Chia sẽ bí quyết: Tại sao Bóng Bàn Việt Nam đi xuống

Status
Không mở trả lời sau này.

Ma Cao

Trung Uý
Các bạn chưa có kinh nghiệm sống hay dưới 30 tuổi, kg nên đọc Topic này!

Bongban.org cũng giống như các diễn đàn thể thao khác, khi có một bài báo “đánh nguội” hay có ý kg tốt về môn mình chơi thì các thành viên thường “hùa” nhau vào “đập” các quan chức “tơi tả” mà kg hiểu cái nguyên nhân cơ bản là gì ! Nào là bên Bóng đá, nào là quần vợt, cầu lông, điền kinh, bơi lội, v.v.

Với Topic này, E bảo đảm rằng khi đọc xong, các ACE bongban.org hay có “ý kiến, ý cò” về BB VN sẽ không bao gìơ có ý kiến nữa ! Thay vào đó là cười khẩy và không đọc những loại tin tức thế này.

E viết đây!

…Từ đẳng cấp thế giới …

Thập niên 50, BB VN gây “chấn động” thế giới bằng chiếc Huy Chương Vàng Đồng Đội khi thắng đội tuyển số 1 thế giới Nhật Bản rạng danh toàn cầu. Sau đó vài năm, VN ta có đấu thủ lọt vào top 10 thế giới.

… Đến tầm châu lục …

Ở thập niên 70, 80, VN ta đóng cửa với thế giới bên ngoài, tuy nhiên BB vẫn có “tiếng nói” ở tầm châu Á. Các giải giao hữu với các nước Đông Âu, VN ta vẫn thắng. Rồi ở châu Á, BB VN vẫn thi đấu ngang ngửa với người anh em Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc. Lúc ấy, các nước Đông Nam Á chẳng là “cái đinh” gì !

Rồi đến “Ao làng” Đông Nam Á …

Từ khi đất nước mở cửa, VN ta tham dự Seagame, và đoạt HCV ở những Seagame đầu với những Vũ Mạnh Cường, Trần Tuấn Quỳnh, rồi …

Những năm gần đây, BB VN “biến” mất tăm trên bản đồ BB khu vực

Cái để đánh giá thực lực BB VN là Seagame và Cây Vợt Vàng, nhưng CVV vừa qua VN đã đánh dấu thêm một bước lùi. VN ta đoạt HCĐ đơn nam và HCB đồng đội nữ. Nhưng kỳ thực là năm nay các đội đưa qua các các đội hình “thiếu niên”, không mạnh, nên 2 tấm HC trên cũng không là gì! Nghe nói là 4 chú Hàn Quốc vào Bán kết nói với nhau rằng: “Thôi chúng mình để VN đoạt HCĐ đơn đi, để không mất mặt nước chủ nhà!”.

Còn ở Seagame vừa qua như thế nào, thì E kg cần nói ! Hix!

BB VN thì luôn luôn có trục trặc từ khâu Nhân Sự đến sự quản lý !

E có xem giải Trẻ toàn quốc 2013 ở Lào Cai vừa rồi, và vẫn không có nhân tố nào mới có thể vực dậy BB VN

Từ đây về sau, E cam đoan rằng, BB VN mà đi lên thì E “đi đầu xuống đất”

Thế thì E đố các bác nguyên nhân vì sao BB VN đi xuống ?

Bác nào nêu lý do chính xác (không cần giải pháp) thì E sẽ vái người ấy 3 lạy và đãi một chầu nhậu nếu gặp mặt.

Hỡi các bác saigonfc, hunghanoi, tfan, son_canloc, v.v. và các bác đang ngày đêm”trăn trở” với BB VN hãy vào chia sẽ

Đố các bác biết ...
 

quangvh

Binh Nhì
Để trả lời cho câu hỏi của bác tôi chỉ nói 2 câu đơn giản :

"Bóng bàn Việt Nam đi xuống là do bóng bàn các nuớc khác đi lên"

“Bóng bàn việt nam chưa tìm được nhân tài kiệt xuất”


Tôi phân tích chút xiu
Để một quốc gia có được một VDV có sự đột phá, có thành tích cao ở quốc tế thì còn phụ thuộc vài việc tìm đưoc nhân tài hay không đã, cái này là sự may mắn của mỗi quốc gia

Các bác thấy trong bóng bàn
- Belarus ngoài samsonow không còn ai
- Thụy điển ngoài Wadner không còn ai
- Hy Lạp ngoài Karenga không còn ai
- Áo ngoài Slager không còn ai.
....

