Topic tổng hợp về bóng bàn của Nguyễn Đức Long !

Xin chào các bạn,tôi là nguyễn Đức Long,trưởng bộ môn bóng bàn TC TDTT.mình mở topic này và sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết về lĩnh vực chuyên sâu bóng bàn - phong trào và đỉnh cao.Hy vọng sẽ mang những thông tin bổ ích đến những người ham mê và quan tâm đến phong trào bóng bàn trên cả nước !
 
Đôi nét về kinh nghiệm huấn luyện VĐV bóng bàn đỉnh cao

.

Đôi nét về kinh nghiệm huấn luyện VĐV bóng bàn đỉnh cao​



Từ lâu, môn bóng bàn vẫn được nhiều người say mê, ham thích. Với xu thế phát triển nhanh và rộng khắp trên toàn cầu, nhiều tầng lớp tham gia tập luyện và thi đấu, bóng bàn đã trở thành môn bóng đầy nghệ thuật có tính đối kháng cao và kỹ chiến thuật phức tạp, nhất là con đường dẫn tới đỉnh cao . Chính vì vậy, người viết bài này xin giới thiệu với bạn đọc, những người ham mê thể thao, những vận động viên bóng bàn chuyên và không chuyên, đôi nét về kinh nghiệm trong huấn luyện VĐV bóng bàn đỉnh cao.

Có thể nói huấn luyện bóng bàn đỉnh cao bao gồm nhiều yếu tố tạo nên, sự thành đạt của một VĐV bắt đầu từ cầm vợt tới đỉnh cao của vinh quang, liên quan tới năng khiếu và gia đình, hệ thống huấn luyện đào tạo và cơ sở vật chất, sự đầu tư phối hợp của ngành TDTT trung ương và địa phương . Tất cả các yếu tố trên cần phải "đồng bộ" tạo nên sự một sức mạnh tổng hợp dẫn đến đỉnh cao, trong đó VĐV đóng vai trò quyết định. Bóng bàn cũng giống như những môn khoa học khác, sự phát triển qua các thế kỷ, thời đại đã tạo nên sự tranh đua quyết liệt, gay gắt giữa các nước, các trường phái Châu á, Châu Âu nhưng gần đây, bóng bàn Châu á đang chiếm ưu thế hơn cả. Những thành tích VĐV bóng bàn nam, nữ Trung Quốc đã đạt được rất nhiều năm qua trong các giải vô địch bóng bàn thế giới.đã khẳng định chiến lược phát triển bóng bàn đang đứng đầu thế giới. phong cách kỹ , chiến thuật bóng bàn đang là một sự quan tâm lớn của tất cả các giới quan sát chuyên môn. Trước xu thế phát triển nhanh về kỹ thuật giật đối giật, toàn diện cả 2 bên phải, trái, với tốc độ cao, sức mạnh lớn với phương châm "nhanh, mạnh, chuẩn biến" đang là một vấn đề nóng hổi trong làng bóng bàn thế giới.

Để hoà nhập và từng bước theo kịp với trình độ bóng bàn của các châu lục và trên thế giới, các phương pháp huấn luyện đang là một đề tài cho các HLV. Nhiều đường lối , trường phái, phương pháp huấn luyện được đưa ra bàn luận nhưng có lẽ "phương pháp huấn luyện khoa học với khối lượng vận động cao "đang chiếm ưu thế hơn cả. Mục tiêu của huấn luyện là giành thắng lợi, "thắng lợi được xác định trên thất bại của đối phương". Đó là một thực tiễn của thi đấu. Thành tích thể thao cao là kết quả của phương pháp huấn luyện, phương pháp sư phạm. Sự truyền đạt kiến thức và cách làm kế hoạch ngắn , trung bình , dài hạn ; các kỹ chiến thuật, việc sử dụng các công cụ phù hợp, từng giai đoạn huấn luyện phù hợp phát triển tâm sinh lý. Tất cả là một sự "tổng hợp và rất quan trọng". Nhưng quan trọng hơn cả đó là VĐV. Công tác tuyển chọn ban đầu cực kỳ quan trọng, ngoài những năng khiếu chung thì cần phải có năng khiếu đặc biệt , đó là"sức mạnh, tốc độ, khéo léo". Năng lực tổ chức chiến thuật tốt, khả năng đối ngoại thích ứng cao , xử lý nhanh, sáng tạo, biến hoá. Trong quá trình huấn luyện các VĐV từ ban đầu cho đến đỉnh cao, việc tuân thủ các "nguyên tắc cơ bản" trong Huấn Luyện thể thao là không thể thiếu được, các kế hoạch hoá, chương trình hoá và sự triển khai trong công tác huấn luyện, "kế hoạch cho cả một cuộc đời, cho một sự nghiệp thể thao của VĐV " , phải phù hợp với thực tiễn nhất là trong tập luyện và thi đấu. "Nghệ thuật của HLV là ở chỗ giúp cho VĐV chuyển từ bị động phụ thuộc sang độc lập sáng tạo".
Huấn luyện VĐV không phải đúc người đó trong một cái khuôn, không phải chỉ biết nghe hàng tràng nguyên tắc mà không hề có dẫn giải. Trái lại, " phải tạo cho VĐV nắm được cách làm đúng và hình thành cho bản thân mình một sự cải tiến mới mẻ, hợp lý". HLV không được đưa ra một “biển cả khoa học” trước mắt VĐV. Tóm lại phải “điều hoà kiến thức” được xây dựng theo từng ngày, từng tháng, từng năm . "Chức vụ đứng đắn của Huấn Luyện Viên là cố vấn”. HLV phải trau dồi trình độ, công trình nghiên cứu, cải cách sư phạm, mới đáp ứng được lòng mong đợi của VĐV. Huấn luyện viên và vận động viên phải cùng nhau xác định mục tiêu qua nhiều năm tháng, trong nhiều giai đoạn để thực hiện được “mục tiêu cao cả” đề ra. Khuyến khích sự sáng tạo và sự cộng tác của VĐV với HLV quả là một quá trình “nghệ thuật” . HLV phải truyền đạt được tất cả những khả năng, những kinh nghiệm và trái tim của mình, còn VĐV phải quán triệt được hành động đúng đắn , nhuần nhuyễn nó, chuyển những điều mình học tập được từ bị động phụ thuộc sang độc lập sáng tạo. Muốn trở thành giỏi bao nhiêu thì phải mất thời gian khổ luyện bấy nhiêu. “Khổ luyện thành tài, miệt mài thành giỏi”.

