Tình huống nào thì giật bạt - giật xoáy

ITTF

Đại Uý
Kính chào các cao thủ bóng bàn.
Chuyện là thế này, hôm nay vừa ngó forum bongbansaigon.com em mới biết rằng giật lai bạt và giật thuần xoáy là 2 trường phái khác nhau (người đưa ra cảm hứng cho em nghiên cứu là comment của bác P-500). Trước tiên em đưa ra định nghĩa cho rõ ràng để anh em tự hiểu về lối đánh mà bản thân đang đánh, sau đó anh em comment về tình huống hiệu quả mà mình thường xuyên sử dụng.

+ Ma Long đại diện cho lối giật lai bạt - vỗ vào bóng nhiều hơn là miết vào bóng (đương nhiên là cũng có những tình huống ku cậu chỉ miết vào bóng thôi) : Em chứng kiến đa phần anh em ta đều đánh đấm theo lối này.
+ Zhang Jike đại diện cho lối giật ma sát - miết vào bóng nhiều : Cái này thì số ít anh em ta làm đc, thường là trình cao mới thấy cú giật kiểu này. Động tác thường thấy là gấp được cẳng tay, tay đưa đc lên cao ngang hoặc hơn đầu. Lưu ý là chưa chắc giật moi bóng lên đã là giật ma sát đâu nhé.

Trong comment các Bác ghi rõ về :
- Loại bóng : Xoáy xuống, xoáy lên, ko xoáy...
- Độ cao của bóng so với mặt bàn : Cao hơn lưới, thấp hơn lưới (cao hơn mặt bàn), thấp hơn mặt bàn...
- Vị trí so với bàn : Xa bàn, gần bàn...

Em lấy ví dụ trước cho dễ hiểu.
* Đối thủ trả bóng lỏng (hoặc xoáy xuống nhẹ), bóng ra khỏi bàn, ở độ cao từ mặt bàn trở lên. Giật lai bạt hết bóng luôn.
* Đối thủ trả giao bóng xoáy xuống nặng (bóng thấp hơn lưới), hoặc ít xoáy xuống nhưng bóng thấp hơn mặt bàn. Giật ma sát kéo bóng lên.

Xin các cao thủ bóng bàn cho ý kiến đóng góp về các tình huống bóng trong thi đấu, khi nào giật lai bạt, khi nào thì giật nguyên xoáy. Mọi người cứ tự nhiên đưa ra ý kiến của bản thân. Vì chưa thể biết đc cú giật nào sẽ hiệu quả hơn cú giật nào.
 

ngtrantoan

Đại Tá
Kính chào các cao thủ bóng bàn.
Chuyện là thế này, hôm nay vừa ngó forum bongbansaigon.com em mới biết rằng giật lai bạt và giật thuần xoáy là 2 trường phái khác nhau (người đưa ra cảm hứng cho em nghiên cứu là comment của bác P-500). Trước tiên em đưa ra định nghĩa cho rõ ràng để anh em tự hiểu về lối đánh mà bản thân đang đánh, sau đó anh em comment về tình huống hiệu quả mà mình thường xuyên sử dụng.

+ Ma Long đại diện cho lối giật lai bạt - vỗ vào bóng nhiều hơn là miết vào bóng (đương nhiên là cũng có những tình huống ku cậu chỉ miết vào bóng thôi) : Em chứng kiến đa phần anh em ta đều đánh đấm theo lối này.
+ Zhang Jike đại diện cho lối giật ma sát - miết vào bóng nhiều : Cái này thì số ít anh em ta làm đc, thường là trình cao mới thấy cú giật kiểu này. Động tác thường thấy là gấp được cẳng tay, tay đưa đc lên cao ngang hoặc hơn đầu. Lưu ý là chưa chắc giật moi bóng lên đã là giật ma sát đâu nhé.

Trong comment các Bác ghi rõ về :
- Loại bóng : Xoáy xuống, xoáy lên, ko xoáy...
- Độ cao của bóng so với mặt bàn : Cao hơn lưới, thấp hơn lưới (cao hơn mặt bàn), thấp hơn mặt bàn...
- Vị trí so với bàn : Xa bàn, gần bàn...

Em lấy ví dụ trước cho dễ hiểu.
* Đối thủ trả bóng lỏng (hoặc xoáy xuống nhẹ), bóng ra khỏi bàn, ở độ cao từ mặt bàn trở lên. Giật lai bạt hết bóng luôn.
* Đối thủ trả giao bóng xoáy xuống nặng (bóng thấp hơn lưới), hoặc ít xoáy xuống nhưng bóng thấp hơn mặt bàn. Giật ma sát kéo bóng lên.

