Dũng Cửu
Đại Tá
Với kinh nghiệm của một vận động viên bóng bàn lâu năm, Dũng Cửu đã có những tìm hiểu, phân tích riêng của bản thân nhằm đúc rút những kĩ năng, lối đánh bóng bàn phù hợp dành cho tất cả mọi người, từ những người mới tập chơi cho tới những ai đang chơi ởcấp độ phong trào (nghiệp dư). Dựa trên những nghiên cứu đó, Dũng Cửu sẽ đưa ra những tư vấn thực sự phù hợp để người chơi bóng bàn có thể tựlựa chọn được cho mình những dụng cụbóng bàn từ cốt vợt, mặt vợt không chỉ phù hợp với sở thích, tuổi tác, thể lực của từng người mà trên hết là phải tương xứng với lối đánh của từng người chơi để đạt được hiệu quả cao nhất.
PHẦN I.TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC NỀN BÓNG BÀN TRÊN THẾ GIỚI
Xuất phát điểm của mỗi quốc gia trên thế giới là không giống nhau. Tùy vào điều kiện địa lý, lịch sử khác nhau mà các vận động viên bóng bàn ở mỗi nước lại lựa chọn cho mình một trường phái, một lối đánh riêng. Vấn đề lựa chọn các sản phầm cốt vợt và mặt vợt là một yếu tố có ảnh hưởng vô cùng lớn tới tính thằng thua cho một trận đấu. Các hãng sản xuất dụng cụ dành riêng cho môn thể thao bóng bàn ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tốn khá nhiều công sức cho việc tìm hiểu và nghiên cứu để cho ra những sản phẩm phù hợp với vô số lối chơi bóng của người chơi bóng bàn trên toàn thế giời. Sau đâu là những kĩ thuật đánh bóng của một số nước có môn thể thao bóng bàn phát triển hàng đầu:
1.Trung Quốc – nền bóng bàn số 1 thế giới
Triết lý tư duy của những người chơi bóng bàn ở Trung Quốc từ trước tới nay luôn là ''Lấy xoáy thắng lực". Biểu hiện cụ thể của tư tưởng này đó là các cú giật bóng của người Trung Quốc luôn đạt từ 80 đến max 130 vòng xoáy/1s, với cảm giác và khả năng tạo xoáy lớn như vậy bóng luôn thắng lực cản không khí tạo nên độ vòng cung rất lớn làm cho các cú giật của họ luôn có độ an toàn cao. Đây là một lợi thế giúp họ có thể khống chế được các điểm rơi trên khắp mặt bàn. Vận động viên bóng bàn của Trung Quốc luôn lấy sự khống chế đối phương làm nền tảng cho tính chiến thuật nên ngay từ những bước giao bóng và khống chế giao bóng họ luôn tiến lên trước một bậc về trình độ. Khả năng khống chế tuyệt vời kết hợp với những cú giật bóng xoáy lớn đã tạo nên sự vô cùng khó chịu cho đối phương trong khi thi đấu. Với lối đánh đó, họ luôn lựa chọn cho mình các dòng cốt mỏng thuần gỗ với độ rung cao kết hợp với mặt FH, đây là các dòng mặt cứng và tạo xoáy lớn với độ bám dính trên bề mặt tốt kết hợp cùng dòng mặt vợt bọt khí cho bên trái tay tạo độ ổn định cao và lực vọt tức thời lớn (như: HURICANE II, HURICANNE III, TG3). Bên cạnh đó có 1 số vận động viên sử dụng các dòng cốt Zhang zike sử dụng VISCARIA (ARYLATE CARBON). Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm nghiệm rõ ràng vì với các vận động viên được tập luyện từ nhỏ đến lớn đã quen với việc dùng các sản phẩm thuần gỗ nên việc chuyển sang sử dụng sợi các sản phẩm làm từ arylate carbon là một việc không hề dễ dàng.