Có thể nói :" Vận động viên có trình độ rất cao thì phải cần có HLV trình độ cũng rất cao". Kỹ thuật bóng bàn là “Tài”, chiến thuật bóng bàn là “Trí”, thể thao thành tích cao lại càng phải “ tài trí ”. Từ Đại hội bóng bàn này đến Đại hội bóng bàn khác đã thay đổi rất nhiều, sự "tức thời" của HLV và VĐV là "nhạy cảm" cần thiết, nhất là trong bóng bàn Hiện đại. Việc đáp ứng được các giải bóng bàn quốc gia và quốc tế đang là vấn đề trăn trở cấp bách cho các chuyên gia bóng bàn, các giới quan sát chuyên môn, các nhà lãnh đạo Quản lý. Nói tóm lại, dù Huấn luyện viên có năng lực, trình độ, có nhiều kiến thức và nhiều kinh nghiệm thì cũng phải nên nhớ rằng: "cuối cùng thì người thực sự hành động vẫn là Vận Động Viên mà mình dạy bảo, kể cả hiện nay trong huấn luyện và sau này trong thi đấu".


 
Last edited:

Drhongson

Đại Tá
Xin các bác lưu ý: đây là thớt của một bác có kiến thức rất sâu về bóng bàn, đề nghị các bác không nên spam để hệ thống bài viết của bác ấy được liền mạch
Cảm ơn cả nhà
 
