Thảo luận về Zhange Jike ZLC và Super ZLC

729-FX

Trung Uý
Chào cộng đồng ạ,

Em đang đánh Fan ALC với FH là Dignics05 và BH là Ten05 nhưng hiện tại cảm giác khá thiếu lực và cán của Fan hơi to.

Em đang muốn đổi từ Fan ALC sang 1 trong 3 dòng: Zhange Jike Super ALC, ZLC thường hoặc Super ZLC nhưng em thắc mắc 1 số điều sau ạ:

1. Về độ nẩy và độ kiểm soát thì 3 dòng Zhange Jike này cho cảm giác như thế nào so với Fan ALC ạ?

2. Cảm giác đánh của Zhange Jike ALC, ZLC thường và Super ZLC khác nhau như thế nào ạ?

3. Ngoài 3 cốt này ra, các bác có đề xuất cốt nào phù hợp không ạ?

Em cũng đang nghiên cứu sang Lin Yun-Ju Super ZLC vì thấy cán con này nó cũng thoải thoải như Zhange Jike nhưng điều kiện ở CLB không ai có để mà test thử ạ.

Rất mong nhận được những lời chia sẻ từ cả nhà ạ.

Sẵn tiện em đang có bán Fan ALC kèm 2 mặt Ten05, 1 mặt Dignics05 tầm 60% lót đep để đổi sang cốt và mặt mới đón Tết, bác nào thiện chí mua lại thì Zalo cho em bằng cách ấn vào nút QUAN TÂM bên dưới ạ.
0978448807
Combo thế quá ổn rồi bác, thiếu lực là do bác sai động tác, phát lực chưa tốt thôi, nên tìm thầy cải thiện chứ đừng lăn tăn đổi vợt. super/zlc thì nó nhanh hơn thôi, vào bóng chuẩn hơn là được, em đánh thử hết mấy con rồi. bóng nó bắn hơn, lưu ít hơn dòng alc, bác cảm giác k tốt thì dễ hỏng. Mà tốt nhất up cái clip tập để ae tham khảo, góp ý cho dễ
 

khanhphamhm

Binh Nhì
Combo thế quá ổn rồi bác, thiếu lực là do bác sai động tác, phát lực chưa tốt thôi, nên tìm thầy cải thiện chứ đừng lăn tăn đổi vợt. super/zlc thì nó nhanh hơn thôi, vào bóng chuẩn hơn là được, em đánh thử hết mấy con rồi. bóng nó bắn hơn, lưu ít hơn dòng alc, bác cảm giác k tốt thì dễ hỏng. Mà tốt nhất up cái clip tập để ae tham khảo, góp ý cho dễ
Dạ vâng e cảm ơn bác ạ. Sau khi suy xét thì e cũng để lại dùng rồi ạ. Em trình F non thôi nên up clip các bác cười lắm ạ
 

729-FX

Trung Uý
Dạ vâng e cảm ơn bác ạ. Sau khi suy xét thì e cũng để lại dùng rồi ạ. Em trình F non thôi nên up clip các bác cười lắm ạ
ksao bác ơi, e cũng E non thôi, trước em cũng up clip lên đây suốt, nhờ các anh các chú chỉ bảo, cũng tiến bộ kha khá. Quan trọng nhất là kỹ thuật phải chuẩn, đánh nhiều mới lên được, chứ kỹ thuật mà sai thì khó phát triển lắm, như em trước bị cái tật ham đờ mi, vì em phủi, k biết thủ, nên chỉ có cách duy nhất là demi đối lại, đánh lâu dần thì cũng quen nhưng cú giật lúc nào cũng bị chạm bóng ở trước mặt, k mạnh được, k kết hợp được lườn, mãi sau này mới sửa lại được chút ít.
 

