Trạng .... CÁ
Đại Tá
Chỉ là vấn đề chém gió, các bác góp bão, chỉ là quan điểm cá nhân, nói cho em, bác nào không thích thì cũng đừng gạch đá, lập topic khác vui hơn.
Trong 2 ngày đi xem giải Tạp chí PCTP vừa rồi, buổi đầu tiên, ngồi thật cao, xem cả sân, chỗ nào hay thì để ý. Cả buổi sáng, chỉ thấy ưng có Linh Muối và Tú Mẩu. Từ đó, cứ 2 ông sao này chơi ở đâu, đánh ở đâu là lân la ngồi thật gần, để xem, để mở rộng tầm mắt.
Theo thiển ý của em, ở Việt Nam hiện tại, độ khéo léo, cảm giác bóng tốt, nhạy cảm và tinh tế, chắc không ai qua được Đạt Trố. Nhìn Đạt Trố cầm vợt chơi bóng, gần như nhìn một nghệ sĩ với chiếc đàn trên sân khấu. Sự mẫn cảm trong từng pha bóng đều cảm nhận thấy sự uyển chuyển, khéo léo của một tài năng. Các đường đánh, di chuyển, chuyển hoán của Đạt Trố không hề giống nhau trong các pha bóng giống nhau, nó cứ như là tự nhiên nó thế, cảm nhận thế, rồi ngẫu hứng xoay chuyển như thế. Đạt Trố có cái BH đáng ngưỡng mộ nhất trong cái nhà thi đấu Cầu Giấy, nó không cứng cáp, nhưng đủ mạnh mẽ và uy lực, nó không ẻo lả, nhưng đầy đủ sự hoa mỹ. Nếu không từng giáp trận với Đạt Trố (cám ơn bác Chủ Hoàng Sâm cho em được vinh dự này), không từng được xem vợt Đạt Trố, khó có thể nói Đạt Trố chơi Sar và Ten 64.
Cũng theo cảm nhận trình gà, 2 ông sao Linh Muối và Tú Mẩu, lại là 2 VĐV em ưng nhất, đơn giản là vì ĐỦ. BH và FH. Khác với nhiều VĐV cùng chơi, Linh Muối và Tú Mẩu nổi trội với BH tốt hơn hẳn. Chắc chả cần nói nhiều, các bác cũng biết, FH VN có thể nói, không có VĐV nào không có FH tốt, chắc và nặng, vì vậy, sự khác biệt, chỉ đến từ BH.
Trước hết nói về Linh Muối, BH của Linh Muối hơn hẳn so với các VĐV khác, trừ Tú Mẩu. Linh Muối đủ càng, đánh BH rất chủ động, và sẵn sàng chơi BH phũ, căng như FH thường thấy. Đặc biệt ấn tượng với Linh Muối từ các giải trước đây, với cú BH phẳng như bàn là Liên Xô ngay trên mặt bàn. BH của Linh Muối có một điều, em cảm thấy chưa trọn vẹn, chính là cú giật BH hoàn hảo. Linh Muối, theo em thôi nhé, có vẻ rất tự tin với cú ve thẳng cánh của BH, nên gần như em không thấy có các cú BH theo kiểu an toàn, áp chế, khống chế trận đấu, lấy an toàn làm đầu để phản công, mà đa số dùng BH để ăn điểm trực tiếp, vũ phu và uy lực. Đấy là điểm mà Linh Muối kém Tú Mẩu. Chính vì cú BH chỉ dùng để ăn điểm, nên trong các trường hợp cần chiếm lại chủ động, không thấy BH của Linh Muối phát huy tác dụng. BH kiếm điểm đã là một cái gì đó trong cái nhà thi đấu Cầu Giấy hôm ấy.
Chính sự thiếu hụt của Linh Muối, là sự hoàn hảo của Tú Mẩu. Hôm đó, em được chứng kiến 2 trận Tú Mẩu chơi, đánh với đối thủ cũng là chuyên nghiệp, có 1 trận nghiệp dư, và hôm sau là đánh với chính Linh Muối. Tú Mẩu tự tin chơi chủ động bằng 2 càng, đứng giữa bàn áp đảo, và khi bị dồn vào thế bị động, Tú Mẩu vẫn chiếm TRUNG, dùng cả BH và FH để lấy lại thế, ngay khi có thể.
Khen phò mã tốt áo. Vấn đề là mình học được gì ?
Biết phòng thủ khi bị động, nhưng luôn tìm cách giành thế chủ động. Đúng như tôn chỉ của mấy thằng CNT, luôn tìm cách giành lại chủ động, ngay cả khi bị động.
