Pằng A Chíu
Trung Sỹ
Em cũng đang trong quá trình tìm tòi tài liệu về Tàu đạo này và đang muốn thử con đường tàu đạo này xem sao. Do vậy em lập topic này các bác đã dùng tàu đạo cho em thêm kiến thức và kinh nghiệm về tàu đạo, ưu điểm và khuyết điểm khi sử dụng em nó.
Em đọc một số topic thấy hay hay nên post cho anh em để cùng nên ra ý kiến.
Sau đây là một số ý kiến của các cao thủ Tàu đạo:
Trước hết muốn đánh được mặt Tàu cần thể lực phải cực tốt, Mặt Tàu giật sang được thì khá khó chịu, quả thì rất xoáy, quả thì lại chuội... làm đối phương khá lúng túng.Phải nói là mặt Tàu giao bóng rất hay, cùng 1 dộng tác nhưng quả thì rất nặng (nặng đến mức mà mình giao xuống mà các đối thủ dùng mặt gai rất hay bị rúc lưới, thường là gai rất yêu quả giao xoáy xuống), quả lại rất lỏng và chuội, quả lại lồng xoáy lên khủng khiếp. Vậy là mình cũng biết thêm 1 nguyên tắc nữa khi dùng mặt Tàu là cần phải giao bóng tốt và bắt giao bóng cực ngắn.
Coi video clip cũng như trên thực tế, rất dễ nhận thấy là mặt Nhật giật đi nhanh hơn mặt tàu nhưng lại thiếu xoáy, bóng sang bàn đối phương đi theo quỹ đạo bình thường không khó khăn gì để chặn lại (trung bình thủ) hoặc đối giật (cao thủ). Mặt Tàu ưu điểm nổi bật là giật được nhiều quả bóng khó hơn, bóng sang bàn đối phương cuộn xoáy, tụt xuống chứ không dội lên như mặt Nhật, chặn rất hay bung hoặc tụt. Thêm nữa mặt Tàu khi chặn bóng giật thì sẽ dừng lại nửa nhịp làm đối phương mất đà di chuyển, giao bóng mặt Tàu thì xoáy hơn, bắt giao bóng ngắn hơn mặt Nhật. Để hạn chế khuyết điểm thiếu lực thì các VDV đã phù phép bằng cách bôi nhiều keo tăng lực để tốc độ xấp xỉ mặt Nhật (90%), cú giật mặt Tàu có lợi thế là mình phát lực thoải mái hết sức mà không sợ bóng ra ngoài. Tuy nhiên điểm yếu của mặt Tàu là lực yếu nếu ta không dán keo tăng lực, và rất ngại giơ chặn đẩy lỏng bóng. Từ khuyết điểm của mặt Tàu cho thấy nếu thể lực mình không đầy đủ, trời nồm ẩm ướt là mặt vợt không bám dính thì hôm đó đánh sẽ rất là kém chất lượng. Thêm nữa trời nồm, chân trụ sẽ không chắc chắn thì mặt Tàu (vốn dĩ xịt hơn Nhật) sẽ không đủ trụ và tư thế để phát huy đủ lực cú giật. Điếu này giải thích tại sao đội tuyển TQ rất chăm chú cái mặt Tàu, hà hơi lau miết rất cẩn thận trước khi vào cuộc.
Mặt Tàu nên đánh mặt cứng, không nên đánh mặt mềm, nhìn đội tuyển TQ trước đây dùng 40 đến 42 độ, hiếm người đánh 39 độ. Tại sao vậy? Mặt Tàu cứng nhưng bôi keo nhiều thì cũng mềm ra chút, lúc đó như cái lò xo bị nén căng nên lực bộc phát rất mạnh, lại thêm xoáy lồng lộn nữa nên cú giật phải của các VDV TQ rất khó chịu, bên đối phương thường bị bung hoặc chặn đẩy nhẹ lại sang bên trái thi "Đòm" - ăn ngay 1 cú giật trái sấm sét.
Vậy mong các bác Tàu đạo đóng góp ý kiến để anh em tham khảo.
Em đọc một số topic thấy hay hay nên post cho anh em để cùng nên ra ý kiến.
Sau đây là một số ý kiến của các cao thủ Tàu đạo:
Trước hết muốn đánh được mặt Tàu cần thể lực phải cực tốt, Mặt Tàu giật sang được thì khá khó chịu, quả thì rất xoáy, quả thì lại chuội... làm đối phương khá lúng túng.Phải nói là mặt Tàu giao bóng rất hay, cùng 1 dộng tác nhưng quả thì rất nặng (nặng đến mức mà mình giao xuống mà các đối thủ dùng mặt gai rất hay bị rúc lưới, thường là gai rất yêu quả giao xoáy xuống), quả lại rất lỏng và chuội, quả lại lồng xoáy lên khủng khiếp. Vậy là mình cũng biết thêm 1 nguyên tắc nữa khi dùng mặt Tàu là cần phải giao bóng tốt và bắt giao bóng cực ngắn.
Coi video clip cũng như trên thực tế, rất dễ nhận thấy là mặt Nhật giật đi nhanh hơn mặt tàu nhưng lại thiếu xoáy, bóng sang bàn đối phương đi theo quỹ đạo bình thường không khó khăn gì để chặn lại (trung bình thủ) hoặc đối giật (cao thủ). Mặt Tàu ưu điểm nổi bật là giật được nhiều quả bóng khó hơn, bóng sang bàn đối phương cuộn xoáy, tụt xuống chứ không dội lên như mặt Nhật, chặn rất hay bung hoặc tụt. Thêm nữa mặt Tàu khi chặn bóng giật thì sẽ dừng lại nửa nhịp làm đối phương mất đà di chuyển, giao bóng mặt Tàu thì xoáy hơn, bắt giao bóng ngắn hơn mặt Nhật. Để hạn chế khuyết điểm thiếu lực thì các VDV đã phù phép bằng cách bôi nhiều keo tăng lực để tốc độ xấp xỉ mặt Nhật (90%), cú giật mặt Tàu có lợi thế là mình phát lực thoải mái hết sức mà không sợ bóng ra ngoài. Tuy nhiên điểm yếu của mặt Tàu là lực yếu nếu ta không dán keo tăng lực, và rất ngại giơ chặn đẩy lỏng bóng. Từ khuyết điểm của mặt Tàu cho thấy nếu thể lực mình không đầy đủ, trời nồm ẩm ướt là mặt vợt không bám dính thì hôm đó đánh sẽ rất là kém chất lượng. Thêm nữa trời nồm, chân trụ sẽ không chắc chắn thì mặt Tàu (vốn dĩ xịt hơn Nhật) sẽ không đủ trụ và tư thế để phát huy đủ lực cú giật. Điếu này giải thích tại sao đội tuyển TQ rất chăm chú cái mặt Tàu, hà hơi lau miết rất cẩn thận trước khi vào cuộc.
Mặt Tàu nên đánh mặt cứng, không nên đánh mặt mềm, nhìn đội tuyển TQ trước đây dùng 40 đến 42 độ, hiếm người đánh 39 độ. Tại sao vậy? Mặt Tàu cứng nhưng bôi keo nhiều thì cũng mềm ra chút, lúc đó như cái lò xo bị nén căng nên lực bộc phát rất mạnh, lại thêm xoáy lồng lộn nữa nên cú giật phải của các VDV TQ rất khó chịu, bên đối phương thường bị bung hoặc chặn đẩy nhẹ lại sang bên trái thi "Đòm" - ăn ngay 1 cú giật trái sấm sét.
Vậy mong các bác Tàu đạo đóng góp ý kiến để anh em tham khảo.