vanuc
Đại Tá
Ngoài cơn sốt về huy chương vàng của đội chủ nhà Anh, người ta có vẻ không để ý tới cuộc tranh tài khốc liệt ở chặng cuối để phân định nước nào đứng đầu bảng.
Cách đây bốn năm tại Bắc Kinh, quốc gia đông dân nhất hành tinh đã đứng đầu với 51 huy chương vàng, cách xa Hoa Kỳ, chỉ giành được 36.
Người Mỹ hy vọng đó chỉ là hiện tượng xảy ra một lần mà thôi trong bối cảnh lợi thế của nước đăng cai Thế Vận hội.
Bốn năm sau tại London, dường như hy vọng đó đang có vấn đề.
Không giống như các nước khác (và đặc biệt là Ủy ban Olympics Quốc tế), Hoa Kỳ đếm tổng số huy chương chứ không tính huy chương vàng làm thước đo thành công thể thao.
Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc cũng đang ganh đua sát nút.
Vậy Trung Quốc có thể vượt qua được Hoa Kỳ hay không?
Có những môn như bóng bàn, nhảy cầu, cầu lông, thể dục là mảng Trung Quốc luôn đứng đầu.
Nhưng trong một thập niên qua và trong giai đoạn tiền Thế Vận Hội Bắc Kinh, giới chức thể thao Trung Quốc đã nhắm vào các môn ít nước tranh tài hơn.
Cử tạ nữ là một ví dụ điển hình. Nay họ theo đuổi cả các môn nước nào cũng muốn tranh tài như bơi và điền kinh. Thậm chí đua thuyền cũng được Trung Quốc để mắt tới.
Điều thú vị đối cuộc đua Mỹ Trung là ở chỗ lịch sử đọ sức cũng chưa phải từ lâu.
Trung Quốc không tranh tài trong thế vận hội mùa hè trong ba thập niên sau khi có tranh cãi với Ủy ban Olympics Quốc tế về chủ đề Đài Loan.
Tự hào dân tộc
Đội Trung Quốc mới quay lại đường đua vào năm 1984 và trong bảy Thế Vận Hội họ đã chuyển dịch từ vị trí "có thành phần tham gia" tới đoàn thi đấu thể thao mạnh nhất hành tinh.
Trung Quốc với dân số khổng lồ đã giúp thu lượm được nhiều tài năng. Nhưng có những yếu tố khác nữa.
Giới chỉ trích nói rằng chế độ luyện tập khắc khổ cho vận động viên Olympics trẻ là việc làm quá đà.
Ngay cả huấn luyện viên bơi của Hoa Kỳ, John Leonard đã đi thêm bước nữa khi nghi ngờ các tài năng mới như vận động viên đoạt hai huy chương vàng bơi lội của Trung Quốc là Diệp Thi Văn.
Ám ảnh về chuyện Trung Quốc dùng doping trong quá khứ cũng là một phần. Tuy nhiên ám ảnh đó cũng thể hiện phần nào lo ngại của Hoa Kỳ trước sự hiện diện hùng mạnh của Trung Quốc.
Tất nhiên cũng cần phải nói rằng không hề có bằng chứng nào khác để nói Diệp Thi Văn làm điều gì sai trái ngoài việc bơi với tốc độ quá nhanh ở độ tuổi trẻ của mình.
Khi thiếu niên Katie Ledecky của Hoa Kỳ thắng Rebecca Adlington một cách dễ dàng ở môn bơi tự do 800m thì cũng chẳng thấy lời qua tiếng lại gì trong làng Olympics.
Ai cũng ghi nhận về thực tế về phong độ thi đấu tuyệt hảo ở nội dung khó nhất này.
Thực ra bơi là môn Hoa Kỳ thành công hơn cả tại Thế Vận Hội lần này.
Michael Phelps và Missy Franklin đã mở đường cho đoàn Mỹ với 16 huy chương giành được trong tổng số 33 huy chương vàng để cạnh tranh.
Hoa Kỳ cũng dẫn đầu về điền kinh và bóng rổ cũng nhiều triển vọng đoạt huy chương vàng Olympic lần thứ 14.
Sau thắng lợi tứ kết trước Australia vào hôm thứ Tư, Kobe Bryant, tay bóng rổ được trả lương hậu hĩnh nhất trong giải bóng NBA, nói rằng lên được vị trí đầu bảng về huy chương tại Olympics là niềm tự hào lớn cho đất nước.
Anh nói thêm là "Họ (Trung Quốc) thi đấu tốt ở mọi Thế vận hội và chúng tôi đang cố gắng hết mình để lên được vị trí đầu bảng.
Bạn sẽ thấy hãnh diện, và khi đất nước đạt ở vị trí đầu thì thật là mở mày mở mặt"
Sau khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ có thể hy vọng đạt vị trí đầu về thể thao trong nhiều thập niên.