Ai cũng biết thế, vấn đề cũ rích. Nhưng các bác thử xem lại nhé, có thể là em nhầm, các VĐV trong loạt video @Dũng Cửu và bác @lamtanmai post lên, thì việc giành lại chủ động, rất thiếu an toàn.
Các bác luôn tìm cách đánh ác để giành lại chủ động, nhưng trong các cú đánh ác, lại không có yếu tố an toàn là mấy, tức là, giành điểm, chứ không giành lại chủ động, vì nếu không an toàn, thì làm gì còn bóng nữa mà chủ động.
À, chỉ có Tú Mẩu, có thể do lợi thế 2 càng, nên sẵn sàng thủ chủ động, an toàn, điều bóng nhẹ nhàng hoặc đẩy khó, đơn giản chỉ là giữ bóng trong bàn, nhưng giảm tính chủ động của đối phương để có cơ hội giành lại chủ động. Ngay cả trận Tú Mẩu gặp Quân Yên Bái, rõ ràng là Quân Yên Bái chơi thủ tốt, nhưng cách chuyển hoán bật lại của Quân Yên Bái có cái gì đó yếu ớt, và khá chậm chạp khi có cơ hội giành lại chủ động (chỉ nói về trận đó thôi nhé, chứ nghiệp dư và chuyên nghiệp khác nhau là đúng rồi). Còn một VĐV nữa cũng có lối chơi gần được như vậy, là Đạt Trố, quá khéo cái BH của Đạt Trố.
Nói đi lại nói lại, em ngẫm ra là, ừ, không được như CNT, thì cũng cố gắng học hỏi Chuyên nghiệp mình trong lối chơi, đã bị động, thì phải thủ, tức là giữ an toàn, thủ thật sự, chứ không phải là gồng lên đánh giành lại chủ động bằng được, khi điều kiện chưa cho phép. Nhưng cố gắng thủ an toàn, và chỉ chuyển hoán giành chủ động, khi đã giảm được chủ động của đối thủ.
Đơn giản là giữ quả bóng trong bàn lâu nhất có thể, và cố gắng đừng để nó đấm tối mặt tối mũi.
Long 5 công quá hay, nhưng thủ chưa được hoàn hảo với cái tay paragame của mình, vậy nếu bị công, thì tự mình giết mình, em chuyển xuống NA, hiền hòa hơn một chút, âu cũng là vì sự tồn tại TEO TÓP
Trong 2 ngày đi xem giải Tạp chí PCTP vừa rồi, buổi đầu tiên, ngồi thật cao, xem cả sân, chỗ nào hay thì để ý. Cả buổi sáng, chỉ thấy ưng có Linh Muối và Tú Mẩu. Từ đó, cứ 2 ông sao này chơi ở đâu, đánh ở đâu là lân la ngồi thật gần, để xem, để mở rộng tầm mắt.
Theo thiển ý của em, ở Việt Nam hiện tại, độ khéo léo, cảm giác bóng tốt, nhạy cảm và tinh tế, chắc không ai qua được Đạt Trố. Nhìn Đạt Trố cầm vợt chơi bóng, gần như nhìn một nghệ sĩ với chiếc đàn trên sân khấu. Sự mẫn cảm trong từng pha bóng đều cảm nhận thấy sự uyển chuyển, khéo léo của một tài năng. Các đường đánh, di chuyển, chuyển hoán của Đạt Trố không hề giống nhau trong các pha bóng giống nhau, nó cứ như là tự nhiên nó thế, cảm nhận thế, rồi ngẫu hứng xoay chuyển như thế. Đạt Trố có cái BH đáng ngưỡng mộ nhất trong cái nhà thi đấu Cầu Giấy, nó không cứng cáp, nhưng đủ mạnh mẽ và uy lực, nó không ẻo lả, nhưng đầy đủ sự hoa mỹ. Nếu không từng giáp trận với Đạt Trố (cám ơn bác Chủ Hoàng Sâm cho em được vinh dự này), không từng được xem vợt Đạt Trố, khó có thể nói Đạt Trố chơi Sar và Ten 64.
Cũng theo cảm nhận trình gà, 2 ông sao Linh Muối và Tú Mẩu, lại là 2 VĐV em ưng nhất, đơn giản là vì ĐỦ. BH và FH. Khác với nhiều VĐV cùng chơi, Linh Muối và Tú Mẩu nổi trội với BH tốt hơn hẳn. Chắc chả cần nói nhiều, các bác cũng biết, FH VN có thể nói, không có VĐV nào không có FH tốt, chắc và nặng, vì vậy, sự khác biệt, chỉ đến từ BH.