Đôi nét về bóng bàn thế giới

Giải vô địch Bóng bàn thế giới lần thứ 1 năm 1926 tại London ( Anh ) đến nay là lần thứ 52 năm 2012 tại nước Đức, "5 châu lục" vào trận với những cuộc chạy đua thành tích thể thao vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc, trên 7 nội dung thi đấu : Đồng đội nam, Đồng đội nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ, Đơn nam và Đơn nữ.
Mỗi khi Đại hội bóng bàn đến, người ta lại thấy sự mới mẻ trong chuyên môn từ các quốc gia Châu lục đem tới. Giải vô địch bóng bàn thế giới chính là nơi hội ngộ các anh hùng hào kiệt 5 Châu với nhiều tài năng thể thao, để thi đấu giành mục tiêu thứ hạng hay huy chương. Đồng thời cũng là nơi kiểm chứng về chiến lược hiện tại, cũng như trong tương lai cho các Đại hội tiếp theo. Các nhà Lãnh đạo quản lý, Chuyên gia, huấn luyện viên, Vận động viên không thể không nghiên cứu tới: Xu thế phát triển bóng bàn thế giới, chiến lược phát triển các cường quốc bóng bàn, sự thay đổi luật lệ ITTF, áp dụng Khoa học công nghệ thông tin trong huấn luyện đào tạo, chỉnh đổi những đối sách phù hợp, tránh tụt hậu, duy trì phát triển thành tích nội dung thế mạnh truyền thống, hoạch định một chiến lược quốc gia có lộ trình ngắn nhất để đạt được thành tích cao nhất, khi thể thao không hạn chế thành tích và lứa tuổi.
Ẩn số trước Đại hội là Tổng Huy chương đạt các Châu lục, giữa trường phái Châu á và Châu âu, giữa Tấn công và Phòng thủ, giữa Vợt ngang và Vợt dọc, giữa tay trái hay tay phải, Vũ khí hay con người, sự bổ xung Luật và thành tích VĐV... thì sau Đại hội huy chương sẽ là kết quả giải mã.
Trong Đại hội Giải đồng đội được coi là đại diện cho phong trào tập thể mạnh, Đánh đôi là sự phối hợp hai người như một, thì Giải đơn được cho là đại diện một trường phái phong cách kỹ, chiến thuật tiên tiến . Các chuyên gia thường lấy giải đơn của phái mạnh làm thước đo tiêu biểu kỹ, chiến thuật trong các kỳ Đại hội.
Vận động viên chiến sĩ, Vợt là súng, Bóng là đạn, Bàn là chiến trường, Lưới là hàng rào, dây thép gai, từ VĐV để trở thành anh hùng của Đại hội, quả là sự kết tinh của chiến lược chuyên môn, qua nhiều thế hệ.
Những cơn lốc huy chương mà các VĐV giành được trong các kỳ Đại hội đã trở thành tâm điểm đối đầu giữa 2 châu lục, Châu á là Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc, Bắc Triều tiên... còn Châu âu là Hunggari, Thụy điển, Pháp, Đức...
Năm 1926 Liên Đoàn bóng bàn thế giới (ITTF) ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong thể thao thành tích cao . Bóng bàn Việt nam xuất hiện 1920 bằng 2 đường, Miền Bắc từ Trung quốc vào, Miền Nam từ Pháp sang, Việt nam thành lập LĐBB năm 1959, gia nhập thế giới 1960, thành viên thứ 83 ITTF, đến nay hơn 200 nước được Liên đoàn đoàn bóng bàn thế giới công nhận là Liên đoàn, Hiệp hội. Lần đầu tiên Việt Nam dự giải vô địch Bóng bàn thế giới lần thứ 26 năm 1961 tại Bắc Kinh- Trung quốc.
Cuộc chạy đua Châu lục, từ năm 1926 cả thế giới không khỏi ngạc nhiên, khi tổng số huy chương vàng của Châu âu bao phủ bầu trời Châu á suốt thời gian dài, mãi đến năm 1952 Vận động viên Châu á mới bừng tỉnh khi SaToh (Nhật bản) VĐTG đơn nam, mở màn cho các nước Châu á vùng lên, khép dần sự phồn thịnh của Châu âu, chuyển sang cuộc nội chiến Châu á, điển hình là hai nước Trung - Nhật (1952 -1970), xen kẽ là Nam, Bắc triều tiên; Park Yun Sun (PDK) VĐTG đơn nữ 1977, Yoo Nam Kyu 1988, Ryu Seung Min 2004 đã trở thành anh hùng thế vận hội, vô địch đơn nam Olympic và một số những chiến tích bất ngờ của châu âu như Jan Ove Waldner ( Thụy Điển), Ga Tien ( Pháp)...càng chạy đua, bóng bàn Trung quốc càng tỏ thêm sức mạnh của một nước đông dân nhất thế giới, mà khởi điểm là Khâu Chung Huệ VĐTG đơn nữ 1957 và cho đến hôm nay, người Trung quốc họ tự hào khi huy chương đạt được, đã tôn thêm sức mạnh của bóng bàn Trung hoa, mà họ coi là quốc sách số 1 trong các môn thể thao đỉnh cao, những thành tích lý tưởng được cộng lên mỗi khi Đại hội đến. Nhân tài như lá mùa thu, anh hùng kế tiếp anh hùng, Zang Ji Ke, Ma Lin, Khổng Minh Huy, Lưu Quốc Lượng, Đặng á Bình, Vương Nam , Li xiao sa... Trong tổng số 364 huy chương vàng của giải thế giới từ lần thứ nhất đến nay (trên 7 nội dung), Trung quốc đã chiếm được 182 huy chương vàng các loại. đúng là một cường quốc bóng bàn thế giới.Trong chuyên môn cho thấy, sự bổ xung hay thay đổi luật lệ, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thành tích và huy chương, để trở thành vô địch thế giới, phải đào tạo thi đấu từ 12 năm trở lên, khi luật lệ thay đổi kỹ chiến thuật cũng phải thay đổi theo, người chiến thắng, kẻ chiến bại, chưa thích ứng hoặc chậm thích nghi, hay không thể cải thiện được phong cách kỹ, chiến thuật khi đã thành định hình, cố tật hoặc khó sửa...Luật lệ luôn đồng hành trong thi đấu thể thao, 46 lần luật ITTF thay đổi, thì Trung quốc đã góp tới 27 lần. Sự thay đổi luật lệ chính là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật bóng bàn, nhằm hoàn chỉnh hơn trong chuyên môn về phong trào lẫn đỉnh cao, là tăng sự hấp dẫn của bóng bàn mà cội nguồn của nó vốn là môn Quý tộc.
Luật đánh khẩn trương ra đời có nghĩa là trong trận đấu, ở bất kỳ ván nào kéo dài hơn 10 phút , tại điểm số đó, luật đánh khẩn trương sẽ được áp dụng cho đến hết trận đấu đó, mỗi VĐV chỉ được giao một quả,VĐV cầm giao bóng trong 12 quả mà không dứt điểm được đối phương thì sẽ bị thua quả đó, chấm dứt thời kỳ lạc hậu của bóng bàn thế giới,mà nhiều trận đấu diễn ra quá dài, kỹ chiến thuật đơn điệu của mặt gai cao su, do người Mỹ sáng chế 1902. kéo dài từ 1926 đến năm 1951, với phong cách cắt bóng là chính hay gò kết hợp líp công, điển hình trường phái đó là đội tuyển Hunggari, danh thủ Vích to Béc na 5 lần VĐTG(đơn nam), Metslianxki 5 lần VĐTG (đơn nữ), Jabađốt , Kêlen, Xi đô, Phéccát, Xipốt, cũng đã giành được hơn 70 HCV giải thế giới . Luật mặt vợt 2 màu đỏ đen 1986 cũng khép lại thời kỳ vàng son của loại vợt phản xoáy 755, một thời thống soái Đại hội mà tiêu biểu là Lương Quốc Lượng (Trung Quốc )HCB đơn nam Thế giới năm 1975. Luật thi đấu đồng đội năm 1992 từ 9 trận xuống 5 trận cũng đã khép lại những kỳ tích lịch sử của Châu âu như Hunggari, Thụy Điển, Pháp... khi toàn thế giới không quốc gia châu lục nào có nhiều VĐV mạnh và lực lượng kế cận hùng hậu như ở Trung quốc, sự duy trì được thành tích đồng đều của cả 3 VĐV trong Đại hội là thế mạnh truyền thống của đội tuyển Trung quốc, trong các giải vô địch thế giới, Đồng đội nam 22 lần vô địch, đồng đội nữ đạt 21 lần, càng khẳng định tổng huy chương bóng bàn Châu á hơn hẳn Châu âu . Khi Hunggari được coi là đại diện cho châu âu cũng chỉ đạt được tối đa 12 lần trong