(HNM) - Giải bóng bàn toàn quốc Báo Nhân Dân lần thứ 31, đang diễn ra tại Đà Lạt (Lâm Đồng) mới kết thúc nội dung đồng đội nhưng đã chứng kiến những câu chuyện có thể khiến người ta không biết "cười hay khóc".
Hà Nội giành lại vị thế
Giải đấu năm nay được CLB Hà Nội (thuộc Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội) đặc biệt coi trọng. Đây là giải đấu bản lề để CLB hy vọng có một vị trí thuận lợi trên bảng bốc thăm, tại Đại hội (ĐH) TDTT toàn quốc 2014. Ở ĐH này, chỉ các tỉnh, thành, ngành mới được tham dự, trong khi một CLB doanh nghiệp như T&T Hà Nội sẽ ngoài cuộc. Trước giải, 4 tay vợt mạnh nhất của CLB T&T Hà Nội, trong đó có Trần Tuấn Quỳnh, Phan Huy Hoàng đã được đăng ký dưới màu áo Hà Nội. Trần Tuấn Quỳnh, Phan Huy Hoàng từng nhiều năm thi đấu cho Hà Nội trước khi chuyển sang T&T Hà Nội cách đây hơn 2 năm vì lý do kinh tế. 4 tay vợt của Hà Nội T&T đã thi đấu thành công, góp công lớn đưa đội nam Hà Nội vào trận chung kết, điều chưa hề xảy ra kể từ khi Nguyễn Nam Hải nghỉ thi đấu. Với việc lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất nội dung đồng đội, chắc chắn Hà Nội sẽ có được vị trí thuận lợi ở bảng bốc thăm ĐH TDTT toàn quốc năm sau và mục tiêu giành huy chương sẽ dễ thành hiện thực hơn.
Tuy vậy, hiện nay chính các tay vợt nữ Hà Nội mới gây ấn tượng mạnh hơn cả khi dự giải hoàn toàn dựa vào nội lực. Từ nhiều năm qua, lứa VĐV nữ trẻ của Hà Nội trong đó có Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Hằng… dần trưởng thành dưới sự dẫn dắt của những cựu tay vợt nổi tiếng như Ngô Thu Thủy, Nguyễn Nam Hải. Trước giải, đội chỉ đặt mục tiêu vào bán kết nhưng lại thành công ngoài mong đợi, giành quyền vào chung kết đồng đội. Phải hơn chục năm nay, bóng bàn nữ Hà Nội mới giành thành tích tốt đến vậy. Ngay tay vợt kỳ cựu Ngô Thu Thủy nghỉ thi đấu, đã nhiều người hỏi rằng không biết bao giờ bóng bàn nữ Hà Nội mới có thể ganh đua đến ngôi đầu ở nội dung đồng đội. Nhưng đến lúc này, các tay vợt nữ Hà Nội đã lặp lại được thành tích của đàn chị, dù phải rất kỳ công hơn nữa mới đạt đến trình độ của những lứa VĐV như Mai Hoàng Mỹ Trang (TP Hồ Chí Minh).
Nỗi niềm khó tả của PetroVietnam
Nếu như cuộc soán ngôi vô địch đồng đội của Quân đội (nam), TP Hồ Chí Minh (nữ) sau một năm để rơi vào tay Hải Dương (nam), Tiền Giang (nữ) không làm ai bất ngờ thì thất bại của đội nam Petro Vietnam khiến nhiều người ngạc nhiên, trừ người trong cuộc. Hai mùa liên tiếp gần đây, Petro Vietnam đều vào bán kết nội dung đồng đội. Kể cả khi phải chia tay Đoàn Kiến Quốc thì CLB này vẫn tự tin vào giải với sự xuất hiện của Trần Huy Bảo (từ TP Hồ Chí Minh). Tuy vậy, theo lãnh đội PetroVietnam, kế hoạch tập huấn Trung Quốc của CLB bị đổ vỡ từ sau Tết Nguyên đán. Đơn vị chủ quản của Công ty CP Văn hóa thể thao dầu khí (công ty con quản lý hành chính đội bóng bàn Petro Vietnam) là PV Gas không duyệt chi cho chuyến tập huấn này dù kinh phí còn lại từ năm trước thừa sức đáp ứng. Điều này khiến thầy trò trong đội đành chọn tập huấn trong nước và đương nhiên không thể đạt hiệu quả chuyên môn cao nhất.
Đã vậy, tại nội dung đồng đội, trận thua tai hại 2-3 trước TP Hồ Chí Minh yếu hơn hẳn ở trận cuối vòng bảng khiến PetroVietnam phải đối đầu với Quân đội ở tứ kết dù họ đã tính rằng sẽ gặp Bộ Công an (đội bóng trước đây sở hữu 2 tay vợt đang thi đấu cho PetroVietnam là Tô Đức Hoàng, Đào Duy Hoàng) ở tứ kết. Lúc ấy, PetroVietnam sẽ nhiều cơ hội vào bán kết. Tuy nhiên với việc Tô Đức Hoàng thua 2 trận, Đào Duy Hoàng thua 1 trận trước các tay vợt đẳng cấp kém hơn, PetroVietnam thua 2-3, ảnh hưởng đến cả "đại cuộc" nội dung đồng đội. Trong khi đó, nhờ trận thua của PetroVietnam, Bộ Công an mới có cơ hội đối đầu với TP Hồ Chí Minh và đương nhiên dễ dàng thắng 3-0 để vào bán kết.
