SADIUS - Ưu điểm & nhược điểm

8xOnline

Trung Uý
đóng topic này thôi, vô bổ quá rồi, cái điểu hiển nhiên trên TG công nhận cũng sẽ ko có tác dụng với mấy fan cuồng đâu các bác ợ
Giống em cuồng ông em Federer đó bác, ngày trước cứ thấy nó cầm Wilson n tour em cũng cố bon chen cho được, sau nó lại đổi sang dao găm K 6.1 Tour em cũng đánh đu theo nó, xong 2 năm sau nó lại cầm đại đao BLX 6.1 Tour em cũng nhất định không chịu thua và chỉ có cây có chữ ký của nó em mới đánh và cuối cùng là BLX Pro Staff 6.1,...giờ đây em cũng gần đủ bộ Sardius thế nhưng chưa có tay vợt bóng bàn nào để em cuồng cả...hichic...hy vọng có dịp đàm đạo với bác về Tennis, Bóng bàn và gái xinh...
 

Dũng Cửu

Đại Tá
To pic này em theo dõi từ đầu rồi, chiều nay ra nhà văn hóa Thanh Xuân để ngắm các vũ khí của ace thi đấu giải thấy còn rất nhiều ace trẻ lẫn già đánh Sardius, 1 bất ngờ nhỏ là team vđv nhí của Vũ Mạnh Cường đa số là Sardius, đánh không hề bạt 1 tẹo nào, giật phát nào đi phát đấy, nhóc 12 tuổi đánh cho hạng C thua 3-0 , với vũ khí là cây Sar tem bạc đời đầu + 2 mút nát bét , ====> vũ khí chỉ là thứ yếu, kỹ thuật mới là tất yếu, ko thuần nổi cốt thì nói Nảy quá trời, toàn bắn ra ngoài v.v.v
Suy nghĩ của em ắt hẳn Vũ Mạnh Cường đủ chuyên nghiệp để các em sử dụng Sar để kết thúc đối thủ .
To pic này em theo dõi từ đầu rồi, chiều nay ra nhà văn hóa Thanh Xuân để ngắm các vũ khí của ace thi đấu giải thấy còn rất nhiều ace trẻ lẫn già đánh Sardius, 1 bất ngờ nhỏ là team vđv nhí của Vũ Mạnh Cường đa số là Sardius, đánh không hề bạt 1 tẹo nào, giật phát nào đi phát đấy, nhóc 12 tuổi đánh cho hạng C thua 3-0 , với vũ khí là cây Sar tem bạc đời đầu + 2 mút nát bét , ====> vũ khí chỉ là thứ yếu, kỹ thuật mới là tất yếu, ko thuần nổi cốt thì nói Nảy quá trời, toàn bắn ra ngoài v.v.v
Suy nghĩ của em ắt hẳn Vũ Mạnh Cường đủ chuyên nghiệp để các em sử dụng Sar để kết thúc đối thủ .
Hi hi ! D9 gặp anh Vũ Mạnh Cường khá thường xuyên và cũng có time tiếp chuyện anh khá nhiều , về yếu tố chuyên môn anh rất muốn định hướng cho VĐV sang các dòng cốt mỏng hoặc sử dụng sợi tổng hợp hoặc thuần gỗ!
+ Không biết bạn có quan sát kỹ hay không ở đội T&T vì giải Thanh Xuân mình cũng tổ chức đội tham dự nhưng đến 90% các VĐV T&T đều sử dụng cốt TREIBER Z và TREIBER K của hãng ANDRO và hiện chỉ có 1 số rất ít khoảng 2 vđv là sử dụng cốt SADIUS trong biên chế hơn 30 VĐV của T&T ! ^_^