giải đồng đội nam, số còn lại là Thụy điển và các quốc gia khác cộng lại, cũng thua tổng huy chương của bóng bàn Trung quốc. Luật từ ván 21 điểm xuống 11 điểm năm 2000 nhằm giảm bớt thời gian thi đấu dài của Đại hội, tính quyết liệt của trận đấu tăng cao, sự bắt nhịp tăng nhanh trong trận đấu, đồng thời cũng kết thúc một thời kỳ làm mưa làm gió về kỹ thuật Giao bóng tung cao che thân ( nhằm phân tán phản xạ, khi bóng rơi xuống có thể tiếp xúc ở các độ cao thấp khác nhau, thay đổi hướng đi, để đối phương không dám di chuyển trước. VĐV sử dụng phần thân che khi vợt tiếp xúc bóng, làm đối phương khó quan sát, dẫn đến lúng túng trong đánh đỡ trả bóng lại hoặc bị mất điểm trực tiếp hay bị bổng lên để tạo cơ hội cho dứt điểm quả sau), Guo Yue Hua ( Trung quốc)VĐTG đơn nam năm 1981,1983. là đỉnh cao về giao bóng tung cao che thân; khi giao bóng tấn công ở luật 21 điểm /ván VĐV có thể thắng tới 5 điểm trong một lần giao. Bây giờ thì tối đa cũng chỉ ăn được 2 điểm mà thôi... Luật bóng từ 38 mm lên 40mm 2001 làm tốc độ bay của bóng chậm lại và dễ nhận biết hơn, bóng qua lại nhiều lần, tính hấp dẫn tăng lên, khả năng linh hoạt của con người được phát triển, đấu trí, thi lực sẽ nâng cao hơn trước, khi bóng đánh trên bàn tốc độ là 17m/s (trước là 24m/s), giao bóng 6m/s ( trước là 11m/s ), khi tăng tốc trong quả giật bóng sung tốc độ bóng đi nhanh tới 220 km/h, trong kỹ thuật bạt bóng sẽ đạt tới 300km/h; khi thi đấu bóng 38mm, thì đến giải thế giới lần thứ 40 năm 1989. người ta không còn thấy bóng dáng của VĐV cắt bóng đến vòng 8 nữa ...Chuyển thi đấu bóng 40mm, chính là sự hồi sinh cho lối đánh phòng thủ hiện đại. Ryo Se Huyn HCB (VĐTG) đơn nam năm 2003... Kết luận lại VĐV tấn công đạt thành tích cao hơn các VĐV phòng thủ. Luật giao bóng không che tay 2002 ban hành, có nghĩa khi giao bóng VĐV phải mở hết tay không cầm vợt để đối phương nhìn thấy rõ nhất khi tiếp xúc vợt với bóng. Trước đây khi giao bóng VĐV có 4 mục đích: (ăn điểm trực tiếp; tạo điều kiện cho dứt điểm quả 2; khống chế ; an toàn ;) thì bây giờ giao bóng ăn điểm bị giảm bớt hiệu lực chỉ còn giao bóng khống chế và giao bóng an toàn mà thôi, sự thay đổi về luật này là cuộc cách mạng lớn trong giao bóng công, để tồn tại và phát triển VĐV phải làm quen và gia tăng phong cách kỹ chiến thuật, Đối giật thuận, trái tay với sức mạnh tốc độ lớn ở các cự ly, gần, trung, xa sẽ được phát triển hơn, phong cách bóng bàn sẽ hiện đại hơn. phải mất một thời gian dài mới có thể chỉnh sửa, hoàn thiện được lối đánh hiện đại này mà các VĐV hàng đầu thế giới đang sử dụng. các VĐV có lối đánh 1 càng ( tấn công đẩy né ) không còn hiệu lực cao, kéo theo cả một thế hệ đào tạo VĐV tấn công một bên phải là chính dần bị mai mốt, phải mất 10 năm sau cho công cuộc đào tạo VĐV 2 càng ( tấn công 2 bên ) mới hình thành và phát triển đúng xu thế bóng bàn hiện đại... Luật cấm sử dụng keo tăng lực 2006 là loại luật không cho VĐV sử dụng các loại keo tăng lực, bấy lâu nay họ thường sử dụng tăng lực từ mặt vợt, keo, cốt vợt. Bây giờ họ phải sử dụng đúng lực thật của mình, các VĐV trẻ phát triển chiếm ưu thế và giành được nhiều thành tích tốt hơn VĐV lớn tuổi; Vũ Khí hiện đại, công cụ phù hợp cũng phần nào tạo nên những kỳ tích trong Đại hội thể thao . Sự ra đời mút Yasaka (Nhật bản) 1954 đem đến giải vô địch bóng bàn thế giới quả giật bóng cầu vồng mà VĐV Ogimura (Nhật bản) đã áp dụng, sáng tạo trong thi đấu với 2 lần đoạt HCVàng đơn nam thế giới 1954,1957. Đại hội ngạc nhiên và lúng túng với quả giật vồng này, thật vinh danh khi ông nguyên một thời đã làm đến chức chủ tịch Liên đoàn bóng bàn thế giới. Trung quốc sáng chế mút gai ngửa, tốc độ bóng cao để lấy lại thành tích mà người Nhật đang ngự trị, 1959 Jung Kuo Tuan (Dung Quốc Đoàn) Trung quốc VĐTG đơn nam đã khai phá cho tổ quốc Trung hoa, bằng lối đánh tấn công tốc độ như vũ bão của mút ngửa; tạo nền tảng cho sự kỳ diệu của bóng bàn Trung quốc,Chuang Tse Tung (Trang Tác Đông) 3 lần VĐTG đơn nam năm 1961,1963,1965. Thế giới hiếm có VĐV đạt được, chiến thắng của Tốc độ mút gai ngửa trước kiểu giật cầu vồng. (giật vồng là loại giật bóng rất xoáy, vòng cung cao, tốc độ bóng đi chậm ,160km/h ). Không dừng lại ở đó , người nhật vốn thông minh và không chịu lùi bước, Haxegaoa (Nhật bản ) VĐTG năm1967,1969 đã trình diễn Đại hội một kỹ thuật tài hoa với lối đánh tấn công 2 bên, giật sung cả trái phải, tốc độ cao, sức xoáy lớn ở cự ly trung và xa bàn, giới chuyên môn Quốc tế, phải thừa nhận kỹ thuật động tác, bước chân di chuyển đẹp nhất thế giới, đẹp như vũ Balê. Kiểu cầm Vợt ngang và vợt dọc, cũng được xem như cuộc cách mạng kỹ thuật chuyên sâu, ưu thế vợt ngang hơn hẳn vợt dọc về mọi mặt, ngoại lệ một số VĐV Sử dụng vợt dọc xuất chúng VĐTG gần đây như Lưu Quốc Lượng, Wang Hao, Ma lin … nhưng phần lớn VĐTG cầm vợt ngang chiếm đại đa số, Khổng Minh Huy, Vương Lệ Cần, Zang Ji ke… Tổng hợp về kết quả các kỳ Đại hội, tỷ lệ VĐV nam và nữ Trung quốc cũng như các VĐV của thế giới, số VĐTG bằng vợt ngang tay phải chiếm gấp đôi các VĐV tay trái và nhiều hơn vợt dọc.
Bóng bàn thế giới càng đi đến hoàn hảo hơn trên mọi phương diện, kỹ chiến thuật. kiểu cầm vợt ngang là của châu âu, kiểu vợt dọc là của châu á, sự ưu việt của vợt ngang, hạn chế của vợt dọc mà các VĐV châu á, châu âu đang phải sát nhập, bổ xung, để trở thành một Phong cách kỹ chiến thuật bóng bàn hiện đại trước xu thế phát triển chung làng bóng bàn thế giới, bất cứ ai muốn trở thành anh hùng của Đại hội, anh hùng Thời đại, phải thực hiện được phong cách kỹ chiến thuật đó…Zang ji ke ( Trung quốc) VĐTG 2011,Vô địch OLympic 2012 là một điển hình...
Trải qua nhiều Đại hội thi đấu bóng bàn thế giới, sự đa dạng hóa trong phong cách kỹ chiến thuật là vô cùng phong phú, bản sắc châu lục, thế mạnh truyền thống, mỗi châu, mỗi nước, mỗi VĐV một vẻ, nhưng tất cả vẫn phải hình thành cho mình một thế mạnh riêng, trên cơ sở phù hợp, phát huy được hiệu quả cao nhất, để tồn tại và phát triển , 4 phong cách kỹ chiến thuật bóng bàn điển hình được coi là đại diện cho bóng bàn châu lục :
1. Phong cách Tấn công 2 bên trái và phải (tấn công 2 càng) hay phong cách kỹ chiến thuật bóng bàn hiện đại, là VĐV sử dụng sở trường chính tấn công cả 2 bên , đối giật với sức mạnh, tốc độ cao, ở cả các cự ly gần, trung, xa bàn, với phương châm nhanh, mạnh, chuẩn, biến, chiến thuật đa dạng, ứng biến sáng tạo, dứt điểm nhanh chóng, đặc biệt kỹ thuật khống chế và tấn công quả đầu tiên trong bàn, giật cổ tay với sức mạnh biến, thay đổi điểm rơi, tạo cơ hội chủ động dứt điểm cho các quả tấn công sau . Điển hình như Zang Ji Ke, Ma long, Wang hao (Trung Quốc)... Jan Ove Waldner ( Thụy điển)VĐTG đơn nam 1989,1997.