Ngay cả cầu lông :
Việt Nam sau Tien Minh chac không biet bao giờ mới có nguoi thư 2 vươn ra tầm thế giới.
Malaysia vẫn chưa tìm được ngừoi thứ 2 sau Lee Chong Wei.

Trong điền kinh
Jamaica chắc khó tìm được người thứ 2 sau Usalt bolt.
….

Những ví dụ tôi đưa ra ở trên đẻ thấy rằng, mỗi quốc gia có được thành tích hay không là phụ thuộc rất nhiều vào nhân tài kiệt xuất sau đó mới tới huấn luyện hợp lý.

Không lẽ trong các quốc gia ở trên, họ không tìm được người thú 2 có nghĩa họ đã đi xuống, không lẽ phương pháp huấn luyện họ không khoa học, liên đoàn họ không đầu tư…..
…….

Tôi nghĩ qua những ví dụ trên, các bác có thể rút ra kết luận cho riêng mình…

Sở dĩ Trung Quốc luôn đứng đầu vì dân số họ đông, nhân tài họ nhiều.
 

hiepasc

MOD Bắc Ninh
Tôi : Nguyễn Trọng Hiệp , Kinh nghiệm sống có chút ít, tuổi trên 40 vượt 10 tuổi so với tiêu chí của topic ! có vài lời góp vui !

Nguyên nhân chính là chúng ta còn phải lo quá nhiều thứ ! Mỗi cấp, mỗi người đều phải lo cho cuộc sống của mình, của người thân, của những người xung quanh ta,... Lãnh đạo cap cấp thì lo cho Dân ở tầm vĩ mô hơn,... vì thế tất cả những cái khác phải để xã hội hóa, xem môn nào có duyên, có cơ may thì bứt phá, nổi tiếng rồi thì sẽ có mức xã hội quá cao hơn,...

Vậy theo tôi nghĩ chúng ta cứ vui và bằng lòng với mình đi. Mình có lo ấm dư rả, có hạnh phúc,... thì mới lo cho người khác được. Mình cứ làm đi, cứ kiếm tiền đi khi nào làm được nhiều rồi, tiền tiêu không hết rồi thì mới nên nói Ông,Bà,.. anh, chị,... sao làm ăn chán thế ! tiền là cái gì đâu chẳng qua là tờ giấy được in hình lên mà thôi !

=> Nguyên nhân vẫn là : Nhà nghèo lại đông con , tiền ít nhưng mơ ước lại nhiều ! => Lực bất tòng tâm !
 

bien_tanbinh

Binh Nhì
Bạn chủ topic đặt tiêu đề không hợp lý rồi

Bóng bàn Việt Nam = bóng bàn chuyên nghiệp và bóng bàn nghiệp dư.
Bóng bàn chuyên nghiệp có dẫu hiệu dậm chân tại chỗ, không có nhân tố mới
Bóng bàn nghiệp dư phát triển vượt bậc. Bằng chứng là số lượng người chơi đông hơn, CLB mở nhiều hơn, giải Premier ship, Các gải Open liên tục được mở rộng.

Như vậy bóng bàn việt nam không hề đi xuống mà vẫn phát triển bạn nhé.
 

nvdu574

Thượng Tá
một ý kiến nhỏ

tôi xin chia sẻ về 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
* một là: Nhà dột từ nóc
CM: VĐV đánh nhau do gọi người không chính xác, quan liêu bỏ giải lại bảo là VN không đủ trình....
* hai là: Không có sự đầu tư thích đáng
CM: bóng đá có HV đã cho thấy sự tinh nhuệ trong thi đấu U19 thắng U19 Úc 5-1...
* ba là: dục tốc bất đạt
CM: các VĐV muốn chơi bóng nhanh từ công cụ chứ không phải là nội lực (VĐV VN toàn thấy dùng cốt sardius tốc độ cao điều khiển thấp trong khi đó Jang Jike dùng cốt tốc độ không cao)...Lại nữa trên diên đàn thì việc mua bán cho thấy các cốt vợt cũ có giá trị rất lớn cốt mới thì mất giá nhanh,,,mua về đánh thử lại bán đi mua các mới..
chúng ta nên biết là tốc độ do lực phát ra từ tay, vào bàn mạnh hay không là do góc mở vợt...
 

