bazoka
Thượng Sỹ
TT - Chuyện không vui xuất phát khi Giải vô địch bóng bàn toàn quốc báo Nhân Dân - Cúp Petro Việt Nam - Đạm Cà Mau 2016 khép lại ở TP.HCM với chiến thắng của hai tay vợt “lão tướng” Đinh Quang Linh (30 tuổi) và Mai Hoàng Mỹ Trang (28 tuổi).
Dù không còn ở phong độ đỉnh cao nhưng Mỹ Trang vẫn đoạt 10 chức vô địch trong 11 mùa giải gần đây - Ảnh: T.P.
Theo tôi, các VĐV trẻ ít kinh nghiệm thi đấu nên thiếu bản lĩnh. Muốn có bản lĩnh thì không thể “tập chay” mà phải thi đấu để VĐV cọ xát, biết xử lý tình huống nhanh nhạy, có kỹ chiến thuật phù hợp. Gần ba năm nay, tôi và đội tuyển VN chưa đi tập huấn nước ngoài
Trước giải đấu này, nhiều gương mặt trẻ đã được nhắc đến với sự kỳ vọng như: Đoàn Bá Tuấn Anh, Nguyễn Anh Tú... (nam), Nguyễn Thị Nga (nữ) hay hai tay vợt “măng non” Vũ Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Yến Nhi. Nhưng rốt cuộc, Đinh Quang Linh vẫn bảo vệ thành công ngôi vô địch đơn nam ở tuổi 30, còn Mai Hoàng Mỹ Trang (28 tuổi) lần thứ 10 đăng quang đơn nữ trong 11 mùa giải gần đây.
Buồn cho bốn chữ “độc cô cầu bại”
Ở tuổi 28, Mỹ Trang vẫn “bất khả chiến bại” ở làng bóng bàn nữ VN. Cô tham dự tổng cộng 4 nội dung (đồng đội nữ, đôi nữ, đôi nam nữ và đơn nữ) và đăng quang cả 4 với 20 trận toàn thắng. Ở trận chung kết, trước tay vợt được xem là số 2 VN Nguyễn Thị Nga, Mỹ Trang thắng tuyệt đối 4-0.
Vô địch VN từ năm 2006, Mỹ Trang được tập huấn 6 tháng tại Quảng Tây (Trung Quốc) vào năm 2009. Lúc đó, cô được chuyên gia bóng bàn cao cấp của Trung Quốc là Ngũ Thanh Vỹ (thành viên ban huấn luyện đội hai của tuyển bóng bàn Trung Quốc) chỉnh sửa kỹ thuật rất nhiều. “Quả ngọt” Mỹ Trang hái được sau chuyến tập huấn này là chiếc HCV Giải bóng bàn Đông Nam Á 2010.
Và cũng gần như chỉ bấy nhiêu “vốn liếng”, Mỹ Trang đã trở thành “độc cô cầu bại” của làng bóng bàn nữ VN dù trình độ thật sự vẫn chưa thoát khỏi “vùng trũng” Đông Nam Á. Mỹ Trang chia sẻ: “Tôi đã không còn giữ được phong độ đỉnh cao. Trước đây, tôi thiên về đánh tấn công nhưng bây giờ phải chuyển sang phòng thủ - phản công bởi sức lực không còn như trước. Tôi thắng nhờ kinh nghiệm là chính”.
Bóng bàn VN đang gặp cảnh “tre già” nhưng “măng chưa mọc”. Hệ lụy là bóng bàn VN ngày càng lụi dần, các giải đấu teo tóp cả về chất lượng lẫn số lượng, khán giả đến sân thưa thớt... Số VĐV đủ tầm tranh chấp giải quốc gia chỉ trên đầu ngón tay và nhẵn mặt nhau gần chục năm qua.
Cựu tuyển thủ quốc gia Trương Thới Nhiệm nhận định: “Công tác đào tạo trẻ ở các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu nên hụt lớp kế thừa. Một số nơi vẫn đưa VĐV đi học Trung Quốc nhưng chưa thành công bởi nhiều nguyên nhân: bất đồng ngôn ngữ nên tiếp thu không tốt, VĐV VN chỉ được tập với VĐV trẻ các CLB của Trung Quốc chứ không thuê HLV Trung Quốc nên hiệu quả không cao... Muốn cải thiện điều này, chúng ta cần chiến lược đào tạo hợp lý cho VĐV từ 7-8 tuổi và xuyên suốt mới có hi vọng vươn lên tầm châu lục”.
Tuy nhiên, Mỹ Trang nói: “Không thể đổ hết cho công tác đào tạo trẻ hiện nay không tốt. Ngay trong đội Petrosetco TP.HCM vẫn có nhiều VĐV tốt hơn tôi trong các lĩnh vực; người tấn công tốt hơn, người phòng thủ chặt hơn... Dù vậy, khi ra thi đấu họ không thể đánh lại tôi. Theo tôi, các VĐV trẻ ít kinh nghiệm thi đấu nên thiếu bản lĩnh. Muốn có bản lĩnh thì không thể “tập chay” mà phải thi đấu để VĐV cọ xát, biết xử lý tình huống nhanh nhạy, có kỹ chiến thuật phù hợp. Gần ba năm nay, tôi và đội tuyển VN chưa đi tập huấn nước ngoài”.