2. Phong cách Tấn công đẩy né ( Tấn công 1 càng ) là sở trường chính giật bên phải với sức mạnh tốc độ lớn, biến hóa ở các cự ly gần trung, xa bàn. bên Trái chặn đẩy, tăng lực kết hợp giật, bạt, trái; đại diện cho trường phái VĐTG này là Kong Ling hui ( Khổng Minh Huy); Liu GuoLiang (Lưu Quốc Lượng), Ma Lin( Ma lin) Trung quốc...
3. Phong cách Cắt bóng phản công hay gọi là Phòng thủ hiện đại, sở trường cắt bóng là chính, nhưng có thể lên tấn công dứt điểm bất cứ lúc nào như một VĐV tấn công thực thụ mà không cần phải lựa chọn các vị trí, dù ít hay nhiều VĐV Joo Se Hyuk (KOR) đã đứng thứ nhì Olympic 2004, Kim Kuyng Ah (KOR) thứ 3 đơn nữ thế giới..
4. Phong cách Cắt bóng hoàn toàn là kiểu đánh sở trường chính là cắt bóng ăn điểm, không biết tấn công.như Jaccob, Barna(Hung ga ri)… Lối đánh này trên thực tế chỉ còn tồn tại ở các VĐV cổ hủ ,đẳng cấp thấp và phong trào quần chúng.
sự thống trị của bóng bàn Trung quốc Trong các kỳ Đại hội
Chính là họ rút ra các thất bại trong những cuộc chạy đua với Châu âu sử dụng kỹ chiến thuật đối giật, ham tranh đua đánh bóng dài, điển hình như Jan Ove Waldner ( Thụy điển)… Năm 1995 Trung quốc tiến hành cuộc cách mạng bóng bàn là chuyển từ vợt dọc truyền thống sang vợt ngang châu âu, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc phát triển kỹ thuật chuyên sâu, các VĐV vợt ngang chuyển sang thay đổi cải tiến tập trung đến quả tấn công thuận tay và việc nắm giữ thế chủ động, tăng cường khoét sâu vào lỗ hổng trái tay bằng cách sử dụng quả giật mạnh thuận tay để gây áp lực bên trái. Khi bóng 38mm sang bóng 40mm thì hiệu năng của quả trái tay buộc phải nâng lên và quan trọng hơn bao giờ hết .Trong quá trình cách mạng đó Trung quốc tập trung kỹ thuật theo 2 hướng :
- Tập trung cao vào quả giật bên phải ,với sức mạnh tốc độ tối đa, biến hóa, quyết liệt, luôn gây nguy hiểm như Ma Lin, Wang Li Qin ...
- Duy trì sự hài hòa giữa tấn công và phòng thủ, trên cơ sở tăng cường di chuyển linh hoạt, để xoay chân tấn công, đối giật mạnh cả 2 bên Trái ,phải với sức mạnh tốc độ tối đa, quả Giật sau lực phải mạnh hơn quả trước...như Zang ji Ke, Ma Long...
Con đường đi đến bá chủ của bóng bàn Trung quốc là được Nhà nước đầu tư, chú trọng phát triển, Bàn bóng khắp các công viên, khu phố, cơ quan, làng xóm, hệ thống thi đấu giải được kiện toàn với hàng trăm giải mỗi năm, lấy phong trào làm nền móng cho thể thao đỉnh cao phát triển, qua phong trào để phát hiện nhân tài. Từ nhiều năm nay hình ảnh các nhà lãnh đạo Trung hoa với các VĐV vô địch Olympic, Thế giới được trương lên khắp các cơ quan, đường phố, ngõ hẻm như một cách khuyến khích người dân chơi bóng bàn, khích lệ các VĐV trẻ noi gương đàn anh hăng say học tập, làm thay đổi quan niệm của người dân về bóng bàn, khiến họ sẵn sàng cho con em theo học (kinh phí 7000USD/năm tại các trường TDTT danh tiếng với những HLV giỏi, toàn Trung quốc gần 2000 nghìn trường huấn luyện VĐV chuyên nghiệp bài bản, hàng chục nghìn VĐV trẻ tập luyện miệt mài, với khát vọng chiến thắng mãnh liệt. Hầu hết các tay vợt nổi tiếng được Trung quốc trọng dụng, những năm tháng trên bàn bóng là kho báu kinh nghiệm tuyệt vời cho sự nghiệp huấn luyện, Liu GuoLiang, Kong Ling hui...họ lưu truyền cho các VĐV trẻ tài năng những đúc kết quý giá, để thành tích sự nghiệp của thế hệ sau được nâng lên một bước.
Bóng bàn Trung quốc luôn mạnh không suy
Chính là môn phổ biến nhất Trung quốc, quanh năm có hơn 20 triệu người chơi, cơ sở quần chúng hùng hậu, đội ngũ nghiên cứu khoa học phát triển, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, 10 nghìn VĐV chính quy, hơn 2000 VĐV chuyên nghiệp đăng ký tại LĐBB, hàng 100 VĐV đội tuyển quốc gia, hệ thống tuyển chọn tập luyện kiểu kim tự tháp, ứng dụng khoa học công nghệ mức cao nhất, chế độ dinh dưỡng, chính sách phù hợp, phát huy khả năng nội lực, nghiên cứu cải tiến dụng cụ, VĐV bản lĩnh ý chí, phấn đấu hết lòng vì tổ quốc nhân dân, lô gic trong huấn luyện đào tạo, tổng kết lý luận chặt chẽ, giữ kỷ lục lâu nhất thế giới, Nhà nước đầu tư cao các chiến lược cho các thế hệ VĐV chuẩn bị giải Thế giới 8 năm, chiến lược thế vận hội Olympic 12 năm, Công tác quản lý luôn đổi mới trong môn thể thao này, vì vậy luôn dẫn đầu. Giải bóng bàn chuyên nghiệp Superleage tổ chức quy mô lớn, tính chuyên nghiệp cao, với các tay vợt mạnh hàng đầu thế giới.
Qua các giải vô địch thế giới và kết thúc Ôlympic lần thứ 30 tại London (Anh), bóng bàn Trung quốc làm rung chuyển giới chuyên môn Đại hội, 4 huy chương vàng trọn bộ trong 2 kỳ Ôlympic 2008, 2012. Càng khẳng định thêm chiến thắng kỳ diệu của mình, 2016, 2020 họ vẫn sẽ khẳng định Vàng bóng bàn thế vận hội là của vận động viên bóng bàn Trung quốc, nhìn cách làm về đầu tư bóng bàn Trung quốc là hoàn toàn có niềm tin và cơ sở. để đổi lấy 1 huy chương vàng bóng bàn Olympic, nhà nước Trung quốc phải đầu tư cho 1 vận động viên vô địch là 1.570.000 USD . Thế giới ghi danh, Bảng vàng Châu lục lại có thêm 8 đạị gia bóng bàn thế giới, họ phải đạt vô địch thế giới, vô địch lympic, vô địch các cây vợt xuất sắc thế giới , vô địch châu á đó là Kong Ling hui, Liu Guo Liang, Ma lin, Jang ji ke, Deng Ya Ping, Zang Yi Ning, Li Xiao Sa (Trung Quốc) và Châu âu chỉ duy nhất có Jan Ove Waldner ( Thụy điển).
Nhìn người xem ta, thông qua Đại hội, Bóng bàn Việt nam cần phải làm gì khi bóng bàn thế giới đang sôi động và phát triển, đội tuyển nam Việt nam xếp thứ 37 thế giới đồng đội nam 2010 và sự cách biệt thành tích trong các giải đơn, đôi phản ánh đúng đầu tư của nước ta, trong thời kỳ tập trung cao về công nghiệp hóa, hiện đại hóa XHCN, càng cần phải suy nghĩ, cho việc quan tâm đầu tư thực sự về thể thao như Trung quốc hiện nay và học tập thêm một cách toàn diện. Cuộc chạy đua thể thao chỉ giành cho các quốc gia có kinh tế phát triển, đứng trước ta có nhiều đường lối chiến lược châu lục, phong cách kỹ chiến thuật tiên tiến, việc áp dụng phải tính toán sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nước ta hiện nay, dần từng bước phát triển đi lên, để đạt được như vậy chúng ta cần phải có thời gian và đầu tư cho chiến lược, chiến lược thi đấu cho bóng bàn thế giới, chiến lược thế vận hội Ôlympic, chứ không phải là đầu tư theo khả năng kinh tế như hiện nay, sự đầu tư đồng bộ của Đảng và nhà nước, các bộ ngành nói chung và ngành thể thao nói riêng, là hết sức cần thiết, chỉ có đầu tư thực sự thì bóng bàn Việt nam mới có hy vọng và phát triển về thành tích trong cuộc chạy đua thể thao châu lục. Cần phải thực sự đổi mới toàn diện để bóng bàn Việt nam phát triển đi lên, nhanh hơn, xa hơn, cao hơn.
 