chim sáo

Binh Nhì
lãnh đạo non và yếu

tôi xin chia sẻ về 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
* một là: Nhà dột từ nóc
CM: VĐV đánh nhau do gọi người không chính xác, quan liêu bỏ giải lại bảo là VN không đủ trình....
* hai là: Không có sự đầu tư thích đáng
CM: bóng đá có HV đã cho thấy sự tinh nhuệ trong thi đấu U19 thắng U19 Úc 5-1...
* ba là: dục tốc bất đạt
CM: các VĐV muốn chơi bóng nhanh từ công cụ chứ không phải là nội lực (VĐV VN toàn thấy dùng cốt sardius tốc độ cao điều khiển thấp trong khi đó Jang Jike dùng cốt tốc độ không cao)...Lại nữa trên diên đàn thì việc mua bán cho thấy các cốt vợt cũ có giá trị rất lớn cốt mới thì mất giá nhanh,,,mua về đánh thử lại bán đi mua các mới..
chúng ta nên biết là tốc độ do lực phát ra từ tay, vào bàn mạnh hay không là do góc mở vợt...

theo tôi BBVN đi xuống ,do trình độ lãnh đạo không theo kịp sự pt của BBthế giới và khu vực
-không đầu tư từ lớp trẻ như các môn khác
-không xã hội hóa BB -các giải thưởng bèo bọt
-sự giáo dục các vđv khi theo con đường chuyên nghiệp phải lấy BB là cuộc sống của mình
-sự tha hóa về đạo đức VĐV lẫn HLV
-và BBVN xây nhà không cần móng:zingme40:
 

vanuc

Đại Tá
Các bác vào Facebook của bác Hunghanoi ở đó có rất nhiều ý kiến góp ý để phát triển bóng bàn VN đấy.........
 

tranvietanh

Trung Tá
Em cũng có tí ý kiến nho nhỏ: thật ra thì không ai là không muốn bóng bàn VN phát triển, các vị Lãnh đạo còn mong hơn mình ấy chứ. Quanh đi quẩn lại thì cũng phần vì chế độ đãi ngộ dành cho bóng bàn không cao ( đối với cả HLV và VĐV ), phần vì bóng bàn tại thời điểm hiện tại chưa thật sự là môn thể thao mục tiêu của VN tại các đấu trường Quốc tế nên cũng phải thông cảm cho các bác Liên đoàn có tâm huyết nhưng lực bất tòng tâm...Vì AE ta là những người đam mê bóng bàn nên có những "yêu cầu cao" cho môn này nhưng biết đâu người có tiếng nói quyết định trong việc đầu tư lại yêu...golf nên đương nhiên bóng bàn không phải là điều quan tâm nhất của vị ấy rồi...Các bác liên đoàn bóng bàn có đấu tranh mãi thì cũng không lại vì vị kia mãi mãi chỉ thích golf mà không khoái bóng bàn. Thế nên chúng ta hãy thông cảm cho các bác trong liên đoàn và luôn dành tâm huyết, sự cổ vũ cho bóng bàn VN ở mọi đấu trường thay vì lên án vì sao không đầu tư, hay vì sao lại kém hơn nước khác các bác nhé!
 

