(HNM) - Trực tiếp dự khán Giải bóng bàn Các cây vợt xuất sắc mới diễn ra tại Hải Dương, nhiều người thất vọng khi nghĩ đến tương lai của môn thể thao rất được hâm mộ tại Việt Nam.
Không còn thấy những Vũ Mạnh Cường, Đoàn Kiến Quốc, ngay cựu vô địch Trần Tuấn Quỳnh giờ này cũng thi đấu "thiếu lửa" (chỉ giành hạng ba) trong một NTĐ Hải Dương lèo tèo người xem…
Câu hỏi đặt ra là: bóng bàn Việt Nam (BBVN) hiện tại mạnh hay không mạnh? Câu trả lời chắc chắn là "không mạnh". Vậy điểm yếu là gì?
Một nền bóng bàn chỉ mạnh khi có những nhà vô địch thực sự, chẳng hạn như khi xưa ta có Vũ Mạnh Cường. Mạnh Cường chơi "một càng", tuy nhiên quả phải của anh là rất xuất sắc, từng được ví như "cú đánh mất bóng", lại có bộ pháp tốt nên 2 lần lấy HCV SEA Games. Lần 1 ở Chiang Mai 1995 khi thắng lão tướng Susenno chuyên đánh phản công rất khó chịu, lần 2 ở Kuala Lumpur khi thắng tiểu tướng Ismu Harinto chơi "hai càng" nhưng yếu hơn về bản lĩnh. Nhưng cần nhớ rằng ngay ở đó, Cường đã thắng tay vợt gốc Hoa Duan Yong Jun có lối đánh biến hóa và khá cao ngạo bên bàn bóng. Chính anh này từng tâm sự với người viết rằng "các tay vợt Việt Nam còn non lắm"(!) Cường sở hữu quả phải quá mạnh nên khi đánh đôi cùng Hồ Tiểu Linh tại giải VĐQG đã lấy HCV, cùng Ngô Thu Thủy ở SEA Games cũng lấy HCV. Còn Trần Tuấn Quỳnh, quả trái khá hơn đàn anh và quả phải chưa bằng song đã biết tự "đốt mình" khi cần để giành chiến thắng. Và một trong những lần như thế đã giúp Tuấn Quỳnh lấy HCV đơn nam sau khi thắng Phakphoom của Thái Lan ở SEA Games 22.
Những con người và lối đánh như thế, hiện tại đều không tìm thấy.
Nhà vô địch giải Cây vợt xuất sắc Đinh Quang Linh có lối chơi na ná Nguyễn Nam Hải, từng được ví như "lối chơi công chức": chỉn chu, không bùng nổ, và nếu "soi" kỹ ta còn thấy Linh hay mắc lỗi phát bóng. Đánh như thế, sang năm ở SEA Games cũng ít có khả năng tiến sâu ở giải đơn. Còn với phái đẹp, Mỹ Trang vẫn vô địch nhưng lối đánh của cô sẽ gặp phải "khắc tinh" là các tay vợt cỡ như Nanthanna, Anisara và Bee Li Wei chứ chưa nói đến các tay vợt gốc Hoa của Singapore. Đang được kỳ vọng là Việt Linh với lối đánh phòng ngự phản công, tuy nhiên tay vợt rất đáng yêu này lại vướng vào 3 sự yếu chí mạng mà lẽ ra một cây vợt hàng đầu không thể mắc. Một là, chỉ biết cắt bóng chặt chứ không có sự biến hóa, hai là còn non và đơn điệu trong phát bóng, ba là chưa chắc chắn khi lên tấn công những lúc có thể - điều này đã rõ từ lâu mà đến giờ Linh vẫn không sao khắc phục được.
Như thế, các tay vợt nữ của chúng ta rất khó giành được thành tích khả quan trên đất Myanmar (nước chủ nhà của SEA Games) vào năm tới. Họ, kể cả các tay vợt thuộc phái mày râu, có lỗi gì không?
Câu trả lời là không. Theo chúng tôi, hiện tại BBVN rất cần có thầy giỏi, như các vị HLV Hà Tích Thân hay Ngũ Thanh Vỹ khi xưa mà thể thao Hà Nội từng mời về và họ đều đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Những ông thầy ngoại kiểu đó xem ra phù hợp với chúng ta, kể cả ở khâu tuyển chọn và đào tạo. Đó là điều cần suy nghĩ nghiêm túc nếu BBVN muốn làm nên điều gì đó trong thời gian tới. Liệu có khó quá chăng?
