Liệu ta đã được tập luyện bóng bàn đúng cách?

linh729

Thượng Tá
Em hiểu ý bác. Cái đó có lẽ gọi là "cảm giác bóng", yếu tố quá quan trọng trong thể thao cũng như bb nói riêng. Chẳng thế nên nhieu ng trình độ khá nhưng xem động tác lại k thấy chuẩn kỹ thuật, họ vẫn cho bóng vào dc bàn và giành thắng lợi,he!
Tuy nhiên em có quan điểm khác. Muốn làm gì thì làm, phải đúng kỹ thuật. Trong tập luyện, thà đúng động tác kt nhưng bóng k vào bàn còn hơn đánh dc bóng vào bàn mà thực hiện động tác sai.
Cảm giác bóng sẽ dc nâng cao dần theo thời gian, và khi đó những quả bóng k vào bàn, nó sẽ tự..vào.
Không biết em nói thế đúng k?

Theo bác hiện nay vận động viên nào đánh đúng kỹ thuật nhất và bác đang học theo fom kỹ thuật của ai?
 

backhand-ghost

Đại Tá
...Lâu lâu ... dđ mới có thớt ... hot - 1 ngày đã 7 pages ...> 1800 ng xem ! ... đoc một lèo ... ! ... Tiếp tục ... Hóng !
Cái này nói lên điều gì?
Đây là vấn đề khúc mắc của nhiều anh em. Tìm HLV để tập bây giờ không khó, kể cả HLV cấp độ cựu ĐTQG. Nhưng tập sao cho hiệu quả thì lại quá khó.
Trước tiên, vẫn là trách mình trước. Khi đã ở một trình độ cơ bản nhất định (đôi công trái phải ngon, giật đều phải được 10-15 quả, gò bóng cơ bản, biết giao bóng rồi...) thì ít nhiều mình đã phải có chút ít tư duy trong thực chiến (tập để "nện" chứ ko phải dưỡng sinh). Vậy khi tìm đến HLV, mình hoàn toàn có thể chủ động trao đổi. Đúng sai thì sẽ có kiểm nghiệm. Mục tiêu phải được định hướng rõ ràng dù ta chấp nhận bỏ ra 10-15 buổi tập để làm rõ vấn đề. Giải pháp phải thực tế, phù hợp với mình (thời gian luyện tập, cấp độ vừa phải...).
Sau là đến thầy.
Người HLV tốt trước hết phải là người có cái "tâm". Nhiệt huyết, kiên nhẫn quan trọng không kém gì chuyên môn.
Để có một giáo án chuẩn với từng học viên, với từng mục tiêu luyện tập thì không thể có thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm như rất nhiều thầy dạy bóng hiện nay. Để học viên có được động lực và niềm hứng khởi khi tập luyện cũng như hiệu quả khi thực chiến thì người hướng dẫn phải đào sâu nghề nghiệp hơn nữa.
Như vậy thì sau mỗi 20-30 buổi tập, học viên sẽ không còn cảm giác thất vọng, sự hoang mang và hoài nghi với năng lực của bản thân mình nữa.
 