Last edited:

Drhongson

Đại Tá
Xin các bác lưu ý: đây là thớt của một bác có kiến thức rất sâu về bóng bàn, đề nghị các bác không nên spam để hệ thống bài viết của bác ấy được liền mạch
Cảm ơn cả nhà

Thưa toàn thể ACE Diễn đàn Bóng bàn Việt Nam.
Hôm nay bác Nguyễn Đức Long đã có buổi gặp gỡ đại diện của Ban Quản trị diễn đàn và có những những trao đổi rất bổ ích về lĩnh vực bóng bàn trong và ngoài nước. Trong câu chuyện bác Long có ý kiến về topic này của bác.
Do bận rộn nhiều công việc, thời gian eo hẹp nên gần đây bác ít có thời gian viết bài, hơn nữa do mới tiếp cận với diễn đàn nên quá trình sử dụng, bác chưa thật sự thành thạo. Đề nghị của bác Long là ở topic này hãy để một mình bác viết bài cho liền mạch.

Tất cả các vấn đề ACE muốn bàn luận có thể:

1. ĐT trao đổi trực tiếp với bác Long (PM cho SM3 để có số của bác Long)
2. Gửi email để được trả lời trực tiếp, email của bác Long là nguyenduclong@gmail.com
3. Bàn luận trong ace trên diễn đàn sẽ có một topic riêng ở dưới đây


http://bongban.org/forum/showthread...n-Đức-Long-Trưởng-Bộ-môn-BB?p=43262#post43262

Rất mong ACE thể hiện sự trân trọng của mình với bác Long - một cây đa cây đề trong làng bóng bàn Việt Nam bằng cách tôn trọng ý kiến của bác Long là không comment tại topic này.
Mọi sự cố tình vi phạm sẽ được toàn thể Ban quản trị xử lý bằng các hình thức: xoá bài; ban nick có thời hạn; ban nick vĩnh viễn.

Trân trọng cảm ơn!
SM3
 
Last edited by a moderator:

hunghanoi

Super Moderators
XIN GIỚI THIỆU HÌNH ẢNH CỦA BÁC LONG (GẦN ĐÂY NHẤT) TRÊN CƯƠNG VỊ HLV TRƯỞNG ĐỘI TUYỂN TRẺ VN THAM DỰ GIẢI VÔ ĐỊCH TRẺ ĐNA 2012 TẠI IND ĐỂ BÀ CON BIẾT MẶT (dĩ nhiên nhiều người đã biết rồi) KHI VÀO ĐỌC VÀ THAM KHẢO TOPIC CỦA BÁC LONG !






Ông Nguyễn Đức Long trưởng bộ môn bóng bàn TCTDTT,HLV trưởng,cựu vô địch quốc gia trực tiếp khởi động cùng các VĐV​
 
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số : /2012/TT-BVHTTDL Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Hà Nội, ngày tháng năm 2012
( Dự thảo )
THÔNG TƯ
Quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn bóng bàn
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.
Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao.
Căn cứ Nghị định 185/2007//NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Căn cứ Nghị định 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện hoạt động chuyên môn của cơ sở thể thao môn Bóng bàn như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên chuyên môn của cơ sở thể thao tổ chức hoạt động môn bóng bàn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động môn bóng bàn tại Việt Nam.
Điều 3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động
1. Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng bàn là doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 55 Luật Thể dục, thể thao.
2. Cơ sở thể thao khi tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao môn bóng bàn phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật Thể dục thể thao.
Điều 4. Điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ tập luyện
1. Địa điểm hoạt động bóng bàn phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Khu vực đặt bàn phải trong khuôn viên có mái che, kín gió, không bị chói mắt. Sàn tập không bị trơn gây nguy hiểm;
b) Mỗi bàn bóng được đặt trong khuôn viên có kích thước tối thiểu chiều rộng 5m, chiều dài 10 m;
c) Đảm bảo độ sáng tới các điểm trên mặt bàn và khu vực bàn bóng tối thiểu là 600 lux;
d) Đèn chiếu sáng: Với trường hợp đèn được thiết kế cho mỗi bàn thì độ cao của đèn tính từ mặt bàn tối thiểu là 2,5m ;
đ) Có cơ số thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu; khu vực thay đồ, gửi quần áo, vệ sinh, để xe;
e) Bảng nội quy quy định giờ tập luyện không quá 23 giờ 00 hàng ngày, biện pháp đảm bảo an toàn
khi tập luyện và các quy định khác;
f) Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động,
phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
2. Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện:
a) Bàn bảo đảm tiêu chuẩn được Liên đoàn bóng bàn Việt Nam, Liên đoàn bóng bàn ITTF công nhận. Mặt bàn phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23 cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30 cm xuống mặt bàn;
b) Lưới: Có độ cao 15,25 cm;
c) Dinh chắn bóng phải được làm theo đúng quy định của Luật bóng bàn, tránh phản quang và lẫn với màu của quả bóng;
d) Có bàn và bảng lật số.
Điều 5. Điều kiện về nhân viên chuyên môn
Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bóng bàn phải có người hướng dẫn hoạt động có trình độ chuyên môn bóng bàn đảm bảo một trong các tiêu chuẩn quy định tại Điểm 1 Mục I Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban Thể dục thể thao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thể dục, thể thao.

Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về điều kiện chuyên môn khi tổ chức hoạt động bóng bàn.
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày …. tháng …. năm 2012.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, kịp thời giải quyết ./.


BỘ TRƯỞNG




Hoàng Tuấn Anh
Nơi nhận :
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm soát Nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL;
- Các Vụ, đơn vị trực thuộc Tổng cục TDTT;
- Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu : VT, TCTDTT, M(400).






Bộ môn bóng bàn Tổng cục thể dục thể thao đang soạn thảo thông tư về môn bóng bàn để trình bộ trưởng xem xét phê duyệt, rất mong được sự góp ý của các câu lạc bộ bóng bàn trên phạm vi cả nước đóng góp ý kiến để sớm đưa vào tổ chức thực hiện.
Địa chỉ góp ý: - nguyenduclongBBVN@gmail.com
- Điện thoại: 04.37472076
- Di động : 0903261556
- Pax:043.7472076

 
Last edited:
Lịch thi đấu các giải bóng bàn toàn quốc năm 2012

1. Giải vô địch Bóng bàn toàn quốc từ ngày 16 đến 22/4/2012 tại TP Đà nẵng
2. Giải vô địch Bóng bàn trẻ thiếu niên nhi đồng toàn quốc từ ngày 16 đến 22/7/2012 tại tỉnh ĐakLak
3. Giải các cây vợt xuất sắc trẻ thiếu niên nhi đồng toàn quốc từ ngày 26 đến 28/8/2102 tại tỉnh Bắc Ninh
4. Giải bóng bàn các đội mạnh toàn quốc từ ngày 4 đến 7/9/2012 tại TP Đà Nẵng
5. Giải Bóng Bàn các câu lạc bộ toàn quốc từ ngày 22 đến 28/10/2012 tại tỉnh Lạng Sơn
6. Giải Bóng bàn 12 VĐV xuất sắc toàn quốc thi đấu từ ngày 22 đến 24/11/2012 tại tỉnh Hải Dương
 
