tốt hơn tốc độ bóng se cao
 

o3ma

Đại Tá
Xin được sao chép y nguyên lời này của VĐV nữ nổi tiếng một thời Ngô Thu Thủy:
"Người Trung quốc đã ví von cấp bậc của người chơi bóng bàn như thế này:
Đánh bóng bằng vai: tiểu học (cấp 1)
Đánh bóng bằng cánh tay trong: trung học cơ sở (cấp 2)
Đánh bóng bằng cánh tay ngoài: trung học phổ thông (cấp 3)
Đánh bóng bằng cổ tay: đại học
Đánh bóng bằng ngón tay: giáo sư"
 
Last edited:

linh729

Thượng Tá
Mình nghe nói và đã thử cách giật GẬP cánh tay để tăng độ xoáy và lực nhưng chưa thật rõ lắm xin ACE chia sẻ thời điểm tiếp xúc bóng và gập cánh tay như thế nào cho phù hợp , đi dụ như > đưa từ dưới lên và gập tay hay là đến thời điểm tiếp xúc thì kết hợp gập tay gia tốc tăng lực như kiểu quất Roi ... ?

Bác dựng ngược cái xe đạp xuống. Cầm 1 cái gậy quất vào cho bánh xe quay. Vụt làm sao cho cái bánh quay càng tít càng tốt. Bác thử mọi cách cho em, lúc thì cầm gậy thật chặt, lúc thì cẩm lỏng, lúc thì lỏng giai đoạn chuẩn bị và chặt giai đoạn chuẩn bị quật tới bánh xe, lúc thì vụt mỏng sượt qua, lúc thì vụt dầy, lúc thì dùng nhiều vai, lúc thì dùng nhiều gập cẳng tay, lúc thì tập trung dùng lườn, lúc thì tập trung vặn hông, lúc thì phối hợp cả đầu gối, hông, vai, cẳng tay ...v...v

Bác sẽ tự tìm thấy một phần câu trả lời thông qua thử nghiệm đó.
 

Trainee

Đại Tá
Bạn nên biết nếu ai giật bóng bằng vai.chỉ giật được bong lỏng và cao.trình độ này đánh bóng không hay chỉ là biết đánh bóng bàn cho vui thôi.Nếu giật bóng gập cẳng tay đây là trình đánh phong trào. Giật bóng xoáy xuông tương đối tốt.Nếu giật bóng bằng kỹ thuật cổ tay đây la những người đánh trình cao rồi.Kỹ thuật rất tốt.Còn kỹ thuật giật nào cũng đưa vợt từ dưới lên trên sang bên trái.Còn chơi mặt tầu giật xoáy xuông sẽ tốt hơn.chơi mặt Đức và mặt Nhật giật bóng lỏng sẽ tốt hơn tốc độ bóng se cao
Anh có thể nói kỹ hơn về kt đánh bằng cổ tay được không? Giờ có người chỉ em đánh bằng cổ tay, nhưng cũng chỉ là nhắc nhở và thị phạm, mô tả động tác thì sơ xài thôi.
Thanks bác trước.
 

Mhquang

Trung Uý
@damme_bongban214: Bác có nhầm không khi nói giật bóng bằng cổ tay thế. Mặc dù giật bằng cổ tay có thêm nhiều lực nhưng mục đích dùng cổ tay trong cú giật không phải là tạo ra lực mà là điều chỉnh để tăng thêm áp lực của vợt vào bóng. Nói cách khác là hạn chế dùng cổ tay, cổ tay có nhiệm vụ chính là tinh chỉnh những sai số do phán đoán khi vào bóng thôi. Việc dùng nhiều cổ tay chắc chắn sẽ gây ra nhiều sai số.
Tôi thấy đa số quan niệm là không dùng(hạn chế) cổ tay khi giật, và đây đang là quan điểm hiện đại. Không biết sau này thế nào.
 
Last edited:

lion

Đại Tá
Anh có thể nói kỹ hơn về kt đánh bằng cổ tay được không? Giờ có người chỉ em đánh bằng cổ tay, nhưng cũng chỉ là nhắc nhở và thị phạm, mô tả động tác thì sơ xài thôi.
Thanks bác trước.

Em nghĩ bác có thể tham khảo video clip dạy giật bóng của Timo Boll,
quan niệm của nó là không lấy đà quá dài, gập cánh tay khi đánh và
khi tiếp xúc bóng thì gập cổ tay đột ngột để tăng ma sát (tạo độ xoáy
nhớn). Tuy nhiên, hồi đầu em nhìn nó nhiều quá, lại tự học nên động
tác rất buồn cười và không hiệu quả, ra ngoài bị giang hồ cười chê mãi.
 

