Thăng trầm bóng bàn Cần Thơ

nhimpitt

Trung Sỹ
Trước đây, phong trào bóng bàn tại Cần Thơ phát triển rất mạnh. Đến bây giờ người hâm mộ vẫn còn nhớ tên tuổi nhiều tay vợt đẳng cấp quốc gia như Trình Minh Thế, Trương Hữu Lễ, Trần Đăng Minh, Từ Đức Hùng... Nhưng hơn mười năm qua, bóng bàn Cần Thơ “mất tăm” ở các giải đấu đỉnh cao quốc gia, trong khi phong trào cũng trầm lắng hẳn. Vì sao có sự tuột dốc đó?

Thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào bóng bàn của tỉnh Hậu Giang phát triển rất mạnh. Đội tuyển bóng bàn Cần Thơ luôn nằm trong nhóm 8 đội mạnh toàn quốc, từng được tuyển thẳng ra Bắc đánh giải vô địch bóng bàn toàn quốc. Thời điểm đó, giải vô địch toàn quốc cạnh tranh rất khắc nghiệt, các đội tuyển phải trải qua vòng đấu loại cấp khu vực để chọn đội mạnh nhất tham dự. Ông Trương Hữu Lễ, Phó Chủ tịch Hội Bóng bàn Cần Thơ, cho biết có năm đội 2 của Cần Thơ cũng vô địch Đồng bằng sông Cửu Long để giành suất đi đánh giải toàn quốc. Đất Tây Đô có 2 đội bóng bàn giành quyền tham dự giải toàn quốc đã là một niềm tự hào tới bây giờ.

Nói đến những năm tháng lẫy lừng của bóng bàn Cần Thơ, giới chuyên môn còn nhớ người có công đầu là ông Trần Hữu Nghĩa, nguyên là Cục trưởng Cục hậu cần Quân khu 9. Đam mê bóng bàn, ông Hai Nghĩa ủng hộ và hỗ trợ tối đa cho các vận động viên trẻ. Thập niên 80 thế kỷ trước, kinh tế vẫn còn trong thời bao cấp nên kinh phí dành cho bóng bàn không có nhiều. Tỉnh Hậu Giang rất vất vả để “nuôi” các vận động viên năng khiếu. Còn ở QK9, ông Trương Hữu Lễ kể: Chú Hai Nghĩa là người rất tâm huyết với bóng bàn và thương anh em. Nhớ có lần đi tập huấn ở Sài Gòn, thậm chí ra tới Hà Nội, vì không có tiền, chú quyết định cho chở theo một xe gạo để bán lấy tiền đi thi đấu. Các vận động viên ở QK9 được cho đi học bài bản tới nơi tới chốn các thế đánh, các chiêu thức trong bóng bàn. Nhờ vậy, lúc ấy tỉnh Hậu Giang đã sản sinh ra rất nhiều tay vợt giỏi. Một trong những tay vợt đạt thành tích cao nhất là Trình Minh Thế, xếp hạng 3 các tay vợt xuất sắc toàn quốc. Lê Toàn Hiếu, Chế Thành Tài từng đoạt chức vô địch thiếu niên miền Nam lứa tuổi 11-12. Còn có những vận động viên như Trần Đăng Minh, Từ Đức Hùng, Huỳnh Văn Út... nổi lên như những hiện tượng trong làng bóng bàn. Vận động viên nữ của Hậu Giang thời đó còn thành công hơn các tay vợt nam: Võ Thị Thu Nga đoạt 3 HCV toàn quốc, liên tục vô địch giải ĐBSCL nhiều năm liền. Hồ Vũ Linh từng đứng hạng 3 toàn quốc. Dương Thu Hương, Dương Phương Lan... được phong kiện tướng cấp 1 rất sớm.

Sau thập niên 80, lứa vận động viên giỏi bắt đầu bỏ đi tìm “bến mới” vì nhiều lý do. Đó là nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chính dẫn đến phong trào đi xuống. Khi Hậu Giang chia tách năm 1992, thì môn bóng bàn của tỉnh Cần Thơ không có đội tuyển cũng như không có đội trẻ, dù tiềm năng địa phương vẫn có nhiều nhóm vận động viên năng khiếu. Các vận động viên năng khiếu bóng bàn nếu có tham dự các giải cũng giới hạn ở phạm vi gần như TP HCM trở lại, chứ không có kinh phí dự các giải ở xa hơn.

