Chuẩn bị vợt để chơi với bóng 44mm

napoleong389

Trung Sỹ
Trích nguyên văn :" Khi quả bóng lớn hơn, các loạt đánh qua lại sẽ trở nên chậm hơn vì thế VĐV phòng thủ sẽ có nhiều cơ hội để thắng điểm. "
-> mình hiểu câu nói này có nghĩa là bóng 44mm thì sẽ chậm hơn bóng 40mm -> theo quan điểm cá nhân : điều này trái với quy luật vật lý : bóng càng to càng nặng thì quán tính càng lớn. Lối chơi tấn công sẽ càng lần át.

Bác nào có ý kiến cùng hoặc trái chiều với quan điểm của em thì cho em xin ý kiến nhé !
Nếu trọng lượng vẫn vậy mà bóng to lên thì chắc chắn sẽ chậm đi còn tăng cả kích thước cả trọng lượng thì còn phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ. bóng to hơn ma sát nhiều hơn với không khí đương nhiên sẽ đi vồng hơn ( với quả giật xoáy lên) vì thế mới xảy ra chuyện tăng chiều cao lưới. Túm lại Trung quốc vẫn sẽ vô địch, các công nhân nhà máy sản xuất bóng sẽ an toàn hơn, và bóng bàn sẽ mất đi đặc trung của nó đó là "nhanh như chớp" chúng ta cùng hi vọng 1 ngày sẽ trở lại cùng quả bóng 38mm
 
Last edited:

Mr.Nam

Binh Nhất
Mình có ý kiến "trái chiều" với bạn đây: Khi bóng chuyển động trong kk, ngoài quán tính còn có lực cản, mà lực cản thì bóng càng to cản càng nhiều nên sẽ chậm hơn bóng nhỏ. Có thể người ta sẽ chế tạo sao cho trái bóng vẫn là 2.7 gam như hiên nay, thậm chí có nặng hơn một chút thì mức tăng của quán tính không bù lại mức giảm do lưc cản.[/COLOR]

BÁc này nói chuẩn. Quả bóng rỗng và nhẹ nên lực quán tính tăng không thể bằng lực cản không khí tăng -----> nó sẽ chậm hơn.
 

napoleong389

Trung Sỹ
Các bác ơi, bác nào biết thông tin chính xác không thì chốt hộ anh em cái. túm lại là bóng có to lên không, vợt và mặt vợt có bị thay đổi theo kích cỡ quả bóng để phù hợp không.
 

unlucky_child

Đại Uý
mình ghét bọn tàu thật, nhưng dù có nghĩ ra luật nào nữa, thì bọn TQ sẽ vẫn vô địch thôi. Cứ để như hiện nay là ok rồi... chỉ sợ sau này séc sẽ chơi đến 9 điểm chứ không phải 11 nữa ...
 

hungiraqdn

Đại Uý
Đã từ lâu Mình cứ suy nghĩ mãi, câu hỏi này nó cứ luôn luôn xoáy vào Đầu óc Mình mỗi khi nghĩ đến Bóng Bàn vậy..?
Tại sao con người ta không nghĩ đến cách vận động thế nào để đạt được tốc độ đánh vào quả bóng một cách mạnh và nhanh nhất, tìm ra độ nghiêng, kết hợp với sự vận động của các Khớp Tay, chân, lưng, hông để tạo cho bóng xoáy mạnh nhất ..? chắc chắn sẽ hạ đc bọn Tàu khựa chứ làm gì mà cứ phải thay đổi cái này , nọ cho thêm rắc rối, tốn kém..!
Thứ nữa là cũng một môn chơi tại sao Mình "Ngu" cứ phải vác vợt đi học nó mãi thế..?- Khi cả chục năm trời theo Thầy Tàu, nhưng đánh với nó cũng chỉ đi nhặt Bóng dài dài, bởi nó cũng chỉ dạy những cái đã qua rồi, khi mình học đc bằng nó Hôm nay thì nó đã đi sang năm mới rồi còn gì, hì hì " suốt Đời học cũng chẳng theo đc nó..! thật là vô ích..! Đúng là đồ con Gà..!