2.Nhật Bản
Khi xem các vận động viên bóng bàn Nhật Bản như MIZUTANIJUN , KOKI NAWA, KENTA ,… chúng ta có cảm giác như triết lý bóng bàn của người Nhật là “Lấy thủ làm công”.Họ luôn hạn chế giảm nhịp độ,triệt xoáy đến mức tối đa với lối đánh chuẩn, tính chiến thuật cao, kết hợp sự khéo léo dùng những cú giật đờ mi dứt điểm gây mất phản xạ cho đối phương ở khoảng cách gần. Người Nhật có thể thấy rõ nếu muốn thi đấu đối kháng với các VDV Trung Quốc họ phải sử dụng cốt vợt mềm đến trung bình kết hợp sợi tổng hợp carbon (arylate,zilon) để tăng độ ổn định trên khắp bề mặt cốt vợt kết hợp với các loại mút bọt khí cứng (TENERGY 05,80) có độ dày từ 1,7 mm đến max 1,9 mm để họ phát huy tối đa độ khéo léo, triệt xoáy và hãm lực trong các pha giật của các vận động viên Trung Quốc, đồng thời tránh đi những pha đối giật liên tục. Họ thay đổi đấu pháp với những pha dứt điểm giật đờ mi trên bàn rất chuẩn xác và nhanh với sự hỗ trợ mặt mút mỏng độ ôm ma sát thẩm thấu ăn thẳng và cốt vợt và sự ổn định rất cao, đáng kể có vận động viên Kenta có những giải đấu sử dụng mặt 1,7 mm.
So với các vận động viên của các nước Châu Âu thì thể hình và chiều cao khiêm tốn của người Châu Á nói chung và người Nhật Bản nói riêng cũng là một điểm khá bất lợi. Tuy nhiên, khi thi đấu đối kháng với người Châu Âu thì các vận động viên Nhật Bản luôn chủ động phòng thủ điểm rơi hạn chế lực đến mức thấp nhất để giảm khả năng phát lực của các vận động viên Châu Âu, họ chọn phương án đánh ôm bàn, giảm nhịp độ trận đấu trong các pha phòng thủ và kết thúc dứt điểm nhanh với các pha đờ mi trên bàn. (tất nhiên trừ Mizutanizun anh này phòng thủ xa bàn với những pha trả xoáy lại giật đối phương)
3.Đức và các nước Châu Âu
Nhìn chung các vận động viên Châu Âu có lối đánh thiên về lực với nền tảng thế lực ,cổ tay khỏe nên lựa chọn của họ thường là các dòng cốt cứng (có carbon) hoặc các dòng cốt thuần gỗ từ trung bình đến trung bình cứng kết hợp mặt mềm đến trung bình. Cùng với đó cũng có một số ít các vận động viên dụng dòng sản phẩm mặt cứng.
Với cánh tay và cổ tay khỏe người Châu Âu thường sử dụng mặt vợt mềm để tăng tốc độ quả giật bóng nhanh gây mất phản xạ cho đối phương; mặt mềm còn hỗ trợ cho việc tăng cảm giác và độ khéo léo cho các vận động viên. Một số các vận động viên Châu Âu hiện cũng đang sử dụng các dòng mặt trung bình cứng đến cứng nhưng đa số vẫn là các dòng mặt mềm thiên về tốc độ.
4.Việt Nam – sự khác biệt về phong cách bóng bàn ở hai miền đất nước
• Miền Nam: Với người chơi phong trào ở Miền Nam họ sử dụng ít các dòng cốt CARBON thuộc dòng tamca500 cứng và dày trên 7,1 mm như SADIUS,schlarger.Lựa chọn của các vận động viên trong Namthiên về sử dụng các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon và độ mỏng dưới 7,1mm. Chính sự lựa chọn này đã làm cho các vận động viên trong Nam phát triển khả năng kĩ thuật cùng với phong cách thi đấu khá đẹp mắt trong lối đánh, cộng thêm đánh rất đồng đều trái phải và công thủ toàn diện đã tạo nên thế mạnh đặc trưng cho giới bóng bàn Miền Nam.
• Miền Bắc:
+ Đại đa số người chơi bóng bàn ở ngoài Bắc ưa thích sử dụng các dòng cốt tamca 5000 như: SADIUS (xạ điêu), GERGELY ANPHA... có độ siêu cứng và độ dày cao 7,1mm nên tạo nên cho họ lối đánh thiên về tốc độ. Vì bản thân cốt vợt cứng làm cho người chơi khó khống chế nên lựa chọn kết hợp với các dòng sản phẩm mặt vợt mềm đã tạo sự định hướng cho hầu hết tất cả giới bóng bàn nghiệp dư ở Miền Bắc. Điều này đã làm cho kĩ thuật đánh bóng của người dân Miền Bắc thiên về tốc độ mà liệt về bên trái, nhất là những quả giật trái và chặn trái giảm lực.Từ kỹ thuật không được rèn luyện một cách bài bản cộng thêm việc lựa chọn cốt vợt có tốc độ quá cao và nhanh nên khả năng khống chế bước 1: giao bóng & đỡ giao bóng; bước 2 - Giật bóng & chặn bóng cho đến bước 3 giật phát động tấn công xoáy xuống & chặn bóng xoáy xuống đều rất kém.