Đến năm 2006, môn bóng bàn Cần Thơ mới được gầy dựng lại. Ngay trong năm thành lập lại, đội bóng bàn Cần Thơ đã đạt được hạng 3 đồng đội giải các CLB mạnh toàn quốc. Năm 2009-2010, bóng bàn Cần Thơ vô địch đồng đội nam giải ĐBSCL, vô địch cúp Bình Minh năm 2009 ở Tiền Giang và năm 2010 ở TP HCM. Năm 2011, bóng bàn Cần Thơ cũng đạt 4 HCĐ giải Đại hội thể thao khu vực ĐBSCL. Thành tích trên đã khích lệ đối với những người tâm huyết với môn bóng bàn. Đội tuyển mới thành lập tập hợp các vận động viên đang luyện tập ở các CLB bên ngoài, họ chỉ được gọi lại khi tham dự giải như Hồ Văn Tường, Trương Bá Lộc, Nguyễn Minh Quang, Trương Minh Kiệt... Các vận động viên nữ thì có Viên Tuyết Ngân, Dương Phương Trinh...

HLV Dư Ngự Hồng Kỳ, phụ trách môn bóng bàn của Trung tâm Thể dục Thể thao Cần Thơ, cho biết: “Hiện nay việc tìm được nhân tài bóng bàn rất khó. Đến năm 2006, Cần Thơ mới có đầu tư trong khi các địa phương khác đã quá mạnh. Để duy trì được đội tuyển là điều hết sức khó khăn. Năm 2011, Cần Thơ không có đội tuyển bóng bàn vì tuyến trẻ trước đó không đạt được thành tích ở giải toàn quốc.

Dù về hưu đã lâu nhưng ông Hai Nghĩa vẫn canh cánh bên lòng việc phát triển phong trào bóng bàn. Hiện nay ông là Chủ tịch danh dự Hội Bóng bàn Cần Thơ. Ông cho rằng gầy dựng lại phong trào bóng bàn không dễ chút nào. Không chỉ có vấn đề tiền bạc, mà trước hết Cần Thơ phải tạo được lực lượng nòng cốt, tức là phải có vận động viên đoạt huy chương vàng. Lúc đó Cần Thơ mới có cơ hội thi đấu với các đội bạn tạo động lực thúc đẩy phong trào bóng bàn đi lên. Ông Trương Hữu Lễ khá lạc quan với lứa vận động viên đang tập luyện chuẩn bị cho Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2012. Theo ông, Cần Thơ vẫn có lứa vận động viên có triển vọng để vực dậy phong trào bóng bàn. Các em Khang - Nghĩa - Tiến đã tạo được ấn tượng ở các giải nhi đồng gần đây.

Theo Báo Cần Thơ
 

Drhongson

Đại Tá
Năm nay Cần thơ vừa khánh thành NHÀ THI ĐẤU hoành tráng mà , hy vọng bóng bàn sẽ có cơ khởi sắc . Hy vọng Bác Hai Nghĩa
và các bác tâm huyết khác sẽ cùng lớp trẻ tài năng lại chung tay gầy dựng lại cơ đồ .
 

tanya

Thượng Sỹ
Thật sự thì bóng bàn Cần Thơ hiện nay không còn nhân tài, một phần là do họ đã cao tuổi, một phần là do định cư ở nước ngoài. TP Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung Ương nhưng lại không có một CLB bóng bàn đúng nghĩa nào, chỉ có 1 số ít CLB nhỏ có từ 2 đến 3 bàn hoạt động đơn lẻ. Bản thân con (em) là người đánh bóng bàn nghiệp dư ở Cần Thơ nhưng con (em) thấy đa số những vận động viên đã và đang tập năng khiếu không có điều kiện để tiến bộ được, là do thiếu được cọ sát và hiện tại Cần Thơ không có HLV giỏi. Ví dụ như bóng bàn Bạc Liêu gần đây đã có bước tiến rất mạnh mẽ, đầu tư rất lớn cả về vật chất lẫn con người, đã mời HLV Lê Toàn Hiếu về huấn luyện. Mong sao các vị chuyên trách về bóng bàn Cần Thơ có thể hiểu được bóng bàn tỉnh mình cần gì và làm cho phong trào bóng bàn tỉnh mình được phát triển.
 