Khi có Người đưa ra một luận thuyết mới và cái nhìn tổng quát thì chẳng Ai chịu quan tâm..?
Sau khi xem Timo Boll & Zhang Jike đánh- hầu như 2 tên này chỉ dùng " phản xạ nhanh và độ xoáy cực mạnh" để thắng điểm. Cộng với lối đánh Mới của Ma Long biểu diễn hôm vừa qua Thấy xu thế mới của BB không nằm ngoài " Kỹ thuật 123 và cách vượt thời gian cộng thêm Tịnh tiến" mà trước đây Mình đã đưa ra..! Trình của mình có hạn và thêm vào đó bây giờ sức khỏe cũng vậy không cho phép để thực hiện, chỉ còn thông qua Cậu học trò để khẳng định. Vài suy nghĩ mong tiến chứ không lùi , Các bậc Đàn Anh, Cao thủ xem xong , Bỏ qua cho nhé, mà có chém thì dùng Sống chứ đừng dùng lưỡi nghe..!
 

NTBB

Super Moderators
-> tốc độ của quả bóng không chỉ phục thuộc vào kích thước của quả bóng mà còn phụ thuộc vào trọng lượng ( về lực cản không khí ) của quả bóng
-> rõ ràng nếu ITTF muốn hướng vào mục tiêu giảm tốc độ quả bóng xuống thì có nhiều cách chứ không nhất thiết hướng vào hướng thay đổi kích thước
Vì theo quan điểm cá nhân : thay đổi kích thước -> thay đổi cốt vợt , mặt vợt thậm không chỉ về kích thước mà thậm chí còn chất liệu ,... mà có khi thay đổi cả kích thước bàn bóng
-> hệ luy khá lớn về kinh tế trên số lượng không nhỏ người chơi trên toàn Thế giới ( mà kinh tế thế giới cũng đang căng sờ thẳng )

Túm lại tất cả mọi người cũng chỉ đưa ra những ý kiến cá nhân về "sự kiện lớn" có thể sắp xảy ra thui, chứ cũng không thể tác động đến việc thay đổi hay không thay đổi phải không chú NTBB>

He he, hôm nào chú ra Hải Phòng chú nhớ ới cháu nhé. Cháu có nhiều duyên nợ với chú lắm ,....

Hoàn toàn nhất trí với dung.vima ! Chúng ta, những "con gà" của môn BB, vừa là "đối tượng", nhưng cũng vừa là "chủ thể" của các quy định, điều luật liên quan trong môn thể thao mà mình đang chơi. Chúng ta chỉ trao đổi các ý kiến cá nhân của mình về 1 vấn đề gì đó để mà ...tìm hiểu thôi, nhưng ko phải ko có tác dụng gì. Nếu những thay đổi trong điều luật (dù là với thiện chí và mục tiêu tốt đẹp) nhưng không phù hợp, và không được số đông chấp nhận thì sẽ đến lúc các thay đổi đó lại phải ... thay đổi.

Các thiệt hại về kinh tế cho các pingpong thủ (khi thay bóng thành bóng 44) chắc chắn ITTF cũng đã tính đến rồi... Thôi, chúng ta cứ chơi bóng như hiện tại và ... chờ, hihi !!! Nếu có phải dùng bóng 44 hay 48 thì cũng cứ chơi thôi, làm sao bỏ được, nhẩy !

Chắc chắn nếu có dịp ra HP, chú sẽ tìm ace ngoài đó để giao lưu.
 
Last edited:

hoangtdsi

Đại Uý
Nói thật là cđọc xong bài này chỉ thấy phục người Trung Quốc thôi, Chủ tịch liên đoàn bóng bàn thế giới hay ai khác cũng vậy, nên có kế hoạch phát triển bóng bàn từ gốc chứ không phải chỉ ngồi mà nghĩ ra điều này, điều nọ để hạn sức mạnh của họ, nên học tập chứ đừng bày ra trò này trò kia, có tăng kích thước trái bóng hay làm gì đi nữa thì ở thì hiện tại cũng ko có cơ hội vượt được người Tàu khựa đâu. Mấy lời thế thôi.