+ Với người chơi phong trào chúng ta nên lùi 1 bước và tiến 3 bước, lựa chọn các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon có độ rung kết hợp với mặt trung bình cứng đến cứng cho bên FH (đây là xu hướng chung của bóng bàn hiện đại & thế giới) để dễ dàng cảm nhận tăng khả năng tạo xoáy dễ dàng khống chế điểm rơi, giảm nhịp trận đấu để tập Bước 1: Giao bóng xoáy hơn & điểm rơi ngắn dài dễ tập luyện hơn, khống chế giao bóng ít bị ăn xoáy và hãm lực tốt hơn để hạn chế đối phương tung ra cú dứt điểm ngay.
Bước 2: Giật bóng xoáy xuống với độ xoáy cao và điểm rơi biến hóa trên mặt bàn để tạo tiền đề cho quả sau dứt điểm với độ xoáy cao quả giật bóng sẽ rất an toàn với độ vòng cung lớn để thắng lực cản không khí người chơi dễ dàng khống chế điểm rơi tạo độ biến hóa quả giật bóng tấn công có độ ngắn và dài trên khắp mặt bàn. Chặn bóng dễ dàng triệt xoáy giảm lực trận đấu để có thể dễ dàng đưa ra các phương án chiến thuật khi phòng thủ giảm lực hoặc tăng lực.
+ Với người chơi phong trào của Nhật hiện nay khi chơi bóng bàn họ rất chú ý đến bước 1, 2, 3 nên họ luôn chọn cho mình các dòng cốt mỏng sợi tổng hợp carbon kết hợp các dòng mặt từ 1,7 mm đến 1,9 mm để khống chế giao bóng và phòng thủ bền chọn tình huống để phản công với điểm rơi biến!
Bài viết còn dài và hiện Dũng Cửu đang trong quá trình nghiên cứu & hoàn thiện viết tiếp!Các bạn vui lòng không trích dẫn !Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I.TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÁC NỀN BÓNG BÀN TRÊN THẾ GIỚI
Xuất phát điểm của mỗi quốc gia trên thế giới là không giống nhau. Tùy vào điều kiện địa lý, lịch sử khác nhau mà các vận động viên bóng bàn ở mỗi nước lại lựa chọn cho mình một trường phái, một lối đánh riêng. Vấn đề lựa chọn các sản phầm cốt vợt và mặt vợt là một yếu tố có ảnh hưởng vô cùng lớn tới tính thằng thua cho một trận đấu. Các hãng sản xuất dụng cụ dành riêng cho môn thể thao bóng bàn ở nhiều quốc gia trên thế giới đã tốn khá nhiều công sức cho việc tìm hiểu và nghiên cứu để cho ra những sản phẩm phù hợp với vô số lối chơi bóng của người chơi bóng bàn trên toàn thế giời. Sau đâu là những kĩ thuật đánh bóng của một số nước có môn thể thao bóng bàn phát triển hàng đầu:
1.Trung Quốc – nền bóng bàn số 1 thế giới
Triết lý tư duy của những người chơi bóng bàn ở Trung Quốc từ trước tới nay luôn là ''Lấy xoáy thắng lực". Biểu hiện cụ thể của tư tưởng này đó là các cú giật bóng của người Trung Quốc luôn đạt từ 80 đến max 130 vòng xoáy/1s, với cảm giác và khả năng tạo xoáy lớn như vậy bóng luôn thắng lực cản không khí tạo nên độ vòng cung rất lớn làm cho các cú giật của họ luôn có độ an toàn cao. Đây là một lợi thế giúp họ có thể khống chế được các điểm rơi trên khắp mặt bàn. Vận động viên bóng bàn của Trung Quốc luôn lấy sự khống chế đối phương làm nền tảng cho tính chiến thuật nên ngay từ những bước giao bóng và khống chế giao bóng họ luôn tiến lên trước một bậc về trình độ. Khả năng khống chế tuyệt vời kết hợp với những cú giật bóng xoáy lớn đã tạo nên sự vô cùng khó chịu cho đối phương trong khi thi đấu. Với lối đánh đó, họ luôn lựa chọn cho mình các dòng cốt mỏng thuần gỗ với độ rung cao kết hợp với mặt FH, đây là các dòng mặt cứng và tạo xoáy lớn với độ bám dính trên bề mặt tốt kết hợp cùng dòng mặt vợt bọt khí cho bên trái tay tạo độ ổn định cao và lực vọt tức thời lớn (như: HURICANE II, HURICANNE III, TG3). Bên cạnh đó có 1 số vận động viên sử dụng các dòng cốt Zhang zike sử dụng VISCARIA (ARYLATE CARBON). Tuy nhiên, điều này chưa được kiểm nghiệm rõ ràng vì với các vận động viên được tập luyện từ nhỏ đến lớn đã quen với việc dùng các sản phẩm thuần gỗ nên việc chuyển sang sử dụng sợi các sản phẩm làm từ arylate carbon là một việc không hề dễ dàng.