thaythuydn

Đại Tá
Thật sự thì bóng bàn Cần Thơ hiện nay không còn nhân tài, một phần là do họ đã cao tuổi, một phần là do định cư ở nước ngoài. TP Cần Thơ là một thành phố trực thuộc Trung Ương nhưng lại không có một CLB bóng bàn đúng nghĩa nào, chỉ có 1 số ít CLB nhỏ có từ 2 đến 3 bàn hoạt động đơn lẻ. Bản thân con (em) là người đánh bóng bàn nghiệp dư ở Cần Thơ nhưng con (em) thấy đa số những vận động viên đã và đang tập năng khiếu không có điều kiện để tiến bộ được, là do thiếu được cọ sát và hiện tại Cần Thơ không có HLV giỏi. Ví dụ như bóng bàn Bạc Liêu gần đây đã có bước tiến rất mạnh mẽ, đầu tư rất lớn cả về vật chất lẫn con người, đã mời HLV Lê Toàn Hiếu về huấn luyện. Mong sao các vị chuyên trách về bóng bàn Cần Thơ có thể hiểu được bóng bàn tỉnh mình cần gì và làm cho phong trào bóng bàn tỉnh mình được phát triển.[/QUOTE
HLV Lê toàn Hiếu theo mình là một trong nhửng HLV kỳ cựu nhất miền Nam.Trước 75 ông từng vô địch các tỉnh miền Trung.Một thời khuấy động làng bóng bàn Đà nẳng và củng là người truyền bá cú giật cầu vồng cho vùng nước Sông Hàn.Ông đả từng đụng độ nẩy lửa với cây vợt phản xoáy ,cây đại thụ Nguyển văn Gương giờ đả thành người thiên cổ.Mình củng ngạc nhiên Cần thơ một thời mang tên là Tây Đô mà thành tích bóng bàn không tương xứng nếu so với Vỉnh long,Tiền Giang.Nhưng mình tự hào là đả biết KHUONGLOAN mà theo mình là người đả sử dụng nhiều mặt phản xoáy GAI nhất VN,có lẻ không thua MICHIP-SPORTS của TP HCM.
 
Last edited:

lvbbct

Binh Nhì
Bóng bàn Cần Thơ càng ngày càng đi xuống! mấy ông kia thì ăn nhậu càng ngày càng lên đô! buôn cho một thời đã qua!
 

cttuan

Moderator
Sóc Trăng cũng cùng cảnh ngộ. Năng khiếu ST 1 thời cũng rất nổi tiếng, từ cuối những năm 90 đến 1 vài năm đầu 2000. Nhưng sau đó đội NK BB bị Sở giải tán, lý do thì chắc chỉ người trog cuộc biết. 1 số vdv thành danh từ thời Hậu giang cũ, hầu hết đều bỏ nghề, Các em năng khiếu rất nhiều em bỏ nghiệp BB đi theo con đường học vấn.
VDV Hiếu của Vĩnh Long trước đây là năng khiếu ST, sau khi giải tán đã về đầu quân cho VL, có lẻ là vddv đỉnh cao cuối cùng còn sót lại có nguồn gốc từ ST.
Vấn đề chung của CT và St là đầu tw căn cơ cho TT nói chung như thế nào
 

lvbbct

Binh Nhì
Mỗi tỉnh đều có một thế mạnh riêng! nhưng buồn vì việc đầu tư tối thiểu cho bóng bàn cũng không có huống chi là năng khiếu, không có một chút quan tâm khuyến khích hay tổ chức giải gì hết! toàn mấy anh em chơi phong trào vui là chính, tự phát huy nội lực vì yêu và đam mê bóng bàn thôi.:D
Sóc Trăng cũng cùng cảnh ngộ. Năng khiếu ST 1 thời cũng rất nổi tiếng, từ cuối những năm 90 đến 1 vài năm đầu 2000. Nhưng sau đó đội NK BB bị Sở giải tán, lý do thì chắc chỉ người trog cuộc biết. 1 số vdv thành danh từ thời Hậu giang cũ, hầu hết đều bỏ nghề, Các em năng khiếu rất nhiều em bỏ nghiệp BB đi theo con đường học vấn.
VDV Hiếu của Vĩnh Long trước đây là năng khiếu ST, sau khi giải tán đã về đầu quân cho VL, có lẻ là vddv đỉnh cao cuối cùng còn sót lại có nguồn gốc từ ST.
Vấn đề chung của CT và St là đầu tw căn cơ cho TT nói chung như thế nào
 
Last edited:

Bình luận từ Facebook

Top