Một bài viết hay như thế, có bao nhiêu thứ cần nhìn nhận. Bác này góp ý vài câu mà phiến diện quá
 

vietguider

Trung Sỹ
Nếu nhìn vào cả quá trình phát triển bộ môn bóng bàn, chúng ta ai cũng thấy là đã có rất rất nhiều sự thay đổi và đa phần là cải tiến. Sự thay đổi luôn vấp phải dư luận, mà dư luận hay sự thay đổi đều cần thiết như nhau. Nhưng thay đổi của ITTF về nguyên tắc dựa trên đồng thuận của các liên đoàn quốc gia, trong khi đó tương quan lực lượng là TQ "đang thách thức" toàn bộ phần còn lại của Thế giới, thì dễ hiểu vì sao dư luận thường cho rằng ITTF đang ngày đêm nghĩ ra trăm phương nhìn kế để khống chế TQ!?
Bất kỳ ai đó nhìn thấy động thái này của ITTF đều thấy rằng làm thế không thể ngăn chân TQ, vậy phải chăng ITTF không biết, không nhìn ra điều đó, một tổ chức điều hành cả nền bóng bàn Thế giới có kém quá không nhỉ?
Trong phỏng vấn gần đây nhất của Chủ tịch ITTF (8/2012) thì ông cho biết là có những sự đầu tư ngắn hạn và dài hạn cho việc đưa bóng bàn thế giới (phần còn lại) tiến ngang TQ. Sự đầu tư dài hạn thì chúng ra không thể nhìn thấy kết quả ngay được, nhưng cũng chỉ trong vòng,3,4 hoặc 5 năm nữa phần còn lại thế giới trông chờ, hi vọng và tin vào thế hệ U15,16 có thể gây trở ngại lớn cho TQ.
Như vậy có thể thấy họ hoàn toàn biết rằng TQ thắng lớn là nhờ có sự đầu tư lâu dài, tận gốc (cả nước chơi bóng bàn), nên để đem lại sự cân bằng thì họ / cả thế giới cũng cần 1 sự đầu tư dài hạn.
Nếu cần những thủ thuật để khống chế ngắn hạn, họ hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp như các môn thể thao khác đã làm, ví như hạn chế số lượng VĐV tham dự mỗi kì thi đấu của mỗi quốc gia, (mỗi quốc gia mà có 1 người thì TQ giỏi lắm cũng chỉ ăn đc HCV chứ ko thể ăn hết cả bộ huy chương).
Nếu nhìn 1 cách tích hơn thì không phải là ITTF đang làm cho môn bóng bàn hấp dẫn hơn hay sao. Một chút có thể việc tăng kích cỡ bóng sẽ làm cho việc xã hội hóa bóng bàn thuận lợi hơn khi mà người xem "nghiệp dự" dễ dàng theo dõi trận đấu khi tốc độ thấp hơn, thấy được nó hấp dẫn hơn. Làm như thế cũng là bắt tay giúp truyền hình 1 phần, vì truyền hình ngày nay đang chọn những góc quay, hiệu ứng giúp cho khán giả dễ theo dõi các pha bóng hơn, dù điều đó không phản ánh đúng những gì đang diễn ra. Nếu mà cứ phải nhanh mới là hay thì bạn thử ngồi xem thi đấu bắn súng xem sao :) . Rồi nếu như vô tình hay cố ý mà TQ bị át chế bởi 1 sự thay đổi nào đó, không phải là chúng ta xem thi đấu Olympic sẽ hào hứng hơn, thay vì biết trước kết quả rằng thì là mà bố con nhà Khựa lại ôm cả bộ HC về cho mà xem...!?
Đúc lại, thay đổi cũng cần thiết và cần cân nhắc, thì dư luận cũng cần thiết và cũng cần cân nhắc. Tất cả nên hướng đến sự tích cực, lợi ích lâu dài. Hi vọng bóng to thì ACE lại càng ham đánh hơn. Chỉ băn khoăn 1 chút là mỗi lần các nhà phân phối vận chuyển sẽ được ít bóng hơn thì không biết có tăng giá bóng lên không nhỉ :D
 

thuongtihar

Thượng Sỹ
Nói chung đánh bóng 42 là đẹp lưới thấp đi một tý cho nó dung hòa lúc đấy tha hồ được xem những pha đôi giật mãn nhãn và suy cho cùng thì bọn khựa nó vẫn cứ vô địch trừ khi bắt nó ko đánh mặt tàu hịhihihi Em chém nhẹ cho vui thôi nhé! :)
 

nguyenthanhtuan8101986

Thượng Sỹ

Những ý tưởng mới của Sharara (Chủ tịch LĐBBTG – ND) về bóng bàn



Tại Giải Trung Quốc mở rộng tổ chức ở Tô Châu, Chủ tịch ITTF Adham Sharara đã nói chuyện với giới truyền thông về sự cạnh tranh và một số phát triển mới cho môn thể thao bóng bàn. Đầu tiên, Sharara có một câu trả lời hài hước về tình trạng khó xử của ITTF trước sự thống trị của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Chủ tịch đã trở lại vấn đề nghiêm túc của mình và nói về kế hoạch của ITTF để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan đó. Ngoài ra, Sharara muốn thay đổi khái niệm của môn thể thao này và kích thước cũng như chất liệu của trái bóng bàn.