anhbom14

Trung Sỹ
Bác chủ thread nói những người dưới 30 t ko đc đọc là không phải vấn đề này phải đc tất cả mọi người cùng bàn luận phân tích .dưới đây cũng có 1 sso ý kiến của riêng em.nếu ko phải mong mọi người đùng ném gạch.
1.những người có năng khiếu thực sự chắc gì đã ham mê bóng bàn .còn nhiều môn thể thao khác nữa.
2.ở Trung Quốc bóng bàn là môn thể thao đại trà thiết yếu .Trẻ em Trung Quốc được kiểm tra dộ tuổi rất sớm về các kĩ năng thể thao. Còn ở Việt Nam thì sao tiếp xúc vs bóng bàn quá muộn thường thì ngoài 12 -13 tuổi thì mới cầm vợt hoặc đã ngoài 20 t muốn chơi 1 môn thể thao cho khỏe người thì mới cầm vợt đánh .Nếu có đánh từ nhỏ thì cũng chỉ nhà có” bàn bóng” hoặc gần clb nào đó.có năng khiếu thật sự nhưng không đc tiếp xúc với bóng từ nhỏ thì cũng không thể vợt lên cảnh giới cao đc.
3.Sự đầu tư cho môn bóng bàn của nhà nước là quá ít so với các môn khác .em nghe nói các vđv phải đánh độ ở ngoài để kiếm thêm tiền .giải thưởng thì quá ít có lần vô địch quốc gia đc có 500 k thì phải.
4.Kinh nghiệm trận mạc ít .Các vận động viên ít đc thi đấu cọ sát với những cao thủ như ở Trung Quốc. Em thấy trên youtube khu tập luyện bên Trung Quốc Tây Tàu đủ cả thế mới lên tay đc chứ
-----“còn nữa” nhưng chưa nghĩ ra------------------
 

Ma Cao

Trung Uý
Để trả lời cho câu hỏi của bác tôi chỉ nói 2 câu đơn giản :

"Bóng bàn Việt Nam đi xuống là do bóng bàn các nuớc khác đi lên"

“Bóng bàn việt nam chưa tìm được nhân tài kiệt xuất”


Tôi phân tích chút xiu
Để một quốc gia có được một VDV có sự đột phá, có thành tích cao ở quốc tế thì còn phụ thuộc vài việc tìm đưoc nhân tài hay không đã, cái này là sự may mắn của mỗi quốc gia

Các bác thấy trong bóng bàn
- Belarus ngoài samsonow không còn ai
- Thụy điển ngoài Wadner không còn ai
- Hy Lạp ngoài Karenga không còn ai
- Áo ngoài Slager không còn ai.
....

Ngay cả cầu lông :
Việt Nam sau Tien Minh chac không biet bao giờ mới có nguoi thư 2 vươn ra tầm thế giới.
Malaysia vẫn chưa tìm được ngừoi thứ 2 sau Lee Chong Wei.

Trong điền kinh
Jamaica chắc khó tìm được người thứ 2 sau Usalt bolt.
….

Những ví dụ tôi đưa ra ở trên đẻ thấy rằng, mỗi quốc gia có được thành tích hay không là phụ thuộc rất nhiều vào nhân tài kiệt xuất sau đó mới tới huấn luyện hợp lý.

Không lẽ trong các quốc gia ở trên, họ không tìm được người thú 2 có nghĩa họ đã đi xuống, không lẽ phương pháp huấn luyện họ không khoa học, liên đoàn họ không đầu tư…..
…….

Tôi nghĩ qua những ví dụ trên, các bác có thể rút ra kết luận cho riêng mình…

Sở dĩ Trung Quốc luôn đứng đầu vì dân số họ đông, nhân tài họ nhiều.

Cám ơn A đã đóng góp ý kiến, tuy nhiên: chưa đúng!

"Bóng bàn Việt Nam đi xuống là do bóng bàn các nuớc khác đi lên". Rất chí lí! Nhưng A có thể nêu ra lý do tại sao BB các nước khác đi lên mà VN dậm chân tại chỗ chăng ? A mà nêu lên được cái nguyên nhân cốt lõi của vấn đề tức là A đã trả lời đúng câu hỏi của E rồi.

“Bóng bàn việt nam chưa tìm được nhân tài kiệt xuất”: Việc này A kg đúng! Đồng ý là phải có nhân tài, nhưng điều tối quan trọng là phải đi tìm và phát triển chứ kg phải “chờ sung rụng”. Với dân số gần 90 triệu người, tìm ra nhân tài thể thao là kg khó lắm. Tuy nhiên, giả sử có nhân tài thực sự, nhưng với các chính sách cách quản lý như hiện nay, liệu có đào tạo ra đấu thủ hàng đầu thế giới kg? Mặt khác, quan trọng không kém là xã hội ta kg xem thể thao hay BB là một cái nghề! Thế thì vĩnh viễn VN không bao giờ có một đấu thủ xuất sắc mặc dù có nhân tài tốt!