khanhphamhm

Binh Nhì
ksao bác ơi, e cũng E non thôi, trước em cũng up clip lên đây suốt, nhờ các anh các chú chỉ bảo, cũng tiến bộ kha khá. Quan trọng nhất là kỹ thuật phải chuẩn, đánh nhiều mới lên được, chứ kỹ thuật mà sai thì khó phát triển lắm, như em trước bị cái tật ham đờ mi, vì em phủi, k biết thủ, nên chỉ có cách duy nhất là demi đối lại, đánh lâu dần thì cũng quen nhưng cú giật lúc nào cũng bị chạm bóng ở trước mặt, k mạnh được, k kết hợp được lườn, mãi sau này mới sửa lại được chút ít.
bác lại giống em rồi, lối chơi thích đờ mi lại vì không biết thủ haha
 

noobteam

Trung Uý
Dạ vâng e cảm ơn bác ạ. Sau khi suy xét thì e cũng để lại dùng rồi ạ. Em trình F non thôi nên up clip các bác cười lắm ạ
Thực ra chơi phong trào thì cũng khó nói, combo của bạn là ngon rồi, nhưng cứ nên tập kỹ thuật cho phát lực tốt, sau có điều kiện cứ thử vài cốt khác, biết đâu lại tìm ra chân lý mới :D
Cá nhân mình thì hợp chơi ZLC thường hơn, ko quen ALC và Super ZLC.
 

noobteam

Trung Uý
- Về 3 cây cốt bác nêu thì đều có ưu nhược điểm, không cây nào tỏ ra vượt trội đâu. Hiện tại ALC là dòng được nhiều VĐV chuyên nghiệp sử dụng nhất chứ không phải ZLC, Super ZLC. Hai dòng này chủ yếu là người chơi phong trào sử dụng vì nó trợ lực, trợ xoáy, nhưng độ tinh tế của những pha xử lý trên bàn không thể sánh bằng ALC. ALC toàn diện nhất, cho phép thực hiện nhiều nhất các kỹ thuật khó và phức tạp từ trong bàn (trên bàn) đến ngoài bàn, độ ổn định cao, cảm giác thật tay, không thiếu lực khi đôi công xa bàn. Super ZLC tuy trợ lực trợ xoáy tốt hơn nhưng giá thành đắt, kén mút, bóng lưu ít, khó xử lý tinh tế. ZLC thì còn kén mút hơn, cảm giác thừa gì đó, thiếu gì đó rất khó nói, riêng em đã dùng dòng ZLC khá đủ từ Boll, Jun, Zhang, Innerforce (trừ Harimoto vì em ghét cốt bản to) thì em đều không dùng lâu hơn 2 tháng, có cây chỉ đánh 1 lần rồi cất tủ (tất nhiên là bán ngay và luôn). Super ZLC (Lin) thì năm ngoái thử 1 năm, thấy cũng hay nhưng độ tinh tế thì gọi Viscaria bằng cụ :)
Cá nhân em thấy, đội tuyển trẻ giờ chơi Boll ZLC khá nhiều. :p (giống 1 bạn gì trên nói)
 

Anhswang57

Trung Uý
Hồi xưa lúc mình mới chơi cầm super vis + T05 đánh BH cứ bị tụt lưới hoài luôn ấy, cảm giác lúc ấy đúng là thiếu lực vs tức kiểu bạn OP đang nói. Nên mình xoay cây vợt lại đánh D09C bên trái thì thấy OK hơn xíu nhưng vẫn bị tụt lưới, sau khi tham khảo các video trên mạng với tự tập, mình mới ngộ ra là trong lúc đôi công trái, cái cổ tay phải giãn co như lò xo rồi tăng tốc ngay vào lúc chạm banh thì trái banh sẽ bay không thiếu lực nữa. Lúc đó tập nhóm 10 người, ông thầy nước ngoài cũng kêu mình thả lỏng ra rồi bắn cổ tay, mình xem video về BH riết rồi bây giờ mình đánh mạnh bên trái luôn r :DD, hồi mấy tháng trước chỉ mấy người mới tập, mình cầm vợt dán sẵn hay combo vợt gỗ +T05 vẫn đánh BH như bình thường vì đã có kỹ thuật đúng r. Cái cổ tay tăng tốc lăn trước rồi cẳng tay theo sau và đánh phải xuyên qua trái banh đi về phía trước nếu như là banh xoáy lên (vuốt lên ít thôi) sẽ thấy banh qua lưới ào ào không thiếu lực nữa. Cái quan trọng nữa là phải hạ trọng tâm ngang với độ cao banh, chứ cứ đứng thẳng cao hơn bóng đẩy về phía trước là rất dễ tụt lưới.
vuốt lên ít mà đánh xuyên qua trái banh thế là bạt trái chứ đâu phải giật bác?
 