lamtq

Đại Tá
Vì có thời gian chơi bóng cũng khá lâu và lại chịu khó lang thang, giao lưu với nhiều anh em chơi bóng nên mình có biết tương đối nhiều cao thủ, đặc biệt là những người đang tham gia huấn luyện, hướng dẫn cho những người muốn nâng cao trình độ. Có thể gọi họ là HLV bóng bàn cũng không sai.
Xem anh em luyện tập nhiều, bản thân cũng lăn lê bò toài với nhiều HLV, người viết cũng có đôi điều muốn chia sẻ.
Đa phần, trong một buổi tập, các HLV đều chú trọng uốn nắn cho học viên những đòn đánh như: đôi công phải trái; giật phải (có thể cả giật trái); đánh đa điểm kết hợp chuyển hoán trái phải, di chuyển chiều ngang; tập giao bóng, đỡ giao bóng....Đây hoàn toàn là những kỹ thuật cơ bản quan trọng và cần thiết. Nhưng có một vấn đề mà rất nhiều học viên cảm nhận được nhưng không biết vì sao. Đó là sự tiến bộ chậm chạp và hiệu quả không cao trong thực chiến dù trong luyện tập họ thực hiện rất tốt các bài tập của HLV. Mình biết, có rất nhiều người tập tuần 3 buổi trong nửa năm, thậm chí một năm trời mà mãi không lên được 2-0-2. Tập mãi mà không tiến bộ, không áp dụng được trong thi đấu nhiều khi cũng thấy nản thật. Và vấn đề là cả HLV và học viên đều không phát hiện được lý do.
Thực ra, cả HLV và học viên đã bỏ qua một số yếu tố vô cùng quan trọng để có thể áp dụng những gì trong luyện tập vào thực chiến. Đó là 3 đến 6 lần chạm vợt đầu tiên của cả hai bên.
Học viên nhiều người khi tập trái phải cả 20-30 quả đêù tăm tắp nhưng vào trận không biết làm sao để triển khai, để chủ động, để đánh quả bóng của mình.
Thứ nhất, hơn 90% học viên không được huấn luyện phòng thủ; không được tập chặn đẩy; không được hướng dẫn chặn bóng cầu vồng nhiều xoáy thế nào, bóng giật xung nhiều lực ra sao. HLV ngày dạy 3-5 ca, mệt bơ phờ rồi thì sức đâu mà giật bóng cho học viên tập chặn nữa. Lâu dần, người ta cũng quên và bỏ qua kỹ năng cực quan trọng này luôn. Học viên đến, lao vào tập đánh, tập tấn công còn việc "đỡ bóng" thì mù tịt.
Thứ hai, HLV nhiều người chơi tốt nhưng chưa chắc đã có tư duy và kinh nghiệm sư phạm, họ không hiểu được học viên và chỉ ra cho học viên phương pháp để tạo ra "quả đánh". Thi đấu bóng bàn không hoàn toàn chỉ là ai giật hay hơn, ai đấm mạnh hơn, ai di chuyển nhanh hơn... Trong thực chiến, ai chơi được quả bóng của mình mới có nhiều hơn cơ hội dành chiến thắng. Vậy mà, học viên cứ đến rồi lao vào giật, bạt, đấm...HLV thì hất, chặn, đẩy miệt mài. Cứ như thế, ngày này qua ngày khác. Chẳng ai quan tâm đến việc quả giật phải này dùng khi nào, quả đấm trái này bao giờ thì sử dụng.
Điểm thứ ba, cũng rất quan trọng, người tập không được HLV định hướng rõ ràng về cách tư duy "bắt đầu một point như thế nào". HLV chẳng buồn để ý xem học viên có đặc điểm gì, chơi thế nào thì phù hợp. Cứ như vậy, HLV thì vô cảm, học viên thì hoài nghi và bế tắc.
Thứ tư, dễ dàng nhận thấy là ít HLV có sự phân loại học viên. Người lớn tuổi chân tay cứng, động tác không thể nắn được nữa cũng tập với giáo án của thanh thiếu niên chân nhanh như điện, lao trống ầm ầm. Thay vì nâng cao miếng đánh cho chuẩn, uốn nắn quả bóng cho tròn (với học viên lớn tuổi đã có thời gian chơi bóng tương đối) thì các vị HLV lại chỉ "nhồi" những kỹ thuật cơ bản "sáng tập một đằng, chiều về phang một nẻo".
Vấn đề còn nhiều, nhưng tạm kể ra vài thứ như vậy đã.
Vậy giải pháp là gì?
Cá nhân người viết nhận định rằng, nó phải được giải quyết trong 3-5 lần chạm vợt đầu tiên (của cả hai bên). Nói như người TQ, đó là "xử lý bóng".
Trong BB đỉnh cao hoặc thậm chí trình A - B của org, người ta bàn đến first 03 shots. Anh em ta trình còi thì chỉ dám bàn đến first 06 shots thôi.
Với người chơi bóng, việc bắt đầu một point luôn là "giao bóng" hoặc "đỡ giao bóng" chứ không phải chuẩn bị giật trái giật phải khi chân tay đã chuẩn bị ngon lành và chỉ chờ HLV hất thẳng "vào mồm". Đến đây là 02 chạm rồi.
Sau 02 chạm đầu tiên sẽ là gì? Về cơ bản sẽ là, "né trái moi phải"; "chọc dài, bắt ngắn"; "chặn bóng"; "đè trái"; "lao trống giật phải"; "hạ người moi trái"; "cổ tay đường chéo"; "hất bóng ra mang"..... Có thể thấy là 02 lần chạm vợt tiếp theo bao gồm cơ man những kỹ năng và vô số những thế bóng phải xử lý. Tạo quả đánh tốt hay phòng ngự chuẩn xác để phản công, đều tối quan trọng.
Dễ dàng nhận thấy là 04 lần chạm vợt này thực sự quá phức tạp nhưng lại vẫn chưa phải là thời điểm của những "chiêu số" mà ta được tập luyện hàng ngày. Phải "xử lý" tốt được 04 quả này thì mới có nhiều cơ hội để "kết" trong lần chạm bóng thứ 05 (người giao bóng) hoặc lần thứ 06 (người đỡ giao bóng). Đây mới là lúc một quả FH đúng kỹ thuật, một quả trái nhuần nhuyễn phát huy tác dụng.

Vậy túm lại, người viết định nói cái gì?
Một suy nghĩ nhỏ thôi.
Có lẽ, ngoài những đòn đánh cụ thể thì các HLV hãy nghiên cứu học viên một chút để mỗi học viên của mình được nâng cao những "mảng miếng" phù hợp.
Hay chăng, trong những buổi tập "đánh", ta dành chút thời gian để tập "đỡ".
Sau mỗi buổi tập, đã có ai được cùng HLV của mình trao đổi về chiến thuật hay những băn khoăn trong thực chiến?
Tại sao chẳng mấy học viên chủ động đề xuất tăng nhiều hơn thời gian luyện tập 3-6 bóng bên cạnh những bài tập tẻ nhạt, không biết áp dụng thế nào?
Việc tập "xử lý bóng" hoàn toàn có thể thực hiện cùng với HLV, sao ta cứ phải vừa "thi đấu" vừa "tập". Muốn có quả FH "căng mạnh" thì trước đó phải là một quả giật moi hợp lý hoặc một đòn phòng ngự chặn đè kết hợp xoay người chủ động cơ.
Người tập lắng nghe cơ thể của mình, HLV chịu khó tìm hiểu học viên hơn. Không tiến bộ mới là chuyện lạ.
Nói chung là phòng thủ, phản cong hay gò, cắt, công đánh, đỡ, hay cái đb j j nữa đó g e chưa đc học thầy nên đek bjt triển khai thế nào chủ yếu cứ cậy tay chân dài làm sso với đến qả bóng mà đưa hoài vào bàn nà ok dồi:confused::cool:
 

backhand-ghost

Đại Tá
Nói chung là phòng thủ, phản cong hay gò, cắt, công đánh, đỡ, hay cái đb j j nữa đó g e chưa đc học thầy nên đek bjt triển khai thế nào chủ yếu cứ cậy tay chân dài làm sso với đến qả bóng mà đưa hoài vào bàn nà ok dồi:confused::cool:
Giọng điệu này vô cùng....phản động.
 

baobin74

Trung Uý
Theo bác hiện nay vận động viên nào đánh đúng kỹ thuật nhất và bác đang học theo fom kỹ thuật của ai?
Em không dc xem và giao lưu nhiều, nên k biết ai đúng kỹ thuật nhất bác ạ.
Các động tác đánh bóng thì em đang học từ thầy, từ clips và những bạn bè khác.
 

linh729

Thượng Tá
Em không dc xem và giao lưu nhiều, nên k biết ai đúng kỹ thuật nhất bác ạ.
Các động tác đánh bóng thì em đang học từ thầy, từ clips và những bạn bè khác.

Nếu có thể hôm nào bạn nhớ quay 1 clip ngắn thôi cũng được ghi lại động tác mà bạn thích và cho là đúng (của thầy bạn; của bạn và của 1 số bạn bè khác cả lúc tập lẫn khi thi đấu)
Vì không chỉ bạn mà bản thân mình và rất nhiều anh em trong diễn đàn cũng đều thích những người có động tác chuẩn; đẹp
 

vietcan

Đại Tá
Bác vẫn chưa hiểu mọi người đang nói gì.
Bác đang nói đến đào tạo cơ bản từ đầu, từ lúc người chơi chưa biết thế nào là "cầm vợt".
Ở đây ta đang bàn đến một việc nó hơi khác, hoặc đang bị bác hiểu khác, đó là "nâng cao trình độ", nghĩa là học viên đã có một trình độ "nhất định".
Quay lại với công tác huấn luyện của bác, câu hỏi đặt ra là nếu bây giờ có một học viên ở trình độ E có mong muốn lên được ngưỡng D "vừa phải" thì bác có "giáo án" gì ko ạ.
Mình đã từng nhìn và theo dõi Hà YB huấn luyện cho một chú trình D có thâm niên 20 năm chơi bóng. Chú ấy muốn tập quả phải vì Hà YB nó đánh phải hay mà. Kết quả sau khoảng 20-30 buổi "vào chuồng" thì chú ấy ko nâng cấp được cái quả gì cả. Thầy ko có trái, trò thì chơi gai, giáo án là lao vào giật phải như đội năng khiếu, chán nhòe ra mà chẳng thể thay đổi được gì. Đây là cả hai bên đều thiếu sự chủ động hoặc một tư duy đúng đắn.
Nếu là Hà YB, mình sẽ làm khác.
Nếu mình là chú học viên đó, mình sẽ làm khác.
Ở trình E là đủ kĩ thuật, vậy để lên dc bóng người đó phải có những yếu tố sau thể lực. Kĩ thuật. Và tư duy
Nếu tập mà ko tiến bộ, thì trăm sự đều tại học viên. Các thầy cứ thu đủ học phí, học viên cứ lao vào mà giật trái phải, còn áp dụng được vào thực chiến hay không, có hiệu quả gì với mình thì kệ mẹ. Học viên thì cứ trách bản thân không có năng khiếu, HLV thì vô cảm chẳng quan tâm.
Không phải tự nhiên mà ở trình độ cao như Nole, Murray họ vẫn bỏ ra nhiều trăm ngàn USD để thuê Becker hay Mauresmo về làm HLV đâu. Thử nghĩ xem 04 người kia đang nghĩ gì?
Tôi sẽ giao toàn bộ học viên của tôi cho bác. Và tôi sẽ đừng hầu bác lúc dạy.ok? nếu đúng như lời bác. Tôi sẽ bỏ nghề dạy
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Cái này nói lên điều gì?
Đây là vấn đề khúc mắc của nhiều anh em. Tìm HLV để tập bây giờ không khó, kể cả HLV cấp độ cựu ĐTQG. Nhưng tập sao cho hiệu quả thì lại quá khó.
Trước tiên, vẫn là trách mình trước. Khi đã ở một trình độ cơ bản nhất định (đôi công trái phải ngon, giật đều phải được 10-15 quả, gò bóng cơ bản, biết giao bóng rồi...) thì ít nhiều mình đã phải có chút ít tư duy trong thực chiến (tập để "nện" chứ ko phải dưỡng sinh). Vậy khi tìm đến HLV, mình hoàn toàn có thể chủ động trao đổi. Đúng sai thì sẽ có kiểm nghiệm. Mục tiêu phải được định hướng rõ ràng dù ta chấp nhận bỏ ra 10-15 buổi tập để làm rõ vấn đề. Giải pháp phải thực tế, phù hợp với mình (thời gian luyện tập, cấp độ vừa phải...).
Sau là đến thầy.
Người HLV tốt trước hết phải là người có cái "tâm". Nhiệt huyết, kiên nhẫn quan trọng không kém gì chuyên môn.
Để có một giáo án chuẩn với từng học viên, với từng mục tiêu luyện tập thì không thể có thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm như rất nhiều thầy dạy bóng hiện nay. Để học viên có được động lực và niềm hứng khởi khi tập luyện cũng như hiệu quả khi thực chiến thì người hướng dẫn phải đào sâu nghề nghiệp hơn nữa.
Như vậy thì sau mỗi 20-30 buổi tập, học viên sẽ không còn cảm giác thất vọng, sự hoang mang và hoài nghi với năng lực của bản thân mình nữa.
Đấy, tức là bẹn nói về các anh em đã có một chút ít gọi là BH, FH, đưa đẩy, cài cắm, ...

Cái này thì hoàn toàn đúng, vì khi đó, với HLV, một người có trình độ cao hơn, khả năng đọc các jeu, trận đấu tốt hơn, ... thì cái họ giúp chúng ta chiến ngon chính là việc họ phân tích cho chúng ta thấy, ta nên đánh jeu nào, với jeu đó thì cái gì first, cái gì second, cái gì last, yếu ở đâu, mạnh ở đâu, ... hoặc có thể ngược lại là ta muốn chơi jeu nào, thì sẽ có các yêu cầu tương ứng của jeu đó, và ta thiếu gì luyện nấy để tròn jeu

Như comment của các bác @money12 @pingg @vietcan ... lại đa số nói cho các anh em chưa từng cầm vợt, hoặc kỹ thuật cơ bản thiếu tùm lum, BH là cắt và đỡ, FH là bạt và thụi, còn tỉ lệ vào hoặc trúng khoảng 10%, nhiều khi còn chả biết vì sao lại vào, vì sao lại ra, học xoáy còn chưa thuộc, ...

Cái gì cũng cần có chung cơ sở mới dễ đàm đạo và thấu hiểu.

Tôi thì chân yếu tay mềm, lưng ngắn đít to, già dặt dẹo nên tôi thích chơi jeu thủ phản công, cố gắng làm sao làm giống được @Timoboll nổi giận là đựơc :p:p:p:p:p
 

vietcan

Đại Tá
Bác vẫn chưa hiểu mọi người đang nói gì.
Bác đang nói đến đào tạo cơ bản từ đầu, từ lúc người chơi chưa biết thế nào là "cầm vợt".
Ở đây ta đang bàn đến một việc nó hơi khác, hoặc đang bị bác hiểu khác, đó là "nâng cao trình độ", nghĩa là học viên đã có một trình độ "nhất định".
Quay lại với công tác huấn luyện của bác, câu hỏi đặt ra là nếu bây giờ có một học viên ở trình độ E có mong muốn lên được ngưỡng D "vừa phải" thì bác có "giáo án" gì ko ạ.
Mình đã từng nhìn và theo dõi Hà YB huấn luyện cho một chú trình D có thâm niên 20 năm chơi bóng. Chú ấy muốn tập quả phải vì Hà YB nó đánh phải hay mà. Kết quả sau khoảng 20-30 buổi "vào chuồng" thì chú ấy ko nâng cấp được cái quả gì cả. Thầy ko có trái, trò thì chơi gai, giáo án là lao vào giật phải như đội năng khiếu, chán nhòe ra mà chẳng thể thay đổi được gì. Đây là cả hai bên đều thiếu sự chủ động hoặc một tư duy đúng đắn.
Nếu là Hà YB, mình sẽ làm khác.
Nếu mình là chú học viên đó, mình sẽ làm khác.
Nếu E mà đủ kĩ thuật và còn trẻ thì tập bộ chân. Đủ kĩ thuật mà già thì tập đòn. Còn E mà phủi thì hoàn thiện kĩ thuật. Bổ xung thể lực. Chứ còn vừa già vừa phủi thì ở nhà với vợ mà lên D
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Nói chung là phòng thủ, phản cong hay gò, cắt, công đánh, đỡ, hay cái đb j j nữa đó g e chưa đc học thầy nên đek bjt triển khai thế nào chủ yếu cứ cậy tay chân dài làm sso với đến qả bóng mà đưa hoài vào bàn nà ok dồi:confused::cool:
Giọng điệu này vô cùng....phản động.
Chuẩn

Kiểu đó là kiểu, tao chơi 20 năm rồi, mày đánh 2 năm, cố lên em, bao giờ bằng anh thì anh chỉ bảo cho vài điều, thế thì EM CÁM ƠN ANH CẢ NÓN em đi tìm người khác chơi cùng.:(

Biển học vô bờ, nhưng người làm thuyền sẽ giúp thủy thủ xuyên qua đại dương, bác cứ muốn làm đá ngầm thì ai chả phải tránh:eek::p:D
 

vietcan

Đại Tá
Cái này nói lên điều gì?
Đây là vấn đề khúc mắc của nhiều anh em. Tìm HLV để tập bây giờ không khó, kể cả HLV cấp độ cựu ĐTQG. Nhưng tập sao cho hiệu quả thì lại quá khó.
Trước tiên, vẫn là trách mình trước. Khi đã ở một trình độ cơ bản nhất định (đôi công trái phải ngon, giật đều phải được 10-15 quả, gò bóng cơ bản, biết giao bóng rồi...) thì ít nhiều mình đã phải có chút ít tư duy trong thực chiến (tập để "nện" chứ ko phải dưỡng sinh). Vậy khi tìm đến HLV, mình hoàn toàn có thể chủ động trao đổi. Đúng sai thì sẽ có kiểm nghiệm. Mục tiêu phải được định hướng rõ ràng dù ta chấp nhận bỏ ra 10-15 buổi tập để làm rõ vấn đề. Giải pháp phải thực tế, phù hợp với mình (thời gian luyện tập, cấp độ vừa phải...).
Sau là đến thầy.
Người HLV tốt trước hết phải là người có cái "tâm". Nhiệt huyết, kiên nhẫn quan trọng không kém gì chuyên môn.
Để có một giáo án chuẩn với từng học viên, với từng mục tiêu luyện tập thì không thể có thái độ vô cảm, thiếu trách nhiệm như rất nhiều thầy dạy bóng hiện nay. Để học viên có được động lực và niềm hứng khởi khi tập luyện cũng như hiệu quả khi thực chiến thì người hướng dẫn phải đào sâu nghề nghiệp hơn nữa.
Như vậy thì sau mỗi 20-30 buổi tập, học viên sẽ không còn cảm giác thất vọng, sự hoang mang và hoài nghi với năng lực của bản thân mình nữa.
Ko biết các thầy khác ra sao . Nhưng riêng tôi khi nhận hs bao h cũng hỏi. Bạn tập với mục đích như thế nào. Tập để chuẩn bị thi đấu hay học lấy căn bản lâu dài. Tg bạn định tập là bao lâu. Tần suất như thế nào? Sau đó test hs và mới định ra giáo án. Bạn thấy vậy đã đủ Tâm chưa?
 

Trạng .... CÁ

Đại Tá
Ko biết các thầy khác ra sao . Nhưng riêng tôi khi nhận hs bao h cũng hỏi. Bạn tập với mục đích như thế nào. Tập để chuẩn bị thi đấu hay học lấy căn bản lâu dài. Tg bạn định tập là bao lâu. Tần suất như thế nào? Sau đó test hs và mới định ra giáo án. Bạn thấy vậy đã đủ Tâm chưa?
Bác làm thế là đúng với tư cách thầy giáo rồi

Nhưng nhiều anh em, mà em sợ là đa số, nếu đã đứng đứng tuổi, chủ yếu là thích chiến để thắng, nên ... Em sợ nếu giờ em đi học cũng chỉ học cách đánh thắng, dù biết là HỌC ĐÁNH THẮNG THÌ LUÔN PHẢI HỌC MỚI, MỚI TỪ ĐẦU LUÔN, VÌ MỖI CÁI NẤC THANG CÓ MỘT CÁCH LEO

Tiếc là mình không còn trẻ nữa để có thời gian xây móng thật chắc, giờ toàn ăn sổi thôi bác ạ, biết là thế mà không còn khả năng thay đổi nữa, CÁI KHÓ CỦA KHO ĐAM MÊ .... DƯỚI SÔNG :(:(:(:(:(
 

vietcan

Đại Tá
N
Bác làm thế là đúng với tư cách thầy giáo rồi

Nhưng nhiều anh em, mà em sợ là đa số, nếu đã đứng đứng tuổi, chủ yếu là thích chiến để thắng, nên ... Em sợ nếu giờ em đi học cũng chỉ học cách đánh thắng, dù biết là HỌC ĐÁNH THẮNG THÌ LUÔN PHẢI HỌC MỚI, MỚI TỪ ĐẦU LUÔN, VÌ MỖI CÁI NẤC THANG CÓ MỘT CÁCH LEO

Tiếc là mình không còn trẻ nữa để có thời gian xây móng thật chắc, giờ toàn ăn sổi thôi bác ạ, biết là thế mà không còn khả năng thay đổi nữa, CÁI KHÓ CỦA KHO ĐAM MÊ .... DƯỚI SÔNG :(:(:(:(:(
Nhắc đến cái thang. Có câu chuyện này mình vẫn thường hay nhắc.
Bố và e bé leo thang. Bố leo 1 bước 2 bậc,3 bậc nhưng con thì ko dc. Cứ thế là bé dỗi. Bố bảo. Con còn bé chân ngắn ko leo dc như bố đâu. Lớn lên tý nữa con sẽ leo dc.
Và câu chuyện về bức tường.
1 bức tường vừa mới xây xong bị đạp 1 phát. Đổ luôn. Còn bức tường bên cạnh thì nhìn cũ kĩ già nua. Nhưng đạp mãi ko đổ. Đau hết cả chân.
Bóng bàn cũng vậy thôi. Thanks
 

vietcan

Đại Tá
Ba
Bác làm thế là đúng với tư cách thầy giáo rồi

Nhưng nhiều anh em, mà em sợ là đa số, nếu đã đứng đứng tuổi, chủ yếu là thích chiến để thắng, nên ... Em sợ nếu giờ em đi học cũng chỉ học cách đánh thắng, dù biết là HỌC ĐÁNH THẮNG THÌ LUÔN PHẢI HỌC MỚI, MỚI TỪ ĐẦU LUÔN, VÌ MỖI CÁI NẤC THANG CÓ MỘT CÁCH LEO

Tiếc là mình không còn trẻ nữa để có thời gian xây móng thật chắc, giờ toàn ăn sổi thôi bác ạ, biết là thế mà không còn khả năng thay đổi nữa, CÁI KHÓ CỦA KHO ĐAM MÊ .... DƯỚI SÔNG :(:(:(:(:(
Bác ko đủ sức để tập luyện nhưng bác đủ money để tậu vũ khí mà. Hà hà
 

miziru

Thượng Tá
Ko biết các thầy khác ra sao . Nhưng riêng tôi khi nhận hs bao h cũng hỏi. Bạn tập với mục đích như thế nào. Tập để chuẩn bị thi đấu hay học lấy căn bản lâu dài. Tg bạn định tập là bao lâu. Tần suất như thế nào? Sau đó test hs và mới định ra giáo án. Bạn thấy vậy đã đủ Tâm chưa?
Trước ông này tập cho mình mà chưa bao giờ thấy hỏi "mày tập với mục đích thế nào? tập để lấy căn bản hay ko? thời gian bao lâu? tần suất thế nào?" . Chắc em là trường hợp đặc biệt anh nhỉ @vietcan :D
 

money12

Đại Tá
Đấy, tức là bẹn nói về các anh em đã có một chút ít gọi là BH, FH, đưa đẩy, cài cắm, ...

Cái này thì hoàn toàn đúng, vì khi đó, với HLV, một người có trình độ cao hơn, khả năng đọc các jeu, trận đấu tốt hơn, ... thì cái họ giúp chúng ta chiến ngon chính là việc họ phân tích cho chúng ta thấy, ta nên đánh jeu nào, với jeu đó thì cái gì first, cái gì second, cái gì last, yếu ở đâu, mạnh ở đâu, ... hoặc có thể ngược lại là ta muốn chơi jeu nào, thì sẽ có các yêu cầu tương ứng của jeu đó, và ta thiếu gì luyện nấy để tròn jeu

Như comment của các bác @money12 @pingg @vietcan ... lại đa số nói cho các anh em chưa từng cầm vợt, hoặc kỹ thuật cơ bản thiếu tùm lum, BH là cắt và đỡ, FH là bạt và thụi, còn tỉ lệ vào hoặc trúng khoảng 10%, nhiều khi còn chả biết vì sao lại vào, vì sao lại ra, học xoáy còn chưa thuộc, ...

Cái gì cũng cần có chung cơ sở mới dễ đàm đạo và thấu hiểu.

Tôi thì chân yếu tay mềm, lưng ngắn đít to, già dặt dẹo nên tôi thích chơi jeu thủ phản công, cố gắng làm sao làm giống được @Timoboll nổi giận là đựơc :p:p:p:p:p
Bác nói hay quá ai cũng hiểu như bác thì tốt biết mấy
 

backhand-ghost

Đại Tá
Ko biết các thầy khác ra sao . Nhưng riêng tôi khi nhận hs bao h cũng hỏi. Bạn tập với mục đích như thế nào. Tập để chuẩn bị thi đấu hay học lấy căn bản lâu dài. Tg bạn định tập là bao lâu. Tần suất như thế nào? Sau đó test hs và mới định ra giáo án. Bạn thấy vậy đã đủ Tâm chưa?

Bác ko phải bận lòng đâu, bài viết này gửi đến anh em chơi bóng, để cùng tham khảo xem có ai nhìn thấy mình trong đó hay ko thôi. Cũng ko đề cập đến cụ thể người dạy bóng nào cả.
Bác cứ yên tâm công tác.
Chữ "tâm" nhiều cách trả lời lắm, dễ và khó. Mình tỷ dụ thế này cũng là một cách trả lời. Đó là mong muốn thật sự, cháy bỏng rằng sau một thời gian tập luyện, nâng cao (như trong kế hoạch) thì học viên của mình đã chơi ngang ngửa với ông hàng xóm mà trước đây hắn vừa đùa vừa chấp 0-2-0 mà học viên mình vẫn thua. Phải thật sự mong muốn, phải trăn trở, đau đáu với nghề, vật vã với căn bệnh của học viên mới học được cách viết chữ "TÂM" như thế nào bác nhỉ.
 

Bình luận từ Facebook

Top