Riêng Tiến Minh, Vladimir Samonov, Schlager Werner, Kalinikos Kreanga, v.v. là các trường hợp vô cùng đặc biệt và thực sự là “may mắn quốc gia” và sẽ không lặp lại lần 2 trong đời!. Ngoài tài năng thiên bẩm, thì họ có một sự đầu tư cực lớn từ phía gia đình. Rõ ràng, Tiến Minh kg phải là sản phẩm của hệ thống cầu lông VN. Thế thì, để phát triển thể thao lâu dài và bền vững thì đừng trông chờ vào yếu tố “kiệt xuất” mà phải dựa vào nền tảng căn cơ là tìm kiếm và đào tạo. Nói thì dễ nhưng muốn làm được là phải có cả một hệ thống các chính xách xã hội hợp lý và lâu dài thì mới thành công.

Riêng trường hợp của Usain Bolt và Trung Quốc thì A lại sai nữa! hehe

Jamaica là đất nước hàng đầu thế giới về điền kinh, Bolt kg phải là “nhân tài kiệt xuất” mà là một quá trình tìm kiếm và đào tạo. Ngoài Usain Bolt, Jamaica còn có Asafa Powell, Yohan Blake, Brylin, v.v. và hàng loạt các VĐV nữ hàng đầu thế giới khác.

Riêng Trung Quốc, yếu tố đông dân kg phải là quyết định. Như Na-uy, Đan Mạch, Thụy sĩ, Thụy điển, Hà Lan, Pháp, Đức, Ý, v.v. và các nước phát triển khác, dân số của mỗi nước trên dưới 15 triệu, nhưng thể thao mũi nhọn của họ cực mạnh với những đội tuyển hàng đầu thế giới là lý do tại sao? Chẳng lẽ họ đợi “may mắn quốc gia”!?

Rồi như Ấn độ dân số 1,2 tỷ người nhưng thể thao ra sao thì ai cũng biết?

Thực ra, TQ là quốc gia hàng đầu thế giới về thể thao, họ luôn đứng top 3 trong các kỳ Thế Vận Hội. Đây là kết quả của các chính sách và xã hội A ạ, chứ kg phải là chờ “nhân tài kiệt xuất” đâu!

E vẫn chưa nêu ra “bí quyết” đâu nha ! các ACE cứ từ từ suy nghĩ nhé ! hehe
 

saigonfc.vn

Đại Uý
Đây mời AE đọc sơ qua đoạn viết: Đơn Đề Nghị của 1 Ban HL VĐV.

Đơn Đề Nghị​

Kính thưa : Các Bác Kính Thưa và v.v.. kính trình.
Hôm nay, ngày 1 tháng 1 năm 2013 kính thưa và kính trình.
Nhằm chuẩn bị ……………………………………………………………….. năm 2013 và kinh phí tổ chức và kế hoạch tập huấn để các vđv không phải suy nghĩ rằng chúng ta không có tiền, thúc đẩy niềm tin trong …… . Nay đề nghị cấp 10 triệu để lo chi phí tổ chức cũng như ứng trước cho các vđv có tiền nạp điện thoại để không còn nhớ nhà và người iêu.

Người viết
(Ký tên và ghi rỏ họ tên)



Đại diện HLV Trực tiếp
Kính trình lên đại diện BQL chung.
Ngày 30/1/2013
(Ký tên và ghi rỏ họ tên)




Đại Diện Quản lý Chung
Xét thấy nguyện vọng và tâm tư đúng với chính của ……. Nay kính trình lên các ban đại diện CH vs TTSH xem xét và giải quyết.
Ngày tháng 30/2/2013
(Ký tên và ghi rỏ họ tên)




Các Ban đại diện chưa hiểu và từ từ sẽ hiểu.(CH vs TTSH )
Tư ý kiến đề xuất của các Ban ngành , Ban đại diện CH vs TTSH kính trình lên nhiều cấp lãnh đạo cấp trên xem xét và xét xem.
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
(Ký tên và ghi rỏ họ tên)







………………………………………………………………………….
Kho Bạc
Do nguồn vốn hiện tại đang tập trung vào …………. N cái khác nhau , thôi thi cầm 1trieu mua vài cái card cho vđv dùng chung và từ từ vốn về chúng tôi sẽ xem xét giải quyết!.
Ký tên vs đóng dấu.
 