Với lãnh đội PetroVietnam, không vào bán kết đồng đội là thất bại khó nuốt, dù họ đã lường được. Đúng là không biết nên cười hay khóc?
Thùy An
Hà Nội giành lại vị thế
Giải đấu năm nay được CLB Hà Nội (thuộc Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội) đặc biệt coi trọng. Đây là giải đấu bản lề để CLB hy vọng có một vị trí thuận lợi trên bảng bốc thăm, tại Đại hội (ĐH) TDTT toàn quốc 2014. Ở ĐH này, chỉ các tỉnh, thành, ngành mới được tham dự, trong khi một CLB doanh nghiệp như T&T Hà Nội sẽ ngoài cuộc. Trước giải, 4 tay vợt mạnh nhất của CLB T&T Hà Nội, trong đó có Trần Tuấn Quỳnh, Phan Huy Hoàng đã được đăng ký dưới màu áo Hà Nội. Trần Tuấn Quỳnh, Phan Huy Hoàng từng nhiều năm thi đấu cho Hà Nội trước khi chuyển sang T&T Hà Nội cách đây hơn 2 năm vì lý do kinh tế. 4 tay vợt của Hà Nội T&T đã thi đấu thành công, góp công lớn đưa đội nam Hà Nội vào trận chung kết, điều chưa hề xảy ra kể từ khi Nguyễn Nam Hải nghỉ thi đấu. Với việc lọt vào nhóm 4 đội mạnh nhất nội dung đồng đội, chắc chắn Hà Nội sẽ có được vị trí thuận lợi ở bảng bốc thăm ĐH TDTT toàn quốc năm sau và mục tiêu giành huy chương sẽ dễ thành hiện thực hơn.
Tuy vậy, hiện nay chính các tay vợt nữ Hà Nội mới gây ấn tượng mạnh hơn cả khi dự giải hoàn toàn dựa vào nội lực. Từ nhiều năm qua, lứa VĐV nữ trẻ của Hà Nội trong đó có Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Thị Hằng… dần trưởng thành dưới sự dẫn dắt của những cựu tay vợt nổi tiếng như Ngô Thu Thủy, Nguyễn Nam Hải. Trước giải, đội chỉ đặt mục tiêu vào bán kết nhưng lại thành công ngoài mong đợi, giành quyền vào chung kết đồng đội. Phải hơn chục năm nay, bóng bàn nữ Hà Nội mới giành thành tích tốt đến vậy. Ngay tay vợt kỳ cựu Ngô Thu Thủy nghỉ thi đấu, đã nhiều người hỏi rằng không biết bao giờ bóng bàn nữ Hà Nội mới có thể ganh đua đến ngôi đầu ở nội dung đồng đội. Nhưng đến lúc này, các tay vợt nữ Hà Nội đã lặp lại được thành tích của đàn chị, dù phải rất kỳ công hơn nữa mới đạt đến trình độ của những lứa VĐV như Mai Hoàng Mỹ Trang (TP Hồ Chí Minh).
Nỗi niềm khó tả của PetroVietnam
Nếu như cuộc soán ngôi vô địch đồng đội của Quân đội (nam), TP Hồ Chí Minh (nữ) sau một năm để rơi vào tay Hải Dương (nam), Tiền Giang (nữ) không làm ai bất ngờ thì thất bại của đội nam Petro Vietnam khiến nhiều người ngạc nhiên, trừ người trong cuộc. Hai mùa liên tiếp gần đây, Petro Vietnam đều vào bán kết nội dung đồng đội. Kể cả khi phải chia tay Đoàn Kiến Quốc thì CLB này vẫn tự tin vào giải với sự xuất hiện của Trần Huy Bảo (từ TP Hồ Chí Minh). Tuy vậy, theo lãnh đội PetroVietnam, kế hoạch tập huấn Trung Quốc của CLB bị đổ vỡ từ sau Tết Nguyên đán. Đơn vị chủ quản của Công ty CP Văn hóa thể thao dầu khí (công ty con quản lý hành chính đội bóng bàn Petro Vietnam) là PV Gas không duyệt chi cho chuyến tập huấn này dù kinh phí còn lại từ năm trước thừa sức đáp ứng. Điều này khiến thầy trò trong đội đành chọn tập huấn trong nước và đương nhiên không thể đạt hiệu quả chuyên môn cao nhất.
Đã vậy, tại nội dung đồng đội, trận thua tai hại 2-3 trước TP Hồ Chí Minh yếu hơn hẳn ở trận cuối vòng bảng khiến PetroVietnam phải đối đầu với Quân đội ở tứ kết dù họ đã tính rằng sẽ gặp Bộ Công an (đội bóng trước đây sở hữu 2 tay vợt đang thi đấu cho PetroVietnam là Tô Đức Hoàng, Đào Duy Hoàng) ở tứ kết. Lúc ấy, PetroVietnam sẽ nhiều cơ hội vào bán kết. Tuy nhiên với việc Tô Đức Hoàng thua 2 trận, Đào Duy Hoàng thua 1 trận trước các tay vợt đẳng cấp kém hơn, PetroVietnam thua 2-3, ảnh hưởng đến cả "đại cuộc" nội dung đồng đội. Trong khi đó, nhờ trận thua của PetroVietnam, Bộ Công an mới có cơ hội đối đầu với TP Hồ Chí Minh và đương nhiên dễ dàng thắng 3-0 để vào bán kết.
Với lãnh đội PetroVietnam, không vào bán kết đồng đội là thất bại khó nuốt, dù họ đã lường được. Đúng là không biết nên cười hay khóc?
Thùy An