Xin các cao thủ bóng bàn cho ý kiến đóng góp về các tình huống bóng trong thi đấu, khi nào giật lai bạt, khi nào thì giật nguyên xoáy. Mọi người cứ tự nhiên đưa ra ý kiến của bản thân. Vì chưa thể biết đc cú giật nào sẽ hiệu quả hơn cú giật nào.
Nói thật bác nghiên cứu nhiều quá,1 la tẩu hỏa nhập ma,2 là đánh đấm k ra cái gì cả. Nghiên cứu lý thuyết là 1 chuyện còn làm đc k là chuyện khác
 

pkhuyenthoai

Đại Tá
Mình thì đánh đơn giản, bóng lỏng hay ít xoáy, độ cao vừa tầm thì giật lai bạt. Bóng xoáy nhiều thì giật ma sát cho an toàn :). Trình hơi gà mấy bác thông cảm
 

ITTF

Đại Uý
Nói thật bác nghiên cứu nhiều quá,1 la tẩu hỏa nhập ma,2 là đánh đấm k ra cái gì cả. Nghiên cứu lý thuyết là 1 chuyện còn làm đc k là chuyện khác

Ko làm được thì nghiên cứu làm gì cho mệt, hehe.
Cái lợi của nghiên cứu là biết đc mình làm sai ở đâu. Nhiều khi bỏ bóng đôi tháng muốn đánh lại đc như xưa chỉ cần mở món lý thuyết ra là xong.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Bác lấy ví dụ hơi nhầm 1 chút, vì bọn Tàu đa số là giật giống nhau. Trường phái vỗ bóng đa phần là của Châu Âu còn trường phái xoa, miết bóng là Tàu, có chăng là sự khác biệt trong từng kỹ thuật nhỏ xủa các tay vợt.
 

khiconanchuoi200

Truyền nhân Ma Long
Lấy 2 thằng nổi tiếng cho nó dễ câu khách. Với lại ma long giật lai bạt nhiều hơn toàn bộ các tay vợt khác, điển hình là các cú giật bóng xoáy xuống nặng của joo saehyuk. Ngay như timo boll hay zhang jike cũng chỉ giật miết bóng nhiều chứ ko dám hùng hục như ma long khi đánh với Joo.

Bóng của Ma Long khi đánh với Joo em thấy ma sát chuẩn và đều chứ không vỗ nhiều đâu bác, bóng Joo mà dám vỗ liên tục thì có tay Ma Lin và Wang Liqin là tiêu biểu thôi mà.
 

huymdt

Thượng Tá
...khi nào giật lai bạt, khi nào thì giật nguyên xoáy. Mọi người cứ tự nhiên đưa ra ý kiến của bản thân. Vì chưa thể biết đc cú giật nào sẽ hiệu quả hơn cú giật nào.
Em thấp thủ nhưng khoái đàm đạo cho dzui thôi :D. Khi bóng đang trên đà rơi xuống ngang tầm lưới (vẫn còn gia tốc lao xuống) mình có thể giật lai bạt, động tác này theo em là bạt lai giật thì đúng hơn vì mặt vợt không vỗ trực diện vào bóng mà tiếp xúc bóng khoảng góc 30 độ, tay chỉ ngang tầm eo vuốt lên trên vai đối diện.
Khi bóng đi hết đà rơi (không còn gia tốc) và thấp hơn mặt bàn thì mới áp dụng cú giật nguyên xoáy kéo bóng lên, lúc này mặt vợt miết vào bóng dày hay mỏng tuỳ theo kỹ thuật và cảm giác của mỗi người ạh!
 

Hai Doan

Trung Sỹ
khong han la go xoa xuong thi giat ma sat .do chi la phuong phap an toan thoi .minh da tung danh voi anh vu manh cuong anh danh toan giat bat thoi ke ca bong long ha bong cat nang .cai chinh la o ky thuat va goc do cua vot thoi .y kien nho moi nguoi tham khao
E dong tinh voi b y kien nay. Xem Ma long danh voi vua cắt Joo-se- huk day cắt nặng thế mà vẫn bạt am am day thoi.hi
 

attack01

Đại Uý
Theo kinh nghiệm của em và hướng dẫn của sư phụ em thì cứ giật hết các trái (bóng ngắn và không đủ chân thì giật moi, còn đủ thì giật xung) vì một trái bóng xoáy vẫn khó kê đỡ hơn giật bạt....khi nào đối thủ vào thế chống đỡ xa bàn, bóng được nâng lên cao (gần đến vai mình) thì giật bạt (đổi tốc độ và xoáy so với cú giật xung trước đó) để đối thủ khó đỡ thôi.....quan trọng là đổi được độ xoáy của các quả giật và điểm rơi thì sẽ gây khó khăn, chứ không phải tốc độ bóng bay nhanh hay chậm....nhiều người mải phân vân giữa giật bạt và giật xoáy mà quên đi mục tiêu đổi điểm rơi và độ xoáy mới là quan trọng...bên cạnh đó giật bạt không bao giờ chính xác bằng giật xoáy cả, ít nhất là với trình nghiệp dư như em...trình gà em chỉ biết đến thế :)
 

duclm80

Trung Uý
Kính chào các cao thủ bóng bàn.
Chuyện là thế này, hôm nay vừa ngó forum bongbansaigon.com em mới biết rằng giật lai bạt và giật thuần xoáy là 2 trường phái khác nhau (người đưa ra cảm hứng cho em nghiên cứu là comment của bác P-500). Trước tiên em đưa ra định nghĩa cho rõ ràng để anh em tự hiểu về lối đánh mà bản thân đang đánh, sau đó anh em comment về tình huống hiệu quả mà mình thường xuyên sử dụng.