Trước hết nói về Linh Muối, BH của Linh Muối hơn hẳn so với các VĐV khác, trừ Tú Mẩu. Linh Muối đủ càng, đánh BH rất chủ động, và sẵn sàng chơi BH phũ, căng như FH thường thấy. Đặc biệt ấn tượng với Linh Muối từ các giải trước đây, với cú BH phẳng như bàn là Liên Xô ngay trên mặt bàn. BH của Linh Muối có một điều, em cảm thấy chưa trọn vẹn, chính là cú giật BH hoàn hảo. Linh Muối, theo em thôi nhé, có vẻ rất tự tin với cú ve thẳng cánh của BH, nên gần như em không thấy có các cú BH theo kiểu an toàn, áp chế, khống chế trận đấu, lấy an toàn làm đầu để phản công, mà đa số dùng BH để ăn điểm trực tiếp, vũ phu và uy lực. Đấy là điểm mà Linh Muối kém Tú Mẩu. Chính vì cú BH chỉ dùng để ăn điểm, nên trong các trường hợp cần chiếm lại chủ động, không thấy BH của Linh Muối phát huy tác dụng. BH kiếm điểm đã là một cái gì đó trong cái nhà thi đấu Cầu Giấy hôm ấy.
Chính sự thiếu hụt của Linh Muối, là sự hoàn hảo của Tú Mẩu. Hôm đó, em được chứng kiến 2 trận Tú Mẩu chơi, đánh với đối thủ cũng là chuyên nghiệp, có 1 trận nghiệp dư, và hôm sau là đánh với chính Linh Muối. Tú Mẩu tự tin chơi chủ động bằng 2 càng, đứng giữa bàn áp đảo, và khi bị dồn vào thế bị động, Tú Mẩu vẫn chiếm TRUNG, dùng cả BH và FH để lấy lại thế, ngay khi có thể.
Khen phò mã tốt áo. Vấn đề là mình học được gì ?
Biết phòng thủ khi bị động, nhưng luôn tìm cách giành thế chủ động. Đúng như tôn chỉ của mấy thằng CNT, luôn tìm cách giành lại chủ động, ngay cả khi bị động.
Ai cũng biết thế, vấn đề cũ rích. Nhưng các bác thử xem lại nhé, có thể là em nhầm, các VĐV trong loạt video @Dũng Cửu và bác @lamtanmai post lên, thì việc giành lại chủ động, rất thiếu an toàn.
Các bác luôn tìm cách đánh ác để giành lại chủ động, nhưng trong các cú đánh ác, lại không có yếu tố an toàn là mấy, tức là, giành điểm, chứ không giành lại chủ động, vì nếu không an toàn, thì làm gì còn bóng nữa mà chủ động.
À, chỉ có Tú Mẩu, có thể do lợi thế 2 càng, nên sẵn sàng thủ chủ động, an toàn, điều bóng nhẹ nhàng hoặc đẩy khó, đơn giản chỉ là giữ bóng trong bàn, nhưng giảm tính chủ động của đối phương để có cơ hội giành lại chủ động. Ngay cả trận Tú Mẩu gặp Quân Yên Bái, rõ ràng là Quân Yên Bái chơi thủ tốt, nhưng cách chuyển hoán bật lại của Quân Yên Bái có cái gì đó yếu ớt, và khá chậm chạp khi có cơ hội giành lại chủ động (chỉ nói về trận đó thôi nhé, chứ nghiệp dư và chuyên nghiệp khác nhau là đúng rồi). Còn một VĐV nữa cũng có lối chơi gần được như vậy, là Đạt Trố, quá khéo cái BH của Đạt Trố.
Nói đi lại nói lại, em ngẫm ra là, ừ, không được như CNT, thì cũng cố gắng học hỏi Chuyên nghiệp mình trong lối chơi, đã bị động, thì phải thủ, tức là giữ an toàn, thủ thật sự, chứ không phải là gồng lên đánh giành lại chủ động bằng được, khi điều kiện chưa cho phép. Nhưng cố gắng thủ an toàn, và chỉ chuyển hoán giành chủ động, khi đã giảm được chủ động của đối thủ.
Đơn giản là giữ quả bóng trong bàn lâu nhất có thể, và cố gắng đừng để nó đấm tối mặt tối mũi.
Long 5 công quá hay, nhưng thủ chưa được hoàn hảo với cái tay paragame của mình, vậy nếu bị công, thì tự mình giết mình, em chuyển xuống NA, hiền hòa hơn một chút, âu cũng là vì sự tồn tại TEO TÓP