Last edited:
Thông báo
Giải Bóng Bàn các câu lạc bộ Toàn quốc 2012
từ ngày 22 đến 28 tháng 10 năm 2012 tại tỉnh Lạng sơn

Theo điều lệ giải
1. Thi đấu 7 nội dung : Đồng đội nam, Đồng đội nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ, Đơn nam , Đơn nữ.
2. Số lượng dự thi : Các Câu lạc bộ của các Tỉnh,Thành, Ngành được Sở, Phòng, Ban, Liên Đoàn giới thiệu, đề cử tham gia thi đấu không giới hạn về số lượng Đồng đội nam và Đồng đội nữ ( mỗi đội không quá 5 vận động viên Nam và 5 vận động viên Nữ ). Các vận động viên tham gia thi đấu đồng đội được quyền thi đấu các giải cá nhân .
3. Ban tổ chức tiến hành rút thăm vào 8 giờ 00 ngày 20/10/2012 tại tỉnh Lạng sơn
4. Kinh phí : Các đoàn tự túc tiền tàu xe đi và về , ăn ở và đi lại
- Dự kiến tiền ăn tối thiểu 120.000 đồng/ngày/người.
- Dự kiến tiền ở tối thiểu 200.000 đồng/ngày/người.
5. Ban tổ chức địa phương trao giải thưởng Nhất, Nhì, 2 giải Ba cho các đội, cá nhân xếp hạng cao nhất.
Liên Đoàn Bóng bàn Việt Nam trao huy chương Nhất,Nhì, 2 giải Ba cho các đội và cá nhân xếp hạng cao nhất.
6. Đón tiếp : BTC địa phương đón tiếp các đoàn về dự giải từ ngày 20/10/2012.
trên đây là một số điểm trích trong Điều lệ giải để thông tin cho các Đơn vị tham gia thi đấu giải các CLB Toàn quốc, mọi chi tiết xin liên hệ với số
máy 043.7472076 hoặc DD: 0903261556
 
LIÊN ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BÓNG BÀN VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 05 /LĐBBVN ________________________

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2012


ĐIỀU LỆ
GIẢI CÁC CÂU LẠC BỘ BÓNG BÀN TOÀN QUỐC - 2012
Từ ngày 22 đến 28 tháng 10 năm 2012 tại Lạng Sơn
* * * * *

I/ MỤC ĐÍCH:
Tổ chức giải Bóng bàn các câu lạc bộ toàn quốc để phát triển hoạt động của các đơn vị cơ sở, nhằm thu hút đông đảo quần chúng tham gia tập luyện và thi đấu từng bước hình thành hệ thống các câu lạc bộ Bóng bàn.

II/ NỘI DUNG - TÍNH CHẤT - LOẠI GIẢI:

Điều 1: Loại giải:
Thi đấu đồng đội nam, đồng đội nữ, đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ .

Điều 2: Thể thức thi đấu:
2.1 - Đồng đội nam, đồng đội nữ thi đấu theo thể thức Swaythling (mỗi đội 3 vận động viên thi đấu 5 trận đơn A-X; B-Y; C-Z; A-Y; B-X).
Đồng đội thi đấu theo 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1: Chia bảng thi đấu vòng tròn xếp hạng trong bảng.
Căn cứ vào số lượng các đội tham gia để chia bảng thi đấu.
- Giai đoạn 2: Đấu loại trực tiếp theo mã số quy định trước.
+ Nếu 4 bảng: Lấy nhất, nhì bảng.
+ Nếu 8 bảng: Lấy nhất bảng.
- Các trận đơn nam, nữ trong thi đấu đồng đội 5 ván thắng 3.
2.2 - Đơn nam, đơn nữ: Đấu loại trực tiếp trong 7 ván thắng 4.
2.3 - Đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ: Đấu loại trực tiếp trong 5 ván thắng 3.

Điều 3: Số lượng dự thi :
3.1 - Các câu lạc bộ của các tỉnh, thành, ngành được Sở, phòng, Ban, Liên đoàn giới thiệu, đề cử tham gia thi đấu không giới hạn về số lượng đồng đội nam và đồng đội nữ (mỗi đội không quá 5 VĐV nam và 5 VĐV nữ).
3.2 - Đơn vị đăng cai được cử thêm 02 VĐV nam, 02 VĐV nữ .
3.3 - 8 đội nam, 8 đội nữ xếp hạng cao nhất tại giải các CLB Bóng bàn toàn quốc năm 2011 được về dự thẳng tại giải các CLB Bóng bàn toàn quốc năm 2012.
3.4 - Các giải cá nhân:
- Các VĐV tham gia thi đấu đồng đội được quyền thi đấu các giải cá nhân.
- 16 đơn nam, 8 đơn nữ, 4 đôi nam, 4 đôi nữ, 4 đôi nam nữ xếp hạng cao nhất ở giải các CLB Bóng bàn toàn quốc năm 2011 được về dự thẳng ở giải các CLB bóng bàn toàn quốc năm 2012.
- Các đơn vị không tham gia thi đấu đồng đội, được cử tối đa 2 đơn nam, 2 đơn nữ, 2 đôi mỗi loại để tham gia thi đấu các giải cá nhân .
- VĐV các đơn vị muốn ghép đôi với nhau cần phải có sự liên hệ trước với nhau và cùng đăng ký theo thời gian quy định. BTC không chấp nhận một trường hợp ngoại lệ nào khi đã nhận bản đăng ký chính thức của đơn vị chủ quản .
3.5 - Các VĐV có tên trong đội hình ABC và XYZ của 10 đội nam và 08 đội nữ giải Vô địch Bóng bàn toàn quốc năm 2012 và 11 đội nam, 09 đội nữ giải Bóng bàn các đội mạnh toàn quốc năm 2012 không được tham gia thi đấu đồng đội ở giải các CLB Bóng bàn toàn quốc năm 2012.
Các VĐV trong vòng 32 đơn nam, 16 đơn nữ và 4 đôi nam, 4 đôi nữ, 4 đôi nam nữ xếp hạng cao nhất ở giải Vô địch Bóng bàn toàn quốc năm 2012, tranh giai báo Nhân dân lần thứ 30 không được tham gia thi đấu ở môn đó tại giải các CLB Bóng bàn toàn quốc năm 2012.