Cần sự đầu tư hợp lý
Lâu nay, tuyển thủ bóng bàn VN mỗi năm chỉ thi đấu khoảng 2-3 giải quốc tế truyền thống như Cây vợt vàng, Giải Đông Nam Á (hoặc SEA Games). Trong khi đó, Thái Lan liên tục đưa VĐV trẻ ra nước ngoài tập huấn, thi đấu. Nhờ vậy, dàn VĐV của Thái Lan hiện nay mạnh hơn hẳn VN. Chỉ thời gian gần đây VĐV VN bắt đầu được thi đấu nhiều hơn, dự một số tour quốc tế năm 2015, trở lại giải thế giới (đối với bóng bàn nữ) sau hơn 20 năm.
Trưởng bộ môn bóng bàn Tổng cục TDTT Phan Anh Tuấn nhìn nhận: “Trong vòng 2-3 năm nữa vẫn khó có tay vợt nữ VN nào đủ khả năng soán ngôi Mỹ Trang. Lực lượng trẻ VN vừa mỏng vừa không đủ tầm. Nhưng tiềm năng bóng bàn nữ VN là có. VĐV VN được đánh giá cao bởi sự khéo léo, nhanh và bén chiến thuật. Họ cần được đầu tư hợp lý mới phát triển”.
Thực tế, Nguyễn Thị Việt Linh từng đánh bại tay vợt Hàn Quốc hạng 21 thế giới lúc đó là Seok Ha Jung ở vòng loại Olympic 2012. Việt Linh từng là “hiện tượng” của bóng bàn VN với lối chơi chuyên cắt bóng rất biến hóa. Cũng năm 2012, cô chính là VĐV duy nhất làm đứt đoạn chuỗi vô địch liên tục từ năm 2006 của Mỹ Trang. Nhưng sau đó, tên tuổi Việt Linh cứ chìm dần theo thành tích thi đấu kém ấn tượng.
Từ đây, ông Phan Anh Tuấn cho biết Tổng cục TDTT và Liên đoàn Bóng bàn VN đang xem xét đề xuất chọn khoảng 6 VĐV trẻ (3 nam, 3 nữ) đầu tư trọng điểm, cho tập huấn dài hạn ở nước ngoài (có thể là Hàn Quốc hoặc một quốc gia mạnh về bóng bàn ở châu Âu vì lâu nay VN tập huấn ở Trung Quốc nhiều nhưng hiệu quả không rõ rệt). Đây cũng được xem là con đường để cứu bóng bàn VN khỏi cơn khủng hoảng nhân tài hiện nay.
http://thethao.tuoitre.vn/tin/cac-m...ot-tieng-tho-dai-cho-bong-ban-vn/1102132.html
Dù không còn ở phong độ đỉnh cao nhưng Mỹ Trang vẫn đoạt 10 chức vô địch trong 11 mùa giải gần đây - Ảnh: T.P.
Theo tôi, các VĐV trẻ ít kinh nghiệm thi đấu nên thiếu bản lĩnh. Muốn có bản lĩnh thì không thể “tập chay” mà phải thi đấu để VĐV cọ xát, biết xử lý tình huống nhanh nhạy, có kỹ chiến thuật phù hợp. Gần ba năm nay, tôi và đội tuyển VN chưa đi tập huấn nước ngoài
Mai Hoàng Mỹ Trang
Buồn cho bốn chữ “độc cô cầu bại”
Ở tuổi 28, Mỹ Trang vẫn “bất khả chiến bại” ở làng bóng bàn nữ VN. Cô tham dự tổng cộng 4 nội dung (đồng đội nữ, đôi nữ, đôi nam nữ và đơn nữ) và đăng quang cả 4 với 20 trận toàn thắng. Ở trận chung kết, trước tay vợt được xem là số 2 VN Nguyễn Thị Nga, Mỹ Trang thắng tuyệt đối 4-0.
Vô địch VN từ năm 2006, Mỹ Trang được tập huấn 6 tháng tại Quảng Tây (Trung Quốc) vào năm 2009. Lúc đó, cô được chuyên gia bóng bàn cao cấp của Trung Quốc là Ngũ Thanh Vỹ (thành viên ban huấn luyện đội hai của tuyển bóng bàn Trung Quốc) chỉnh sửa kỹ thuật rất nhiều. “Quả ngọt” Mỹ Trang hái được sau chuyến tập huấn này là chiếc HCV Giải bóng bàn Đông Nam Á 2010.
