boll_boll
Moderator
Review Leoviz Ruby
Đợt trước sau khi test cây Amber, mấy hôm nay em lấy Ruby ra test xem thế nào vì cấu trúc và công nghệ không khác nhau mấy. Đều là carbon thuần và gỗ cypress mặt ngoài, tuy nhiên đánh thì không thể giống hoàn toàn. Giống, khác thế nào ở phẩn sau em sẽ nói rõ.
Đầu tiên, chúng ta “soi” em Ruby từ lúc còn trong hộp. Hộp đựng Ruby và Amber có chung một thiết kế nên đều rất đẹp và sang trọng. Cụ thể mọi người có thể xem ảnh.
Tiếp theo, lấy vợt ra khỏi hộp ngắm nghía thấy thiết kế vợt đều khá giống Amber, màu cán được thay đổi sang màu nâu để dùng một thời gian nhìn sẽ không quá bẩn. Cầm trên tay thấy vợt rất cân bằng và cán cầm rất thoải mái và ôm tay.
Quan sát thấy vợt có 7 lớp, trong đó có 2 lớp carbon và 5 lớp gỗ. Cấu trúc khác với một số vợt carbon 5 lớp quen thuộc mà chúng ta đã từng sử dụng hoặc biết đến như Sardius, Schlager Carbon, Gergely Carbon,… cho nên cảm giác của Ruby cũng khác so với những cây đó.
Chất gỗ của Ruby rất tốt, vân gỗ rất mịn và khít chứng tỏ là loại gỗ già, so với chất gỗ của những cốt Butterfly carbon đang bán hiện nay thì rất khó tìm được cây nào có vân gỗ khít như vậy. Như chúng ta biết, gỗ già sẽ cứng hơn và khi đánh bóng sẽ nhanh hơn. Gỗ non xốp hơn, đánh một thời gian sẽ thấy vợt chậm lại vì bị hút ẩm, đánh cứ bẹp bẹp rất khó chịu.
Thiết kế bên ngoài của Ruby hao hao cây Nittaku Noveliar , tuy nhiên theo em được biết thì đây chỉ là ý tưởng lớn gặp nhau mà thôi. Tổng thể vợt khá cân đối và đẹp.
Dán mút vào đánh thử xem thế nào:
Cốt: Leoviz Ruby
FH: Palio Macro Era
BH: Coppa Jo Gold
Cầm nguyên combo vào thấy rất cân bằng. Mặc dù 2 mặt mút khá nặng nhưng cảm giác lại thấy không nặng, nguyên nhân là cán vợt của Ruby thiết kế to tròn nên cảm giác nặng bị mất đi. Cán tròn và to nên cầm rất ôm tay, rất tự tin để sử dụng.
Sau đây là cảm nhận của em sau khi test khoảng 30’.
Đánh đều đôi công trái, phải: bóng đi rất nhanh và có lực. Nhiều cây vợt carbon khác như Schalger, Sardius bóng đi nhanh thật nhưng lực rất ít.
Giật phải: Giật rất dễ vào bàn và lực rất mạnh vì vợt cân bằng, dễ phát lực. Lõi của cây Ruby mỏng hơn so với Sardius và Schlager nhưng bù lại Ruby có lớp carbon nảy đều hơn và lớp gỗ bề mặt cứng hơn nên tổng thể bóng của Ruby bắn ra nhanh hơn lại xoáy hơn. Do Ruby là cốt vợt carbon khá cứng nên kết hợp mặt vợt mềm đến trung bình là thích hợp nhất.
Giật trái: bóng cũng dễ vào bàn và ít bị tuột bóng như những cốt carbon khác. Bóng sang bàn vọt tới rất khó chịu.
Bạt bóng: sát thủ của cú bạt, cứ gọi là cháy bàn.
Giao bóng: vợt cân bằng nên dễ thực hiện cú giao bóng, tuy nhiên độ xoáy hơi giảm và vợt thuộc loại nhanh nên tất nhiên giao bóng không thể xoáy bằng vợt chậm thuần gỗ được.
Gò trái, phải: gò không bị nhổng lên cao, một phần do mút vợt. Vợt bám bóng nên việc gò nặng bằng cốt carbon thì không phải là chuyện khó khăn nữa.
Chặn đẩy: vợt nhanh nên chặn đẩy rất hay và đỡ mất sức. Vợt không bị nặng đầu nên chặn đẩy càng dễ dàng.
Phòng thủ: gần bàn có phần hơi dở vì vợt khá nhanh, đối thủ giật xoáy quá đôi lúc đỡ bóng bay ra ngoài. Tuy nhiên lùi xa bàn phòng thủ thì lại khá dễ dàng vì bóng đối thủ chạm vào vợt thì tự động bật ngay lại, chỉ cần nâng nhẹ là bóng bay vèo vèo về bàn đối thủ. Những cây vợt carbon cứng phòng thủ xa bàn hay ở chỗ đó, đỡ mất sức khi phải nâng bóng vào bàn từ khoảng cách xa.
Tạm thời em có cảm nhận như thế khi dùng cây Ruby, nếu so sánh khách quan với một số vợt carbon khác em thấy rất đáng đồng tiền nếu chọn Ruby, giá thành và chất lượng như thế thì khó vợt nào cạnh tranh được nếu chúng ta quan tâm đến chất lượng hơn thương hiệu. Cảm ơn cty Hỏa Châu tài trợ sản phẩm để em có thể hoàn thành bài review này, hy vọng công ty có nhiều sản phẩm mới hơn để “Việt hóa” thị trường bóng bàn tại VNBia
Đợt trước sau khi test cây Amber, mấy hôm nay em lấy Ruby ra test xem thế nào vì cấu trúc và công nghệ không khác nhau mấy. Đều là carbon thuần và gỗ cypress mặt ngoài, tuy nhiên đánh thì không thể giống hoàn toàn. Giống, khác thế nào ở phẩn sau em sẽ nói rõ.
