Có cái nắng,có cái gió Buôn Mê !

hunghanoi

Super Moderators











Đoàn chúng tôi rời Hà Nội trên chuyên bay trưa Nội Bài - Buôn Ma Thuột khi cơn bão Haitang đang hoành hành trên biển Đông.Lưu vực ảnh hưởng của nó như báo hiệu một chuyến bay sóng gió,lúc này tây nguyên lại đang là mùa mưa...

Dưới cánh máy bay,những ruộng lúa vùng đồng bằng bắc bộ đang thì con gái sáng lên một màu xanh mát,những làng quê trù phú,yên ả và thanh bình.Một vài khu công nghiệp như điểm nhấn của sự thay da đổi thịt.​
 

hunghanoi

Super Moderators












Toàn cảnh Buôn Ma Thuột nhìn từ trên cao ( ảnh chụp chuyến về )​

Tây Nguyên đang mùa mưa,đã vài lần thưởng thức mưa cao nguyên nhưng chưa lần nào "ấn tượng" như lần này.Máy bay đã hạ càng mà vẫn không nhìn thấy gì ngoài ô cửa sổ,mưa mịt mùng sối sả.Không thể xuống được khi nghe tiếng động cơ máy bay tăng tốc vọt lên,rồi bỗng dưng như rơi tự do đến hụt một cái,vài tiếng thét rú lên trong khoang hành khách....lòng vòng một lúc,cơ trưởng vẫn quyết định tiếp đất,đến khi nhìn thấy cảnh vật bên ngoài thì đã sát sạt mặt đất với hai dãy đèn được bật sáng trưng trên đường băng lúc hơn 3 giờ chiều.Thật là một cú hạ cánh thót tim !
 

hunghanoi

Super Moderators


Sân bay Buôn Ma Thuột



Nhà ga sân bay mới đang được xây dựng



Máy bay tuyến Buôn Ma Thuột - TP HCM đang được tiếp dầu chuẩn bị đón khách



A 320 tuyến Buôn Ma Thuột - Hà Nội​

Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột nằm ở độ cao 529,9m so với mực nước biển,trước đây vốn là một sân bay quân sự nay đang được mở rộng nâng cấp thành sân bay thương mại cấp 4C có thể cất,hạ cánh những loại máy bay lớn như A320,A321.....với lưu lượng phục vụ 240 hành khách một giờ.
 

hunghanoi

Super Moderators




Tượng đài chiến thắng ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột



Bưu điện trung tâm thành phố



Khách sạn 5 sao đang được khẩn trương xây đựng ngay tại khu trung tâm



Quảng trường thành phố Buôn Ma Thuột​

Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Cha Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột (A ma là Cha; Thuột là tên Con; người Ê Đê khi có con trai, thì họ gọi nhau bằng tên của con trai mình, ở đây A ma Thuột nghĩa là Cha của Thuột và thường gọi là Cha Thuột) - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
 

hunghanoi

Super Moderators


Cột tên đường phố ở Buôn Ma Thuột nhìn rất đẹp và khá "tây"



Những ngôi nhà như thế này ở đây không phải là hiếm.



Hoàng hôn êm đềm trên thành phố



Ráng chiều Tây Nguyên



Vẻ đẹp khi đêm xuống​

Thuở xưa, đây là vùng đất của người Ê Đê Kpă với khoảng 50 nhà dài Ê Đê nằm dọc theo suối Ea Tam do tù trưởng A Ma Thuột cai quản.Với lợi thế là trung tâm của toàn Tây Nguyên cùng với sự phát triển theo thời gian,thị xã Buôn Ma Thuột chính thức được thành lập vào năm 1930.
 

hunghanoi

Super Moderators










Hoa trong quán cafe



Nụ Đào Tiên​

Đến Buôn Ma Thuột,khó ai cưỡng nổi lòng mình không một lần bước vào một quán cafe nào đó để được nhìn và tận hưởng từng giọt cafe rơi theo những cung bậc cảm xúc của riêng mình.Đa phần những quán cafe ở đây khá đẹp với khuôn viên rộng có rất nhiều hoa lá tạo cảm giác thư giãn,nhẹ nhàng.Cafe ở đây được pha rất đặc,đó là đặc điểm nổi bật của cafe Buôn Mê,các quán thường rất đông khách và có những lượng khách quen nhất định hợp với gu và hương vị cà phê của người thưởng thức !
 