* Bài viết của mình có t/c để anh em tham khảo với bóng bàn hiện đại ở các cường quốc bóng bàn hàng đầu thế giới:
+ Tại Trung Quốc:
- Cốt thuần carbon có tính chất trợ lức chỉ để cho trẻ em mới tập chơi bóng bàn!Ngay cả những vdv nghiệp dư (phong trào) mình chưa nói đến chuyên nghiệp đa số đều sử dụng các dòng cốt thuần gỗ ,người chơi nào sức yếu tập vui phong trào dùng cốt thuần gỗ có độ dày từ 6,0 mm đổ lên lên ,VDV kỹ thuật càng cao time chơi càng lâu càng chọn cho mình những cốt vợt thuần gỗ mỏng dần thiên về độ control và spin !
- Các VDV chơi gai công hoặc sử dụng thuần gỗ dày hoặc sử dụng các cốt thuần gỗ dầy hoặc sợi carbon!
+ Tại Nhật Bản : Đa số sử dụng các dòng cốt sợi tổng hợp zilon,fiber,Arylate Carbon ( đây là dòng dùng nhiều cho người chơi có kỹ thuật tốt) và các cốt thuần carbon rất ít người chơi gegely anpha là bản phát triển của SADIUS hiện hãng BUTERFLY vẫn đang SX và bán ra nhưng số lượng rất ít và cũng chỉ trẻ em mới tập sử dụng là chính!
+ Tại Hàn Quốc : người chơi nghiệp dư Hàn Quốc rất thích chơi vợt dọc và cũng đa dạng trong cách chơi cả thuần gỗ,sợi tổng hợp ...nhưng gần như ko kiếm được người chơi nào sử dụng cốt Carbon !
* Bóng bàn chuyên nghiệp Việt Nam các VDV hầu như 100% các vdv quốc gia là tập huấn tại Trung Quốc tại các trung tâm huấn luyện lớn như Hải Dương,CLB quân đội,Hà Nội đều cho các vdv từ thiếu niên đến trẻ sang Trung Quốc từ 3 đến 6 tháng!với những bạn hay chơi và tiếp xúc với các VDV đi Trung Quốc tập huấn sẽ thấy được tư duy của người Trung Quốc '' Lấy xoáy thắng lực '' khi đã điều khiển được xoáy người chơi sẽ điều khiển được điểm rơi và độ an toàn của các quả đánh đó là lý do các vdv Trung Quốc hầu hết sử dụng thuần gỗ : cốt sợi tổng hợp họ sử dụng cho cả mút và cả gai ! VDV Trung Quốc có lối đánh thiên về xoáy điểm rơi và độ chuẩn xác,các vđv Trung Quốc tập luyện và thi đấu chơi bóng rất xoáy và điểm rơi, trong khi các VDV Việt Nam có lối đánh quá chú trọng về lực cả trong tập luyện và thi đấu đó là lý do 1 vdv giật lực yếu nhất của VN sang Trung Quốc cũng mạnh nhất so với cả đội TQ!
+ Đây là điều rất dễ hiểu khi trong tấn công lối đánh của các VDV Trung Quốc gần như áp đảo các cường quốc mạnh trong bộ môn bóng nhựa :Qủa giật bóng với khả năng tạo xoáy lên đến xấp xỉ 100 - 130 vòng xoáy tạo lên độ vòng cung rất lớn ( thắng lực cản không khí) khi rơi xuống bàn đối phương dưới sự cộng hưởng của xoáy lớn rất khó để tung ra cú dứt điểm ( đối giật) trả lại hoặc đứng chặn cũng dễ bị ăn xoáy khi phòng thủ dễ bị cao so với mặt lưới để các VDV TQ dễ dàng tung ra các cú giật đứt điểm!
+ Khả năng tạo xoáy lớn nên họ khống chế đc các cú giật bóng với điểm rơi từ ngắn bàn đến xa bàn giúp các VDV Trung Quốc luôn chủ động khi tấn công gần bàn, trung bàn,xa bàn trong trạng thái không bị động!.....còn nữa ...
 
Last edited:
T&T1 thua Từ Sơn 2-3 ở Tứ Kết, có 2 nhóc (1 áo đen và 1 áo vàng ) dùng Sardius tem bạc , em tận mắt xem đánh mà anh D9, sau đội Từ Sơn thua đội a 2-3 ý
Còn đúng là e có nghe Andro tài trợ chính cho T&T ,
nghe bài viết trên của a hay thật- like
 

