Toàn quốc Dịch vụ môi trường rừng và chi phí

dtruongvt

Binh Nhì
Dịch vụ môi trường rừng:
Để hiểu được dịch vụ môi trường rừng, cần thống nhất cách hiểu về môi trường rừng. Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định 99/2010/NĐ-CP) đã nêu rõ:
“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác” [Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ].
Đối với khái niệm “dịch vụ môi trường”: hiện nay trên thế giới chưa có một định nghĩa chuẩn nào về dịch vụ môi trường. Tuy vậy, để hiểu một cách gần gũi, dịch vụ môi trường là lợi ích mà tự nhiên có thể mang lại cho các hộ gia đình, cộng đồng và nền kinh tế.
Theo định nghĩa và phân loại của UNFCCC, các dịch vụ môi trường được chia thành 4 nhóm: nhóm cung cấp, nhóm điều tiết, nhóm văn hóa và nhóm hỗ trợ.
Dịch vụ môi trường rừng là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ môi trường. Môi trường rừng là môi trường do kết quả tác động của rừng tạo ra cho xã hội và tự nhiên. Nó là loại môi trường có tầm quan trọng không thể thay thế trong hệ sinh thái chung.
Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 cũng đã nêu rõ: “Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân” .
Dịch vụ môi trường thuộc loại dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều loại dịch vụ cụ thể. Theo điều 4, Nghị định 99/2010/NĐ-CP, các loại dịch vụ môi trường rừng gồm:
i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội, iii) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu rứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển bền vững; iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản [Nghị định 99/2010/NĐ-CP ]
Như vậy, dịch vụ REDD thuộc nhóm thứ 3 trong hệ thống phân loại dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định trên của Chính phủ.
Hiện nay, có ba loại dịch vụ môi trường đang được triển khai chi trả, đó là giảm nhẹ biến đổi khí hậu, phòng hộ đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học. Nhu cầu về 3 loại dịch vụ này được dự báo ngày càng tăng. Tuy nhiên, mức chi trả ở các quốc gia rất khác nhau, tùy thuộc vào nhận thức, năng lực thể chế, nguồn lực ngân sách nhà nước và năng lực chi trả. Không thể tính được chính xác những gì bị mất đi về mặt môi trường khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang các mục đích sử dụng khác. Nếu tiếp cận theo quan điểm chính sách mới, chỉ đủ cơ sở để lập luận rằng, các dịch vụ môi trường rừng là hữu ích và có thể xác định được lợi ích, giá trị của nó để thiết lập cơ chế chi trả. Nó là một loại hàng hóa công cộng vì có đầy đủ hai tính chất là không thể phân chia và không thể loại trừ. Tuy nhiên, do tính chất có thể đo đếm kết quả và xác định được người hưởng lợi dịch vụ nên có thể xác lập được cơ chế chi trả theo nguyên tắc thị trường [UNEP, 2005]. Từ đó, khái niệm “Chi trả dịch vụ môi trường rừng” (PFES) đã ra đời và từng bước được áp dụng ở các nước, tạo hiệu quả rất tốt về chính sách công và huy động nguồn lực tài chính.
LH với công ty chúng tôi:

[FONT=Times New Roman, serif]xaydungmoitruongqh.net để được tư vấn chi tiết[/FONT]
 

Bình luận từ Facebook

Top