+ Ma Long đại diện cho lối giật lai bạt - vỗ vào bóng nhiều hơn là miết vào bóng (đương nhiên là cũng có những tình huống ku cậu chỉ miết vào bóng thôi) : Em chứng kiến đa phần anh em ta đều đánh đấm theo lối này.
+ Zhang Jike đại diện cho lối giật ma sát - miết vào bóng nhiều : Cái này thì số ít anh em ta làm đc, thường là trình cao mới thấy cú giật kiểu này. Động tác thường thấy là gấp được cẳng tay, tay đưa đc lên cao ngang hoặc hơn đầu. Lưu ý là chưa chắc giật moi bóng lên đã là giật ma sát đâu nhé.

Trong comment các Bác ghi rõ về :
- Loại bóng : Xoáy xuống, xoáy lên, ko xoáy...
- Độ cao của bóng so với mặt bàn : Cao hơn lưới, thấp hơn lưới (cao hơn mặt bàn), thấp hơn mặt bàn...
- Vị trí so với bàn : Xa bàn, gần bàn...

Em lấy ví dụ trước cho dễ hiểu.
* Đối thủ trả bóng lỏng (hoặc xoáy xuống nhẹ), bóng ra khỏi bàn, ở độ cao từ mặt bàn trở lên. Giật lai bạt hết bóng luôn.
* Đối thủ trả giao bóng xoáy xuống nặng (bóng thấp hơn lưới), hoặc ít xoáy xuống nhưng bóng thấp hơn mặt bàn. Giật ma sát kéo bóng lên.

Xin các cao thủ bóng bàn cho ý kiến đóng góp về các tình huống bóng trong thi đấu, khi nào giật lai bạt, khi nào thì giật nguyên xoáy. Mọi người cứ tự nhiên đưa ra ý kiến của bản thân. Vì chưa thể biết đc cú giật nào sẽ hiệu quả hơn cú giật nào.

Hi A E!

theo tui thì ko nên nói ML đại diện cho lối giật bạt, JK đại diện cho lối giật ma sát như thế cảm tính quá.

khi đánh trận ai chả muốn giật bóng tốc độ cao, có điều ko đánh được nên thành ra giật ma sát thôi.
tôi nghĩ rang JK cũng muốn tăng tốc quả phải lắm nhưng ko được (vì không an toàn) chứ không phải là anh ấy giật phải theo trường phái giật ma sát.
Nếu thực sự JK giật ma sát ở đẳng cấp cao nhất thì đáng lẽ phải nên đấu phải với ML chứ. đằng này toàn ......

HI HI vài lời.
 

lam quang

Trung Sỹ
em cũng thấp thủ, nhưng theo em thì có 1 phần lớn mọi người đều nghĩ là "giật bạt" nhanh hơn, hiểm hơn. Đó chỉ là cảm giác thôi, còn hiểm thật sự phải là giật ma sát mỏng, kết hợp giật bạt. Ta phối hợp nhuần nhuyễn thì sẽ làm đối phương hụt tay hụt chân.
 

Q.Huy

Trung Sỹ
E dong tinh voi b y kien nay. Xem Ma long danh voi vua cắt Joo-se- huk day cắt nặng thế mà vẫn bạt am am day thoi.hi
khong han la go xoa xuong thi giat ma sat .do chi la phuong phap an toan thoi .minh da tung danh voi anh vu manh cuong anh danh toan giat bat thoi ke ca bong long ha bong cat nang .cai chinh la o ky thuat va goc do cua vot thoi .y kien nho moi nguoi tham khao
Em đồng ý với 2 bác, giật lai bạt hay moi đều cần ma sát cả và còn do kỹ thuật và góc độ vợt nữa. Xem trận ML với Joo 2014 e thấy ML nó cứ phang ầm ầm, có moi móc gì đâu( mấy a clb mình cứ bảo là moi :), chắc mấy a đó ko xem video năm 2014)
 

kythuatbongban

Thượng Tá
Bóng của Ma Long khi đánh với Joo em thấy ma sát chuẩn và đều chứ không vỗ nhiều đâu bác, bóng Joo mà dám vỗ liên tục thì có tay Ma Lin và Wang Liqin là tiêu biểu thôi mà.
Tôi cũng đồng ý với bạn, Trung Quốc có 1 lối giật đặc trưng họ ma sát trái bóng rất dày nên độ xoáy cao và lực bóng rất mạnh .khi bóng qua cắm xuống bàn khó đỡ. họ biết nhiều cách giật, khi bóng đt giật cong qua bàn họ cũng giật cong trả xoáy lại.tôi có nói chuyện với 1 HLV NHật Bản Họ biết lối giật này lợi hại nhưng họ ko bắt chước mà nghiên cứu 1 lối giật khác vì tính tự tôn dân tộc, hàn quốc cũng vậ nên khi bạn thấy các lối giật của họ hơi khác nhau.
 

Bình luận từ Facebook

Top