Nguyễn Lưu
Không còn thấy những Vũ Mạnh Cường, Đoàn Kiến Quốc, ngay cựu vô địch Trần Tuấn Quỳnh giờ này cũng thi đấu "thiếu lửa" (chỉ giành hạng ba) trong một NTĐ Hải Dương lèo tèo người xem…
Câu hỏi đặt ra là: bóng bàn Việt Nam (BBVN) hiện tại mạnh hay không mạnh? Câu trả lời chắc chắn là "không mạnh". Vậy điểm yếu là gì?
Một nền bóng bàn chỉ mạnh khi có những nhà vô địch thực sự, chẳng hạn như khi xưa ta có Vũ Mạnh Cường. Mạnh Cường chơi "một càng", tuy nhiên quả phải của anh là rất xuất sắc, từng được ví như "cú đánh mất bóng", lại có bộ pháp tốt nên 2 lần lấy HCV SEA Games. Lần 1 ở Chiang Mai 1995 khi thắng lão tướng Susenno chuyên đánh phản công rất khó chịu, lần 2 ở Kuala Lumpur khi thắng tiểu tướng Ismu Harinto chơi "hai càng" nhưng yếu hơn về bản lĩnh. Nhưng cần nhớ rằng ngay ở đó, Cường đã thắng tay vợt gốc Hoa Duan Yong Jun có lối đánh biến hóa và khá cao ngạo bên bàn bóng. Chính anh này từng tâm sự với người viết rằng "các tay vợt Việt Nam còn non lắm"(!) Cường sở hữu quả phải quá mạnh nên khi đánh đôi cùng Hồ Tiểu Linh tại giải VĐQG đã lấy HCV, cùng Ngô Thu Thủy ở SEA Games cũng lấy HCV. Còn Trần Tuấn Quỳnh, quả trái khá hơn đàn anh và quả phải chưa bằng song đã biết tự "đốt mình" khi cần để giành chiến thắng. Và một trong những lần như thế đã giúp Tuấn Quỳnh lấy HCV đơn nam sau khi thắng Phakphoom của Thái Lan ở SEA Games 22.
Những con người và lối đánh như thế, hiện tại đều không tìm thấy.
Nhà vô địch giải Cây vợt xuất sắc Đinh Quang Linh có lối chơi na ná Nguyễn Nam Hải, từng được ví như "lối chơi công chức": chỉn chu, không bùng nổ, và nếu "soi" kỹ ta còn thấy Linh hay mắc lỗi phát bóng. Đánh như thế, sang năm ở SEA Games cũng ít có khả năng tiến sâu ở giải đơn. Còn với phái đẹp, Mỹ Trang vẫn vô địch nhưng lối đánh của cô sẽ gặp phải "khắc tinh" là các tay vợt cỡ như Nanthanna, Anisara và Bee Li Wei chứ chưa nói đến các tay vợt gốc Hoa của Singapore. Đang được kỳ vọng là Việt Linh với lối đánh phòng ngự phản công, tuy nhiên tay vợt rất đáng yêu này lại vướng vào 3 sự yếu chí mạng mà lẽ ra một cây vợt hàng đầu không thể mắc. Một là, chỉ biết cắt bóng chặt chứ không có sự biến hóa, hai là còn non và đơn điệu trong phát bóng, ba là chưa chắc chắn khi lên tấn công những lúc có thể - điều này đã rõ từ lâu mà đến giờ Linh vẫn không sao khắc phục được.
Như thế, các tay vợt nữ của chúng ta rất khó giành được thành tích khả quan trên đất Myanmar (nước chủ nhà của SEA Games) vào năm tới. Họ, kể cả các tay vợt thuộc phái mày râu, có lỗi gì không?
Câu trả lời là không. Theo chúng tôi, hiện tại BBVN rất cần có thầy giỏi, như các vị HLV Hà Tích Thân hay Ngũ Thanh Vỹ khi xưa mà thể thao Hà Nội từng mời về và họ đều đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Những ông thầy ngoại kiểu đó xem ra phù hợp với chúng ta, kể cả ở khâu tuyển chọn và đào tạo. Đó là điều cần suy nghĩ nghiêm túc nếu BBVN muốn làm nên điều gì đó trong thời gian tới. Liệu có khó quá chăng?
Nguyễn Lưu