2.Nhật Bản
Khi xem các vận động viên bóng bàn Nhật Bản như MIZUTANIJUN , KOKI NAWA, KENTA ,… chúng ta có cảm giác như triết lý bóng bàn của người Nhật là “Lấy thủ làm công”.Họ luôn hạn chế giảm nhịp độ,triệt xoáy đến mức tối đa với lối đánh chuẩn, tính chiến thuật cao, kết hợp sự khéo léo dùng những cú giật đờ mi dứt điểm gây mất phản xạ cho đối phương ở khoảng cách gần. Người Nhật có thể thấy rõ nếu muốn thi đấu đối kháng với các VDV Trung Quốc họ phải sử dụng cốt vợt mềm đến trung bình kết hợp sợi tổng hợp carbon (arylate,zilon) để tăng độ ổn định trên khắp bề mặt cốt vợt kết hợp với các loại mút bọt khí cứng (TENERGY 05,80) có độ dày từ 1,7 mm đến max 1,9 mm để họ phát huy tối đa độ khéo léo, triệt xoáy và hãm lực trong các pha giật của các vận động viên Trung Quốc, đồng thời tránh đi những pha đối giật liên tục. Họ thay đổi đấu pháp với những pha dứt điểm giật đờ mi trên bàn rất chuẩn xác và nhanh với sự hỗ trợ mặt mút mỏng độ ôm ma sát thẩm thấu ăn thẳng và cốt vợt và sự ổn định rất cao, đáng kể có vận động viên Kenta có những giải đấu sử dụng mặt 1,7 mm.
So với các vận động viên của các nước Châu Âu thì thể hình và chiều cao khiêm tốn của người Châu Á nói chung và người Nhật Bản nói riêng cũng là một điểm khá bất lợi. Tuy nhiên, khi thi đấu đối kháng với người Châu Âu thì các vận động viên Nhật Bản luôn chủ động phòng thủ điểm rơi hạn chế lực đến mức thấp nhất để giảm khả năng phát lực của các vận động viên Châu Âu, họ chọn phương án đánh ôm bàn, giảm nhịp độ trận đấu trong các pha phòng thủ và kết thúc dứt điểm nhanh với các pha đờ mi trên bàn. (tất nhiên trừ Mizutanizun anh này phòng thủ xa bàn với những pha trả xoáy lại giật đối phương)
3.Đức và các nước Châu Âu
Nhìn chung các vận động viên Châu Âu có lối đánh thiên về lực với nền tảng thế lực ,cổ tay khỏe nên lựa chọn của họ thường là các dòng cốt cứng (có carbon) hoặc các dòng cốt thuần gỗ từ trung bình đến trung bình cứng kết hợp mặt mềm đến trung bình. Cùng với đó cũng có một số ít các vận động viên dụng dòng sản phẩm mặt cứng.