hunghanoi

Super Moderators










Nói đến cafe Buôn Mê không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng của cafe Trung Nguyên,nơi đây có hẳn một làng được gọi là LÀNG CAFE TRUNG NGUYÊN.Làng cafe Trung Nguyên là một không gian của triết lý cafe và kết nối của những người đam mê cafe qua ngôn ngữ của cafe.

Với một không gian đặm đà bản sắc của "tìm về cuội nguồn" nơi đây, cà phê được nâng niu và tôn vinh một cách đặc biệt bởi những chuyên gia cafe đầy lòng đam mê và tình yêu với cafe cùng những con người không thể thiếu giọt cafe Trung Nguyên mỗi ngày.​
 

hunghanoi

Super Moderators

làng văn hóa cà-phê Trung Nguyên tọa lạc ngay trung tâm TPBMT ở đường Lê Thánh Tông, bao gồm các khu nhà cổ, các công trình kiến trúc biểu trưng về cây cà-phê và văn hóa Tây Nguyên như suối đá, thác nước, bến nước, cây kơ-nia, nhà dài của người Ê Đê, Mơ Nông, vườn cà-phê...

Nếu đến với Đắc Lắc bạn đừng bỏ qua địa điểm này để mà rồi sẽ tiếc nuối,đến đây bạn không chỉ được nhấm nháp những ly cà-phê Ban Mê ngon nổi tiếng, mà còn có dịp tìm hiểu về quá trình sản xuất, chế biến, cách pha cà-phê độc đáo; tận mắt nhìn ngắm những công cụ quý hiếm trong sinh hoạt văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của người dân Tây Nguyên.(mình sẽ còn mời các bác trở lại "thăm" nơi này ở phần cuối của topic)
 

hunghanoi

Super Moderators

Một buổi đẹp trời trước khi chúng tôi đi thăm Bản Đôn và hệ thống thác nổi tiếng ở đây,đứng trên nóc của khách sạn phóng tầm mắt nhìn bốn phương tám hướng để cảm nhận về thành phố Buôn Ma Thuột.Một nét đẹp hiền hoà,hiện đại mà kín đáo mang nhiều nét đặc sắc của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên,văn hóa về tượng gỗ dân gian và sử thi của các dân tộc Tây Nguyên mà hầu hết có mặt nơi này,về cây kơnia loài cây mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với đồng bào dân tộc thiểu số,và thực tế hơn cả,nơi đây còn là thủ phủ của cafe Việt Nam với hương vị và cách thức pha chế đặc biệt,những thương hiệu nổi tiếng và văn hóa thưởng thức cafe cũng rất.......Buôn Ma Thuột !
 

hunghanoi

Super Moderators


Đường đến thác Đray Sáp



Đi qua nhà máy thủy điện Buôn Kuốp trên sông Serepôk hùng vĩ





Những cung đường núi đầy cảm xúc



Đường qua bản vương khói lam chiều​

Có một dự án mang tên "Con đường xanh Tây Nguyên " bắt đầu từ Đà Nẵng qua Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và kết thúc ở Đà Lạt (Lâm Đồng).Con đường sẽ kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của Tây Nguyên thành một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách bởi niềm đam mê khám phá và mạo hiểm của một tour du lịch sinh thái, nhất là với những người yêu thích thiên nhiên.
 

hunghanoi

Super Moderators


Ở độ cao ngang bằng đỉnh thác



Dòng thác trắng



Dưới chân thác



Vực thác



Dấu tích của ngàn xưa bên chân thác​

Cách thành phố Buôn Ma Thuột chừng 30 km về hướng Nam thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông,Đray Sáp là một thác nước trên dòng sông Serepôk. Thác còn có tên gọi nữa là thác Chồng.Theo tiếng Êđê, Dray Sap có nghĩa là "thác khói" (dray: thác, sap: Khói), bởi lẽ dòng nước từ trên cao đổ xuống thung lũng tạo thành một khối lớn bụi nước bay là là như màu sương khói.
 