Khi Giải Trung Quốc mở rộng năm 2011 ở Suzhou kết thúc cách đây không lâu, các tay vợt Trung Quốc - một lần nữa - cho thấy sự thống trị của họ trong môn thể thao này. Hầu như tất cả các huy chương trong giải đấu đã được thâu tóm bởi người Trung Quốc, bao gồm tất cả các danh hiệu vô địch của giải đơn nam và đơn nữ, và giải đôi nam, đôi nữ.

Trước thực tế này, Chủ tịch ITTF Sharara tiếp tục bị ám ảnh bởi tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Và phản ứng ban đầu của ông ấy là gì? "Tôi cần phải cắt chân của các cầu thủ Trung Quốc!" Đây là câu trả lời của Sharara về mối quan tâm tiếp tục của họ (ITTF – ND) nhằm phá vỡ sự độc quyền của các cầu thủ Trung Quốc, nói theo cách đùa vui.

"Trước hết, ITTF không muốn hạn chế một hiệp hội cụ thể. Tôi hy vọng rằng sẽ có một sự phát triển chung và các nước khác sẽ học hỏi từ Trung Quốc" - Saharara giải thích. Ông cũng nói rằng có hai cách để phá vỡ sự thống trị trong môn thể thao này. "Đầu tiên, chúng tôi khuyến khích các cầu thủ nước ngoài đến Trung Quốc để được đào tạo hoặc cho phép các huấn luyện viên (Trung Quốc - ND) đi ra nước ngoài đào tạo các tay vợt các nước sở tại. Tuy nhiên, tùy chọn thứ hai là khá thách thức vì nó đòi hỏi sự hợp tác của Trung Quốc. Trung Quốc có thể sẽ do dự chấp nhận điều này vì nó sẽ làm tăng cơ hội cho các cầu thủ nước ngoài giành chiến thắng. Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện".

"Đề nghị thứ hai của tôi là tôi hy vọng một cầu thủ nào đó sẽ được coi như một thực thể độc lập. VĐV quần vợt Trung Quốc Li Na hiện ở trong một điều kiện thi đấu rất tốt. Tuy nhiên, nhiều khán giả không nhận ra cô ấy là đại diện của Trung Quốc, mà là cho chính bản thân Li Na. Tôi hy vọng rằng Wang Liqin hoặc Wang Hao có thể được đại diện cho chính mình. Trong đội tuyển và trong các giải đấu lớn, họ sẽ đại diện cho Trung Quốc nhưng trong những trận đấu thông thường, họ sẽ đại diện cho chính bản thân mình" – Sharara bổ sung.

Sharara cũng kêu gọi các phương tiện truyền thông và khán giả hãy tạo ra một dấu hiệu rõ ràng cho sự bắt đầu. "Trong trường hợp này, khán giả sẽ có khuynh hướng cổ vũ cho các cầu thủ chứ không phải là cho các quốc gia", Sharara kết luận.

Cuối cùng, một lần nữa Sharara cũng cho biết ý định của mình sửa đổi kích thước và thành phần cấu trúc trái bóng. "Kế hoạch hiện nay của ITTF là cấm việc sử dụng bóng bằng nhựa cellulo. Trái bóng nhựa cellulo sẽ bị loại bỏ vì hai lý do. Một là cellulo là chất độc hại và nó sẽ có tác động xấu đối với những công nhân nhà máy (sản xuất bóng – ND). Thứ hai là nó khá nguy hiểm trong vận chuyển vì nó rất dễ cháy. Trái bóng mới sẽ được đúc liền mảnh (không có đường nối – ND) và Trung Quốc đã sẵn sàng với hai nhà máy sẽ sản xuất các trái bóng mới, thuộc sở hữu của DHS, và Double Fish. Nó sẽ hoạt động ngay sau Thế vận hội London kết thúc".