bachikho

Đại Tá
Giống em cuồng ông em Federer đó bác, ngày trước cứ thấy nó cầm Wilson n tour em cũng cố bon chen cho được, sau nó lại đổi sang dao găm K 6.1 Tour em cũng đánh đu theo nó, xong 2 năm sau nó lại cầm đại đao BLX 6.1 Tour em cũng nhất định không chịu thua và chỉ có cây có chữ ký của nó em mới đánh và cuối cùng là BLX Pro Staff 6.1,...giờ đây em cũng gần đủ bộ Sardius thế nhưng chưa có tay vợt bóng bàn nào để em cuồng cả...hichic...hy vọng có dịp đàm đạo với bác về Tennis, Bóng bàn và gái xinh...
giống tui đó, trước cũng chơi hết từ N6.1 tour đến K6.1 tour, BLX 6.1 tour nhưng giờ chốt 6.1 team
thần tượng cái j thì nó cũng phải phù hợp với mình bác ợ, ko phải cứ thấy ng ta chơi là mình cũng chơi rồi ca ngợi hết lời, cái quan trọng là nó có phù hợp với mình ko kia, như cây 6.1 tour thì ngay giới pro cũng có ku nào chơi nữa đâu, ngay ku móm h cũng chuyển sang mặt 98 rồi, sar cũng thế thôi, ko phủ nhận trước đây nó là cây vợt hay nhưng bây giờ với bóng mới và mặt vợt mới nó bộc lộ khá nhiều nhược điểm, ko thiếu j cây vợt khác hay hơn, vậy tại sao lại cứ khư khư ôm lấy nó và ca ngợi nó là nhất?
nói chung theo tui thì ai thấy nó hợp với mình cứ chơi nhưng đừng ca ngợi nó là nhất, hay hơn tất cả những cây khác, nghe nó buồn cười lắm
 
Last edited:

lamtq

Đại Tá
Tỷ lệ người dùng Sar ngày một giảm sút thì cần có một con số thống kê anh ah!!
thống kê ở phạm vi nhỏ- trc đây clb bên chỗ tớ hay chơi có khoảng 12 ng thường chơi buổi chiều thì hết 10 ông chơi Sar nay chỉ còn 9 ông chơi Sar, ông còn lại chuyển qua Tamca5000 largeshake 44 khớkhớ:rolleyes:
 

8xOnline

Trung Uý
giống tui đó, trước cũng chơi hết từ N6.1 tour đến K6.1 tour, BLX 6.1 tour nhưng giờ chốt 6.1 team
thần tượng cái j thì nó cũng phải phù hợp với mình bác ợ, ko phải cứ thấy ng ta chơi là mình cũng chơi rồi ca ngợi hết lời, cái quan trọng là nó có phù hợp với mình ko kia, như cây 6.1 tour thì ngay giới pro cũng có ku nào chơi nữa đâu, ngay ku móm h cũng chuyển sang mặt 98 rồi, sar cũng thế thôi, ko phủ nhận trước đây nó là cây vợt hay nhưng bây giờ với bóng mới và mặt vợt mới nó bộc lộ khá nhiều nhược điểm, ko thiếu j cây vợt khác hay hơn, vậy tại sao lại cứ khư khư ôm lấy nó và ca ngợi nó là nhất?
nói chung theo tui thì ai thấy nó hợp với mình cứ chơi nhưng đừng ca ngợi nó là nhất, hay hơn tất cả những cây khác, nghe nó buồn cười lắm
Thanks bác đã khuyên, người là chủ thể, vợt là khách thể, tự chủ thể phải thích nghi khách thể, nếu khách thể không đáp ứng được thì chủ thể có thể bỏ. Có điều, như đã nói, em may mắn hợp cạ với Sar vì cái gì thì cái, mục đích cuối cùng trong trận đánh là chiến thắng và có những cú Winner đẹp mắt.
Bản thân em cũng k xác định chơi Sar mãi mãi, có khi để lại sưu tầm giống vợt quần vợt, chơi song song với Sar em còn có XO, Mazu,... sắp tới Zhang ZLC cập bến có khi em lại đánh Zhang cũng nên. hihi...
Tánh em thích trải nghiệm vậy đó,
Hỏi bác một câu Khó của Nam Cường rằng: Cặp bồ một em chân dài mãi bác có chán không??? Chán bỏ mệ nó đi chứ lị...kakaka...
 

Son_ct

Đại Uý
Thứ nhất, chúng ta là dân chơi nghiệp dư, chơi bóng bàn để vui khỏe là chính, thế nên cốt gì ai thấy hợp thì cứ chơi, Sar cũng được, Long cũng tốt, mà ALC cũng hay...vừa tay là đánh
Thứ hai, chúng ta không phải là dân chuyên nghiệp, đương nhiên không thể hiểu sâu được như các vận động viên chuyên nghiệp, mà đã k hiểu rõ thì sao có thể phán cho họ nên hay không nên đánh cốt nào.
Các bác cứ lập 1 hội Sar với 1 hội không Sar rồi giao lưu là ra bia ngay, lý luận nó phải gắn với thực tiễn :D:D:D
 

money12

Đại Tá
Tất nhiên là vũ khí hiệu quả là vũ khí phù hợp với mình nhất. Nhiều bác chơi Sar mà thấy hợp thì cứ tiếp tục chơi Sar thôi.