hunghanoi

Super Moderators

Huyền thoại kể rằng : Ngày xưa có một thiếu nữ Êđê xinh đẹp tên là H’Mi. Nhiều chàng trai giàu có từ khắp các buôn làng M’Nông, Êđê đến đây cầu hôn nhưng bị nàng cự tuyệt bởi lẽ nàng đã trót thầm yêu trộm nhớ một chàng trai hiền lành nhưng nghèo khổ cùng ở chung buôn với nàng. Một hôm, nàng cùng người yêu đi ra rừng ngồi nghỉ trên một tảng đá lớn. Đột nhiên có một con quái vật từ đâu xuất hiện, đầu nó to như quả núi, mắt đỏ như lửa. Từ trên cao, con quái vật lao xuống dùng chiếc miệng ngậm nước sông rồi quật mạnh lên tạo thành cột nước khổng lồ quét đi về phía hai người. Chàng trai bị bắn văng ra xa rồi ngất đi. Đến khi tỉnh dậy mới hay người yêu đã bị con quái vật bắt mang đi mất. Chàng vô cùng đau khổ, sau đó hóa thành một cây to đâm rễ sâu vào tảng đá. Toàn thân phát ra những tiếng kêu than vãn, nhung nhớ, đau thương.
 

hunghanoi

Super Moderators


Tuổi thơ thanh bình bên dòng Sêrêpôk







Cuộc mưu sinh dưới chân thác Đray Sáp



Cầu treo qua dòng Sêrêpôk​

Nếu đến đây khi bạn bất chợt bắt gặp cơn mưa rừng xối xả rồi lại bất chợt tạnh,hay khi bạn nhìn thấy những tia nắng xuyên qua tán lá rừng càng làm cho dòng thác Dray Sáp thêm kỳ ảo, lung linh. Chút mờ ảo biến hóa ở con suối tựa như mây nước tỏa khói lành lạnh sẽ khiến bạn run rẩy nhưng đầy cảm xúc thật dễ chịu khi đặt chân đến đây.
 

hunghanoi

Super Moderators




Bờ thác nhỏ,đẹp như một bài thơ




Với khung cảnh tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng,giữa khung trời bạch nhật thanh thiên,nhiều du khách quốc tế đến đây đã thả hồn cảm xúc bằng màn tắm tiên đầy quyến rũ.Có khác chi chốn bồng lai tiên cảnh !
 

hunghanoi

Super Moderators


Người đàn ông dân tộc Ê Đê đi câu cá dưới chân thác







Cây cầu treo vắt ngang qua dòng chảy của thác Đray Sáp đổ vào sông Serepôk



Thác Đray Sáp nhìn từ bên kia cầu treo​

Từ thác Đray Sáp, qua khỏi cầu giăng bạn sẽ đến một vùng đất cao thoáng đãng. Đây là một ốc đảo nằm giữa hai dòng thác của hệ thống Đray Sáp. Đó là thác Đray Nu, cao chừng 12 m, gồm hai dòng nước đổ giữa cảnh quan hùng vĩ và thơ mộng giữa chốn đại ngàn.
 

hunghanoi

Super Moderators


Đứng giữa cầu treo,cô cháu gái trong đoàn chụp cho tác giả topic một phô ảnh bằng điện thoại di động



Cháu gái còn "săn" cả người đi săn ảnh



Một bờ thác nhỏ trên ốc đảo



Với màu phù sa của đất đỏ ba zan lẫn trong những mỏm đá tai mèo người Ê Đê trồng cây đậu lạc và hạt điều trên ốc đảo



Nơi đây,rừng được gìn giữ với vẻ nguyên sinh đầy hấp dẫn.​

Đray Sáp là một hệ thống gồm hai ngọn thác hùng vĩ và ngoạn mục. Dòng Serepôk từ thượng nguồn đổ xuống khi đến đây lại chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa..Rất gần với Đray Sáp là thác Đray Nur hay còng gọi là thác vợ.Đi qua một chiêc cầu nữa ta sẽ đến với Đray Nur.
 