Anhswang57

Trung Uý
Trọng lượng của vợt cũng cả 1 vấn đề, m thay Ten05 thấy vợt nặng hơn trước nên đánh BH thấy khó phát lực & thiếu lực hơn trước, ko biết nên để thời gian thích nghi hay lại quay về combo cũ mà công nhận T05 đánh trái là thấy cứng rồi
 

tund1204

Trung Sỹ
quả
Trọng lượng của vợt cũng cả 1 vấn đề, m thay Ten05 thấy vợt nặng hơn trước nên đánh BH thấy khó phát lực & thiếu lực hơn trước, ko biết nên để thời gian thích nghi hay lại quay về combo cũ mà công nhận T05 đánh trái là thấy cứng rồi

trái thường liên quan tới cổ tay , vợt nặng lên hoặc quá dày thì cổ tay xử lý cũng kém , bác nên suy nghĩ đổi sao vợt nhẹ là cách khắc phục nhanh nhất
 

Anhswang57

Trung Uý
quả


trái thường liên quan tới cổ tay , vợt nặng lên hoặc quá dày thì cổ tay xử lý cũng kém , bác nên suy nghĩ đổi sao vợt nhẹ là cách khắc phục nhanh nhất
chuẩn luôn, thế nên quả ve vẩy, móc cổ tay của m cũng kém đi trông thấy --> xuống bóng :(
 

tund1204

Trung Sỹ
chuẩn luôn, thế nên quả ve vẩy, móc cổ tay của m cũng kém đi trông thấy --> xuống bóng :(
em mới đổi từ zhq 90 sang con tmxi pro , giống như đổi từ vis qua long 5 , quả trái rớt hoài , đành lui ra xa để có thời gian đánh quả trái chứ đánh gần bàn lắc cổ tay ko đủ bị tuột , còn đua đôi công trái ko kịp phát lực bóng tụt
 

Anhswang57

Trung Uý
em mới đổi từ zhq 90 sang con tmxi pro , giống như đổi từ vis qua long 5 , quả trái rớt hoài , đành lui ra xa để có thời gian đánh quả trái chứ đánh gần bàn lắc cổ tay ko đủ bị tuột , còn đua đôi công trái ko kịp phát lực bóng tụt
m cũng gặp tình trạng gần như thế, ko đủ lực thì tuột mà lực mạnh hơn thì ra ngoài, mà là mặt Ten mới buồn, thấy ae ca ngợi đánh BH nên mua test, có lẽ trình m chưa tới, thay thì tiếc vì lỡ mua rồi, thôi để đánh 1 thời gian nữa cố thuần tay xem có quen dc với trọng lượng đấy ko
 

tund1204

Trung Sỹ
m cũng gặp tình trạng gần như thế, ko đủ lực thì tuột mà lực mạnh hơn thì ra ngoài, mà là mặt Ten mới buồn, thấy ae ca ngợi đánh BH nên mua test, có lẽ trình m chưa tới, thay thì tiếc vì lỡ mua rồi, thôi để đánh 1 thời gian nữa cố thuần tay xem có quen dc với trọng lượng đấy ko
https://www.instagram.com/quanshibaotabletennis?igsh=ZW5uOGUwcDU2dGJj bác có thể tham khảo ở link này,page của fangbo cựu tuyển thủ của TQ , giải thích nguyên lý quả trái ,bác hiểu nguyên lý rồi đánh á . Mình sửa tay theo đúng nguyên lýđ ánh vẫn đc nhưng vô set ko mượt do thói quen cũ.^^
 