Last edited:

saigonfc.vn

Đại Uý
Mình viết thế và, nếu ai đã từng kinh qua làm dự án ngân sách sẽ hiểu!!!!!!!!!!!.

Ánh sáng: có clb T& T chổ HLV Vũ Mạnh Cường (đơn đề nghị ====>nếu ký===> lấy tiền ngay ) ===> thi đấu là những việc cần làm ngay.
 

NTBB

Super Moderators
Cám ơn A đã đóng góp ý kiến, tuy nhiên: chưa đúng!
....
E vẫn chưa nêu ra “bí quyết” đâu nha ! các ACE cứ từ từ suy nghĩ nhé ! hehe

À, đây rồi ! Mình tìm ra "bí quyết" làm cho BB VN đi xuống rồi. Đó là do người biết "bí quyết" này lại không chịu nói ra ngay, cứ để cho tình hình ngày càng xấu đi rồi mới đem ra "đố" bà con, nên .... !? !? !?
 

Longst

Trung Uý
Đúng topic e yêu thích các bác ơi, các bác đều đã đưa ra những ý kiến hay, tuy còn chưa khớp nhau hoặc chưa hoàn toàn đúng, nhưng e cho rằng đều là ý kiến của những người tâm huyết, yêu bóng bàn và có tầm nhìn ( ở một góc độ nào đấy)
Về vấn đề này em xin trích dẫn lại một phần trong bài của một nhà báo mà em thấy giống với suy nghĩ của em:
:zingme71:

"Thực tế, Trung Quốc thành công trong môn bóng bàn là do họ thực hiện một quốc sách của mình trong hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi phát động phong trào toàn dân tập bóng bàn trong thập niên 50. Ở mức độ vi mô, người dân Trung Quốc chơi và xem các trận bóng bàn "phong trào" một cách say mê còn hơn cả dân Brazil thích chơi bóng đá.

Đến bây giờ, bóng bàn vẫn là môn thể thao chính thức trong học đường ở Trung Quốc. Nhưng không thật sự thuyết phục khi chỉ dùng những lý do như vậy để giải thích vì sao Trung Quốc áp đảo đến mức tuyệt đối trong làng bóng bàn thế giới. [ Bàn bóng bàn ]Trung Quốc áp đảo đến mức ngay cả các VĐV người Hoa khi khoác áo ĐTQG khác thì cũng lập tức trở thành cây vợt chủ lực, có thể dễ dàng đoạt chức vô địch ở quê hương mới của họ. Cũng cần lưu ý: Chiến thắng trong môn bóng bàn luôn là chiến thắng gần như tuyệt đối về tính thuyết phục.

Cũng phải thấy đây là một trong số ít môn thể thao mà dù có dùng đô ping, dù có sự ăn gian của trọng tài thì đó cũng không phải là điều quyết định thành công, mà nói như một tượng đài bóng bàn nữ Đặng Á Bình từng cho biết: Một năm có 365 ngày thì chị đã tập đến… 364 ngày!

Vâng, bóng bàn Trung Quốc thành công là vì dân Trung Quốc thật sự say mê và luyện tập kiên trì môn thể thao này để có kỹ thuật tuyệt vời - yếu tố quan trọng nhất trong môn thể thao này. Để điều khiển quả bóng bàn chỉ nặng 2,7g, với độ xoáy có thể lên đến 150 vòng/giây, tốc độ đạt đến 175 km/giờ thì chỉ có một con đường duy nhất là tập càng nhiều càng không đủ... Tập đến 364/365 ngày trong một năm như Đặng Á Bình, tập lặp đi lặp lại hàng ngàn lần đối với một động tác duy nhất thì mới có được tuyệt kỹ của môn bóng bàn để tung ra những cú đánh mà đối phương bó tay luôn!"
 

cắt khéo

Binh Nhất
bóng bàn VN đi xuống do....?

