Giật trái! Cổ theo cánh? Hay cánh theo cổ?

meoluoitmb

Đại Tá
Thôi thôi cac cụ bình tõm đi , mỗi nguoi môt quan điểm khác nhau . Về vấn đề đẩy đôi công thì cả xelu và docma đều có cái lý riêng của mình , tôi đôi công k dc tot nên cũng k dám có ý kiến j nhưng bản thân tôi cũng đã chứng kiến nhieu nguoi dạy đôi công là fải tạo một tí xoáy nhung cũng k it nguoi yêu cầu học trò chỉ được đẩy bóng qua lại . Nói chung là mỗi nguoi một fuong fáp . Các bác k nên vì một chuyện nho nhỏ mà tranh luận gay gắt vậy , với trình của xelu thì đã có số ở quảng ninh rồi. Docma ạ còn mình chua biet docma đánh đấm thế nào. Nhung bỏ qua đi vui vẻ đi cả nhà

tập trung vào mảng thơ văn đi GaoNing. Lởn vởn ở đây dễ ăn gió bão lắm đấy.
 

XeLu3b@nh

Đại Tá
Em cũng học 1 thầy đã học bóng bàn bên TQ, thầy ấy cũng nói cổ tay là điểm phát lực rất quan trọng. Quả giật của TQ dùng cả người từ cổ chân, đùi, hông, vai, cánh tay, và kết thúc ở cổ tay, nên mới có thể tạo lực khủng khiếp để đánh mặt Tàu được. Mong có ngày giao lưu với bác XeLu và trao đổi thêm về võ công bóng bàn :cool:

Rất vui nếu có dịp được giao lưu với bạn long thủ.hjhj...nghe cái tên yêu ghê cơ
 

XeLu3b@nh

Đại Tá
Em nghĩ khác bác ạ, đánh bóng thì ai cũng đánh được, chứ đạt đến trình độ cực cao thì mới có thể chơi với bóng bất kể đối thủ là ai được.

Bạn nói chuẩn ko cần chỉnhChơi ở đây theo nghĩa của anh docma thôi bạn ơi. Nhưng có lẽ với docmaorg thì mình phải dùng từ phang bóng thì chuẩn hơn.hjhj. Từ chơi bạn nói tầm vĩ mô quá.hjhj
 
Last edited:

haboll

Đại Uý
Ây zà, ^^ , trình em non kém lắm sao cho anh docmaorg đi nhanh như điện được. Thực sự thì nghe a Xelu và a docmaorg nói thì em cũng có đôi lời ạ :)
Đầu tiên là về quả phải: khi em học đôi công, thì theo anh docmaorg nói thì không xoáy thế thành bóng chuội ạ :|, như vậy thì rất khó đôi công nên dù ít hay nhiều cũng có xoáy lên :) Và điều nữa, xưa em có theo học 1 thầy kĩ thuật cơ bản nhưng do lí do là học sinh nên em mới chỉ tạm ổn kĩ thuật phải :) , thầy em bảo giờ đôi công phải trên bóng nhiều, miết vào quả bóng chứ không đơn thuần là vỗ bóng như xưa để làm nền tảng cho cú giật về sau :) em thấy điều này khá đúng, từ ngày vào hội 9x cũng được nhiều anh giảng đạo nên quả phải em từ hỗn loạn giờ có thể gọi là khá thuần! Nên quyết định sang cú trái để không bị bí :)
Với cú trái thì cái đầu tiên em tập là tập đờ mi trên bàn ( theo lời của a Sơn Tre chỉ dạy ) :D, em đang đến giai đoạn lùi ra xa giật rồi, lúc tập thì được khá nhiều, 3-4 quả ^^ . Vấn đề của em 2 tuần trước là không biết CỔ TAY theo CÁNH TAY hay ngược lại :) và em đã chọn hướng 1. Cú giật uy lực hơn, nhưng vào trận em chỉ là đòn 1 nhát, chưa có quả trái thứ 2, mỗi khi giật xong lại co về chặn trái chờ được giật phải :( . Nên em muốn nhờ các anh chỉ bảo thêm về cách CHUẨN BỊ QUẢ 2, vấn đề nan giải mong các anh chỉ giáo :)
Topic mang tính xây dựng học hỏi ạ , tranh luận là điều khó tránh khỏi nhưng dù đúng hay sai thì cũng không nên quá gay gắt :)
Em cảm ơn mọi người đã đưa ra cho em lời khuyên và đọc bài viết. Thanks all :D
 