Quan tâm đến kích thước, Adam Sharara cho rằng kích thước quả bóng mới sẽ được tăng lên. Điều này là để tạo cơ hội cho các VĐV phòng thủ có thể vượt qua các cầu thủ tấn công. Khi quả bóng lớn hơn, các loạt đánh qua lại sẽ trở nên chậm hơn vì thế VĐV phòng thủ sẽ có nhiều cơ hội để thắng điểm.

Các pingpong thủ, bạn nghĩ gì về những phát kiến mới của ITTF của môn thể thao này?

(Patrick Tan - 31 tháng 8, 2011, 6:49 a.m
Ảnh lấy từ nguồn: Official Weibo Account of the Harmony 2011 China Open)

Tại sao người ta nói đi mà không nói lại nhỉ. Sao không cố gắng tập luyện để chiến thắng người TQ, Mà là nghỉ ra luật để đối phó người TQ. Theo m nghi Người TQ không phải tự dưng mà người ta đạt đc những thành tích như vậy. Để đạt đc thành tích như bây giờ họ phải đổ mồ hôi và nước mắt. Như chúng ta đã thấy các bài báo trên mạng đã nói về cách huấn luyện của đội tuyển TQ thật khắc nghiệt. Những bài tập khắc nghiệt như vậy đã chứng tỏ rằng âm mưu người TQ rất là lớn. Họ không những muốn thống trị nên kinh tế Thế Giới mà họ còn muốn thống trị nền thể thao của thế giới. Vì vậy chúng ta hãy đoàn kết lại không cho âm mưu chúng thành công. Người TQ biết hi sinh thì tại sao chúng ta lại không làm đc. Chúng ta hãy vì nền bóng bàn Việt nam nói riêng nền bóng bàn thế giới nói chung hãy cố gắng tập luyện để vươn lên chính m, chứng minh cho người TQ thấy không phải mỗi TQ làm đc.
 

NTBB

Super Moderators
Đọc các bài thảo luận của ace chúng ta, mình thấy phần lớn ace đều đánh giá cao sự thành công của TQ trong chuyện họ thống trị làng BB thế giới trong thời gian dài, hiện nay và có lẽ cả trong tương lai gần. Nhưng trong câu chữ khi nói về họ hình như một vài ace có vẻ có ác cảm với người TQ khi gọi họ là "bọn Tàu khựa".v.v.Vậy lý do gì khiến chúng ta ác cảm với họ, khi họ nhờ có phương pháp, có tinh thần tập luyện tốt và đã thành công trong một môn thể thao vô tư như môn BB? Chẳng có lý do gì chính đáng cả. Vì thế, rất mong ace khi viết bài nên "hòa bình" một tí. Sẽ không hay nếu có thành viên diễn đàn chúng ta là người Hoa đọc được những bài viết như thế. Liệu đến năm ...nào đấy, VN thống trị bóng bàn thế giới nhờ chỉ dựa vào sức mình, và bị phần còn lại của TG gọi là "bọn Annammit" chẳng hạn, thì anh em chúng ta có vui không?

Rất mong ! Thể thao là hữu nghị và hòa bình mà!
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
ChÁU cũng không hiểu từ Khựa nó nghĩa là gì, bắt đầu khi nào, bác nào hay dùng từ này giải thích dùm em với !
 

Thanh Tùng

Trung Sỹ
sang bóng 44mm thì nghỉ hết cho khỏe. sức Châu á có phải như bọn Trâu Tây đâu đánh sao đc :(

Bác này nói chuyện nên khiếm nhã 1 chút, mình nhỏ bé lf do chế độ dinh dưỡng ăn uống, và giống người chứ ! vì sao lại nói người ta là ... vậy chứ !
 

nguyenthanhtuan8101986

Thượng Sỹ
Đọc các bài thảo luận của ace chúng ta, mình thấy phần lớn ace đều đánh giá cao sự thành công của TQ trong chuyện họ thống trị làng BB thế giới trong thời gian dài, hiện nay và có lẽ cả trong tương lai gần. Nhưng trong câu chữ khi nói về họ hình như một vài ace có vẻ có ác cảm với người TQ khi gọi họ là "bọn Tàu khựa".v.v.Vậy lý do gì khiến chúng ta ác cảm với họ, khi họ nhờ có phương pháp, có tinh thần tập luyện tốt và đã thành công trong một môn thể thao vô tư như môn BB? Chẳng có lý do gì chính đáng cả. Vì thế, rất mong ace khi viết bài nên "hòa bình" một tí. Sẽ không hay nếu có thành viên diễn đàn chúng ta là người Hoa đọc được những bài viết như thế. Liệu đến năm ...nào đấy, VN thống trị bóng bàn thế giới nhờ chỉ dựa vào sức mình, và bị phần còn lại của TG gọi là "bọn Annammit" chẳng hạn, thì anh em chúng ta có vui không?

