Trả giao bóng ngắn,1 bài hiệu quả cao trong thi đấu

luanmick

Thượng Sỹ
Mình xem các trận thi đấu lớn thì thường thấy các vận động viên rất hay sử dụng và sử dụng rất tốt quả này. Hôm nay mình đưa chủ để xin mọi người góp ý ,góp hình ảnh ,video v...v...Để bàn luận sâu về quả này(Hiện mình cũng đang tập quả này)
Đề bài cụ thể : Khi đối phương giao bóng xuống, ngang xuống ngắn trên bàn, hoặc hơi dài 1 chút nhưng khả năng thò ra bàn là rất ít. Làm sao để có thể trả bóng lại ngắn 2 nảy trên bàn, thậm chí quỹ đạo bóng còn ngắn hơn quỹ đạo quả giao ban đầu :) Nếu thực hiện không tốt thì bóng trả lại sẽ rất cao và đi nhặt bóng là chuyện tất nhiên :)
1 chút hiểu biết của e : Thuận tay phải, chân phải bước lên, thả lỏng cổ tay hơi dựng mặt vợt, khi gần tiếp xúc mặt vợt thì dùng cổ tay chém nhẹ và nghiêng dần mặt vợt 1 chút . Mức độ nghiêng mặt vợt khi tiếp xúc tùy thuộc vào độ xoáy của bóng.Bóng càng xoáy càng phải ngửa mặt vợt nhiều!
Nói về căn bản thì có vẻ khá dễ là vậy nhưng khi thực hiện khá là khó ạ
Vậy xin các anh chị em đóng góp giùm :)
 

VirusBNG

Trung Uý
Điều kiện là quả giao bóng của đối thủ phải là 1 quả giao bóng ko dài. Vì nếu đối thủ giao bóng hơi dài 1 chút thì siêu khó để trả bóng ngắn theo ý muốn, kể cả các VĐV thế giới cũng ko làm đc điều này.
Tiếp xúc bóng khi bóng vừa này lên, và phải cứng cổ tay lúc tiếp xúc thì bạn hoàn toàn có đc 1 chú trả giao ngắn (drop short). Còn thay đổi góc vợt để giúp bạn chọn điểm rơi + độ cao bóng so với lưới...Chỉ cần làm đc 2 điều trên bạn sẽ ko bao giờ bóng bung vì xoáy, bất kể góc vợt của bạn như thế nào...
 

thaythuydn

Đại Tá
Điều kiện là quả giao bóng của đối thủ phải là 1 quả giao bóng ko dài. Vì nếu đối thủ giao bóng hơi dài 1 chút thì siêu khó để trả bóng ngắn theo ý muốn, kể cả các VĐV thế giới cũng ko làm đc điều này.
Tiếp xúc bóng khi bóng vừa này lên, và phải cứng cổ tay lúc tiếp xúc thì bạn hoàn toàn có đc 1 chú trả giao ngắn (drop short). Còn thay đổi góc vợt để giúp bạn chọn điểm rơi + độ cao bóng so với lưới...Chỉ cần làm đc 2 điều trên bạn sẽ ko bao giờ bóng bung vì xoáy, bất kể góc vợt của bạn như thế nào...
Xin hỏi vì sao phải CỨNG cổ tay?.Cứng cổ tay có đồng nghỉa với KHÔNG dùng cổ tay không?
 

VirusBNG

Trung Uý
Xin hỏi vì sao phải CỨNG cổ tay?.Cứng cổ tay có đồng nghỉa với KHÔNG dùng cổ tay không?
1. Ưu điểm của cổ tay trong bóng bàn là tăng lực rất lớn cho cú đánh, nhưng nhược điểm là ko kiểm soát đc bóng (điểm rơi).
Trong kỹ thuật chính thống thì rất hiếm động tác dùng cổ tay như, Backhand flick, tăng lực cho cú giật ma sát. Còn dân phủi thì có khi động tác nào cũng thấy cái cổ tay lỏng lẻo.
2. Cứng cổ tay trước khi tiếp xúc bóng thì đương nhiên là giúp ta có cảm nhận bóng tốt hơn để Drop short, và chọn điểm rơi dễ dàng hơn.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Xin hỏi vì sao phải CỨNG cổ tay?.Cứng cổ tay có đồng nghỉa với KHÔNG dùng cổ tay không?