acemjss

Trung Tá
Anh có thể nói kỹ hơn về kt đánh bằng cổ tay được không? Giờ có người chỉ em đánh bằng cổ tay, nhưng cũng chỉ là nhắc nhở và thị phạm, mô tả động tác thì sơ xài thôi.
Thanks bác trước.
Tìm video giật thuận tay của Timo Boll. Bác cứ theo nó mà quật
 

damme_bongban214

Thượng Tá
Bạn thử nhìn lại đi kỹ thuật của Timo Boll giật chủ yếu là cổ tay phất.Khi giật phất được cổ tay khi giật . khi động tác giật kết thúc xong vợt mà không kết thúc ở đuôi mắt trái.Trong động tác của Timo Boll vẫn dùng lực của gót chân ,hông, lườn, vai,cẳng tay,cuối cùng là cổ tay.Chuyển trọng tâm nữa
 

minhpro

Thượng Sỹ
Xin được sao chép y nguyên lời này của VĐV nữ nổi tiếng một thời Ngô Thu Thủy:
"Người Trung quốc đã ví von cấp bậc của người chơi bóng bàn như thế này:
Đánh bóng bằng vai: tiểu học (cấp 1)
Đánh bóng bằng cánh tay trong: trung học cơ sở (cấp 2)
Đánh bóng bằng cánh tay ngoài: trung học phổ thông (cấp 3)
Đánh bóng bằng cổ tay: đại học
Đánh bóng bằng ngón tay: giáo sư"
Câu này nguyên tác của Zhuang Zhe Dong các bác nhé . Nguyên tắc cả ông tổng quát như sau : Đánh và miết. Dưới đây là trích dẫn 1 số video hướng dẫn của ông. Nếu các bạn thích mình sẽ up lên dần dần:
 

o3ma

Đại Tá
Câu này nguyên tác của Zhuang Zhe Dong các bác nhé . Nguyên tắc cả ông tổng quát như sau : Đánh và miết. Dưới đây là trích dẫn 1 số video hướng dẫn của ông. Nếu các bạn thích mình sẽ up lên dần dần:
Tiếc cái là ông này dạy vợt dọc, hơn nữa chẳng hiểu nói gì.
 

Trainee

Đại Tá
Em nghĩ bác có thể tham khảo video clip dạy giật bóng của Timo Boll,
quan niệm của nó là không lấy đà quá dài, gập cánh tay khi đánh và
khi tiếp xúc bóng thì gập cổ tay đột ngột để tăng ma sát (tạo độ xoáy
nhớn). Tuy nhiên, hồi đầu em nhìn nó nhiều quá, lại tự học nên động
tác rất buồn cười và không hiệu quả, ra ngoài bị giang hồ cười chê mãi.

Cảm ơn nhiều nhé, tuy nhiên nhìn mà ngộ ra thì phải có "Ngộ tính" cực cao chứ không chỉ học được vẻ bề ngoài. Như là tập võ mà không có khẩu quyết thì thường là chỉ luyện được ít ngoại công thôi :D
Như trên mình đã nói, mình được hướng dẫn, có thị phạm, ... rõ ràng, gần gũi hơn xem clip nhiều tuy nhiên phần hướng dẫn vẫn cảm thấy sơ xài nên hỏi thêm.

Đôi khi nhìn clip lại khác xa ở thực tế, điều đó là do trình độ người nhìn có hạn. Nên cần có lý thuyết để từ từ chiêm nghiệm.
Ví dụ: Có lần mình xem đi xem lại mấy clip giật dứt điểm vợt Tàu, cứ đinh ninh là ngửa vợt tầm 7, 80 độ. Tuy nhiên có người trình A, B lại bảo mình là úp vợt 45 độ, thậm chí còn thấp hơn. Xem một bạn giật trái trong clb cực hay, mình nhìn rõ mười mươi, ngày qua ngày là đồng chí đó phất tay sang trái rất nhiều. Thế nhưng khi hỏi HLV của bạn đó thì lại nói "Không, đẩy tới rất nhiều em ơi!". Thú thật, lúc đó mình đếch tin, vì không phải xem 1 lần mà làm xem suốt mười mấy buổi ...

Nhưng đến lúc tập thực tế thì sao ???
Kết quả thực tế: Đúng là phải úp hẳn vợt giật dứt điểm thật, và tay giật trái kiểu đó (có nhiều phong cách giật trái) phải phải đẩy tới rất nhiều, cái chút phất tay sang ngang đoạn cuối + việc chuyển trọng tâm từ chân trái qua chân phải trước khi lăng tay đánh lừa mình rất nhiều, ....
 

long thủ

Đại Tá
Nhưng đến lúc tập thực tế thì sao ???
Kết quả thực tế: Đúng là phải úp hẳn vợt giật dứt điểm thật, và tay giật trái kiểu đó (có nhiều phong cách giật trái) phải phải đẩy tới rất nhiều, cái chút phất tay sang ngang đoạn cuối + việc chuyển trọng tâm từ chân trái qua chân phải trước khi lăng tay đánh lừa mình rất nhiều, ....