hunghanoi

Super Moderators
Sêrêpôk - dòng sông chảy ngược



Dòng Sêrêpôk khi hợp lưu từ Đray Sáp và Dray Nur để chảy về thủy điện Buôn Kuốp





Không theo qui luật từ cội nguồn xuôi dòng đổ ra biển lớn như các dòng sông khác, sông Sêrêpôk của vùng Tây nguyên lại chảy ngược lên hướng thượng nguồn và sang đất Campuchia.





Dòng Sêrêpôk nơi đầu thác Đray Nur (thác vợ)​

Vì sao Sêrêpôk chảy ngược?

Được hợp lưu bởi hai dòng Krông Knô và Krông Ana bắt nguồn từ vùng lũng núi của nam Trường Sơn, sông Sêrêpôk có chiều dài 315km (phần chảy trên lãnh thổ VN là 125km). Sêrêpôk không đổ thẳng ra biển Đông như nhiều dòng sông khác mà chảy ngược sang Campuchia trước khi hợp vào dòng Mekong, xuôi về miền Tây Nam bộ VN rồi mới hòa vào biển lớn.

do dãy núi Trường Sơn Nam là đường phân thủy (chia nước) của những hệ thống sông chảy về đồng bằng duyên hải phía đông và đổ về biển Đông và hệ thống sông đổ về phía tây là phụ lưu của sông Mekong. Sêrêpôk là một trong số ít dòng sông không tuân theo qui luật chảy về biển Đông mà ngược lên phía tây hiếm hoi đó. Đây là dòng sông khá đặc biệt vì nó là hợp lưu của hai sông Krông Knô và Krông Ana, cả hai đều “nổi tiếng” hiền hòa, nhưng khi hợp thành Sêrêpôk thì trở nên “hung dữ” với hàng loạt thác ghềnh liên tiếp như Gia Long, Dray Sap, Dray Nur, Trinh Nữ... với dòng nước chảy xiết khá hiểm trở.
 

hunghanoi

Super Moderators




Cây cầu treo từ ốc đảo qua dòng Sêrêpôk đưa ta đến với Đray Nur hùng vĩ



Qua cầu treo,đi trong tán cây rừng xòe bóng mát để đến Đray Nur





Bờ đá,rừng cây vẫn còn đó vẻ nguyên sinh như từ ngàn năm trước.​
 

hunghanoi

Super Moderators


Toàn cảnh phần chính của thác Đray Nur



Dòng chảy chính bên trái thác



Dòng chảy chính bên phải thác





Cuộc mưu sinh dước dòng thác chảy​

Thác Đray Nu là một thác nước có thể nói là đẹp nhất của dòng sông Serepôk,Đray Nu theo tiếng đồng bào địa phương có nghĩa là thác cái, vì thế thác còn có tên là thác Vợ.

Thác gồm 3 dòng đổ riêng biệt với một dòng lớn và hai dòng nhỏ, trong đó có 1 dòng cũng rất đặc biệt vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn, người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo cũng giống như thác Pren ở Đà Lạt Lâm Đồng vậy .

Thác có chung một huyền thọai hình thành với thác Đray Sáp và câu chuyện tình yêu của nàng H’Mi xinh đẹp nhưng bạc mệnh. Chính vì thế mà người dân địa phương mới gọi hai thác này là thác vợ,thác chồng.
 

hunghanoi

Super Moderators




Nơi đầu ngọn thác Đray Nur như một dòng suối hiền hòa êm đềm chảy





Thác được tạo ngọn và đổ xuống dòng Sêrêpôk



Mình ngồi ở mép vực (hãi ra phết) để cô cháu gái trong đoàn chụp cho một pô ảnh bằng máy điện thoại làm kỷ niệm.Nói dại,chẳng may mà trượt chân......chắc sẽ ra đi vội vã.​
 

Bình luận từ Facebook

Top