tieuthantien

Tiểu Phương Liều Mạng
Hiện tại em đang muốn hoàn thiện cú giật trái!
Em đang lưỡng lự giữa 2 lối đi là cổ tay bật ra rồi cánh tay theo và cánh tay văng đi cổ tay theo :D
Các bác cao thủ vào giúp em với ạ :D

Theo quan điểm cá nhân của em thì chả cái gì theo cái gì cả !
 

boll_boll

Moderator
Theo kinh nghiệm đánh trái của mình thì mình dùng kết hợp hông, cẳng tay, cổ tay để đánh, nhưng nền tảng cơ bản là phải dùng cẳng tay và lườn đánh thì mới phát lực mạnh và đột biến được. Một cú BH tốt yêu cầu phải có bộ vững, đánh đúng thời điểm, khi giật BH mà cùi chỏ bạn hướng về phía đối thủ thì 80% quả BH đó là tốt.
Bạn đang phân vân giữa dùng cổ tay và cánh tay thì mình khuyên bạn thế này:
Nếu bạn thích đánh mạnh, sát thủ: dùng lườn, cẳng tay (cánh tay)
Nếu bạn thích đánh hiệu quả, nhẹ nhàng, an toàn: dùng cổ tay ngoáy xoáy
Nếu bạn muốn đánh tối ưu: dùng kết hợp cả cổ tay và cánh tay, bắt buộc cánh tay đi trc rồi cổ tay đi theo.

Cá nhân mình thấy mình đánh trái không tệ nên mạo muội góp ý cùng bạn Bia
 
Hix mình k có trái nên chẳng biết nói gì . Theo quan điểm của em thì quả trái chỉ là quả hỗ trợ cho quả phải thôi chứ mình là nghiệp dư k nhất thiết hai càng fải đều tăm tăp , vì nếu tập trái nhiều quá thì lại làm nhụt sức mạnh của quả phải thôi . Các bác xem từ Mạnh Cường đến Kiến quốc rồi tuấn quỳnh , những cây vợt từng làm mưa làm gió bóng bàn việt nam , hai trong ba người đã hcv seagame thì toàn là những người một càng với quả giật fải vô cùng uy lực . Hix mình cũng một càng mà sao quả fải nhẹ như zĩn đái . Chán
 

Sobat

Trung Uý
Hix mình k có trái nên chẳng biết nói gì . Theo quan điểm của em thì quả trái chỉ là quả hỗ trợ cho quả phải thôi chứ mình là nghiệp dư k nhất thiết hai càng fải đều tăm tăp , vì nếu tập trái nhiều quá thì lại làm nhụt sức mạnh của quả phải thôi . Các bác xem từ Mạnh Cường đến Kiến quốc rồi tuấn quỳnh , những cây vợt từng làm mưa làm gió bóng bàn việt nam , hai trong ba người đã hcv seagame thì toàn là những người một càng với quả giật fải vô cùng uy lực . Hix mình cũng một càng mà sao quả fải nhẹ như zĩn đái . Chán
Ở CLB em có khẩu hiệu là "cả nước yếu trái, lên kiểu gì đầu tiên cũng cứ ép trái sau đoá rồi tính"
Chiều nay Đội Lyon có đánh K?, chú Giao có lên tham gia k?.
Mấy hôm nữa nghỉ hè về HD giao lưu mấy trận chú nhỉ, có người thách đấu AE mình cho thành kiếm cùn luôn.
 