Người ta chỉ dùng cổ tay trong các tình huống cắt bóng dài, flick hay bạt nhanh còn cắt thì phải cứng mới cảm nhận được sự chắc chắn, bóng không bị "Phều"
Còn nếu người có kỹ thuật tốt, họ có thể dùng cổ tay bắt ngắn và có chút xoáy ngang + đường bóng sẽ mềm mại hơn làm đối thủ dễ trả bóng cao, mình sẽ dễ dàng tấn công.
 

Duc_NM

Đại Tá
Mình thì đối với những quả giao bóng ngắn 2 nảy trên bàn của đối thủ thì ngoài việc kê vào gần đón điểm rơi thứ 2 của bóng thì còn một cách đối với FH là xúc vào bóng rồi ngoáy cổ tay sao cho có cảm giác mặt vợt mình xoa vào bóng, lúc đó bóng rơi rất ngắn và nếu chỉ thỉnh thoảng dở cú đó ra thì đối thủ dễ trả lại bị rúc lưới. Bên BH hơi khó thực hiện hơn chút và chủ yếu là dùng Flick khi bóng nảy ngắn.
 

luanmick

Thượng Sỹ
Người ta chỉ dùng cổ tay trong các tình huống cắt bóng dài, flick hay bạt nhanh còn cắt thì phải cứng mới cảm nhận được sự chắc chắn, bóng không bị "Phều"
Còn nếu người có kỹ thuật tốt, họ có thể dùng cổ tay bắt ngắn và có chút xoáy ngang + đường bóng sẽ mềm mại hơn làm đối thủ dễ trả bóng cao, mình sẽ dễ dàng tấn công.
Theo mình thì là quả cắt có thể khóa cứng cổ tay hoặc "Trích" thêm 1 chút, chứ ko phải lúc nào cũng giữ cứng. Cụ thể khi muốn cắt dài hay ngắn thì có thể trích thắng vào phần dưới bóng để tăng xoáy, hoặc kĩ thuật cao hơn là vừa trích vừa xoay cổ tay tạo ma sát và độ ngắn của bóng !
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Theo mình thì là quả cắt có thể khóa cứng cổ tay hoặc "Trích" thêm 1 chút, chứ ko phải lúc nào cũng giữ cứng. Cụ thể khi muốn cắt dài hay ngắn thì có thể trích thắng vào phần dưới bóng để tăng xoáy, hoặc kĩ thuật cao hơn là vừa trích vừa xoay cổ tay tạo ma sát và độ ngắn của bóng !

Cứng ở đây không phải là gồng cứng cổ tay, cứng ở đây là cái chắc chắn và xử lý dứt khoát cơ. Nếu căng cứng thì làm sao mà cảm nhận được bóng.
 

Hoa Vô Sắc

Trung Sỹ
bóng lỏng thì em thường flick luôn, bóng chặt thì tiếp xúc bóng khi nó vừa nảy lên, cho bóng tự nảy vào vợt, bóng nặng quá thì hơi nâng lên, bóng sang bàn vẫn có xoáy của đối phương
 

dung6934atp

Đại Uý
Trả bóng ngắn là để không cho đối phương tấn công ở quả tiếp theo. Thường trả ngắn được sử dụng bởi kỹ thuật gò bóng áp dụng khi bóng sang ngắn. Tuy nhiên trả ngắn nên hội đủ 2 yếu tố: bắt bóng ở thời điểm bóng vừa nảy lên, giảm thời gian bóng trên bàn mình, đẩy bóng sang bàn đối phương gây áp lực về mặt thời gian và 1 điều quan trọng nữa là đặt điểm rơi để đối phương khó triển khai tấn công. Tuy nhiên đó cũng là con dao 2 lưỡi, nếu gò bóng sang bị cao sẽ được tặng một quả flick thì chỉ còn cách đi nhặt bóng thôi.
 

Bình luận từ Facebook

Top