Và cũng gần như chỉ bấy nhiêu “vốn liếng”, Mỹ Trang đã trở thành “độc cô cầu bại” của làng bóng bàn nữ VN dù trình độ thật sự vẫn chưa thoát khỏi “vùng trũng” Đông Nam Á. Mỹ Trang chia sẻ: “Tôi đã không còn giữ được phong độ đỉnh cao. Trước đây, tôi thiên về đánh tấn công nhưng bây giờ phải chuyển sang phòng thủ - phản công bởi sức lực không còn như trước. Tôi thắng nhờ kinh nghiệm là chính”.
Bóng bàn VN đang gặp cảnh “tre già” nhưng “măng chưa mọc”. Hệ lụy là bóng bàn VN ngày càng lụi dần, các giải đấu teo tóp cả về chất lượng lẫn số lượng, khán giả đến sân thưa thớt... Số VĐV đủ tầm tranh chấp giải quốc gia chỉ trên đầu ngón tay và nhẵn mặt nhau gần chục năm qua.
Cựu tuyển thủ quốc gia Trương Thới Nhiệm nhận định: “Công tác đào tạo trẻ ở các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu nên hụt lớp kế thừa. Một số nơi vẫn đưa VĐV đi học Trung Quốc nhưng chưa thành công bởi nhiều nguyên nhân: bất đồng ngôn ngữ nên tiếp thu không tốt, VĐV VN chỉ được tập với VĐV trẻ các CLB của Trung Quốc chứ không thuê HLV Trung Quốc nên hiệu quả không cao... Muốn cải thiện điều này, chúng ta cần chiến lược đào tạo hợp lý cho VĐV từ 7-8 tuổi và xuyên suốt mới có hi vọng vươn lên tầm châu lục”.
Tuy nhiên, Mỹ Trang nói: “Không thể đổ hết cho công tác đào tạo trẻ hiện nay không tốt. Ngay trong đội Petrosetco TP.HCM vẫn có nhiều VĐV tốt hơn tôi trong các lĩnh vực; người tấn công tốt hơn, người phòng thủ chặt hơn... Dù vậy, khi ra thi đấu họ không thể đánh lại tôi. Theo tôi, các VĐV trẻ ít kinh nghiệm thi đấu nên thiếu bản lĩnh. Muốn có bản lĩnh thì không thể “tập chay” mà phải thi đấu để VĐV cọ xát, biết xử lý tình huống nhanh nhạy, có kỹ chiến thuật phù hợp. Gần ba năm nay, tôi và đội tuyển VN chưa đi tập huấn nước ngoài”.
Cần sự đầu tư hợp lý
Lâu nay, tuyển thủ bóng bàn VN mỗi năm chỉ thi đấu khoảng 2-3 giải quốc tế truyền thống như Cây vợt vàng, Giải Đông Nam Á (hoặc SEA Games). Trong khi đó, Thái Lan liên tục đưa VĐV trẻ ra nước ngoài tập huấn, thi đấu. Nhờ vậy, dàn VĐV của Thái Lan hiện nay mạnh hơn hẳn VN. Chỉ thời gian gần đây VĐV VN bắt đầu được thi đấu nhiều hơn, dự một số tour quốc tế năm 2015, trở lại giải thế giới (đối với bóng bàn nữ) sau hơn 20 năm.
Trưởng bộ môn bóng bàn Tổng cục TDTT Phan Anh Tuấn nhìn nhận: “Trong vòng 2-3 năm nữa vẫn khó có tay vợt nữ VN nào đủ khả năng soán ngôi Mỹ Trang. Lực lượng trẻ VN vừa mỏng vừa không đủ tầm. Nhưng tiềm năng bóng bàn nữ VN là có. VĐV VN được đánh giá cao bởi sự khéo léo, nhanh và bén chiến thuật. Họ cần được đầu tư hợp lý mới phát triển”.
Thực tế, Nguyễn Thị Việt Linh từng đánh bại tay vợt Hàn Quốc hạng 21 thế giới lúc đó là Seok Ha Jung ở vòng loại Olympic 2012. Việt Linh từng là “hiện tượng” của bóng bàn VN với lối chơi chuyên cắt bóng rất biến hóa. Cũng năm 2012, cô chính là VĐV duy nhất làm đứt đoạn chuỗi vô địch liên tục từ năm 2006 của Mỹ Trang. Nhưng sau đó, tên tuổi Việt Linh cứ chìm dần theo thành tích thi đấu kém ấn tượng.
Từ đây, ông Phan Anh Tuấn cho biết Tổng cục TDTT và Liên đoàn Bóng bàn VN đang xem xét đề xuất chọn khoảng 6 VĐV trẻ (3 nam, 3 nữ) đầu tư trọng điểm, cho tập huấn dài hạn ở nước ngoài (có thể là Hàn Quốc hoặc một quốc gia mạnh về bóng bàn ở châu Âu vì lâu nay VN tập huấn ở Trung Quốc nhiều nhưng hiệu quả không rõ rệt). Đây cũng được xem là con đường để cứu bóng bàn VN khỏi cơn khủng hoảng nhân tài hiện nay.
http://thethao.tuoitre.vn/tin/cac-m...ot-tieng-tho-dai-cho-bong-ban-vn/1102132.html