Em dạo này bị điều động sang lĩnh vực khác công tác rồi bác ợ . Thời gian này đánh bóng chuối lắm , khi nào bác zìa hd alo cho em , ae mình song kiếm hợp bích lầm thịt thằng kiếm cùn
 

linh729

Thượng Tá
Ây zà, ^^ , trình em non kém lắm sao cho anh docmaorg đi nhanh như điện được. Thực sự thì nghe a Xelu và a docmaorg nói thì em cũng có đôi lời ạ :)
Đầu tiên là về quả phải: khi em học đôi công, thì theo anh docmaorg nói thì không xoáy thế thành bóng chuội ạ :|, như vậy thì rất khó đôi công nên dù ít hay nhiều cũng có xoáy lên :) Và điều nữa, xưa em có theo học 1 thầy kĩ thuật cơ bản nhưng do lí do là học sinh nên em mới chỉ tạm ổn kĩ thuật phải :) , thầy em bảo giờ đôi công phải trên bóng nhiều, miết vào quả bóng chứ không đơn thuần là vỗ bóng như xưa để làm nền tảng cho cú giật về sau :) em thấy điều này khá đúng, từ ngày vào hội 9x cũng được nhiều anh giảng đạo nên quả phải em từ hỗn loạn giờ có thể gọi là khá thuần! Nên quyết định sang cú trái để không bị bí :)
Với cú trái thì cái đầu tiên em tập là tập đờ mi trên bàn ( theo lời của a Sơn Tre chỉ dạy ) :D, em đang đến giai đoạn lùi ra xa giật rồi, lúc tập thì được khá nhiều, 3-4 quả ^^ . Vấn đề của em 2 tuần trước là không biết CỔ TAY theo CÁNH TAY hay ngược lại :) và em đã chọn hướng 1. Cú giật uy lực hơn, nhưng vào trận em chỉ là đòn 1 nhát, chưa có quả trái thứ 2, mỗi khi giật xong lại co về chặn trái chờ được giật phải :( . Nên em muốn nhờ các anh chỉ bảo thêm về cách CHUẨN BỊ QUẢ 2, vấn đề nan giải mong các anh chỉ giáo :)
Topic mang tính xây dựng học hỏi ạ , tranh luận là điều khó tránh khỏi nhưng dù đúng hay sai thì cũng không nên quá gay gắt :)
Em cảm ơn mọi người đã đưa ra cho em lời khuyên và đọc bài viết. Thanks all :D


Cách chuẩn bị quả 2 theo kinh nghiệm của mình :

Trước hết đi tìm 1 số nguyên do gây nên chậm, bị động, ko kịp chuẩn bị đánh quả 2:
== (1) Quả 1 ko gọn, bị thừa quán tính khi văng lên trên hoặc do đứng quá gần bàn
== (2) Đánh quả 1 xong thì mất trụ
== (3) Đối phương mượn lực, chặn đẩy bóng sang nhanh hoặc chặn tụt

Cá nhân mình thường bị mắc lỗi 1 hoặc 3. Do điều kiện tập luyện ko thường xuyên có người kê chặn và gẩy bóng cho nên mình phải tự tìm cách sửa và hoàn thiện quả giật ở nhà. (cả FH lẫn BH). Cái khó ló cái , chưa biết là khôn hay ngu nhưng mình thấy nó hiệu quả nên chia sẻ cùng anh em. Đó là bài "lăng gậy". Cầm 1 cái gậy dài khoảng 1m, vị trí cầm là ở điểm 1/4 chiều dài gậy, gần chuôi. Lăng như khi đôi công và giật cho cả FH , BH (FH thì úp mu bàn tay, BH hơi ngửa lòng bàn tay). Sau khoảng 2 tuần lăng gậy kết hợp tập luyện vợt bóng, mình thấy quả giật gọn gàng và ổn định hơn hẳn.