Đầu tiên, chúng ta “soi” em Ruby từ lúc còn trong hộp. Hộp đựng Ruby và Amber có chung một thiết kế nên đều rất đẹp và sang trọng. Cụ thể mọi người có thể xem ảnh.
Tiếp theo, lấy vợt ra khỏi hộp ngắm nghía thấy thiết kế vợt đều khá giống Amber, màu cán được thay đổi sang màu nâu để dùng một thời gian nhìn sẽ không quá bẩn. Cầm trên tay thấy vợt rất cân bằng và cán cầm rất thoải mái và ôm tay.
Quan sát thấy vợt có 7 lớp, trong đó có 2 lớp carbon và 5 lớp gỗ. Cấu trúc khác với một số vợt carbon 5 lớp quen thuộc mà chúng ta đã từng sử dụng hoặc biết đến như Sardius, Schlager Carbon, Gergely Carbon,… cho nên cảm giác của Ruby cũng khác so với những cây đó.
Chất gỗ của Ruby rất tốt, vân gỗ rất mịn và khít chứng tỏ là loại gỗ già, so với chất gỗ của những cốt Butterfly carbon đang bán hiện nay thì rất khó tìm được cây nào có vân gỗ khít như vậy. Như chúng ta biết, gỗ già sẽ cứng hơn và khi đánh bóng sẽ nhanh hơn. Gỗ non xốp hơn, đánh một thời gian sẽ thấy vợt chậm lại vì bị hút ẩm, đánh cứ bẹp bẹp rất khó chịu.
Thiết kế bên ngoài của Ruby hao hao cây Nittaku Noveliar , tuy nhiên theo em được biết thì đây chỉ là ý tưởng lớn gặp nhau mà thôi. Tổng thể vợt khá cân đối và đẹp.
Dán mút vào đánh thử xem thế nào:
Cốt: Leoviz Ruby
FH: Palio Macro Era
BH: Coppa Jo Gold
Cầm nguyên combo vào thấy rất cân bằng. Mặc dù 2 mặt mút khá nặng nhưng cảm giác lại thấy không nặng, nguyên nhân là cán vợt của Ruby thiết kế to tròn nên cảm giác nặng bị mất đi. Cán tròn và to nên cầm rất ôm tay, rất tự tin để sử dụng.
Sau đây là cảm nhận của em sau khi test khoảng 30’.
Đánh đều đôi công trái, phải: bóng đi rất nhanh và có lực. Nhiều cây vợt carbon khác như Schalger, Sardius bóng đi nhanh thật nhưng lực rất ít.
Giật phải: Giật rất dễ vào bàn và lực rất mạnh vì vợt cân bằng, dễ phát lực. Lõi của cây Ruby mỏng hơn so với Sardius và Schlager nhưng bù lại Ruby có lớp carbon nảy đều hơn và lớp gỗ bề mặt cứng hơn nên tổng thể bóng của Ruby bắn ra nhanh hơn lại xoáy hơn. Do Ruby là cốt vợt carbon khá cứng nên kết hợp mặt vợt mềm đến trung bình là thích hợp nhất.
Giật trái: bóng cũng dễ vào bàn và ít bị tuột bóng như những cốt carbon khác. Bóng sang bàn vọt tới rất khó chịu.
Bạt bóng: sát thủ của cú bạt, cứ gọi là cháy bàn.
Giao bóng: vợt cân bằng nên dễ thực hiện cú giao bóng, tuy nhiên độ xoáy hơi giảm và vợt thuộc loại nhanh nên tất nhiên giao bóng không thể xoáy bằng vợt chậm thuần gỗ được.
Gò trái, phải: gò không bị nhổng lên cao, một phần do mút vợt. Vợt bám bóng nên việc gò nặng bằng cốt carbon thì không phải là chuyện khó khăn nữa.
Chặn đẩy: vợt nhanh nên chặn đẩy rất hay và đỡ mất sức. Vợt không bị nặng đầu nên chặn đẩy càng dễ dàng.
Phòng thủ: gần bàn có phần hơi dở vì vợt khá nhanh, đối thủ giật xoáy quá đôi lúc đỡ bóng bay ra ngoài. Tuy nhiên lùi xa bàn phòng thủ thì lại khá dễ dàng vì bóng đối thủ chạm vào vợt thì tự động bật ngay lại, chỉ cần nâng nhẹ là bóng bay vèo vèo về bàn đối thủ. Những cây vợt carbon cứng phòng thủ xa bàn hay ở chỗ đó, đỡ mất sức khi phải nâng bóng vào bàn từ khoảng cách xa.
Tạm thời em có cảm nhận như thế khi dùng cây Ruby, nếu so sánh khách quan với một số vợt carbon khác em thấy rất đáng đồng tiền nếu chọn Ruby, giá thành và chất lượng như thế thì khó vợt nào cạnh tranh được nếu chúng ta quan tâm đến chất lượng hơn thương hiệu. Cảm ơn cty Hỏa Châu tài trợ sản phẩm để em có thể hoàn thành bài review này, hy vọng công ty có nhiều sản phẩm mới hơn để “Việt hóa” thị trường bóng bàn tại VNBia