Các bác vào Facebook của bác Hunghanoi ở đó có rất nhiều ý kiến góp ý để phát triển bóng bàn VN đấy.........

vào facebook bác hunghanoi cũng kogiair quyết được vấn đề gì ,các chỉ chụp ảnh đẹp .trọng tài hay,chứ ko quyếtddingj được sự thay đổi vì bác là cấp dưới -em xin góp ý để BBVN pt
-1. có kế hoạch dài hơi từ đội thiếu niên khi phát hiện những tài năng,đầu tư dài hạn
-2.xã hội hóa ngay
-3.liên hệ vơi các nước có nền BBPT như TQ-HÀN-triều tiên để đưa các vđv sang tập huấn ,nếu LĐ ko có tiền sẽ vân động xã hội hóa ,lúc đó chúng ta sẽ có nhiều tiến minh của BB
-thuê hlv ngoại có trình độ dài hạn
-kết hợp với bộ GD đưa BB vào trường học
 

cuongphong_nitaku

Trưởng bản
À, đây rồi ! Mình tìm ra "bí quyết" làm cho BB VN đi xuống rồi. Đó là do người biết "bí quyết" này lại không chịu nói ra ngay, cứ để cho tình hình ngày càng xấu đi rồi mới đem ra "đố" bà con, nên .... !? !? !?

Chắc bác NTBB nói đúng.Ma cao đừng câu giờ nữa đi,nhưng bạn phải nên nhớ 1 điều bạn đang nghĩ là đúng (vì ở khía cạnh bạn nghĩ thôi)nhưng chưa chắc đã là đúng với thực tế.
 
Đúng topic e yêu thích các bác ơi, các bác đều đã đưa ra những ý kiến hay, tuy còn chưa khớp nhau hoặc chưa hoàn toàn đúng, nhưng e cho rằng đều là ý kiến của những người tâm huyết, yêu bóng bàn và có tầm nhìn ( ở một góc độ nào đấy)
Về vấn đề này em xin trích dẫn lại một phần trong bài của một nhà báo mà em thấy giống với suy nghĩ của em:
:zingme71:

"Thực tế, Trung Quốc thành công trong môn bóng bàn là do họ thực hiện một quốc sách của mình trong hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi phát động phong trào toàn dân tập bóng bàn trong thập niên 50. Ở mức độ vi mô, người dân Trung Quốc chơi và xem các trận bóng bàn "phong trào" một cách say mê còn hơn cả dân Brazil thích chơi bóng đá.

Đến bây giờ, bóng bàn vẫn là môn thể thao chính thức trong học đường ở Trung Quốc. Nhưng không thật sự thuyết phục khi chỉ dùng những lý do như vậy để giải thích vì sao Trung Quốc áp đảo đến mức tuyệt đối trong làng bóng bàn thế giới. [ Bàn bóng bàn ]Trung Quốc áp đảo đến mức ngay cả các VĐV người Hoa khi khoác áo ĐTQG khác thì cũng lập tức trở thành cây vợt chủ lực, có thể dễ dàng đoạt chức vô địch ở quê hương mới của họ. Cũng cần lưu ý: Chiến thắng trong môn bóng bàn luôn là chiến thắng gần như tuyệt đối về tính thuyết phục.

Cũng phải thấy đây là một trong số ít môn thể thao mà dù có dùng đô ping, dù có sự ăn gian của trọng tài thì đó cũng không phải là điều quyết định thành công, mà nói như một tượng đài bóng bàn nữ Đặng Á Bình từng cho biết: Một năm có 365 ngày thì chị đã tập đến… 364 ngày!

Vâng, bóng bàn Trung Quốc thành công là vì dân Trung Quốc thật sự say mê và luyện tập kiên trì môn thể thao này để có kỹ thuật tuyệt vời - yếu tố quan trọng nhất trong môn thể thao này. Để điều khiển quả bóng bàn chỉ nặng 2,7g, với độ xoáy có thể lên đến 150 vòng/giây, tốc độ đạt đến 175 km/giờ thì chỉ có một con đường duy nhất là tập càng nhiều càng không đủ... Tập đến 364/365 ngày trong một năm như Đặng Á Bình, tập lặp đi lặp lại hàng ngàn lần đối với một động tác duy nhất thì mới có được tuyệt kỹ của môn bóng bàn để tung ra những cú đánh mà đối phương bó tay luôn!"

Bóng bàn là môn thể thao phải kiên trì, kiên trì, và cực kỳ kiên trì, vì bền bóng bàn nước nhà !
 
Status
Không mở trả lời sau này.

Bình luận từ Facebook

Top