Với cánh tay và cổ tay khỏe người Châu Âu thường sử dụng mặt vợt mềm để tăng tốc độ quả giật bóng nhanh gây mất phản xạ cho đối phương; mặt mềm còn hỗ trợ cho việc tăng cảm giác và độ khéo léo cho các vận động viên. Một số các vận động viên Châu Âu hiện cũng đang sử dụng các dòng mặt trung bình cứng đến cứng nhưng đa số vẫn là các dòng mặt mềm thiên về tốc độ.
4.Việt Nam – sự khác biệt về phong cách bóng bàn ở hai miền đất nước
• Miền Nam: Với người chơi phong trào ở Miền Nam họ sử dụng ít các dòng cốt CARBON thuộc dòng tamca500 cứng và dày trên 7,1 mm như SADIUS,schlarger.Lựa chọn của các vận động viên trong Namthiên về sử dụng các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon và độ mỏng dưới 7,1mm. Chính sự lựa chọn này đã làm cho các vận động viên trong Nam phát triển khả năng kĩ thuật cùng với phong cách thi đấu khá đẹp mắt trong lối đánh, cộng thêm đánh rất đồng đều trái phải và công thủ toàn diện đã tạo nên thế mạnh đặc trưng cho giới bóng bàn Miền Nam.
• Miền Bắc:
+ Đại đa số người chơi bóng bàn ở ngoài Bắc ưa thích sử dụng các dòng cốt tamca 5000 như: SADIUS (xạ điêu), GERGELY ANPHA... có độ siêu cứng và độ dày cao 7,1mm nên tạo nên cho họ lối đánh thiên về tốc độ. Vì bản thân cốt vợt cứng làm cho người chơi khó khống chế nên lựa chọn kết hợp với các dòng sản phẩm mặt vợt mềm đã tạo sự định hướng cho hầu hết tất cả giới bóng bàn nghiệp dư ở Miền Bắc. Điều này đã làm cho kĩ thuật đánh bóng của người dân Miền Bắc thiên về tốc độ mà liệt về bên trái, nhất là những quả giật trái và chặn trái giảm lực.Từ kỹ thuật không được rèn luyện một cách bài bản cộng thêm việc lựa chọn cốt vợt có tốc độ quá cao và nhanh nên khả năng khống chế bước 1: giao bóng & đỡ giao bóng; bước 2 - Giật bóng & chặn bóng cho đến bước 3 giật phát động tấn công xoáy xuống & chặn bóng xoáy xuống đều rất kém.
+ Với người chơi phong trào chúng ta nên lùi 1 bước và tiến 3 bước, lựa chọn các dòng cốt thuần gỗ hoặc sợi tổng hợp carbon có độ rung kết hợp với mặt trung bình cứng đến cứng cho bên FH (đây là xu hướng chung của bóng bàn hiện đại & thế giới) để dễ dàng cảm nhận tăng khả năng tạo xoáy dễ dàng khống chế điểm rơi, giảm nhịp trận đấu để tập Bước 1: Giao bóng xoáy hơn & điểm rơi ngắn dài dễ tập luyện hơn, khống chế giao bóng ít bị ăn xoáy và hãm lực tốt hơn để hạn chế đối phương tung ra cú dứt điểm ngay.
Bước 2: Giật bóng xoáy xuống với độ xoáy cao và điểm rơi biến hóa trên mặt bàn để tạo tiền đề cho quả sau dứt điểm với độ xoáy cao quả giật bóng sẽ rất an toàn với độ vòng cung lớn để thắng lực cản không khí người chơi dễ dàng khống chế điểm rơi tạo độ biến hóa quả giật bóng tấn công có độ ngắn và dài trên khắp mặt bàn. Chặn bóng dễ dàng triệt xoáy giảm lực trận đấu để có thể dễ dàng đưa ra các phương án chiến thuật khi phòng thủ giảm lực hoặc tăng lực.
+ Với người chơi phong trào của Nhật hiện nay khi chơi bóng bàn họ rất chú ý đến bước 1, 2, 3 nên họ luôn chọn cho mình các dòng cốt mỏng sợi tổng hợp carbon kết hợp các dòng mặt từ 1,7 mm đến 1,9 mm để khống chế giao bóng và phòng thủ bền chọn tình huống để phản công với điểm rơi biến!
Bài viết còn dài và hiện Dũng Cửu đang trong quá trình nghiên cứu & hoàn thiện viết tiếp!Các bạn vui lòng không trích dẫn !Xin chân thành cảm ơn!
Last edited: