Thống nhất lại các định nghĩa để tránh hiểu lầm

tuanpl

Thượng Sỹ
Xin phép mod, min em mở topic này để anh en thống nhất về các định nghĩa khi thảo luận, vì dạo này đã thoát cơn nghiện vợt, rất cần nên quan tâm sâu về kỹ thuật:

Xin đề xuất
1. Xoáy
2. Đánh bóng
3. Tư thế
4. Chân
Thực ra đây cũng là một ý tưởng ko tồi...
Mình gặp cũng ko ít người có khái niệm trái ngược với số đông người khác ở một số trường hợp sau:
- khi giật quả bóng xoáy xuống đối phương đưa sang thì họ gọi là đanh bóng "xoáy lên"...
- quả cắt nặng sang khiến đối phương đánh hỏng thì họ gọi là quả đó bóng "lỏng"...
.....
 

Trainee

Đại Tá
Quả ve trái thì sao nhỉ các bác. Em k định nghĩa đc quả này. Có giật, có vẩy cổ tay, có đấm bóng... Em thấy quả này là vẩy cổ tay thì đúng hơn
Ngày xưa được dạy quả ve trái, giờ vẫn dùng suốt. Cứ như mình hiểu thì trái ve, phải đập. Quả đánh bóng cao hơn lưới, tiếp xúc dầy, nói chung là quả vả gọn gàng ít l/ không xoáy.
 

nenneisaru.nbt.1509

Thượng Sỹ
Em nhớ quả này có 1 tên gọi khác nhưng tự nhiên lại quên mất. Kĩ thuật ve là kĩ thuật trong cầu lông khi người chơi quay lưng lại phía đối thủ và đánh quả cầu bay về phía sau. Quả này dùng cổ tay khá nhiều ạ.
 

tuandaklak

Trung Uý
Ngày xưa được dạy quả ve trái, giờ vẫn dùng suốt. Cứ như mình hiểu thì trái ve, phải đập. Quả đánh bóng cao hơn lưới, tiếp xúc dầy, nói chung là quả vả gọn gàng ít l/ không xoáy.
Theo minh biet thi ben trai goi chung la "rove. Ben phai goi chung la" roa", la tieng Pháp.
 

nvh78

Đại Tá
Em nhớ quả này có 1 tên gọi khác nhưng tự nhiên lại quên mất. Kĩ thuật ve là kĩ thuật trong cầu lông khi người chơi quay lưng lại phía đối thủ và đánh quả cầu bay về phía sau. Quả này dùng cổ tay khá nhiều ạ.
Sao lại xuất phát từ Cầu lông đc nhỉ?Mình thấy từ VE và VUỐT trong BB có từ lâu lắm rồi,trước khi mình biết đánh BB từ 20 năm trước cơ mà?
 

hungvotdoc

Thượng Tá
Nếu nói về ngày xưa thì tôi hay nghe nói là "tiu" và "ve" tức là quả đánh bên phải và bên trái (nhưng không bao gồm quả giật- tôi nghĩ thế). Nay thì hay dùng "quả phải" và "quả trái" ( bao gồm cả quả giật). Tuy nhiên nhiều bậc tiền bối vẫn hay dùng từ "ve" hoặc " Rờ ve" nhưng từ "Tiu" thì không được nghe thấy nữa.
 

NTBB

Super Moderators
Có lẽ ngày xưa (những năm 60-80 của thế kỷ trước), thông tin BB quốc tế còn hiếm hoi, nhất là các tài liệu về kỹ thuật BB, nên ở VN chúng ta, từ ngữ kỹ thuật BB rất nghèo nàn, một số là gọi theo tiếng Pháp bồi. Bây giờ, điều kiện thông tin phát triển mạnh, việc tiếp cận các kiến thức BB thế giới rất thuận tiện, thiết nghĩ chúng ta (cả những bạn trẻ - đương nhiên - và cả các bác lớn tuổi nếu còn ham thích) nên tìm hiểu các tài liệu về kỹ thuật BB của các hãng, các chuyên gia nổi tiếng trên TG. Có như vậy BB VN mới dần phát triển lên một cách cơ bản để bắt kịp nền BB khu vực và thế giới. Đó là nói về chuyên nghiệp. Còn cánh phong trào chúng ta thì muốn chơi hay cũng phải tự tìm tòi tài liệu để học, để hiểu, để làm theo.
 

NTBB

Super Moderators
Vì vợt bóng bàn có 2 mặt: mặt thuận tay và mặt trái tay, nên người ta (quốc tế) chia các cú đánh ra 2 loại : các cú đánh thuận tay và các cú đánh trái tay. Như vậy khi ta đánh bên thuận tay cũng có các cú tương tự như bên trái tay. Chẳng hạn cú công bóng (chúng ta thường gọi là đánh đều) sẽ có công bóng thuận tay và công bóng trái tay; cú đẩy bóng (gò) cũng có đẩy bóng thuận tay và đẩy bóng trái tay; giật cũng có giật thuận tay và giật trái tay; .v.v. Chúng ta nên dần làm quen và viết, nói về các kỹ thuật BB theo thuật ngữ BB mà quốc tế đã sử dụng.
 

nenneisaru.nbt.1509

Thượng Sỹ
Em xin bày tỏ quan điểm của mình thế này ạ.
Thứ nhất quả "ve" thuộc bên BH
Thứ 2 quả này dùng lực cổ tay là chính
Thứ 3 quả này đánh vào tâm bóng không tạp nhiều xoáy. Nếu cố tạo xoáy thì nó là vẩy cổ tay rồi. Các bác thấy sao?
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Xin phép mod, min em mở topic này để anh en thống nhất về các định nghĩa khi thảo luận, vì dạo này đã thoát cơn nghiện vợt, rất cần nên quan tâm sâu về kỹ thuật:

Xin đề xuất
1. Xoáy
2. Đánh bóng
3. Tư thế
4. Chân

Trong sách dạy bóng bàn của trường ĐHTDTT thì không gọi là "đánh bóng" mà gọi là "vụt bóng"
 

nvh78

Đại Tá
Vuốt bóng là trong bóng đá mà bác
Quả này lực mạnh gần như quả bạt,góc độ vào bóng thay đổi chút ít,đánh bóng ngoài bàn và thấp sát mặt bàn trở xuống,đánh dầy chứ ko phải ma sát.Nếu ma sát sẽ thành giật bóng rồi.AE đánh bóng phủi tự tập với nhau thường phải trải qua quả đập(bạt) bóng đến vuốt bóng rồi mới chuyển lên giật đc.Ngày nay thì ko thấy quả này mà thấy chủ yếu là giật lai bạt,tuy cũng uy lực tương tự nhưng động tác ko gọn bằng.
 

nenneisaru.nbt.1509

Thượng Sỹ
Quả này lực mạnh gần như quả bạt,góc độ vào bóng thay đổi chút ít,đánh bóng ngoài bàn và thấp sát mặt bàn trở xuống,đánh dầy chứ ko phải ma sát.Nếu ma sát sẽ thành giật bóng rồi.AE đánh bóng phủi tự tập với nhau thường phải trải qua quả đập(bạt) bóng đến vuốt bóng rồi mới chuyển lên giật đc.Ngày nay thì ko thấy quả này mà thấy chủ yếu là giật lai bạt,tuy cũng uy lực tương tự nhưng động tác ko gọn bằng.
Em thấy k hợp lý lắm. Nếu bóng thấp sát mặt bàn trở xuống. Nếu k ma sát tạo đường bóng cầu vồng thì làm sao qua đc lưới?
 

Giang DoVan

Trung Sỹ
Trong luật bóng bàn có quy định như sau:
2.4.3 Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.
2.4.3.1 Cao su thường có gai là một lớp duy nhất bằng cao su, không lỗ tổ ong, tự nhiên hoặc tổng hợp, các hại gai rải rộng đều trên mặt vợt với mật độ không ít hơn 10 và không quá 50 gai/cm2;
2.4.3.2 Cao su mút là một lớp dày duy nhất cao su tổ ong, phủ một lớp ở phía ngoài bằng cao su thường có gai, bề dầy của lớp cao su có gai không vượt quá 2mm.

Em thấy nhiều thuật ngữ không giống cách nói phổ thông trong bóng bàn. Em đọc nhức cả đầu mà ko biết họ quy định chi tiết là cụ thể là như thế nào.
Nhờ bác nào dịch hộ đoạn văn bản pháp quy này ra ngôn ngữ bình dân, đơn giản, dễ hiểu giúp em với.
 

Giang DoVan

Trung Sỹ
Gai úp là mặt láng (mặt mút) gai ngửa là mặt gai
Cao su mút là lớp sponge. Cao su thường là mặt vợt
Cám ơn bác. Sao văn bản và ngoài đời từ ngữ khác xa vậy? Họ ko Việt hoá văn bản, hoặc ép Tây hoá cho ngôn ngữ phổ thông nhỉ.
Với chủ đề của topic này, để thống nhất thuật ngữ thì nên theo Tây hay Ta, theo văn bản hay phổ thông đây? Thật khó!
 

QUAY ĐẦU LÀ BỜ

Thượng Sỹ
Trong luật bóng bàn có quy định như sau:
2.4.3 Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.

.
Các bác cho e hỏi, theo như đoạn trên này thì một số loại gai dài không lót vẫn được chấp nhận đúng ko ạ :D
 

Bình luận từ Facebook

Top