Lý giải cho tác dụng của bài "lăng gậy" thì theo mình vì cái gậy dài hơn cái vợt và nặng hơn chút nên quán tính lớn hơn, cảm giác không gian khi lăng cũng tốt hơn, hiểu được khi nào thì bật mũi gậy lên, khi nào thì dừng lại để quán tính nó ko quá lớn dẫn đến ko kịp thu về chuẩn bị quả 2. Hiểu được phải dùng cả hông, lườn, đùi, bàn chân thì mới điều khiển và cho ra được 1 cú giật uy lực, gọn gàng, mềm mại nhất.

Bạn thử bài "lăng gậy" xem sao.
 

haboll

Đại Uý
Cách chuẩn bị quả 2 theo kinh nghiệm của mình :

Trước hết đi tìm 1 số nguyên do gây nên chậm, bị động, ko kịp chuẩn bị đánh quả 2:
== (1) Quả 1 ko gọn, bị thừa quán tính khi văng lên trên hoặc do đứng quá gần bàn
== (2) Đánh quả 1 xong thì mất trụ
== (3) Đối phương mượn lực, chặn đẩy bóng sang nhanh hoặc chặn tụt

Cá nhân mình thường bị mắc lỗi 1 hoặc 3. Do điều kiện tập luyện ko thường xuyên có người kê chặn và gẩy bóng cho nên mình phải tự tìm cách sửa và hoàn thiện quả giật ở nhà. (cả FH lẫn BH). Cái khó ló cái , chưa biết là khôn hay ngu nhưng mình thấy nó hiệu quả nên chia sẻ cùng anh em. Đó là bài "lăng gậy". Cầm 1 cái gậy dài khoảng 1m, vị trí cầm là ở điểm 1/4 chiều dài gậy, gần chuôi. Lăng như khi đôi công và giật cho cả FH , BH (FH thì úp mu bàn tay, BH hơi ngửa lòng bàn tay). Sau khoảng 2 tuần lăng gậy kết hợp tập luyện vợt bóng, mình thấy quả giật gọn gàng và ổn định hơn hẳn.

Lý giải cho tác dụng của bài "lăng gậy" thì theo mình vì cái gậy dài hơn cái vợt và nặng hơn chút nên quán tính lớn hơn, cảm giác không gian khi lăng cũng tốt hơn, hiểu được khi nào thì bật mũi gậy lên, khi nào thì dừng lại để quán tính nó ko quá lớn dẫn đến ko kịp thu về chuẩn bị quả 2. Hiểu được phải dùng cả hông, lườn, đùi, bàn chân thì mới điều khiển và cho ra được 1 cú giật uy lực, gọn gàng, mềm mại nhất.

Bạn thử bài "lăng gậy" xem sao.
Em bị cái lỗi 1 bác ạ, giật xong cứ treo tay biết là phải sửa nhưng k tài nào sửa được :(
Em sẽ thử bài " lăng gậy" bác chỉ :D
 

haboll

Đại Uý
Toàn thấy các bac chém , hix em chẳng hểu giề cả. Haboll hay docmaorg các bác hai càng em muon thử voi các bác một trận xem sao
em trình còi nhưng máu thì không còi thèm Bia
lúc nào cũng muốn giao lưu với cao thủ ạ :)
Bác cứ lên lịch :) ae giao lưu vài trận ở CLB Duy Hưng a nhé ^^
 