Điều 4: Điều kiện dự thi:
4.1 - Được Sở, Phòng, Ban TDTT, Liên đoàn Bóng bàn và các CLB giới thiệu đăng ký.
4.2 - Được cơ quan y tế xác nhận có đủ sức khoẻ tham gia thi đấu.
4.3 - VĐV đăng ký thi đấu ở CLB nào thì thi đấu cho CLB đó cho đến khi kết thúc giải.
4.4 - Các VĐV tự do muốn tham gia thi đấu các giải cá nhân phải đăng ký thông qua một CLB nào thuận tiện nhất.
4.5 - Tất cả các trường hợp chuyển nhượng VĐV phải được nơi cũ đồng ý và nơi mới giới thiệu (thủ trưởng các đơn vị ký và đóng dấu và gửi kèm theo bàn đăng ký tham gia thi đấu.
4.6 - Trường hợp có vấn đề các trưởng đoàn, huấn luyện viên có quyền khiếu nại bằng văn bản lên Ban tổ chức giải trước 10 phút và nộp 1.000.000đ. Ban tổ chức không giải quyết bất cứ trường hợp nào trong khi đang thi đấu. Trường hợp khiếu nại đúng BTC hoàn trả lại số tiền đã nộp.

Điều 5 : Đăng ký dự thi :
5.1 - Danh sách đăng ký theo mẫu cần ghi cụ thể họ và tên vào trang cuối (thủ trưởng ký tên và đóng dấu) và gửi về: Bộ môn bóng bàn, Tổng cục TDTT 36 Trần Phú-Hà Nội. Số Fax : 04-37331198; 04-37472076.
5.3 - Thời hạn cuối cùng: 07/10/2012 (căn cứ vào dấu bưu điện).
Ngoài thời hạn trên Ban tổ chức không chấp nhận một trường hợp ngoại lệ nào .
5.4 - Trường hợp ghép đôi khác đơn vị, cần phải thống nhất giữa 2 đơn vị và gửi cùng với danh sách đăng ký của đơn vị mình.

Điều 6: Chọn hạt nhân - Bốc thăm thi đấu:
6.1 - Chọn hạt nhân: Sẽ căn cứ vào thành tích giải các CLB Bóng bàn toàn quốc năm 2011.
- Các đội không mang đúng tên đơn vị theo thành tích thi đấu năm 2011 không được xét chọn làm hạt nhân ở giải đồng đội.
6.2 - Bốc thăm chia bảng:
- Giai đoạn 1: Các đội cùng đơn vị sẽ tránh nhau cùng bảng trong thi đấu đồng đội và các nội dung cá nhân sẽ được bốc thăm loại trực tiếp.
- Giai đoạn 2: Thi đấu đồng đội loại trực tiếp theo mã số quy định trước.

Điều 7: Thời gian và địa điểm:
7.1 - Thời gian: Từ ngày 22 đến 28 tháng 10 năm 2012.
7.2 - Địa điểm: Lạng Sơn.

Điều 8: Rút thăm thi đấu:
Ban tổ chức tiến hành rút thăm vào hồi 8h00 ngày 20/10/2012 tại Lạng Sơn.

Điều 9: Luật thi đấu:
9.1 - Áp dụng Luật thi đấu của Tổng cục Thể dục thể thao bàn hành.
9.2 - Bóng thi đấu: Butterfly 40mm mầu Trắng.
9.3 - Trang phục: Mỗi đội phải chuẩn bị từ 03 bộ quần áo trở lên để tham gia các nội dung thi đấu.
- Các VĐV của một đội tham gia thi đấu đồng đội và những đấu thủ của cùng một đơn vị lập thành một đôi sẽ mặc áo giống nhau có thể ngoại trừ tất, giầy và số, cỡ, mầu sắc và mẫu mã của quảng cáo trên quần áo.
- Các đấu thủ thi đấu với nhau sẽ mặc áo khác mầu nhau rõ ràng để khán giả dễ phân biệt.
- Khi các đấu thủ và các đội có quần áo giống nhau mà không thoả thuận được ai sẽ thay thì sẽ quyết định bằng cách rút thăm.
- Áo thi đấu của các VĐV tham gia thi đấu đồng đội và cá nhân phải có tên đơn vị đằng sau lưng. Nếu trên áo không in tên đơn vị sẽ không được tham gia thi đấu.

Điều 10: Lệ phí thi đấu:
10.1 - Thi đấu đồng đội : 300.000đ/đội.
10.2 - Thi đấu đơn : 100.000đ/VĐV.
10.3 - Thi đấu đôi : 140.000đ/đôi.

Điều 11: Kinh phí:
11.1 - Các đoàn tự túc tiền tàu xe đi về, ăn ở và đi lại.
- Dự kiến tiền ăn tối thiểu : 120.000đ/ngày/người.
- Dự kiến tiền ở tối thiểu : 200.000đ/ngày/người.
11.2 - Địa phương đăng cai lo tiền giải thưởng cho các VĐV đạt thành tích trong các nội dung thi đấu.

Điều 12: Khen thưởng, kỷ luật:
12.1 - Ban tổ chức địa phương trao giải thưởng nhất, nhì, hai giải ba cho các đội và cá nhân xếp hạng cao nhất.
12.2 - Liên đoàn bóng bàn Việt Nam trao huy chương nhất, nhì, hai giải ba cho các đội và cá nhân xếp hạng cao nhất.
12.3 - Thực hiện chỉ thị 15/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chống tiêu cực trong các hoạt động Thể dục Thể thao, những đơn vị, cá nhân, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, các thành viên trong ban tổ chức có hành vi và biểu hiện tiêu cực, tuỳ theo mức độ mà Tổng cục Thể dục Thể thao và ban tổ chức xem xét xử lý.

Điều 13: Đón tiếp:
Ban tổ chức địa phương sẽ đón tiếp các đoàn về dự giải từ ngày 20 tháng 10 năm 2012.



TM. LIÊN ĐOÀN BÓNG BÀN VIỆT NAM
CHỦ TỊCH ( ĐÃ Kí)

Nơi nhận:
- Tổng cục TDTT (để b/c);
- Các tỉnh, thành, ngành,
các LĐ cơ sở và các CLB.
- Vụ Thể thao TT cao.
- Bộ môn bóng bàn.
- Lưu VPLĐBBVN.
Lê Truyền


GIẢI CÁC CÂU LẠC BỘ BÓNG BÀN TOÀN QUỐC NĂM 2012
_____________ * * * _____________

đăng ký thi đấu

ĐƠN VỊ : ................................................................

I. ĐỒNG ĐỘI NAM : II. ĐỒNG ĐỘI NỮ :
1. .............................................. 1. ..............................................
2. .............................................. 2. ..............................................
3. .............................................. 3. ..............................................
4. .............................................. 4. ..............................................
5. .............................................. 5. ..............................................
III. ĐƠN NAM : IV. ĐƠN NỮ
1. .............................................. 1. ..............................................
2. .............................................. 2. ..............................................
3. .............................................. 3. ..............................................
4. .............................................. 4. ..............................................
5. .............................................. 5. ..............................................
V. ĐÔI NAM : VI. ĐÔI NỮ :
1. .............................................. 1. ..............................................
2. .............................................. 2. ..............................................

VII. ĐÔI NAM NỮ :
1. ..............................................
2. ..............................................
3. ..............................................
4. ..............................................
5. ...............................................
* - TRƯỞNG ĐOÀN + HUẤN LUYỆN VIÊN :
1- ........................................................ 2 - ........................................................
3- ........................................................ 4 - ........................................................

ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ KÝ TÊN VÀ ĐÓNG DẤU
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top