Nhưng rõ ràng các bác thấy là các hãng bóng bàn chuyển qua các công nghệ như ALC, ZLC, Titanium,... mà không phải là Carbon đơn thuần như công nghệ Tamca5000 thì phải có cái lý của họ.

Mơ ước của mọi người là cốt tốc độ cao mà điều khiển cũng tốt. Nhưng hai đại lượng này tỷ lệ nghịch với nhau. Vì vậy các hãng đang cố gắng chế tạo một cây vợt có độ điều khiển cao tuy nhiên phải hi sinh tốc độ. Bởi vì tốc độ có thể nâng lên nhờ luyện tập cơ bắp và cách phát lực, điều này dễ thực hiện hơn so với luyện tập để kiểm soát một cây vợt tốc độ cao.

Chúng ta không nên so sánh hai cây vợt trong tay hai người có trình độ bóng bàn khác nhau. Em thì tin rằng các bác đang chơi Sar, nếu có thời gian chơi các loại vợt khác chắc sẽ đạt được những thành quả hơn Sar nhiều.
Ok như bác nói em đ ý vơi ý kiến của bác
 

money12

Đại Tá
Hi hi ! D9 gặp anh Vũ Mạnh Cường khá thường xuyên và cũng có time tiếp chuyện anh khá nhiều , về yếu tố chuyên môn anh rất muốn định hướng cho VĐV sang các dòng cốt mỏng hoặc sử dụng sợi tổng hợp hoặc thuần gỗ!
+ Không biết bạn có quan sát kỹ hay không ở đội T&T vì giải Thanh Xuân mình cũng tổ chức đội tham dự nhưng đến 90% các VĐV T&T đều sử dụng cốt TREIBER Z và TREIBER K của hãng ANDRO và hiện chỉ có 1 số rất ít khoảng 2 vđv là sử dụng cốt SADIUS trong biên chế hơn 30 VĐV của T&T ! ^_^

* Bài viết của mình có t/c để anh em tham khảo với bóng bàn hiện đại ở các cường quốc bóng bàn hàng đầu thế giới:
+ Tại Trung Quốc:
- Cốt thuần carbon có tính chất trợ lức chỉ để cho trẻ em mới tập chơi bóng bàn!Ngay cả những vdv nghiệp dư (phong trào) mình chưa nói đến chuyên nghiệp đa số đều sử dụng các dòng cốt thuần gỗ ,người chơi nào sức yếu tập vui phong trào dùng cốt thuần gỗ có độ dày từ 6,0 mm đổ lên lên ,VDV kỹ thuật càng cao time chơi càng lâu càng chọn cho mình những cốt vợt thuần gỗ mỏng dần thiên về độ control và spin !
- Các VDV chơi gai công hoặc sử dụng thuần gỗ dày hoặc sử dụng các cốt thuần gỗ dầy hoặc sợi carbon!
+ Tại Nhật Bản : Đa số sử dụng các dòng cốt sợi tổng hợp zilon,fiber,Arylate Carbon ( đây là dòng dùng nhiều cho người chơi có kỹ thuật tốt) và các cốt thuần carbon rất ít người chơi gegely anpha là bản phát triển của SADIUS hiện hãng BUTERFLY vẫn đang SX và bán ra nhưng số lượng rất ít và cũng chỉ trẻ em mới tập sử dụng là chính!
+ Tại Hàn Quốc : người chơi nghiệp dư Hàn Quốc rất thích chơi vợt dọc và cũng đa dạng trong cách chơi cả thuần gỗ,sợi tổng hợp ...nhưng gần như ko kiếm được người chơi nào sử dụng cốt Carbon !
* Bóng bàn chuyên nghiệp Việt Nam các VDV hầu như 100% các vdv quốc gia là tập huấn tại Trung Quốc tại các trung tâm huấn luyện lớn như Hải Dương,CLB quân đội,Hà Nội đều cho các vdv từ thiếu niên đến trẻ sang Trung Quốc từ 3 đến 6 tháng!với những bạn hay chơi và tiếp xúc với các VDV đi Trung Quốc tập huấn sẽ thấy được tư duy của người Trung Quốc '' Lấy xoáy thắng lực '' khi đã điều khiển được xoáy người chơi sẽ điều khiển được điểm rơi và độ an toàn của các quả đánh đó là lý do các vdv Trung Quốc hầu hết sử dụng thuần gỗ : cốt sợi tổng hợp họ sử dụng cho cả mút và cả gai ! VDV Trung Quốc có lối đánh thiên về xoáy điểm rơi và độ chuẩn xác trong khi các VDV Việt Nam..... ( Còn nữa mình sẽ chỉnh sửa và viết tối nay ^ ^)
Nhưng a hỏi dũng em giao lưu với anh cường thường xuyên sao ko tham mưu cho a ý cốt dùng cốt khác mà học trò của a ý 10 ng thi 10 em nhỏ dùng sadius ,độ hiểu biết của họ như thế nào chugs ta biết ,và họ biết hướng nào tốt nhất cho đệ tử của mình
 