hermesqn

Trung Uý
Định không coment nữa nhưng khi đọc bài của anh docmaorg thì lại ngứa cái tay..haizzz
Đọc bài của anh docmaorg mới thấy được thực chất anh chả biết cái gì về giật phải lẫn giật trái cả
câu này: "em biết giật phải nhưng đã khi nào dùng cổ tay để giật phải chưa" xin hỏi anh giật phải mà anh không có cổ tay thì người ta cắt nặng anh giật qua lưới kiểu gì?? xin thưa với anh là giật thì kể cả bóng xoáy lên lẫn xoáy xuống đều phải tác động cổ tay nhé, có cái khác là phải lựa góc độ vợt sao cho hợp lý tùy tình huống xoáy lên hay xoáy xuống để đánh quả bóng cho nó chuẩn, giật có cổ tay bóng sẽ xoáy và cắm hơn nhiều. Đây là điều đầu tiên mà bất cứ huấn luyên viên nào khi dạy cho V Đ V của mình tập giật phải hay giật trái đều phải nhồi vào đầu V Đ V của họ ko bao giờ được quên, đây là một điều hết sức cơ bản hầu như ai cũng biết chỉ có 1 người không biết, còn giật ko có cổ tay như bác bảo, người ta cắt chặt thì có mà ngọng líu ngọng lô, họa may giật 10 quả đc 1 quả. Mà nghe nói anh đi học bóng bàn nâng cao tại trung tâm lớn lắm cơ mà, ai dạy anh giật phải không cần cổ tay anh bảo em em đến em học với??. Tập giật ngay từ ban đầu đã phải cho học sinh sử dụng cổ tay rồi chứ để đến khi nhuần nhuyễn cổ tay cứng đơ rồi mới tiếp xúc cổ tay thì quá muộn rồi bác docmaorg ạ.
cái thứ 2 anh nói giật trái thì không cần phải cổ tay mà chỉ có cánh tay rồi lườn, xin thưa bác lại thiếu điều quan trọng nhất cần có là cổ tay. Khi kết hợp được cả 3 thứ: xoay lườn, cổ tay, cánh tay cộng với lựa được thời điểm để tiếp xúc bóng với mặt vợt thì quả giật trái trở thành hoàn hảo.
còn cứ tập theo kiểu của bác docmaorg hướng dẫn thì em e là thành bong bóng chứ không phải bóng bàn nữa đâu. Thế mà bác dám khẳng định như đinh đóng cột về kỹ thuật của mình là đúng, xin thưa đó chỉ là cảm giác chủ quan của cá nhân anh thôi, còn kỹ thuật cơ bản lại hoàn toàn không phải như thế, anh nói thế là trực tiếp làm hỏng kỹ thuật cơ bản của bóng bàn rồi đó. Thế nên đã không biết thì đừng có nói bừa.
Đôi lời hơi bị xxxx xin các bạn đọc bỏ quá cho em
Thân!
Về việc dùng cổ tay trong quả giật thì chắc mình k đủ trình để "trao đổi" với bạn rồi. Nhưng cũng mạn phép cho mình hỏi riêng bạn 2 vấn đề này nhé?
1/ Đánh đều, bạt trái & phải có dùng cổ tay hay không?
2/ Như 1 bạn nào đó đã thắc mắc, trong quá trình đánh trái phải kết hợp, có thay đổi grip (cách cầm vợt) hay ko?

À với cả bạn Xelu cho mình hỏi là cái clip dưới đây ZJK có dùng cổ tay khi giật bóng cắt chặt như bạn nói hay ko nhé :)
[video=youtube;vfpXuiYap94]http://www.youtube.com/watch?v=vfpXuiYap94[/video]
 