Sự thành công của thể thao Trung Quốc có nghĩa rằng họ không thể chủ quan.
Cách đây bốn năm tại Bắc Kinh, quốc gia đông dân nhất hành tinh đã đứng đầu với 51 huy chương vàng, cách xa Hoa Kỳ, chỉ giành được 36.
Người Mỹ hy vọng đó chỉ là hiện tượng xảy ra một lần mà thôi trong bối cảnh lợi thế của nước đăng cai Thế Vận hội.
Bốn năm sau tại London, dường như hy vọng đó đang có vấn đề.
Không giống như các nước khác (và đặc biệt là Ủy ban Olympics Quốc tế), Hoa Kỳ đếm tổng số huy chương chứ không tính huy chương vàng làm thước đo thành công thể thao.
Vấn đề là ở chỗ Trung Quốc cũng đang ganh đua sát nút.
Vậy Trung Quốc có thể vượt qua được Hoa Kỳ hay không?
Có những môn như bóng bàn, nhảy cầu, cầu lông, thể dục là mảng Trung Quốc luôn đứng đầu.
Nhưng trong một thập niên qua và trong giai đoạn tiền Thế Vận Hội Bắc Kinh, giới chức thể thao Trung Quốc đã nhắm vào các môn ít nước tranh tài hơn.
Cử tạ nữ là một ví dụ điển hình. Nay họ theo đuổi cả các môn nước nào cũng muốn tranh tài như bơi và điền kinh. Thậm chí đua thuyền cũng được Trung Quốc để mắt tới.
Điều thú vị đối cuộc đua Mỹ Trung là ở chỗ lịch sử đọ sức cũng chưa phải từ lâu.
Trung Quốc không tranh tài trong thế vận hội mùa hè trong ba thập niên sau khi có tranh cãi với Ủy ban Olympics Quốc tế về chủ đề Đài Loan.
Tự hào dân tộc
Đội Trung Quốc mới quay lại đường đua vào năm 1984 và trong bảy Thế Vận Hội họ đã chuyển dịch từ vị trí "có thành phần tham gia" tới đoàn thi đấu thể thao mạnh nhất hành tinh.
Trung Quốc với dân số khổng lồ đã giúp thu lượm được nhiều tài năng. Nhưng có những yếu tố khác nữa.
Giới chỉ trích nói rằng chế độ luyện tập khắc khổ cho vận động viên Olympics trẻ là việc làm quá đà.
Ngay cả huấn luyện viên bơi của Hoa Kỳ, John Leonard đã đi thêm bước nữa khi nghi ngờ các tài năng mới như vận động viên đoạt hai huy chương vàng bơi lội của Trung Quốc là Diệp Thi Văn.
Ám ảnh về chuyện Trung Quốc dùng doping trong quá khứ cũng là một phần. Tuy nhiên ám ảnh đó cũng thể hiện phần nào lo ngại của Hoa Kỳ trước sự hiện diện hùng mạnh của Trung Quốc.
Tất nhiên cũng cần phải nói rằng không hề có bằng chứng nào khác để nói Diệp Thi Văn làm điều gì sai trái ngoài việc bơi với tốc độ quá nhanh ở độ tuổi trẻ của mình.
Khi thiếu niên Katie Ledecky của Hoa Kỳ thắng Rebecca Adlington một cách dễ dàng ở môn bơi tự do 800m thì cũng chẳng thấy lời qua tiếng lại gì trong làng Olympics.
Ai cũng ghi nhận về thực tế về phong độ thi đấu tuyệt hảo ở nội dung khó nhất này.
Thực ra bơi là môn Hoa Kỳ thành công hơn cả tại Thế Vận Hội lần này.
Michael Phelps và Missy Franklin đã mở đường cho đoàn Mỹ với 16 huy chương giành được trong tổng số 33 huy chương vàng để cạnh tranh.
Hoa Kỳ cũng dẫn đầu về điền kinh và bóng rổ cũng nhiều triển vọng đoạt huy chương vàng Olympic lần thứ 14.
Sau thắng lợi tứ kết trước Australia vào hôm thứ Tư, Kobe Bryant, tay bóng rổ được trả lương hậu hĩnh nhất trong giải bóng NBA, nói rằng lên được vị trí đầu bảng về huy chương tại Olympics là niềm tự hào lớn cho đất nước.
Anh nói thêm là "Họ (Trung Quốc) thi đấu tốt ở mọi Thế vận hội và chúng tôi đang cố gắng hết mình để lên được vị trí đầu bảng.
Bạn sẽ thấy hãnh diện, và khi đất nước đạt ở vị trí đầu thì thật là mở mày mở mặt"
Sau khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ có thể hy vọng đạt vị trí đầu về thể thao trong nhiều thập niên.
Sự thành công của thể thao Trung Quốc có nghĩa rằng họ không thể chủ quan.