money12

Đại Tá
Bản thân người việt nam cở địa chiều cao thể lực tương đối nhỏ và yếu các bạn xem người châu âu họ cao 1.8 mét9 sải tay của họ gấp đ chúng ta với họ dùng cốt rung là tương đối hợp lý ,nhưng ng việt mình thấp bé thể lực kém nên su hướng dùng cốt sadius cũng là có lý của họ
Sadius cung có ưu và nhược điểm,và cốt rung và sịt cũng vậy đều có ưu nh đ
Chỉ càn chúng thấy phù hợp thì chọn cây vợt phù hợp với nối đánh của mình
Chú lúc thì sadius lúc zlc lúc malong lúc thì xiom chỉ loạn đao páp và hỏng tay
Chúc các bạn thành công
 

money12

Đại Tá
Hi hi ! D9 gặp anh Vũ Mạnh Cường khá thường xuyên và cũng có time tiếp chuyện anh khá nhiều , về yếu tố chuyên môn anh rất muốn định hướng cho VĐV sang các dòng cốt mỏng hoặc sử dụng sợi tổng hợp hoặc thuần gỗ!
+ Không biết bạn có quan sát kỹ hay không ở đội T&T vì giải Thanh Xuân mình cũng tổ chức đội tham dự nhưng đến 90% các VĐV T&T đều sử dụng cốt TREIBER Z và TREIBER K của hãng ANDRO và hiện chỉ có 1 số rất ít khoảng 2 vđv là sử dụng cốt SADIUS trong biên chế hơn 30 VĐV của T&T ! ^_^

* Bài viết của mình có t/c để anh em tham khảo với bóng bàn hiện đại ở các cường quốc bóng bàn hàng đầu thế giới:
+ Tại Trung Quốc:
- Cốt thuần carbon có tính chất trợ lức chỉ để cho trẻ em mới tập chơi bóng bàn!Ngay cả những vdv nghiệp dư (phong trào) mình chưa nói đến chuyên nghiệp đa số đều sử dụng các dòng cốt thuần gỗ ,người chơi nào sức yếu tập vui phong trào dùng cốt thuần gỗ có độ dày từ 6,0 mm đổ lên lên ,VDV kỹ thuật càng cao time chơi càng lâu càng chọn cho mình những cốt vợt thuần gỗ mỏng dần thiên về độ control và spin !
- Các VDV chơi gai công hoặc sử dụng thuần gỗ dày hoặc sử dụng các cốt thuần gỗ dầy hoặc sợi carbon!
+ Tại Nhật Bản : Đa số sử dụng các dòng cốt sợi tổng hợp zilon,fiber,Arylate Carbon ( đây là dòng dùng nhiều cho người chơi có kỹ thuật tốt) và các cốt thuần carbon rất ít người chơi gegely anpha là bản phát triển của SADIUS hiện hãng BUTERFLY vẫn đang SX và bán ra nhưng số lượng rất ít và cũng chỉ trẻ em mới tập sử dụng là chính!
+ Tại Hàn Quốc : người chơi nghiệp dư Hàn Quốc rất thích chơi vợt dọc và cũng đa dạng trong cách chơi cả thuần gỗ,sợi tổng hợp ...nhưng gần như ko kiếm được người chơi nào sử dụng cốt Carbon !
* Bóng bàn chuyên nghiệp Việt Nam các VDV hầu như 100% các vdv quốc gia là tập huấn tại Trung Quốc tại các trung tâm huấn luyện lớn như Hải Dương,CLB quân đội,Hà Nội đều cho các vdv từ thiếu niên đến trẻ sang Trung Quốc từ 3 đến 6 tháng!với những bạn hay chơi và tiếp xúc với các VDV đi Trung Quốc tập huấn sẽ thấy được tư duy của người Trung Quốc '' Lấy xoáy thắng lực '' khi đã điều khiển được xoáy người chơi sẽ điều khiển được điểm rơi và độ an toàn của các quả đánh đó là lý do các vdv Trung Quốc hầu hết sử dụng thuần gỗ : cốt sợi tổng hợp họ sử dụng cho cả mút và cả gai ! VDV Trung Quốc có lối đánh thiên về xoáy điểm rơi và độ chuẩn xác trong khi các VDV Việt Nam..... ( Còn nữa mình sẽ chỉnh sửa và viết tối nay ^ ^)
Dũng nói vậy là ko đung rồi bản thân cây vợt sadius ng mới chơi ko thể dùng dc vì nó nảy nên chúng ta đọc xem trên mạng khi các vận động viên nhỏ tuổi dùng vợt sịt nhẹ rẽ cầm chứ ko ai vùa cầm vợt mà dùng sadius cả ,trẻ con mà đung dao sắc thì đứt tây mất dũng ơi
 