lhduy

Trung Uý
vuốt lên ít mà đánh xuyên qua trái banh thế là bạt trái chứ đâu phải giật bác?
Vuốt lên nhiều là ra ngoài ấy bác :oops: . Trái banh đã có xoáy lên thì việc bác cần làm là điều hướng lại, đánh xuyên qua là để mặt vợt tự triệu tiêu xoáy của đối phương tạo thành xoáy lên về phía người ta (mặt mút láng nói đúng ra về vật lý là mặt có khả năng phản xoáy, nó có khả năng đảo lại xoáy của đối thủ hoặc đi cùng chiều tăng thêm xoáy của đối thủ). Vuốt chỉ là điều hướng, tạo độ an toàn qua lưới và thêm xoáy vào phút chót nếu như người đánh có khả năng gia tốc nhanh (lắc được cổ tay, kết hợp người vụt vào banh như lò xo, ...) vào trong tích tắc ở thời điểm chạm bóng.

Lúc mà tập đôi công đánh đều, lúc mà mới tập banh lần đầu tiên tức là tập khả năng xử lý banh xoáy lên của người chơi (lúc đó nếu bác tập đúng thì đúng góc độ đẩy về phía trước không cần vuốt gì hết thì banh vẫn qua lưới mà, còn ai mà tập đánh đều mà cứ úp vuốt vuốt là có khả năng hổng cơ bản).
Bác để ý nếu bác kê chặn của đối phương đúng góc độ mặt vợt (không đánh xuyên qua, không vuốt) thì trái banh chạm mặt vợt bác nảy lại bên bàn đối phương đã là xoáy lên rồi. Nhưng trái banh kê chặn sẽ là trái banh có ít xoáy lên hơn so với xoáy của đối thủ (mặt vợt phản xoáy lại sẽ bị hao hụt xoáy). Giật trái tức là tăng thêm xoáy về phía đối thủ (nâng cấp của kê chặn) thì nó vẫn phải gồm bước đầu là triệt tiêu xoáy sau đó phản xoáy và tăng thêm xoáy trong khoảnh khắc chạm banh chứ. Bác cầm thử trái banh lên chọn trục dọc xong xoay tới xoay lui sẽ hiểu thêm về nguyên lý. Trái banh xoáy về phía bác có hai phần một là động năng (về phía bác), hai là xoáy. Tùy vào hai phần đó tỷ lệ như nào sẽ có tinh chỉnh về kỹ thuật (cái mà người ta nói tập nhiều, đấu nhiều sẽ biết ấy). Banh đánh đều lúc tập đôi công tức là banh có tỷ lệ hai phần đó bằng nhau. Banh mà vận động viên giật sẽ có phần động năng rất lớn + thêm xoáy gia tốc lúc người ta chạm banh (cái mà người ta gọi là độ nặng banh ấy, kê chặn chạm mặt vợt gần úp vẫn bung là vậy).

Kiến thức mình góp nhặt trên mạng và tự rút ra. Sai sót gì mng sửa
 

noobteam

Trung Uý
Vuốt lên nhiều là ra ngoài ấy bác :oops: . Trái banh đã có xoáy lên thì việc bác cần làm là điều hướng lại, đánh xuyên qua là để mặt vợt tự triệu tiêu xoáy của đối phương tạo thành xoáy lên về phía người ta (mặt mút láng nói đúng ra về vật lý là mặt có khả năng phản xoáy, nó có khả năng đảo lại xoáy của đối thủ hoặc đi cùng chiều tăng thêm xoáy của đối thủ). Vuốt chỉ là điều hướng, tạo độ an toàn qua lưới và thêm xoáy vào phút chót nếu như người đánh có khả năng gia tốc nhanh (lắc được cổ tay, kết hợp người vụt vào banh như lò xo, ...) vào trong tích tắc ở thời điểm chạm bóng.