"Kiểu đó" có giống thế này không bác :eek:
 

long thủ

Đại Tá
Bạn nên biết nếu ai giật bóng bằng vai.chỉ giật được bong lỏng và cao.trình độ này đánh bóng không hay chỉ là biết đánh bóng bàn cho vui thôi.Nếu giật bóng gập cẳng tay đây là trình đánh phong trào. Giật bóng xoáy xuông tương đối tốt.Nếu giật bóng bằng kỹ thuật cổ tay đây la những người đánh trình cao rồi.Kỹ thuật rất tốt.Còn kỹ thuật giật nào cũng đưa vợt từ dưới lên trên sang bên trái.Còn chơi mặt tầu giật xoáy xuông sẽ tốt hơn.chơi mặt Đức và mặt Nhật giật bóng lỏng sẽ tốt hơn tốc độ bóng se cao

Bác sai 1 điều là giật bằng vai bây giờ là điều mấu chốt trong cú giật của TQ. Không phải kiểu nhấc nhấc vai như người mới chơi mà là xoay vai ôm bóng để tạo ma sát lớn hơn.
 

Trainee

Đại Tá
"Kiểu đó" có giống thế này không bác :eek:
Chú đánh khéo quá !
Anh thì thấy quả đánh của chú đánh ra má bóng, lên đánh tới và sang ngang nhiều. Chả biết có phải không :D

Ông anh kia có quan điểm dạy "Tập Quả giật bóng cơ bản thì hạn chế tạo xoáy ngang" và với trình còi của anh thì đánh chủ yếu luyện một càng thôi, nên trái đánh đơn giản, lên xoáy tạo điều kiện chặn đẩy, bắn/đấm bóng trái tay và dứt điểm thuận tay. Vì thế ông dạy đánh trực diện nhiều.
Quả trái đánh na ná như quả phải về tiếp bóng, di chuyển chân nhiều để đón bóng, ... Quả bóng nặng thì giật vợt đi tới và lên, quả xoáy lên thì đờ-mi đè đầu miết tới.
Đại khái là giống ông này:
 

long thủ

Đại Tá
Chú đánh khéo quá !
Anh thì thấy quả đánh của chú đánh ra má bóng, lên đánh tới và sang ngang nhiều. Chả biết có phải không :D

Ông anh kia có quan điểm dạy "Tập Quả giật bóng cơ bản thì hạn chế tạo xoáy ngang" và với trình còi của anh thì đánh chủ yếu luyện một càng thôi, nên trái đánh đơn giản, lên xoáy tạo điều kiện chặn đẩy, bắn/đấm bóng trái tay và dứt điểm thuận tay. Vì thế ông dạy đánh trực diện nhiều.
Quả trái đánh na ná như quả phải về tiếp bóng, di chuyển chân nhiều để đón bóng, ... Quả bóng nặng thì giật vợt đi tới và lên, quả xoáy lên thì đờ-mi đè đầu miết tới.
Đại khái là giống ông này:

Vì tính chất vợt dọc nên giật sẽ vào hông bóng nhiều, nhưng thực tế với bóng xoáy xuống kéo từ hông bóng lên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều là kéo đầu bóng anh ạ o_O
 

damme_bongban214

Thượng Tá
Nói như ông bạn thế cũng ko phải .Nếu nói đến kỹ giật .Thứ nhất là kỹ thuật di chuyển chân phản xạ khóe léo linh hoạt,khi có chân và tư thế giật tốt phải dùng lực từ gót chân,đẩy và xoay hông ,lấy lực ở lườn, vai, cẳng tay ,cổ tay.tất cả các kỹ thuật trên nếu thiếu giật bóng sẽ thiếu chuẩn sác.VĐV Trung Quốc ko phai r chỉ là xoay vai la chính đâu ,mà kỹ thuật VĐV của người ta quá tốt rồi.Kỹ thuật giật VĐV nào trên thế giới cũng biết.Duy chỉ có Trung Quốc làm được việc ma các VĐV các nước khác không làm được .Đó là giật đối
 

long thủ

Đại Tá
Nói như ông bạn thế cũng ko phải .Nếu nói đến kỹ giật .Thứ nhất là kỹ thuật di chuyển chân phản xạ khóe léo linh hoạt,khi có chân và tư thế giật tốt phải dùng lực từ gót chân,đẩy và xoay hông ,lấy lực ở lườn, vai, cẳng tay ,cổ tay.tất cả các kỹ thuật trên nếu thiếu giật bóng sẽ thiếu chuẩn sác.VĐV Trung Quốc ko phai r chỉ là xoay vai la chính đâu ,mà kỹ thuật VĐV của người ta quá tốt rồi.Kỹ thuật giật VĐV nào trên thế giới cũng biết.Duy chỉ có Trung Quốc làm được việc ma các VĐV các nước khác không làm được .Đó là giật đối

Bác nên thử đánh mặt Tàu sẽ thấy được cách phát lực của nó khác với châu Âu thế nào. Kỹ thuật Tàu và Âu giống nhau từ gót chân trở lên vai, còn từ vai, cánh tay, cổ tay của Tàu bắt đầu khác đi do tính chất của mặt Tàu bắt buộc phải có động tác kéo ma sát bóng dài hơn.
 

Bình luận từ Facebook

Top