xukaka

Đại Tá
Em thì giờ lại thích với ALC mới chết, mặc dù trước đây chơi ZLC. Khi chuyển qua ALC trái tay em tốt hơn, xử lý bóng chuẩn hơn. Mặc dù độ hiểm ác không như xưa....giằng co qua lại nhiều...thua có, thắng có....nhưng thấy vui.
 

Longst

Trung Uý
Ae cho mình hỏi, cách đây 3 tháng mình có mua được một cây cốt cũ Amultart 96%, một mặt ở đuôi cốt có chữ Amultart một mặt là cacbon, nhưng khi nhìn các cốt Amultart của mấy ae trong clb thì đều là ZL cacbon. Vậy sự khác nhau là ở đâu, cảm ơn ae trước.
 

Duc_NM

Đại Tá
Ae cho mình hỏi, cách đây 3 tháng mình có mua được một cây cốt cũ Amultart 96%, một mặt ở đuôi cốt có chữ Amultart một mặt là cacbon, nhưng khi nhìn các cốt Amultart của mấy ae trong clb thì đều là ZL cacbon. Vậy sự khác nhau là ở đâu, cảm ơn ae trước.
Em đảm bảo với bác là bác đã mua phải cái cốt mà trước đây em đã từng thắc mắc là tại sao không có chữ ZL trước chữ Carbon ở chuôi cán. Lúc trước chủ thớt có giải thích là chỗ đấy dùng lâu ngày bị tay cọ vào mờ đi bác ạ. Cũng có khả năng là chỉ hơi mờ thôi nên chủ thớt trước cạo hẳn nó đi cho đẹp.
 

xukaka

Đại Tá
Trước đây mình cũng chơi Amul ZLC, lây ngày chữ ZL bị mất do đánh lây ngày bị mất chứ không có vấn đề gì chất lượng đâu các bác. Khi nào trên bản vợt không có chữ ZLC to tướng và đen thui mà không có thì.............có vấn đề.
 

Longst

Trung Uý
Em đảm bảo với bác là bác đã mua phải cái cốt mà trước đây em đã từng thắc mắc là tại sao không có chữ ZL trước chữ Carbon ở chuôi cán. Lúc trước chủ thớt có giải thích là chỗ đấy dùng lâu ngày bị tay cọ vào mờ đi bác ạ. Cũng có khả năng là chỉ hơi mờ thôi nên chủ thớt trước cạo hẳn nó đi cho đẹp.
không phải đâu bác ạ, cốt của người bán cho em mới chơi được khoảng 1 năm, còn cốt của các ae khác chơi vài năm thậm chí là cũ rích rồi mà ZL cacbon vẫn rõ mồn một. E cũng tìm hiểu nhiều lắm mà vẫn chưa có câu trả lời, theo chủ quan suy nghĩ của em thì có hai trường hợp, TH1: Cốt bị làm giả; TH2: Đây là cốt được sản xuất đời đầu cacbon và Amultart đời sau được tăng cường thành ZL cacbon. Mong các bác tiếp tục chỉ giáo cho em.
 

Bình luận từ Facebook

Top