boll_boll

Moderator
Để tập lúc đàu thì nên cánh tay và lườn, cho động tác ổn định, thêm cổ tay vào bóng sẽ đi lung tung. Cứ để ý là em biết giật phải nhưng đã khi nào dùng cổ tay để giật phải chưa. Khi quan sát mọi người thường lầm tưởng là có cổ tay vì thường nhìn lúc hết động tác vợt hay vẩy thêm đi, nhưng mình dám khẳng định khi đánh trái nên cánh tay và lườn bóng sẽ ổn định hơn, rút kinh nghiệm từ bản thân khi tập đánh quả trái.
Anh viết rất đúng mà chẳng thấy ai thanks anh nhỉ :))
Định không coment nữa nhưng khi đọc bài của anh docmaorg thì lại ngứa cái tay..haizzz
Đọc bài của anh docmaorg mới thấy được thực chất anh chả biết cái gì về giật phải lẫn giật trái cả
câu này: "em biết giật phải nhưng đã khi nào dùng cổ tay để giật phải chưa" xin hỏi anh giật phải mà anh không có cổ tay thì người ta cắt nặng anh giật qua lưới kiểu gì?? xin thưa với anh là giật thì kể cả bóng xoáy lên lẫn xoáy xuống đều phải tác động cổ tay nhé, có cái khác là phải lựa góc độ vợt sao cho hợp lý tùy tình huống xoáy lên hay xoáy xuống để đánh quả bóng cho nó chuẩn, giật có cổ tay bóng sẽ xoáy và cắm hơn nhiều. Đây là điều đầu tiên mà bất cứ huấn luyên viên nào khi dạy cho V Đ V của mình tập giật phải hay giật trái đều phải nhồi vào đầu V Đ V của họ ko bao giờ được quên, đây là một điều hết sức cơ bản hầu như ai cũng biết chỉ có 1 người không biết, còn giật ko có cổ tay như bác bảo, người ta cắt chặt thì có mà ngọng líu ngọng lô, họa may giật 10 quả đc 1 quả. Mà nghe nói anh đi học bóng bàn nâng cao tại trung tâm lớn lắm cơ mà, ai dạy anh giật phải không cần cổ tay anh bảo em em đến em học với??. Tập giật ngay từ ban đầu đã phải cho học sinh sử dụng cổ tay rồi chứ để đến khi nhuần nhuyễn cổ tay cứng đơ rồi mới tiếp xúc cổ tay thì quá muộn rồi bác docmaorg ạ.
cái thứ 2 anh nói giật trái thì không cần phải cổ tay mà chỉ có cánh tay rồi lườn, xin thưa bác lại thiếu điều quan trọng nhất cần có là cổ tay. Khi kết hợp được cả 3 thứ: xoay lườn, cổ tay, cánh tay cộng với lựa được thời điểm để tiếp xúc bóng với mặt vợt thì quả giật trái trở thành hoàn hảo.
còn cứ tập theo kiểu của bác docmaorg hướng dẫn thì em e là thành bong bóng chứ không phải bóng bàn nữa đâu. Thế mà bác dám khẳng định như đinh đóng cột về kỹ thuật của mình là đúng, xin thưa đó chỉ là cảm giác chủ quan của cá nhân anh thôi, còn kỹ thuật cơ bản lại hoàn toàn không phải như thế, anh nói thế là trực tiếp làm hỏng kỹ thuật cơ bản của bóng bàn rồi đó. Thế nên đã không biết thì đừng có nói bừa.
Đôi lời hơi bị xxxx xin các bạn đọc bỏ quá cho em
Thân!
Bác xelu chắc tập đánh trái nâng cao rồi, đánh trái và phải cơ bản ban đầu là không đc phép dùng cổ tay, bóng sẽ bay lung tung như anh docmaorg nói, thêm nữa việc dùng cổ tay khi đánh trái lúc cơ bản sẽ làm hạn chế uy lực của quả giật trái, cổ tay chỉ dùng để moi trái thôi chứ không bao giờ giật trái được. Muốn giật trái thì phải dùng lườn, cẳng tay kết hợp với cổ tay. Nhiệm vụ của cổ tay là tạo xoáy đột biến, độ cong cho quả giật chứ cổ tay phát lực rất yếu so với cẳng tay và hông nên bóng nặng không bao giờ giật xung trái tay bằng cổ tay được. Bác nên phân biệt thế nào là giật trái, thế nào là moi cà ri trái tay Bia
 

long thủ

Đại Tá
Đây là tấm hình ZJK đang ở bước chuẩn bị, mọi người quan sát xem ZJK có dùng cổ tay khi giật hay k nhé :)


Có chứ bác, bác nhìn xem cổ tay bẻ ra sau, lúc vào bóng thì phất 1 cái để bắn đầu vợt vào, như vậy mới có lực đột biến để lôi bóng lên được, chứ dùng người không thì không thể đủ.
 

Bình luận từ Facebook

Top