Lúc mà tập đôi công đánh đều, lúc mà mới tập banh lần đầu tiên tức là tập khả năng xử lý banh xoáy lên của người chơi (lúc đó nếu bác tập đúng thì đúng góc độ đẩy về phía trước không cần vuốt gì hết thì banh vẫn qua lưới mà, còn ai mà tập đánh đều mà cứ úp vuốt vuốt là có khả năng hổng cơ bản).
Bác để ý nếu bác kê chặn của đối phương đúng góc độ mặt vợt (không đánh xuyên qua, không vuốt) thì trái banh chạm mặt vợt bác nảy lại bên bàn đối phương đã là xoáy lên rồi. Nhưng trái banh kê chặn sẽ là trái banh có ít xoáy lên hơn so với xoáy của đối thủ (mặt vợt phản xoáy lại sẽ bị hao hụt xoáy). Giật trái tức là tăng thêm xoáy về phía đối thủ (nâng cấp của kê chặn) thì nó vẫn phải gồm bước đầu là triệt tiêu xoáy sau đó phản xoáy và tăng thêm xoáy trong khoảnh khắc chạm banh chứ. Bác cầm thử trái banh lên chọn trục dọc xong xoay tới xoay lui sẽ hiểu thêm về nguyên lý. Trái banh xoáy về phía bác có hai phần một là động năng (về phía bác), hai là xoáy. Tùy vào hai phần đó tỷ lệ như nào sẽ có tinh chỉnh về kỹ thuật (cái mà người ta nói tập nhiều, đấu nhiều sẽ biết ấy). Banh đánh đều lúc tập đôi công tức là banh có tỷ lệ hai phần đó bằng nhau. Banh mà vận động viên giật sẽ có phần động năng rất lớn + thêm xoáy gia tốc lúc người ta chạm banh (cái mà người ta gọi là độ nặng banh ấy, kê chặn chạm mặt vợt gần úp vẫn bung là vậy).

Kiến thức mình góp nhặt trên mạng và tự rút ra. Sai sót gì mng sửa
Bác nói rất chi tiết, một số HLV nghiệp dư (ko có ý nói tất cả HLV) hình như không nhận thức được điều này, nên chỉ tập nhiều và nhiều ....để người học quen động tác, thành thói quen chứ ko hiểu nguyên lý. Dẫn tới là tốn nhiều thời gian và có người cũng không học được :D
 

lhduy

Trung Uý
Bác nói rất chi tiết, một số HLV nghiệp dư (ko có ý nói tất cả HLV) hình như không nhận thức được điều này, nên chỉ tập nhiều và nhiều ....để người học quen động tác, thành thói quen chứ ko hiểu nguyên lý. Dẫn tới là tốn nhiều thời gian và có người cũng không học được :D
Thật ra môn này thì trí nhớ cơ bắp nó chiếm tới 70-80%, tập nhiều xong sau này hiểu ra cũng không sao bác. Mà kiểu nhiều người không vượt qua được cái giai đoạn tập thành thói quen nên sẽ nản xong không tập đúng nữa ( thành ra tạo thói quen sai). Em học hlv cứ ngắt quãng, nên phải tự tìm hiểu là nhiều rồi tự tập với bạn ( chú trọng tập được cái độ đều banh với lỳ banh).
 

thanhibt

Thượng Sỹ
Đánh trái khi tập thì sẽ khác với đánh trận. Khi đánh trận mà gặp đối đánh lỏng lẻo ít lực thì hay dễ tụt lưới hoặc ra ngoài nếu ko có kĩ thuật tốt. Gặp đối đánh nhiều lực hoặc nhiều xoáy thì dễ ra ngoài. Tuỳ thuộc vào rơ đánh mà chọn cốt mút phù hợp. Mình chơi TMB ALC gần chục năm, một ngày thấy mình yếu đi nên đi đổi cốt. Mình đã đổi các kiểu từ ZLC đến spzlc, từ đó lại loạn đao pháp. Thành ra lại nghiện trải nghiệm, nhưng chung quy lại thì cốt hay nhất vẫn là ALC, và giờ lại về cây inner alc đó là cây W968. Thực tế giờ bóng to hơn, ít xoáy hơn và dễ kê chặn hơn nên thường sẽ ko đánh một đòn phũ chết luôn mà đánh nhiều quả hơn nên sẽ đòi hỏi độ chính xác và độ xoáy, điểm rơi. Cái này dòng alc hoặc inner cho độ ổn định và độ xoáy tốt hơn.
 

Bình luận từ Facebook

Top