Rất mong ! Thể thao là hữu nghị và hòa bình mà!
Cháu hỏi chú? liệu đến năm nào đấy? là đến bao giờ. Một khi m không chiu hi sinh, vượt qua khó khăn và gian khổ. Cháu nghĩ rằng đối thủ lớn nhẩt không phải là TQ. Đối lớn nhất chính là bản thân m. Rẩt mong tất cả các anh em diễn đàn hiểu đc, ngày càng tiến bộ hơn.
 

saigonfc.vn

Đại Uý
ChÁU cũng không hiểu từ Khựa nó nghĩa là gì, bắt đầu khi nào, bác nào hay dùng từ này giải thích dùm em với !

Dạ đây - anh tieuthantien:

Tàu khựa là gì ?

Mấy hôm nay trên các diễn đàn đầu đâu cũng bàn luận về vấn đề Trung Quốc và Việt Nam . Từ "Tàu khựa" được sử dụng để nói về Trung Quốc nhưng thực tế ý nghĩa của từ đó thì chưa mấy người biết được. Lang thang sưu tầm trên mạng và lượm được bài này mọi người cùng xem và bổ xung thêm nhé !




Tàu: Ở Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Tàu hay Ba Tàu. Theo lịch sử thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (xem Phản Thanh phục Minh) và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho tị nạn ở Nam Bộ và quan quân Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa ở Nam Bộ. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi. Tàu là một từ hơi mang tính tiêu cực nhưng vẫn được người Hoa chấp nhận.


Khựa ~ Bựa : xấu xấu, bẩn bẩn vì dân Tàu có truyền thống sống bẩn, mất vệ sinh lắm.



Dân Nam bộ xưa thấy thế gọi là BA TÀU.......Tuy nhiên phải nhìn nhận một sự thật đáng học hỏi là tính cộng đồng. tương thân, tương trợ lẫn nhau của Hoa kiều thì còn lâu dân Việt ta mới bằng họ...Thậm chí chúng ta còn có tinh thần vùng miền, cục bộ, nhỏ nhen ngay cả ở trong nước....chứ đừng nói là Việt kiều tại nước ngoài...



Ba tàu :

Thời đó, đất phưong Nam là vùng đất kênh rạch nhiều, địa hình sông nước vô cùng chằng chịt, nạn thảo khấu cướp bóc không phải là hiếm....Vì thế nên người Hoa khi chạy nạn thì cũng đi thành từng đoàn tàu xuôi Nam an cư lập nghiệp....Và để tránh tình trạng bị cướp bóc khi đến vùng đất lạ, khi neo đậu tàu, thuyền, người Trung Hoa đã đi thành từng nhóm nhỏ 3 chiếc tàu, thuyền....Đêm về thì cột 3 chiếc lại với nhau đặng có gì mà dể thông báo cho nhau và tự bảo vệ nhau....

Người Trung Quốc đã qua lại làm ăn, sinh sống và chung đụng với người Việt đã từ lâu đời, tùy theo từng thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh tiếp xúc hoặc nguyên nhân di cư mà người Trung Quốc đã tự xưng về tên dân tộc của mình khác nhau, cũng như người Việt đã gọi họ theo các tên khác nhau. Thường người Trung quốc tự gọi mình là dân các triều đại mà họ cho rằng văn minh, tự hào hoặc cho rằng nó phổ biến và được người bản xứ biết rõ, hoặc đã biết từ lâu như "người Đường" (Thoòng dành), "người Thanh", "người Bắc" (quốc).

Người Hoa còn tự gọi họ theo quê quán: "người Quảng" (Quảng Đông), "người Tiều" (Tiều Châu/Triều Châu), "người Hẹ", "người Khách", "người Hải Nam"... Người Việt còn có lệ gọi người Hoa là "người Ngô". Lệ này bắt nguồn từ lịch sử thời Xuân Thu có "nước Ngô" và "nước Việt". Điển hình là bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi vào thế kỷ 15 sau khi Bình Định Vương Lê Lợi đuổi được giặc nhà Minh.

Từ phổ thông người Việt hay dùng là "người Tàu"; từ "chệt" hàm ý miệt thị; từ "các chú" nay không thông dụng nữa nhưng là đọc trại từ chữ "khách trú" vì người Hoa không được nhìn nhận là cư dân mà chỉ là dân ở trú mà thôi. Bản báo sau đây đưa ra nguồn gốc khác cho "các chú" nhưng không có cơ sở.

Theo Gia Định báo, đăng trong số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1870: phần tạp vụ (một bài thuộc vào loại phiếm luận ngày nay)

Người bên Tàu thường gọi là người Trung-Quốc nghĩa là nước ở giữa vì thuở xưa bên ấy có 18 nước chư hầu; chỗ Kinh thành Hoàng-đế ở lại vô ở giữa các nước chư hầu nên gọi là Trung Quốc. Người bên Tàu thường kêu mình là Đường-nhơn hay Thanh-nhơn, nghĩa là người nhà Đường nhà Thanh. An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v...

Người Bắc thì kêu là Ngô, nghĩa là nước Ngô, có kẻ lại cắt nghĩa rằng vì bởi nó hay xưng mình là Ngô nghĩa là tôi.

Kêu Các-chú là bởi người Minh-hương mà ra; mẹ An-nam cha Khách nên nhìn người Tàu là anh em, bằng không thì cũng là người đồng châu với cha mình, nên mới kêu là Các-chú nghĩa là anh em với cha mình. Sau lần lần người ta bắt chước mà kêu bậy theo làm vậy.

Còn kêu là Chệc là tại tiếng Triều Châu kêu tâng Chệc nghĩa là chú. Người bên Tàu hay giữ phép, cũng như An-nam ta, thấy người ta tuổi đáng cậu, cô, chú, bác thì kêu tâng là chú là cậu vân vân. Người An-nam ta nghe vậy vịn theo mà kêu các ảnh là Chệc ...
(Wikipedia Tiếng Việt)

Dị là các chú qua đây bằng Tàu nên ông cha ta gọi là người Tàu. Do các chú đổ bộ bằng 3 con tàu nên cha ông ta gọi là Ba Tàu (?) Ngộ hén, giả như các chú qua đây nhiều hơn 3 con tàu thì sao? Thì ta lại có các tên : Bốn Tàu, Tám Tàu, Mười Tàu… chứ sao! Thực tế không tếu như thế vì ngay chính các tác giả Wikipedia cũng thừa nhận “người Tàu” là tên gọi “không có cơ sở” Vậy “cơ sở” nó ở đâu ? Tớ lục (lọi) tiếp thì thấy trong mục “chuyện Đông chuyện Tây” của tạp chí Kiến thức Ngày nay, học giả An Chi có đưa ra cơ sở giải thích như ri:

Hỏi: Tại sao người VN gọi người Trung Hoa là “Tàu”? Đáp: Đã có nhiều người liên hệ tên gọi này với từ tàu trong tàu bè. Xin chép Huình-Tịnh Paulus Của làm dẫn chứng: “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu. (Nhưng) Có nhiều tìm tòi hơn là ý kiến của Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Íp, xí lộn Tào Tháo.

Nhưng (theo An Chi) nước ta, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy (Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…) cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng. Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi? Chúng tôi (An Chi) cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: dân VN đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu.

Chữ "ba" ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói :
- nấu ba hột gạo ( ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn )
- Thằng ấy ba hoa : nhiều chuyện
- Nhậu ba sợi : nhậu lai rai
- Thằng này ba trợn ...

Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn có hàm ý coi thường.


Lưu ý : Người Trung Quốc không phải ai cũng xấu họ cũng như ta vậy có người nọ người kia , Vì thế chúng ta không nên lạm dụng từ "Tàu khựa" để nói về ngừoi dân Trung Quốc ! mà chỉ nên dùng để nói về những kẻ phá hoại xâm phạm đến Việt Nam chúng ta .
(ST)

Nhưng ở miền trung hay dùng một người mình không thích : khứa ===?====Khựa!

Ví dụ câu hay dùng: Mấy thằng khứa đó
: M-Thằng khứa đó...
v.v..........
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top